What's new

[Chia sẻ] Đường xa vạn dặm

Sông Gâm trong khói sương mơ màng thêm huyền ảo. Bỗng hiện ra trước mắt hắn giữa dòng sông những mái nhà xù xì di động. Nó là một loại thuyền hay đúng hơn là một loại tầu quốc. Chúng đào xới lòng sông từ bên này sang bên kia sâu đến cả chục mét. Đó là loại tầu đãi vàng sa khoáng trên sông. Cái này hắn chẳng lạ gì và hiểu ra ngay các gò đụn giữa lòng sông là sản phẩm của những cái tầu quốc này.

Dòng sông uốn lượn theo thế núi rất đẹp nhưng nhiều đoạn bị sạt lở do tầu quốc ăn vào hay do nó đổ thải làm thay đổi dòng chảy gây lên. Cứ như này, cộng với việc ngăn nước đập thủy điện trên thượng nguồn không biết dòng sông Gâm này rồi có trở thành một dòng sông chết. Còn đâu những con đò nhỏ dọc ngang điểm xuyết cho bức tranh thủy mặc như bạn nguoilangbat đã từng ghi được ở trên. Vì những lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng phá bỏ những thứ mà tự nhiên phải mất hàng ngàn vạn năm mới tạo được. Thôi thì đành vậy, biết làm sao?




IMG_0932.jpg



IMG_0935.jpg



IMG_0937.jpg



IMG_0938.jpg
 
Sau hơn ba tiếng kể từ khi xuất phát hắn mới tới được thị trấn Na Hang. Mưa to quá khiến hắn không thể tiếp tục hành trình. Khó khăn lắm mới có thời gian cho chuyến đi này, vậy nên dù biết thời tiết không thuận lợi nhưng hắn vẫn lên đường. Nhưng giờ mưa như đổ nước thế này thì tệ quá. Đã có lúc ý nghĩ quay về lóe trên trong đầu nhưng lại bị gạt đi rất nhanh. Hắn nghĩ những người khác nếu rơi vào hoàn cảnh của hắn sẽ như thế nào? Chắc họ sẽ không quay về vì chút khó khăn như này.

Đến ngã ba cuối thị trấn, hắn phải vào trú mưa trong mái căn nhà là trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Đó là căn nhà cấp 4 cũ kỹ. Hắn kiểm tra hành trang thấy cái ba lô đã ướt hết. Hai cuốn bản đồ cũng thấm nước ở góc và các tờ dính chặt vào nhau. Hắn, lúc ở nơi xuất phát nhìn trên bản đồ thì định đi từ Tuyên Quang sang Hà Giang theo đường 279 để về Việt Quang. Nhưng tất cả những người hắn hỏi đều nói rằng đường 279 đang làm và không thể đi được. Cách nhanh nhất là quay về Chiêm Hóa, qua Quốc lộ 2 để lên Hà Giang. Ô hô, cách đó gấp đôi đường nếu qua ngả đường 279. Và hơn nữa đã đi rồi, hắn không muốn quay lại nữa. Cuối cùng có một anh nói có thể đi đường mòn qua ngả Thượng Lâm sang Hà Giang, nhưng phải vượt đèo Khau Câu. Xin nói lại là đèo Khau Câu, không phải đèo Khau Cọ. Lờ mờ bán tín bán nghi, hắn tiếp tục lên đường sau gần một giờ trú mưa. Và đó là bắt đầu của cung đường khủng mà đến giờ này hắn vẫn tự tin rằng chưa có phượt tử nào từng đi.


IMG_0939.jpg



IMG_0941.jpg



IMG_0943.jpg
 
Na Hang chìm trong mưa, trước khi đi hắn lượn đi lượn lại thị trấn như đèn cù. Lúc ở bên này sông, lúc lại ở bên kia sông để thu vào ống kính nhà máy Thủy điện đã tích nước nhưng chưa chạy thử vì đang hoàn thiện các hạng mục cuối cùng ở hạ lưu. Trời mưa, chả ai buồn canh gác, hắn cứ thoải mái đi, chụp hay len lỏi vào các nơi, thậm chí đến sát buồng để máy phát.

Từ đập nhìn xuống có 3 cây cầu cẩ thảy gồm một cầu bê tông, cầu sắt và cầu treo. Hắn đi vào cây cầu treo và từ đây có thể chụp được hai cây cầu còn lại.


IMG_0944.jpg



IMG_0946.jpg



IMG_0947.jpg



IMG_0948.jpg
 
Thủy điện Na Hang và nhiều thủy điện khác ở ta khi xây dựng thường có nhiều ý kiến khác nhau về sự ưu tiên trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Ở Na Hang, việc đắp đập tích nước sẽ gây ngập ở thượng lưu làm ảnh hưởng đến các cánh rừng ở đây, tác động xấu đến bảo tồn.

Khu bảo tồn Na Hang nằm tiếp giáp với khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và Vườn quốc gia Ba Bể. Việc đắp đập ngăn nước gây ngập và chia cắt ở thượng lưu ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo tồn.

Và tôi cực kỳ may mắn-hay buồn tủi khi tận mắt chứng kiến điều này khi lần mò ở thượng nguồn sông Gâm.



IMG_0951.jpg



IMG_0953.jpg



IMG_0954.jpg



IMG_0955.jpg
 
Hắn cứ nhẩn nha tới lui chụp ảnh nhà máy thủy điện mà không gặp bất cứ ai. Chắc trời mưa mọi người đi uống rượu hết rồi. Ảnh không đẹp do mưa quá. Lần sau hắn quay lại ảnh đẹp hơn nhiều nhưng cái đó kể sau.

Đập đã tích nước từ mùa lũ trước và theo quan sát của hắn là khá đầy, chắc đã gần đạt cao trình thiết kế. Ngấn nước để lại trên các hòn đảo nhỏ cho thấy khi cực điểm, mức nước cao hơn bây giờ vài mét nữa. Chỉ còn một số công trình dưới hạ lưu là còn dang dở và đang tiếp tục thi công.

Thôi để lại những tranh cãi ở đây để tiếp tục đi, muộn quá rồi.


IMG_0957.jpg



IMG_0960.jpg



IMG_0962.jpg




IMG_0963.jpg



IMG_0964.jpg



IMG_0965.jpg



IMG_0966.jpg
 
Từ Thị trấn Na Hang hắn qua sông đi một đoạn đường 279. Việc tích nước khiến nhiều con đường giờ nằm dưới mực nước hồ thành ra nhiều đoạn phải đắp cao hoặc mở lối mới trên cao. Các công trình mới hoàn thành đất đỏ au, cỏ chưa kịp mọc. Những đoạn mới làm này rất tốt nhưng nó không kéo dài lâu. Đến ngã ba Nà Cọ (ruộng cọ) hắn đành ngậm ngùi rẽ vào con đường đất. Nhìn sang phía đường 279 đúng là có chỗ đang cầy xới làm lại.

Nhưng quả thật đường đất trời mưa chả thích thú gì, nhưng đã vào đến đây rồi, có hối hận cũng đã muộn rồi;)


IMG_0967.jpg




IMG_0968.jpg




IMG_0969.jpg




IMG_0971.jpg




IMG_0972.jpg
 
Ô hô nước đã lên đến đây rồi, cũng phải bắc cầu, xẻ đường mới cho dân đi chứ.



IMG_0973.jpg



IMG_0974.jpg



IMG_0979.jpg



IMG_0982.jpg


Bác ơi, cám ơn bác đã động viên. Nếu có chút ít lợi ích cho đồng đạo thì em sẽ cố gắng. Còn những cái khác em chả màng hehe.

Chính ra lão Hom nên xuất bản tự truyện. Đảm bảo sẽ là bét seo lờ cho dân phượt.
 
Con đường cũ liên xã đón hắn với cái cột mốc không ai còn nhận ra chức năng của nó là gì. Đường này nối một loạt xã gồm Trùng Khánh-Thượng Lâm-Khuôn Hà-Phúc Yên của Na Hang nhưng thực ra xe ô tô chỉ đến được Thượng Lâm. Hàng ngày có một chuyến xe cóc bất tử (vì nó đi phụ thuộc và số lượng người và hàng trên xe chứ không theo giờ) đi từ đây ra thị trấn huyện lị. Con đường này hoàn toàn bằng đất, giải cấp phối chứ chưa từng được tráng nhựa bao giờ.


IMG_0983.jpg



IMG_0984.jpg



IMG_0985.jpg



IMG_0987.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,641
Bài viết
1,154,338
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top