Đi trên tầu, lên đảo hầu như các đoàn văn công và các thành viên trong đoàn đều hát câu hát: Không xa đâu Trường Sa ơi... hát thế thôi, nhưng Trường Sa xa lắm. Xa đất liền, xa tình cảm gia đình bè bạn, người yêu. Đảo còn thiếu nhiều những phương tiện thông tin như tivi, điện thoại, máy vi tính... xung quanh chỉ có nhiều sao trời, sóng biển, nắng, gió và những ngày giông bão.
Hôm nay đoàn lên Đá Thị và Sơn Ca. Hỏi ấn tượng khi lên đảo là gì, tôi chẳng nhớ những công sự, hầm hào, những buổi họp, tặng quà... tôi chỉ nhớ những câu chuyện với chiến sỹ và đặc biệt là giây phút chia tay, tôi cứ nấn ná để lên tầu bằng chuyến cano cuối cùng, để được là những người cuối cùng chia tay anh em chiến sỹ trên đảo. Có những cậu chiến sỹ, trẻ lắm, hỏi em bao nhiêu tuổi, em trả lời 19. Chắc cậu bé cũng giống tôi tuổi 19, nghĩ mình lớn lắm, nghĩ mình đủ rắn rỏi can trường, lính Trường Sa cơ mà, nhưng các em còn trẻ lắm, tôi biết. Nhưng tuổi 19 các em hơn tôi rất nhiều. Tuổi 19 đáng sống, tuổi 19 em đang sống những ước mơ của tôi, ước mơ mà tôi đã quên, ước mơ mà tôi không dám sống.
Vài câu chuyện làm quen, vài lời nhận đồng hương, vài lời động viên thăm hỏi, vài câu chuyện vô thưởng vô phạt, thế mà cậu bé vụt chạy vào một góc, hí húi đào lên một con ốc gai. Như một báu vật - cậu kể muốn có được vỏ ốc gai đẹp như thế, cậu phải chôn xuống đào lên vài lần để làm sạch hết phần thân ốc, rồi rửa, rồi mài cho hết phần hà bám mới lộ ra phần vỏ ốc đẹp đẽ này - cậu tặng cho một bạn trong đoàn, đấy là tấm lòng của đảo gửi tặng đất liền. Chúng tôi một lũ tay không lên đảo. Chẳng có gì tặng lại, áy náy mà cũng chỉ biết bắt tay thật chặt để cảm ơn.
Những cái vẫy tay tiễn đoàn cuối cùng bao giờ cũng lưu luyến. Kể cả khi đoàn thuyền gần khuất sau chỗ ngoặt, quay lại vẫn thấy anh em nấn ná vẫy tay theo thuyền.
Tôi luôn sợ những cuộc chia tay, nhưng giờ tôi sợ nhất là chia tay những chiến sỹ quần đảo Trường Sa. Anh Võ cụm trưởng cụm chiến đấu trên đảo Sơn Ca bắt tay tôi thật chặt và đọc câu thơ:
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau...
Không biết đáp lại thế nào, tôi đành mượn một chữ duyên. Phải có duyên mới gặp được nhau giữa biển khơi mịt mùng này và mong anh em còn duyên để có dịp gặp nhau trong đất liền, gặp nhau đâu đó trên đường đời. Anh chúc chúng tôi khỏe để hoàn thành chuyến công tác. Tôi cũng chỉ biết chúc lại anh khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhìn trong mắt anh tôi thấy có một nỗi niềm rất khó tả, một nỗi niềm giống như anh Thập trưởng trạm hải đăng trên đảo Song Tử tây, một chút buồn, một chút mặc cảm, một chút tự hào, trách nhiệm, một chút nỗi nhớ nhà, gia đình ở đất liền... và trên tất cả tôi thấy một nỗi cô đơn, không thể chia sẻ hết những tâm sự đang chồng chất trong lòng.
Giữa biển khơi cuộc chia tay nào mắt cũng ngân ngấn nước.
Đảo Sơn Ca đang xây kè mở rộng, công binh mới ra đảo được vài tháng nay. Công binh hải quân là những người vất vả nhất. Hình như đâu cũng vậy, nghề xây dựng đến khi còn hoang sơ bùn đất, đi lúc sạch sẽ khang trang. Tôi gặp Thượng ta Việt Anh binh đoàn 141, người có hơn 20 năm gắn bó với công tác xây dựng đảo. Anh kể về những ngày đầu tiên gắn bó với việc xây dựng đảo vào những năm 90, những người lính công phải dầm mình cõng từng viên đá, kéo từng xuồng nước ngọt từ thuyền vào đảo. Ngày ấy, để xây đảo chìm họ phải ở trong những chiếc xuồng kín bưng - anh dùng một từ chuyên môn mà tôi quên không ghi lại nên quên béng mất - sóng vỗ dập dềnh, biển lặng mà còn say sóng hơn đi tàu gió cấp 6-7.
Giờ xây đảo cũng đỡ hơn nhiều, đã có cơ sở để lưu trú, tầu chở hàng đã to hơn - tầu Trường Sa sức tải 1000 tấn. Nhưng sức người vẫn thế. Vẫn vác từng bao cát, vẫn tròng trành chở từng téc nước ngọt. Vẫn chạy đua cùng thời tiết, chạy đua cùng những cơn giông nổi lên bất ngờ, và mùa mưa bão đang gần kề.
Hôm nay đoàn lên Đá Thị và Sơn Ca. Hỏi ấn tượng khi lên đảo là gì, tôi chẳng nhớ những công sự, hầm hào, những buổi họp, tặng quà... tôi chỉ nhớ những câu chuyện với chiến sỹ và đặc biệt là giây phút chia tay, tôi cứ nấn ná để lên tầu bằng chuyến cano cuối cùng, để được là những người cuối cùng chia tay anh em chiến sỹ trên đảo. Có những cậu chiến sỹ, trẻ lắm, hỏi em bao nhiêu tuổi, em trả lời 19. Chắc cậu bé cũng giống tôi tuổi 19, nghĩ mình lớn lắm, nghĩ mình đủ rắn rỏi can trường, lính Trường Sa cơ mà, nhưng các em còn trẻ lắm, tôi biết. Nhưng tuổi 19 các em hơn tôi rất nhiều. Tuổi 19 đáng sống, tuổi 19 em đang sống những ước mơ của tôi, ước mơ mà tôi đã quên, ước mơ mà tôi không dám sống.
Vài câu chuyện làm quen, vài lời nhận đồng hương, vài lời động viên thăm hỏi, vài câu chuyện vô thưởng vô phạt, thế mà cậu bé vụt chạy vào một góc, hí húi đào lên một con ốc gai. Như một báu vật - cậu kể muốn có được vỏ ốc gai đẹp như thế, cậu phải chôn xuống đào lên vài lần để làm sạch hết phần thân ốc, rồi rửa, rồi mài cho hết phần hà bám mới lộ ra phần vỏ ốc đẹp đẽ này - cậu tặng cho một bạn trong đoàn, đấy là tấm lòng của đảo gửi tặng đất liền. Chúng tôi một lũ tay không lên đảo. Chẳng có gì tặng lại, áy náy mà cũng chỉ biết bắt tay thật chặt để cảm ơn.
Những cái vẫy tay tiễn đoàn cuối cùng bao giờ cũng lưu luyến. Kể cả khi đoàn thuyền gần khuất sau chỗ ngoặt, quay lại vẫn thấy anh em nấn ná vẫy tay theo thuyền.
Tôi luôn sợ những cuộc chia tay, nhưng giờ tôi sợ nhất là chia tay những chiến sỹ quần đảo Trường Sa. Anh Võ cụm trưởng cụm chiến đấu trên đảo Sơn Ca bắt tay tôi thật chặt và đọc câu thơ:
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau...
Không biết đáp lại thế nào, tôi đành mượn một chữ duyên. Phải có duyên mới gặp được nhau giữa biển khơi mịt mùng này và mong anh em còn duyên để có dịp gặp nhau trong đất liền, gặp nhau đâu đó trên đường đời. Anh chúc chúng tôi khỏe để hoàn thành chuyến công tác. Tôi cũng chỉ biết chúc lại anh khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhìn trong mắt anh tôi thấy có một nỗi niềm rất khó tả, một nỗi niềm giống như anh Thập trưởng trạm hải đăng trên đảo Song Tử tây, một chút buồn, một chút mặc cảm, một chút tự hào, trách nhiệm, một chút nỗi nhớ nhà, gia đình ở đất liền... và trên tất cả tôi thấy một nỗi cô đơn, không thể chia sẻ hết những tâm sự đang chồng chất trong lòng.
Giữa biển khơi cuộc chia tay nào mắt cũng ngân ngấn nước.
Đảo Sơn Ca đang xây kè mở rộng, công binh mới ra đảo được vài tháng nay. Công binh hải quân là những người vất vả nhất. Hình như đâu cũng vậy, nghề xây dựng đến khi còn hoang sơ bùn đất, đi lúc sạch sẽ khang trang. Tôi gặp Thượng ta Việt Anh binh đoàn 141, người có hơn 20 năm gắn bó với công tác xây dựng đảo. Anh kể về những ngày đầu tiên gắn bó với việc xây dựng đảo vào những năm 90, những người lính công phải dầm mình cõng từng viên đá, kéo từng xuồng nước ngọt từ thuyền vào đảo. Ngày ấy, để xây đảo chìm họ phải ở trong những chiếc xuồng kín bưng - anh dùng một từ chuyên môn mà tôi quên không ghi lại nên quên béng mất - sóng vỗ dập dềnh, biển lặng mà còn say sóng hơn đi tàu gió cấp 6-7.
Giờ xây đảo cũng đỡ hơn nhiều, đã có cơ sở để lưu trú, tầu chở hàng đã to hơn - tầu Trường Sa sức tải 1000 tấn. Nhưng sức người vẫn thế. Vẫn vác từng bao cát, vẫn tròng trành chở từng téc nước ngọt. Vẫn chạy đua cùng thời tiết, chạy đua cùng những cơn giông nổi lên bất ngờ, và mùa mưa bão đang gần kề.
Last edited: