Ngày thứ 9 của cuộc hành trình và cũng là ngày cuối cùng, tầu đang chạy thẳng về Vũng Tầu kết thúc chuyến đi 10 ngày. Một chuyến đi mong ước, không dễ gì có được lần thứ 2.
Những lần chia tay trên từng đảo luôn là những hình ảnh đẹp nhất và ám ảnh nhất trong suốt chuyến đi. Đêm qua, ở đảo Trường Sa lớn, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, các chiến sĩ trên đảo Trường Sa đứng hai hàng trên cầu cảng vẫy tay chào đoàn, nhưng rồi có một ai đấy cất tiếng hát và rồi cả đoàn hát theo, bài nọ nối tiếp bài kia, trên boong tầu hát, dưới đảo hát. Những bài hát lần lượt nối tiếp nhau: Hành khúc chiến sĩ Trường Sa, Nối vòng tay lớn và cuối cùng là Hát mãi khúc quân hành.
Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính, mãi mãi lòng chúng ta, hát mãi khúc quân hành ca.
Câu hát cuối cùng trước khi đoàn tầu xa hẳn cầu cảng, rúc lên ba hồi còi chia tay đảo Trường Sa.
Cả đoàn nấn ná mãi trên boong, đứng nhìn về phía đảo, nhìn một phần Tổ quốc ở lại giữa biển khơi. Nhìn những người chiến sỹ vẫn đứng dưới ánh trăng, tay vẫy mãi theo con tầu đã rời bến. Tôi tự hỏi, không biết có thêm lần nào được nhìn thấy, có thêm lần nào được gặp lại, có thêm lần nào sẽ chia tay...
Đảo Trường Sa lớn là thủ đô của quần đảo vì thế được đầu tư khá tốt về cơ sở hạ tầng. Và trên đảo cây xanh rất nhiều. Hàng cây tra tốt um rợp bóng mát.
Tôi lang thang cùng bọn trẻ con trên đảo. Chúng có khoảng 7 đứa, 5 gái 2 trai. Lớn nhất 11 tuổi, bé nhất 6 tuổi. Chúng ríu rít đi đâu cũng kéo nhau đi. Chúng cãi nhau chí chóe xem đứa nào nhiều tuổi, đứa nào ít tuổi. Chúng ngây thơ và ngơ ngác hơn bọn trẻ con trong đất liền nhiều. Hai thằng con trai có vẻ là lực lượng yếu thế nên bị bọn con gái to mồm hơn bắt nạt. Nhưng chúng đi đâu cũng có nhau, ríu rít như bầy chim dưới cái nắng chang chang trên đảo. Chúng là minh chứng cho câu hát:
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo.
Sáng nay, chúng tôi lên nhà dàn, chòi canh gác giữa biển khơi. Nhà dàn được xây dựng trên các bãi cạn, đá san hô chưa nhô lên khỏi mặt nước để thành đảo. Giữa biển khơi, các nhà dàn nhìn như những chòi canh gác, bé nhỏ giữa biển khơi bao la. Trên vùng biển Việt Nam có khoảng 15 nhà dàn giữa biển. Chỉ có một vài nhà dàn nằm gần đường di chuyển của các con tầu "du lịch" như chúng tôi đang đi thì mới được nhiều đoàn ghé thăm, chứ những nhà dàn ở xa, hoặc như ở tận mũi Cà Mau cũng có nhà dàn thì chắc chẳng bao giờ có ai ra thăm. Chỉ có vài chiến sĩ trên những chiếc chòi canh biển canh trời.
Trên nhà dàn Phúc Tần DK1/18 có những anh gắn bó với các nhà dàn đến 12 năm, có chiến sĩ bố mới mất mà không thể về.Có chiến sỹ, con trai anh bị tật tim bẩm sinh mà cũng chẳng giúp được gì cho vợ.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà dàn trên các bãi cạn, đã có 13 người đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Những cơn bão đã đánh sập nhà dàn. Các anh mãi mãi nằm lại giữa biển khơi.
Tầu đang chạy về đất liền, kết thúc hành trình gần 2000 hải lí, qua 10 điểm đảo và nhà dàn trên quần đảo Trường Sa, một phần của Tổ quốc giữa đại dương bao la. Nhưng đấy là một phần tổ quốc đẹp nhất, rất kiêu hùng nhưng cũng chịu nhiều khó khăn, gian khổ, mất mát, hi sinh.
Và những người lính trên đảo là những người trực tiếp đứng nơi đầu sóng ngọn gió. Tôi biết, các anh còn nhiều những tâm tư chưa thể nói hết, còn nhiều những nguyện vọng chưa thể đáp ứng, còn nhiều những trăn trở chưa thể giải quyết được trong một sớm một chiều... nhưng các anh đã và đang vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương như lời bài hát Hành khúc người chiến sỹ Trường Sa.
Biển này là của ta, đảo này là của ta
Chiến sỹ Trường Sa, hát tiếp bài ca
Về những tấm gương anh bộ đội cụ Hồ
Giữ vững chủ quyền tổ quốc Việt Nam ta...
Những lần chia tay trên từng đảo luôn là những hình ảnh đẹp nhất và ám ảnh nhất trong suốt chuyến đi. Đêm qua, ở đảo Trường Sa lớn, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, các chiến sĩ trên đảo Trường Sa đứng hai hàng trên cầu cảng vẫy tay chào đoàn, nhưng rồi có một ai đấy cất tiếng hát và rồi cả đoàn hát theo, bài nọ nối tiếp bài kia, trên boong tầu hát, dưới đảo hát. Những bài hát lần lượt nối tiếp nhau: Hành khúc chiến sĩ Trường Sa, Nối vòng tay lớn và cuối cùng là Hát mãi khúc quân hành.
Mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca người lính, mãi mãi lòng chúng ta, hát mãi khúc quân hành ca.
Câu hát cuối cùng trước khi đoàn tầu xa hẳn cầu cảng, rúc lên ba hồi còi chia tay đảo Trường Sa.
Cả đoàn nấn ná mãi trên boong, đứng nhìn về phía đảo, nhìn một phần Tổ quốc ở lại giữa biển khơi. Nhìn những người chiến sỹ vẫn đứng dưới ánh trăng, tay vẫy mãi theo con tầu đã rời bến. Tôi tự hỏi, không biết có thêm lần nào được nhìn thấy, có thêm lần nào được gặp lại, có thêm lần nào sẽ chia tay...
Đảo Trường Sa lớn là thủ đô của quần đảo vì thế được đầu tư khá tốt về cơ sở hạ tầng. Và trên đảo cây xanh rất nhiều. Hàng cây tra tốt um rợp bóng mát.
Tôi lang thang cùng bọn trẻ con trên đảo. Chúng có khoảng 7 đứa, 5 gái 2 trai. Lớn nhất 11 tuổi, bé nhất 6 tuổi. Chúng ríu rít đi đâu cũng kéo nhau đi. Chúng cãi nhau chí chóe xem đứa nào nhiều tuổi, đứa nào ít tuổi. Chúng ngây thơ và ngơ ngác hơn bọn trẻ con trong đất liền nhiều. Hai thằng con trai có vẻ là lực lượng yếu thế nên bị bọn con gái to mồm hơn bắt nạt. Nhưng chúng đi đâu cũng có nhau, ríu rít như bầy chim dưới cái nắng chang chang trên đảo. Chúng là minh chứng cho câu hát:
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo.
Sáng nay, chúng tôi lên nhà dàn, chòi canh gác giữa biển khơi. Nhà dàn được xây dựng trên các bãi cạn, đá san hô chưa nhô lên khỏi mặt nước để thành đảo. Giữa biển khơi, các nhà dàn nhìn như những chòi canh gác, bé nhỏ giữa biển khơi bao la. Trên vùng biển Việt Nam có khoảng 15 nhà dàn giữa biển. Chỉ có một vài nhà dàn nằm gần đường di chuyển của các con tầu "du lịch" như chúng tôi đang đi thì mới được nhiều đoàn ghé thăm, chứ những nhà dàn ở xa, hoặc như ở tận mũi Cà Mau cũng có nhà dàn thì chắc chẳng bao giờ có ai ra thăm. Chỉ có vài chiến sĩ trên những chiếc chòi canh biển canh trời.
Trên nhà dàn Phúc Tần DK1/18 có những anh gắn bó với các nhà dàn đến 12 năm, có chiến sĩ bố mới mất mà không thể về.Có chiến sỹ, con trai anh bị tật tim bẩm sinh mà cũng chẳng giúp được gì cho vợ.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà dàn trên các bãi cạn, đã có 13 người đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Những cơn bão đã đánh sập nhà dàn. Các anh mãi mãi nằm lại giữa biển khơi.
Tầu đang chạy về đất liền, kết thúc hành trình gần 2000 hải lí, qua 10 điểm đảo và nhà dàn trên quần đảo Trường Sa, một phần của Tổ quốc giữa đại dương bao la. Nhưng đấy là một phần tổ quốc đẹp nhất, rất kiêu hùng nhưng cũng chịu nhiều khó khăn, gian khổ, mất mát, hi sinh.
Và những người lính trên đảo là những người trực tiếp đứng nơi đầu sóng ngọn gió. Tôi biết, các anh còn nhiều những tâm tư chưa thể nói hết, còn nhiều những nguyện vọng chưa thể đáp ứng, còn nhiều những trăn trở chưa thể giải quyết được trong một sớm một chiều... nhưng các anh đã và đang vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương như lời bài hát Hành khúc người chiến sỹ Trường Sa.
Biển này là của ta, đảo này là của ta
Chiến sỹ Trường Sa, hát tiếp bài ca
Về những tấm gương anh bộ đội cụ Hồ
Giữ vững chủ quyền tổ quốc Việt Nam ta...