What's new

Hai Bác Già: Nhìn lại những nẻo đường

Lũ trẻ đã vào kỳ nghỉ đông cả rồi, nhà im vắng cộng thêm cái lạnh lẽo của mùa đông khiến mùi thơm của ly cà phê buổi sáng thêm thơm nồng gian nhà nhỏ. Ừ mà mùa đông năm nay thời tiết khắc nghiệt quá: xứ miệt dưới này nhà cửa có bao giờ dự liệu sẽ chịu đựng cái rét âm 5 đâu nên trong nhà mà muốn tiết kiệm điện thì người ngợm cứ như dân Eskimo, bao nhiêu giẻ rách chổi cùn mang ra quấn tất vào người vẫn còn run cầm cập. Ừ thì ra ta đã bước sâu thêm vào tuổi xế chiều rồi!

Trẻ thì hướng đến tương lai, già thì lui về quá khứ. Pha thêm bình trà, hai bác già chìm trở về....
 
Kyoto, tháng giêng năm 2005

Đến Kyoto một ngày đầu năm, lần đầu hai bác già được biết công sức con người trong việc "khai sơn phá thạch" - nói thế khí cũng hơi quá, nhưng sức con người bỏ ra để lấn biển và tạo thành phi trường Kansai quả là không nhỏ. Lại cũng là lần đầu xử dụng "limousine" mà không phải "limousine", chỉ là chiếc buýt đưa khách từ phi trường Kansai về Kyoto, cố đô của Nhật; môt quốc gia đã kinh qua từ vinh quang đến thất bại não nề, và như truyền thuyết chim phượng hoàng, đã trỗi dậy hồi sinh từ đống tro tàn của chính nó để rực rỡ hơn, tỏa sáng hơn cho đời chiêm ngưỡng và nêu gương cho nhiều lân bang khác (và dĩ nhiên, vẫn còn đó tấm gương mờ của bài học "Á châu của người châu Á" ngày nào!

Đường từ phi trường Kansai về Kyoto có làm nỗi háo hức trong lòng hai bác già nguội đi, vì ngang qua những tòa cao ốc xám xịt, kiểu dáng xấu xí không gợi ra 1 hình ảnh thơ mộng nào của 1 xứ sở nguyên quán của hoa anh đào, của kiều nữ e ấp trong chiếc kimono và nghiêng mặt dầu ngang vành chiếc dù truyền thống mà những tấm lịch trong những thập niên 60, 70 vẫn đưa trí tưởng tượng bay bổng về nơi xa đó....
 
Last edited:
Cho mãi đến khi gần 1 giờ đồng hồ sau, gần đến trung tâm thành phố mới bắt đầu nhìn thấy những machiya đặc biệt truyền thống Nhật. Hai bác già như người nhà quê lên tỉnh, kiểu "Văn Hường đi Sài Gòn" hồi đó, mà thật là nhà quê khi nhìn thấy ở mỗi góc phố, mỗi góc đường, đâu đâu cũng có đặt những máy bán hàng tự động; có khi nhiều máy đặt kề nhau tại mỗi góc đường và trên các góc đường! Nhớ lại có đọc đâu đó có cả máy bán đồ chơi cho người lớn và sách người lớn (s e x toys) nhưng thật sự là không nhìn thấy (hoặc có tìm mà không thấy :))

559507146_de7fda8634.jpg
 
Last edited:
Kính Bác! Cháu lại hóng chuyện bác kể đây ạ! Những nẻo đường Bác kể nếu có dặm nào cháu có qua xin phép Bác cho cháu " nói leo" một chút cho nó đỡ... nhớ. Vì tạo một topic mới thì không đủ sức bền! Bác nhé!
 
Nhà ga Kyoto càng làm hai bác già cảm thấy mình vụng về quê mùa hơn nữa, khi trong lòng 1 thành phố cổ kính như Kyoto là 1 nhà ga rộng lớn kiến trúc tân kỳ, hai bác già thích nhất khoảng không gian thoáng đãng bên trong nhà ga khiến cho dù là giờ cao điểm vẫn không thấy bị ngột ngạt bởi đám đông. Trong nhà ga này, ngày đầu tiên hai bác già lạc lối không tìm được đường ra phía bên kia

DSC00206.jpg


Và nhìn kỹ người xếp ga này: ông ta từ xa tiến tới, chỉ vì nhìn thấy 1 mẩu rác và cúi người xuống nhặt; muốn tiến tới bằng họ ít ra ta cũng nên học từ đầu, trước nhất là học tinh thần 1 người vì mọi người, coi của chung như của tư (nghiêm chỉnh, chứ không phải lấy của công biến thành của tư nhá!) và góp sức giữ gìn cho các thế hệ sau này.

DSC00181.jpg


Một điểm nữa bác già nhận thấy, là người dân Kyoto thích dùng xe đạp. Khách sạn hai bác già nằm phía bên kia nhà ga, mỗi sáng ngang qua phần ga của line Kintetsu hai bác già thấy cơ man nào là xe đạp đậu trong 1 bãi xe. Trời mùa đông lạnh như cắt thì tại sao họ không dùng xe hơi? Họ nghèo không đủ tiền mua xe hơi ư? Giản dị là vì tính tiết kiệm và trọng môi trường: di chuyển khoảng ngắn họ không cần xử dụng đến xe hơi! Cứ đứng quan sát 1 chuyến xe lửa vừa đến: bạn sẽ nhận thấy dòng người sau khi xuống xe lửa -nhất là những từ những chuyến tàu xa- lại xếp hàng trước những thùng rác để bỏ rác; mà không phải họ ba bó túm lại thành 1 giạ đâu! họ phân ra cẩn thận nào là rác thải, nào là rác có thể tái sinh, ngay cả rác có thể tái sinh họ cũng phân ra theo giấy hoặc chai lọ nhựa - Thức nào vào thùng ấy cẩn thận.
 
Last edited:
Hai bác già đến Kyoto trùng ngày lễ thành nhân - Seijin-no-hi - là ngày chủ nhật thứ nhì của tháng giêng (thảo nào mà mua được vé rẻ của Japan Airline, cứ tưởng mình gặp may :) ), trên đường phố cũng như trong nhà ga, nhiều cô gái mới lớn vừa tới tuổi thành nhân (18?) tươi tắn và xinh xắn trong những chiếc kimono có hoa văn rất đẹp. Bác già định xin phép chụp hình các cô nhưng tự mình cảm thấy hơi đường đột nên lại thôi, một việc mà bác già vẫn tiếc cho đến bây giờ,. Trên sân chờ tàu, các cô khoác ngoài chiếc kimono bằng 1 khăn shawl, khăn shawl vướng cái thắt lưng Obi khiến dáng nhìn phía sau các cô trông hơi kỳ cục, hơi giống anh chàng Quasimodo của Pháp.

DSC00185.jpg


Nhân nói về xe subway, người Nhật có vẻ tôn trọng riêng tư của người khác. Trên xe tuy đông, nhưng có vẻ như hầu hết dều đang bận việc riêng của mình: đọc sách, nghe nhạc, chơi game hoặc....ngủ gà gật chứ ít khi nhìn vào người khác, nói chi là chuyện trò lớn tiếng! Bác già len lén chụp nhanh 1 tấm rồi cất máy kẻo không lại trở thành lão già bất tri (bạn có thấy cô gái kia nhìn bác già với vẻ mặt không được hài lòng cho lắm không?)

DSC00183.jpg
 
Kyoto trong mắt tôi là một thành phố nhẹ lâng như một giọt sương sớm, mọi thứ đều mang một dáng vẻ cổ kính huy hoàng mà trầm mặc kỳ lạ, một kiểu gì đó rất Nhật không lẫn vào đâu được.
Tòa lâu đài cổ vươn lên trên nền trời, những khu vườn chỉn chu đến từng ngọn cỏ, những phiến đá tưởng chừng như ngẫu nhiên đặt để lại gợi nên những suy tưởng như những câu thơ haikư cô đọng...
 
Có thế chứ

Mình tính đúng là tài như thần :)) :)) :)) :

- Cứ lười ì ra và ít lắp bắp đi , ắt hẳn có NGƯỜI vì không phải nghe nên có thời gian kể chuyện cho mình hóng . Đúng phóc , mà lại có liền mấy NGƯỜI cùng liên kết để kể mới hay chứ . ;) ;)

KHOÁI TRÍ !!!! (c)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,409
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top