What's new

[Chia sẻ] Hai bác già và một Seoul

Lãnh giấy về hưu, 2 bác già bàn nhau thôi bây giờ không phải lo cơm nắm sáng sáng đi làm rồi, bây giờ làm dế mèn tôi với bà phiêu lưu 1 chuyến!
-Ừ thì đi! Nhưng đi đâu???
-Ta làm chuyến đi Tây! Đi để tôi cảm nhận cái kinh đô ánh sáng mà tôi với bà học hồi đó nó như thế nào.
-Đi Tây thôi ư? Một lần đi ra khỏi bếp là một lần khó đấy Ông ạ!
Bác già trai gắt lên:
-Đi Tây thôi đã là khối chuyện! Bà tưỡng hưu là hết việc làm đấy hẳn? Còn 2 đứa nhỏ gọi là Bà Nội kia!
Bác già gái quay trở xuống bếp lẩm nhẩm:
- Thì đi Tây xong rồi về với cháu Ông,việc gì phải gắt nhắng thế kia!

Thế nhưng hôm bác già trai cầm vé máy bay về, ghé mắt nhìn bác già gái đọc thấy Paris-Seoul và nhận lệnh:
-Bà thu xếp mình đi 3 tuần nhé, về ghé Seoul thêm 3 ngày cho bà học nấu ăn cung đình Hàn Quốc về mà nâng cao phẩm lượng bửa ăn gia đình vào!
Bác già gái quay trở vào bếp, miệng tủm tỉm cười!

Và thế là 2 bác già ghé thăm xứ sở của nhân sâm, nàng Dae Jang Geum và nhất là Kim Chi - Và là dịp cần thiết để rờ tút lại 2 cặp chân già sau hơn 2 tuần lặn lội tận bên Tây xa tít; tuy là đi chơi mà học, học mà chơi theo sức ngựa già; vẫn cần chút sâm để cầm hơi... lần sau phi tiếp....

Từ máy bay của "tụi Tây" bước ra phi trường Incheon, bác già gái hít hà vì cái rộng lớn, nhất là sạch sẽ vô cùng. Bác già trai thì tấm tắc bảo gớm lịch sự quá thấy người lớn tuổi bọn trẻ nó cứ cúi rạp lưng chào! chả bù bọn trẻ nhà mình ! Từ hồi đi Nhật đến giờ mới lại thấy chuyện kính lão đắc thọ thế này!
Incheon : thoáng và cao ráo:

ICH-Cleanandairy.jpg


Quầy check in :

ICH-Checkinrow.jpg


Có cả máy tự động bán thẻ diện thoại gọi quốc tế cho những du khách - nhất là các du khách như hai bác già không cần bận chuyện mang theo tự động (thật ra thì bác gái có mang theo, nhưng tánh đàn bà lo ra bác già mang theo để khi trở về nhà gọi cậu cả ra phi trường rước cho đỡ tốn tiền cuốc Taxi - Vẽ chuyện mua thẻ làm gì, chúng nó biết ở khách sạn nào thì chúng nó cần chúng nò khắc gọi!

Pre-paidphonecardvendingmachine.jpg


Ra cổng làm thủ tục di trú nhập vào Hàn quốc, họ bảo bác trở ra bàn ghi thêm 1 cái thẻ vì trên máy bay các cô tiếp viên Tây chỉ phát 1 phiếu quan thuế, đứng điền đơn bác già gái nghe có cặp vợ chồng kia người mình cũng bị trở ra khỏi hàng ghi thẻ như mình - nhưng cô vợ cằn nhằn la nói lớn tiếng quá làm nhiều người, nhất là Tây tò mò nhìn! Bác già gái mủm mỉm nhủ thầm tuổi tác lớn cũng giúp mình giử được phần nào tư cách người Việt Nam khi ra xứ người!
Khi trở lai xếp hàng để nộp tờ phiếu và nhận con dấu di trú chứng nhận chuyến phiêu du của 2 con dế mèn (già) vào thăm xứ củ sâm, bác già gái thích chí thấy nhiều người Tây khác cũng bị trả lui vì thiếu phiếu - tự nhủ À ra không phải chỉ có mình nhà quê!
Hai bác già gởi lại dịch vụ ký gởi hành lý ở phi trường 2 valy to đùng 2 bác mua đủ các thứ linh tinh kẹo bánh, chocolate, đồ chơi từ bên Tây về nhà làm quà cho các cháu. Ra bên ngoài, đón xe bus City bus số 6015 về khách sạn Ibis khu Myeong Dong giá 9.000 won 1 người, 2 bác già nhìn ra cửa sổ xe bus, ngắm cảnh dân Đại Hàn đổ đất lấn đảo để xây dựng phi trường (cũng tương tự như phi trường Kansai bên Nhật) nhưng diện tích đất lấn được bác già trai thấy lớn hơn diện tích khu phi trường Kansai mấy năm trước. Bác già trai lòng thầm phục ý chí con người!
 
Last edited:
Sanchon

Khu Insadong là 1 khu có nhiều gian hàng bán đồ cổ nhưng phần nhiều là đồ cổ tân tạo hoặc đồ giả cổ. Bác già gái không thích khu này cho bằng khu Myeong Dong, một phần vì tính cách thương mại nhắm vào túi tiền du khách, nhất là các khách du lịch Tây Phương. Cuối con đường Insadong -Gil thuộc về khu Jongno, có tháp chuông Bosin-gak mỗi năm chỉ đánh lên một lần vào đêm giao thừa; nó cũng sẽ được gióng lên mỗi khi có việc quan trọng. Bác trai già chớp nhiều ảnh cúa lầu chuông nhưng máy nhỏ cùng với tay run nên hỏng cả! Lên internet thuổng 1 tấm cho các bạn nhìn:

Bosingak.jpg

(Nguồn:Internet)

Giống như Nhật, Hàn Quốc cũng có 1 hệ thống "nhà không số, phố không đường", tìm 1 địa chỉ ở Seoul mà chỉ trông cậy vào vốn ít ỏi tiếng Ăng Lê thì cũng khá là thiên nan vạn nan (đúng là bác già gái có hơi phóng đại sự việc to hơn chút đỉnh!), vì người Hàn phát âm tiếng Ăng Lê theo cách phiên âm ngữ (cũng rất giống người Nhật, thế sao 2 dân tộc anh em này lại cứ ủng oẳn nhau suốt? điện cùng cực thì đẩy nhau?)

Cầm bản phóng đồ của Sanchon trên tay, 2 bác già ghé cái trạm hướng dẫn du lịch (cũng bé xinh như cái hộp dế thằng bé cháu chơi ở nhà!) nhờ khoanh ô Sanchon, 2 bác già đi, và đi, và đi! Không xong rồi, ghé hỏi người qua đường! Kẻ chỉ đi bên đông, người lại bảo qua bên hướng tây! 2 bác già chỉ có cách vừa lần tìm vừa ngắm các căn phố, các cửa hiệu:

Có tiệm uống trà:

OldteashopinInsadong.jpg


Những hiệu bánh nếp gói hàng cẩn thận, đẹp như gói quà đầu xuân:

Presentartfullywrap.jpg


Ah, Sanchon đây rồi; cảm tưởng đầu tiên khi mới bước vào nhà hàng là phong cách rất thiền, rất tĩnh:

SoZen.jpg


SoZen2.jpg


Cách bài trí cũng rất thanh nhã:

Simplebuteleganceinterior.jpg


Oldstyleoillamp.jpg


.......
 
Last edited:
.....
Thực đơn cố định, buổi tối giá đắt hơn buổi trưa tý chút vì có kèm cả múa dân tộc vào 8 giờ tối. Thức ăn được bày ra trước mặt 2 bác già vào khoảng 6 giờ chiều. Bác già gái lo lắng, phong tục mình đâu có chuyện ăn uống khề khà thế kia trừ khi ăn tiệc và ăn ...nhậu???

Nhưng với thực đơn gồm 24 món, các bạn nghĩ là 2 bác già đang ăn gì???

Trả lời: Hai bác già ăn....chay! Từ bé cho đến nay, 65 năm cho bác trai và 60 năm cho bác già gái, chưa bao giờ 2 bác được ăn chay 24 món rau cả! Cho đến hôm nay:

Foodarrangement.jpg


Thưa thật với các bạn là trông nhiều món như thế, tổng cộng lại có thể gồm làm 4:
-canh 1 chén
-chiên 1 dĩa 3 loại, mỗi loại 1 miếng bé
-rau 20 loại, mỗi loại vài...cọng!
-cơm 1 chén! bác già gái vốn người ăn chắc mặc bền, xin thêm bát cơm dù có chan nước tương cũng có thể cầm cự ngang ngữa với 20 món rau kia mà không cần viện binh của mì ly; nhà hàng ậm ừ, ngó lơ, rồi xin lỗi trơ mà không thấy tăm hơi chén cơm đâu cả! Đành ngậm ngùi....

Ậm ừ 1 lúc, đổi thế ngồi vài chục lần, rồi thì đèn cũng tắt, và nhạc bắt đầu trỗi lên, người trình diễn bắt đầu:

Traditionalperformers.jpg


Traditionalperformers4.jpg


Có đánh trống lớn, và trống con nghe hay hay:

Smalldrumbeater.jpg


Cuối cùng thì mời cả khách cả chủ đi vòng vòng đánh chập chỏa cùng trống con tá lả!

Everyonehadfun2.jpg


Vui thì có vui, nhưng màn cuối cùng này hành hạ màng nhỉ 2 bác già Việt mình quá thể, trên đường về, 2 bác già ngắm vài cửa hiệu chưng bày thanh nhã, ngay trước cỗng vào của Ibis cũng mang sắc u tịch của mùa thu, lòng 2 bác già bình thản lại, âu cũng là 1 kinh nghiệm về cú sốc văn hóa, tuy cùng giống da vàng nhưng có dị biệt trong cảm nhận.

windowdisplay1.jpg



ArtfullydecorIbismyeongdonghotel.jpg
 
Last edited:
Deoksugung

Hôm nay là ngày cuối cùng với Seoul, ra khỏi ga City Hall 1 quãng là Deoksugung. Nhìn ngang nhìn dọc, thấy hoa mùa thu vẫn còn tươi sắc:

CityHallandflowerbed.jpg


Autumnflower.jpg


Nhìn xuống nhìn lên, thấy tòa nhà kién trúc hay hay, bèn đặt tên là tòa nhà gãy:

Bendingbuilding.jpg


Phun nước chi mà có vài vòi thế kia?

FoutaininfrontofcityHall2.jpg


Này, vài vòi đây này. Coi chừng ướt....

FoutaininfrontofcityHall3.jpg


Nhưng mục đích chính là Deoksugung, vốn là nơi ngự (chèn ơi, bây giờ mà còn ngự!nhưng nói về vua thì phải dùng chữ cho vua) của vua Sejong sau khi hầu hết các cung điện khác dều bị tàn phá thời kỳ Nhật chiếm đóng quốc gia này. Về quy mô, Deoksugung thua hẳn Changdeokgung, về vẻ trầm măc, Deoksugung cũng thiếu vì địa điểm quá gần City Hall và Seoul Plaza. Nhưng 2 bác già chọn xem Deoksugung vì dễ đi nếu dùng phương tiện "hăng cải", lười hoặc mỏi chân (như 2 bác) thì bắt subway chỉ có 1 trạm, Changdeokgung thì không thuận tiện , khó bắt xe và phải đi bộ quãng khá xa, mà 2 bác già ngán cái khả năng to quơ của chính mình và các anh tài taxi nên tuy tiếc vì không được ngắm khu vườn yên tĩnh Biwon (secret garden) trong khuôn viên Changdeokgung, 2 bác cũng đành đánh qua chữ "kệ, bỏ" !

Deoksugung-Seoul.jpg
 
....

Đọc sách, thấy nói Deoksugung là nơi ở của vua Sejong từ năm 1897, 10 năm sau vua Sejong bị người Nhật buộc thoái vị (hình như hành động này hơi quen quen?)và ông ta qua đời năm 1919, con là Sunjong được đưa lên thay nhưng chỉ là con rối trong tay người Nhật.

Sách không có nói cung Deoksugung hiện giờ là tân tạo hay đươc giữ gìn , trùng tu từ nguyên thủy, nhưng bác già nhìn thấy kèo ngói còn tươi thắm không bị ám nét rêu phong. Dù tân tạo, dù trùng tu từ nguyên thủy, người Hàn đã hoàn thành công việc giữ gìn của họ khá tốt:

Deoksugung2.jpg


Deoksugungdetailofthetile.jpg


Detailoftheceiling.jpg


Bác già cho là khá tốt, chứ không phải rất tốt, vì nhìn vào các gian phòng, bác già thấy trống quơ trống hoác, chỉ như vỏ ngoài của một pho tượng mà thiếu hẳn cái linh hồn. Cũng như khi thăm cung điện Versailles của Pháp, bác già thầm tiếc giá như họ đặt vào 1 ít bàn ghế, vật dụng trang hoàng cho ta cái cảm tưởng ấm cúng rằng chủ nhân của nó vừa đi vắng, có thể là đang tham dự một cuộc săn bắn, có thể là đang vi hành thăm dân hoặc phong lưu hơn, có thể vị vua nọ đang trên đường đến thăm một trong những hậu cung phi tử!

Insidethemainpalace.jpg


CourtyardDeoksugung.jpg


Deoksugung3.jpg
 
Phía trong khuôn viên cung Deoksugung, có dãy hành lang đậm nét tĩnh của Đông Phương:

Beautifulcourtyard2.jpg


Trở ra sân trước để xem đổi gác. Phiên đổi gác được cử hành trước Daehanmun, cổng chánh của Deoksugung; đây là tái tạo lại một sinh hoạt dưới thời Sejong: khoàng 50 người ăn vận, hóa trang như binh lính trong thời này, sẽ dựng lại cảnh đổi phiên gác giữa 2 toán lính canh theo đúng nghi lễ: 1 toán sẽ đứng gác tại cổng Daehanmun (Đại Hàn Môn?), toán kia sẽ từ phía bên sân sau của Deoksugung (nay được dùng làm Art Museum) tiến ra trước và 2 toán sẽ gặp nhau. Sau đó một quan văn mặc phẩm phục màu đỏ cầm theo 1 dùi trống to cũng bọc vải đỏ, đánh 3 hồi trống vào trước cái trống to (Tai ko = đại cổ) trone khi 2 người chỉ huy của 2 toán lính trao đổi gươm lệnh và cờ hiệu. Xong, 1 toán giữ cổng Dại Môn, toán kia theo đường bên hông trở về hậu điện

Changingofguards.jpg


Readytochange2.jpg


Changingguard3.jpg


Bigcolorfuldrum.jpg


Changingguard5.jpg
 
Dọc theo dãy tường ngăn của Deoksugung, có những họa sĩ vẽ tranh để bán. Đối với hội họa, 2 bác già chỉ có "nhục nhản" chứ tuyệt không có tý hơi hướm nào của "ngọc nhản"; tuy nhiên vẫn nhìn ra cái tầm thường của những bức tranh này, chắc tại vậy mà không có khách nào nhìn đến!

Artistalongthewall.jpg


Gần cuối bức tường, giáp với cỗng vào của Art Museum, có những bức tượng , mà theo bác già có rất nhiều ý nghĩa:

Funnysculptures.jpg


Nhờ bạn đặt tên cho bức hình này! Thấy nó hay hay thì kéo lên này xem chung thế thôi:

Manandwoman-cutetoiletsign.jpg


Buổi trưa hai bác già ráng đi mua vài món gọi là đặc sản Hàn quốc mang về, lại xuống hầm của Lotte mà tìm thôi; thấy nào là ginseng, củ to như củ chuối!

Ginseng2.jpg


Nào là kimchi, đủ loại kimchi, chắc chắn là phải nhiều hơn 7 kiểu:

Kimchi-Kimchiandkimchi.jpg


Lên phi trường, chuyến bay trở về nhà sau 3 tuần đi xa rất bình yên, các cô tiếp viên Hàn Quốc xinh xắn trong đồng phục màu xanh lam và phục vụ hết lòng, luôn với nụ cười trên môi để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng hai hành khách già, nhìn ra bên ngoài, mặt trời vừa ló dạng that đẹp. Chuyến đi thăm nhìn cảnh đẹp Âu Á tuy chưa thỏa mản, nhưng hai bác già lòng rất vui khi đã tận mắt thấy nhiều điều mà 2 bác đã học và đọc từ thuở tóc xanh.

IMG_1903.jpg
 
Tài liệu và những thông tin cần thiết

Hàn Quốc nói chung và Seoul nói riêng đa số người dân thường không nói đươc nhiều tiếng Anh, hoặc họ biết, nhưng cách phát âm không chuẩn đưa đến tình trạng e ngại mà không dám sử dụng nhiều, hoặc phản ứng chậm khi tìm chữ để kết nối thành câu.

Bạn có thể đọc Lonely Planet Seoul để lấy thêm thông tin, nhưng theo tôi, LP Seoul thiếu sót và sai nhiều chỗ: giá cà và giờ giấc mở cửa các điểm du khảo. Chúng tôi xem được đổi gác ở Deoksugung phần lớn là nhờ tình cờ may mắn, vì LP Seoul cho biết giờ đổi gác là 2 giờ chiều đến 2 giờ 45 chiều, trong khi thực sự bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 11 giờ! (Quên nhắc với các bạn là trước Daehanmun từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa sẽ có lều của Korea Tourism cho các bạn mượn quần áo Hanbok mặc thử chụp hình miển phí, không cần giấy tờ gì hết, chỉ ghi tên và quốc tịch của bạn vào quyển sổ thôi!) Chúng tôi dự định mua vé xem nhạc kịch cổ của Hàn quốc tại Chung Dong theatre gần Deoksugung, nhưng LP cho sai giờ mua vé nên lỡ mất dịp!
Muốn biết thêm về Korean Folk Village, bạn có thể tham khảo từ trang nhà của KFV:

http://www.koreanfolk.co.kr/folk/english/index.htm

Một trang nữa chúng tôi nghĩ cũng cung cấp thông tin rất nhiều:

http://www.visitseoul.net/?uid=

Trong khi chuẩn bị cho chuyến đi, chúng tôi có gởi email cho Sở du lịch Hàn Quốc tại nơi chúng tôi cư ngụ, họ gởi cho chúng tôi các tài liệu sau, tôi nhận thấy rất có ích và nhiều thông tin hơn LP:

IMG_0017.jpg


Chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia mà Sở du lịch của họ rất tích cực trong việc quảng bá tài liệu về đất nước họ!

Chúng tôi vốn là "slow travellers", nên biết còn thiếu rất nhiều nơi thăm xem trong Seoul. Nhưng với sức khỏe (bác trai người nhiều bệnh) không thể chạy đua với thời gian để xem hết những cái cần xem trong vòng 4 ngày và 3 đêm; nhưng tôi tin các bạn trẻ sẽ làm được, và làm rất tốt! Chúc các bạn luôn tìm và hướng đến những chân trời mới lạ để mở mang tầm nhìn và kiến thức.
Riêng chúng tôi, sẽ trở lại Seoul một thời gian tới đây. Và trước khi đi, chắc chắn sẽ mời bạn nào có mặt trong cùng thời gian, chúng ta gặp nhau để chúng tôi mời các bạn 1 chén trà kết tình vong niên. Mong lắm!
 
Last edited:
Bài viết của bác thật là hay. Chỉ đi một lần mà đã gần như hiểu phong tục văn hóa, thắng cảnh, món ngon vật lạ của xứ người. (c)

Như cháu cũng đi đây đi đó, ở VN thôi, như Hà Nội năm nào cũng đi, mà chưa bao giờ hiểu hết được, "nếm" hết được, vì tuổi trẻ đi nhanh đi vội quá, cái gì cũng chạy ào qua, ngắm nghía một chút rồi lại chạy ào đi chỗ khác, chẳng chịu khó tìm hiểu nghiên cứu hay đọc thông tin gì cả, thế nên cái sự thấu đáo nó cứ bị sức mẻ.:T

Chỉ ước sau này tuổi già đủ mạnh khỏe để vẫn còn được đi đây đi đó như 2 bác, à, quan trọng nhất là đi đâu cũng có bạn - trăm - năm bên cạnh như bác.:D

Hy vọng bác lục lọi lại trong máy tính xem còn hình ảnh chuyến đi nào trước đây để góp vui với diễn đàn.(beer)
 
Korean Folk Village


Chuyển tuyến xe thì theo cái này:

Lookforthissigntotransfer.jpg

Cháu rất ngưỡng mộ chuyến du lịch của hai bác đấy, mong rằng ba mươi năm nữa cháu cũng có thể đi du lịch như hai bác.

Cháu xin bổ sung ít thông tin về hệ thống subway của Seoul. Hiện nay Seoul không chí có 8 line subway từ 1 đến 8 mà còn thêm các line mới mang tên riêng như Bundang line, Jungang line và Incheon line. Số lượng line lớn, chiều dài các tuyến cũng khá "khủng" nên việc đi lại bằng subway ở Seoul bắt buộc phải có bản đồ tàu. Nhiều người dân Seoul vẫn phải hỏi đường ở dưới ga tàu, không riêng gì khách du lịch như hai bác đâu ạ.

Các chỉ dẫn của hệ thống subway thì ngoài các biển báo, chỉ dẫn quan trọng nhất lại nằm trên tường. Trên tường ga (xuống đường tàu rồi í ạ, tự nhiên cháu quên béng nó gọi là gì) luôn có một vạch màu chỉ thị số tuyến đường đang đi, line 1 là màu xanh đậm, line 2 xanh lá cây, line 3 da cam, line 4 xanh da trời... Dừng ga nào thì trên vạch có tên ga đó và tên của ga kế cùng ga trước và mũi tên chỉ hướng di chuyển. Nếu là ga transfer sẽ có thêm một hoặc hai vạch mang màu của line sẽ chuyển và có mũi tên chỉ hướng di chuyển đến nơi đổi tàu. Có những ga đổi tàu phải đi bộ tới mấy trăm mét, bởi nguyên thủy đó là 2 ga, người ta làm đường hầm nối chúng lại với nhau. Ví dụ ở line 4 đổi sang line 7 ở Chongshin Uni., ga ở line 4 là Ichol, nhưng chuyển sang line 7 lại là Isu, nếu ko để ý rất dễ nhầm.

Ngoài ra khi ngồi trên tàu, mỗi khi sắp đến ga luôn có giọng phát thanh viên thông báo tên ga đến và cửa ra bên trái/phải bằng tiếng Anh (sau tiếng Hàn). Đến điểm đổi tàu thì có một đoạn nhạc và thông báo cũng nói rõ sẽ chuyển được sang line nào.
 
Bác chủ topic này, bác có nhận thấy là rất nhiều kiến trúc cổ của Korea giống của Japan không ? Các đền đài, hoa văn ấy. Cháu nhìn mà giật cả mình cứ như là nhìn ảnh Nhật vậy...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,594
Bài viết
1,153,926
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top