What's new

Hai đứa ở Lý Sơn.....

Đảo Bé…


DSCF6989.jpg



DSCF6990.jpg



Xóm biển…


DSCF6991.jpg



DSCF6998.jpg



Vắng…


DSCF7007.jpg



DSCF7006.jpg



Khung cảnh thì rất đẹp, cũng núi đá màu sẫm hình thành từ núi lửa nổi bật trên nền của những con sóng trắng xóa vỗ bờ liên tục….


DSCF6995.jpg
 
Trời mưa lang thang khám phá đảo lại càng mát mẻ, lòng cứ nhẹ tênh…


DSCF7003.jpg



DSCF7004.jpg



Rì rào con sóng….


DSCF7012.jpg



DSCF7015.jpg



Trên đảo có loại cây khá lạ gọi là “dứa biển”, nghe nói nâu nước uống rất mát. Mình có nghe qua một lần, giờ mới có dịp thấy tận mắt….


DSCF6996.jpg



DSCF7016.jpg



Đi dạo một vòng quanh đảo theo vòng núi đá bao quanh đảo rất thú vị, các khối đá màu nâu đen nằm rải rác ôm lấy hòn đảo. Đá này có kết cấu rỗng li ti bên trong nên khi bạn bước đi trên đó không hề sợ bị trơn, cảnh biển nơi này đẹp lắm…


DSCF7017.jpg
 
Tắm mưa ngắm con sóng lớn đánh ầm ầm vào các khe đá, nước tung trắng xóa. Ở đây, lúc này chỉ có 3 người…..


DSCF7025.jpg



DSCF7026.jpg



DSCF7027.jpg



Càng đi thì bờ đá càng cao lên như ngọn núi, tuy leo núi như vậy nhưng trời mát mẻ dễ chịu. Nhìn ra xa xa thấy có ai đó ngồi trong thúng chai đang cố đánh vật với con sóng để chèo vào. Mọi thứ trông thật bé nhỏ trước biển……


DSCF7029.jpg



DSCF7031.jpg



…nó cũng vậy….


DSCF7034.jpg



The same to him…


DSCF7041.jpg
 
Có một con đường xi-măng chạy thẳng xuyên qua đảo, chia đảo thành 2 phần, để đi nửa vòng đảo Bé bạn phải đi leo núi như vậy hơn 1.30hrs. Cứ muốn ngồi lại để ngắm cho thỏa cái khát về cảm giác được một mình một cõi như thế này…..


DSCF7036.jpg



DSCF7038.jpg



DSCF7039.jpg



Một ngôi trường….


DSCF7043.jpg



Về lại nhà Chị bạn thì trời vẫn còn mưa lắm. Bữa trưa hôm đó sao ngon thế, thích nhất là được nói chuyện với người dân ở đây, họ nói khá nhanh và chất giọng đặc sệt địa phương, dù có tập trung lắng nghe bạn cũng khó mà biết họ đang nói gì. Món chả cá cuốn rau và bánh tráng ngon quá, ăn một lúc mấy cái. Mọi người rất thân thiện, vui vẻ và chân tình. Tiếng nói cười cứ kéo dài suốt….


DSCF7044.jpg



Nghe chị kể dạo này còn đỡ, lúc trước từ đảo Lớn qua đảo Bé khó khăn lắm, có khi qua tới nơi gặp trúng biển động là chịu luôn. Trông thấy đảo Lớn bên kia mà không thể về được, có khi kẹt lại một tuần, lương thực mọi người phải dựa vào nhau mà chống chọi qua ngày….


DSCF7047.jpg



DSCF7048.jpg
 
Bác đi trúng trời mưa thì k thấy được biển xanh,trời xanh.Nhưng trời mưa nó cũng có cái thú vị của trời mưa.
Mà may cho bác là bác về đảo lớn được,chứ không ở lại đảo bé 1 tuần rồi :p
 
Sáng mới mưa gió ầm ầm mà trưa thì trời lại nắng gắt, cái nắng xứ đảo như muốn thiêu cháy bạn vậy. Bãi biển trở nên hiền hòa hơn, lũ trẻ có dịp vui chơi thỏa thích trong làn nước xanh ngắt….


DSCF7051.jpg



DSCF7050.jpg



DSCF7052.jpg



DSCF7053.jpg



Chuyến tàu đi về lại đảo Lớn cũng đông y như lúc đi vậy, không còn một chỗ trống, người ta cũng lên tàu bằng mọi cách...


DSCF7055.jpg



Ở cảng giờ này, người ta cũng đang chuẩn bị mọi thứ vậy dụng thiết yếu cho những chuyến đánh bắt xa bờ dài ngày….


DSCF7057.jpg
 
Nói đến Lý Sơn không thể không nhắc tới cây tỏi, sản phẩm kinh tế chủ lực của dân Lý Sơn. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp vùng vì chất lượng hơn hẳn so với các giống tỏi khác. Cây tỏi thường được trồng vào các tháng trời lạnh, thu hoạch vào các ngay đầu năm…

“ Điều ngộ nghĩnh nhất của Lý Sơn là cây tỏi nơi đây. Chúng vang danh khắp đất liền. Cát và gió biển nuôi chúng, rồi chúng nuôi lại người dân. Ngoài hương biển bạn còn nghe rất rõ mùi hương tỏi khi có thời gian len lỏi khắp đường xá nơi này. Món gỏi tỏi là một đặc sản không nên bỏ qua bên cạnh những thực đơn hải sản cũng không kém đặc trưng. (Sưu tầm)


DSCF7058-1.jpg



Những năm 1960 là thời hoàng kim của cây tỏi trên đất đảo Lý Sơn, mỗi nhà trồng tỏi chỉ mang chừng vài tạ tỏi khô vào đất liền bán là rủng rỉnh trong túi cả lượng vàng. Cây tỏi lên ngôi và Lý Sơn có biệt danh “vương quốc tỏi” từ đó. Do đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt ở huyện đảo Lý Sơn, hằng năm trước khi vào vụ trồng tỏi người dân Lý Sơn thường chạy đôn chạy đáo tìm cát để đưa về ruộng, rẫy dùng lớp cát mới thay lớp cát cũ.

Những năm gần đây nguồn cát ven bờ cạn kiệt, người dân phải ra biển hút cát đưa vào bờ. Hằng năm vào tháng 8 âm lịch, người trồng tỏi Lý Sơn mới bắt đầu xuống giống, nhưng họ đã chuẩn bị nguồn cát biển để thay lớp cát cũ trên rẫy từ sau Tết.
(Sưu tầm)



DSCF7072.jpg



DSCF7167.jpg



Lý Sơn những ngày gần đây trở thành “hot topic” về vần đề biển đảo, nơi này có quá nhiều những yếu tố chứa đựng ý nghĩa lịch sử. Mới cách đây 2 hôm thôi, đảo Lý Sơn tổ chức “lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa”, huyện đảo như bị quá tải bởi các vị đại biểu, lãnh đạo khắp nơi. Dân du lịch cũng tới thăm đảo nhưng không nhiều lắm vì trên huyện đảo chỉ có tầm 3 nhà nghỉ, điều kiện sinh hoạt là ở mức tối thiểu nhất. Ngay cả anh trai của Chị bạn dịp này cũng có bạn bè làm cùng nghành ra dự lễ nhưng không biết ăn ngủ ở đâu, anh đành sắp xếp cho tất cả nghỉ ngay tại cơ quan làm việc….


“Sáng 29-4, Tại Đình làng An Vĩnh, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp UBND huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Tham gia nghi lễ chính thức có đại biểu các Bộ ngành T.Ư, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và hàng nghìn người dân trên đảo cùng nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội truyền thống văn hóa của huyện đảo Lý Sơn đã được lưu truyền từ hơn 300 năm trước. Cứ vào khoảng tháng 2 và 3 âm lịch hằng năm, khi mùa mưa bão ở miền trung đã dứt, huyện đảo Lý Sơn lại diễn ra các cuộc tế lễ dành cho những hùng binh năm xưa đã ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi hành lễ là những cuộc viếng mộ gió như là sự tri ân đối với tiền nhân. Mộ gió không có xác người dưới mộ, chỉ là nấm đất tượng trưng của dòng tộc dành cho những con em của họ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa.
Nghi thức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa bắt đầu, các bô lão, đại diện các họ tộc khấn vái linh hồn tổ tiên và các hùng binh. Tiếp đến, thầy pháp Nguyễn Nữ (quê Lý Sơn, gia đình có ba đời làm nghề này, hiện sống tại tỉnh Bình Thuận cũng về hành lễ) khấn nguyện trước bài vị các "chiến binh" Hoàng Sa và yểm bùa vào các hình nhân thế mạng các chiến binh trong ngày lễ. Theo quan niệm của dân Lý Sơn, khi thầy cúng "yểm bùa" vào những hình nhân thế mạng thì người lính ra Hoàng Sa đã có người chết thế (thế lính) rồi.
Dụng cụ "hành nghề" từ thời xưa của thầy cúng trong Lễ khao lề là một dải lụa đỏ và chuông, mõ. Khi thầy cúng đọc các câu thần chú đuổi tà trừ ma, cùng lúc đó là tiếng ốc u "gọi quân" của ông Nguyễn Quang Tín. Tiếng ốc u tha thiết gợi nhớ những hùng binh Hoàng Sa "một đi không trở lại" thuở nào. Sau lễ, các họ tộc tổ chức cuộc rước thuyền và hình nhân thế mạng được thả ra biển. Năm chiếc thuyền câu (mô hình tượng trưng) cùng những hình nhân thế mạng đã lần lượt thả trôi ra Hoàng Sa theo con đường mà các bậc tiền nhân Lý Sơn đã ra đi từ hơn 300 năm trước ngay tại bến thuyền của đảo Lý Sơn.
Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Võ Xuân Huyện thay mặt cho bà con trên đảo phát biểu đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương Lý Sơn, lòng biết ơn mãi mãi của cư dân trên đảo đối với các hùng binh năm xưa đã vâng mệnh vua, không quản ngại hy sinh xương máu mình để đi “vẽ hình biển đảo quê hương”, bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (Sưu tầm)


DSCF7059.jpg



DSCF7060.jpg



DSCF7063.jpg



DSCF7066.jpg
 
Chiều tà, mọi người rủ nhau ra gành bắt ốc, tìm hiểu cuộc sống và công việc hàng ngày của người dân. Gành là những bãi đá nằm tập trung rất nhiều loại rong biển, tôm cua ốc đủ loại, bãi đá trông như một vùng bờ biển trải rộng hơn trăm mét tính từ bờ. Mực nước thì có chỗ sâu cạn khác nhau, nói chung là rất dễ đi, có những chỗ tự nhiên sau xuống ngang thắt lưng tạo thành một cái ao nhỏ nhốt rất nhiều loại tôm cá có màu sắc sỡ bơi bên trong…. Bạn có thể tự định hướng để đi thẳng ra ngoài biển nhờ vào các khối rong mặc cạn tập trung thành từng mảng lớn. Dưới chân nước biển trong suốt, chạy lăn tăn qua kẽ chân…..

DSCF7090-1.jpg



DSCF7094.jpg



Ngày nào cũng vào giờ này là người dân sống quanh gành lại ra làm công việc hàng ngày là bắt ốc, cua, hái rong. Trông xa gành trông như một công trường mà mọi người đang hăng hái làm việc….


DSCF7080.jpg



DSCF7081.jpg



DSCF7086.jpg



DSCF7087.jpg



Nhịp sống…


DSCF7077.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,437
Bài viết
1,147,202
Members
193,500
Latest member
buyverified5645
Back
Top