Sau bữa trưa đầu tiên, tôi tiếp tục công cuộc hành xác, lúc đó khoảng 1 giờ chiều. Lại một chuỗi các bước đắn đo tìm lối đi, lấy đà, nhảy, đắn đo tìm lối đi, bám đá, đu lên, đu xuống. Thời điểm nghỉ ngơi luôn là lúc sảng khoái nhất của hành trình.
Đằng xa có phiến đá thật bằng phẳng, tôi zoom ống kính lại gần. Có vẻ như khối đá không cùng loại granit với các khối đá khác. Ngủ ở đây thì thật là tuyệt, nhưng có vẻ còn quá sớm để nghĩ đến điều đó; lúc này chắc khoảng 2 giờ chiều hoặc cũng có thể là trước giờ nghỉ trưa.
Không gian thật khoáng đạt, đê mê.
Đôi khi, lối đi của tôi lại là một khe hẹp thế này.
Trên đầu nắng, dưới chân sóng đánh liên hồi như trống trận. Các tảng đá ướt là ngôi nhà lý tưởng của cơ man nào cua và cá lác (cá thòi lòi).
Nhìn những chú cá này tôi lại nhớ đến những ngày còn nhỏ, thỉnh thoảng được ra sông chơi. Nhà tôi ngay sát sông nhưng bố mẹ hạn chế cho ra, vì sợ chết đuối; mãi cuối năm lớp 8 mới được đi tập bơi ở bể bơi có huấn luyện viên. Thế giới ở bờ đê ngăn con sông với khu dân cư thật là thú vị. Những lúc nước sông xuống thấp, bùn nhiều là lúc cá lác đua nhau nhảy nhót trên bùn hoặc bám vào những cây cói. Chúng tôi thường rón rén, cố gắng chụp chúng nhưng thường là không thành công, chúng rất tinh, phóng ngay xuống nước hoặc đi chỗ khác. Người lớn thì bắt chúng bằng bẫy bằng tre, cắm xuống bùn. Tôi thì chưa được tận mắt chứng kiến chúng đánh nhau nhưng được nghe nói giữa chúng thường xuyên xảy ra chiến trận để tranh giành lãnh thổ, nên mới có câu “võ mồm con cá lác”. Tôi không hiểu sao, câu đó lại biến thành “vỡ mồm con cá lác” để chỉ tình huống không đỡ được. Hồi nhỏ, chúng tôi chỉ bắt chúng để chơi hoặc làm mồi câu cáy, ếch nhái, chão chuộc. Giờ thì chúng trở thành đặc sản rồi đó.
Đằng xa có phiến đá thật bằng phẳng, tôi zoom ống kính lại gần. Có vẻ như khối đá không cùng loại granit với các khối đá khác. Ngủ ở đây thì thật là tuyệt, nhưng có vẻ còn quá sớm để nghĩ đến điều đó; lúc này chắc khoảng 2 giờ chiều hoặc cũng có thể là trước giờ nghỉ trưa.
Không gian thật khoáng đạt, đê mê.
Đôi khi, lối đi của tôi lại là một khe hẹp thế này.
Trên đầu nắng, dưới chân sóng đánh liên hồi như trống trận. Các tảng đá ướt là ngôi nhà lý tưởng của cơ man nào cua và cá lác (cá thòi lòi).
Nhìn những chú cá này tôi lại nhớ đến những ngày còn nhỏ, thỉnh thoảng được ra sông chơi. Nhà tôi ngay sát sông nhưng bố mẹ hạn chế cho ra, vì sợ chết đuối; mãi cuối năm lớp 8 mới được đi tập bơi ở bể bơi có huấn luyện viên. Thế giới ở bờ đê ngăn con sông với khu dân cư thật là thú vị. Những lúc nước sông xuống thấp, bùn nhiều là lúc cá lác đua nhau nhảy nhót trên bùn hoặc bám vào những cây cói. Chúng tôi thường rón rén, cố gắng chụp chúng nhưng thường là không thành công, chúng rất tinh, phóng ngay xuống nước hoặc đi chỗ khác. Người lớn thì bắt chúng bằng bẫy bằng tre, cắm xuống bùn. Tôi thì chưa được tận mắt chứng kiến chúng đánh nhau nhưng được nghe nói giữa chúng thường xuyên xảy ra chiến trận để tranh giành lãnh thổ, nên mới có câu “võ mồm con cá lác”. Tôi không hiểu sao, câu đó lại biến thành “vỡ mồm con cá lác” để chỉ tình huống không đỡ được. Hồi nhỏ, chúng tôi chỉ bắt chúng để chơi hoặc làm mồi câu cáy, ếch nhái, chão chuộc. Giờ thì chúng trở thành đặc sản rồi đó.