“Về tên gọi của núi hiện đang có nhiều cách giài thích khác nhau. Có người cho rằng do khí hậu trên núi rất mát mẻ nên trước đây toàn quyền Pháp có xây dinh thự để nghỉ mát vì vậy sau này người ta quen gọi núi Dinh. Cũng có người cho rằng sở dĩ núi được gọi tên núi Dinh là để tưởng nhớ công ơn người đã có công khai phá vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Dinh.
Núi chạy dài hình vòng cung theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, độ cao trung bình khoảng khoảng 500m với tổng diện tích toàn khu vực gần 60km² được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía. Đây là một quần thể núi non và cây xanh ngút ngàn với những am, chùa, cốc, miếu độc đáo nằm ven các con suối.
Căn cứ cách mạng
Lợi dụng địa hình hiểm trở ở đây, cuối năm 1952 Thị uỷ Bà Rịa đã bí mật chuyển căn cứ hoạt động từ rừng Sác, xã Long Sơn vê núi Dinh. Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị thuộc chiến trường Đông Nam Bộ. Khu căn cứ đã được công nhận khu di tích lịch sử vào năm 1993.
Căn cứ núi Dinh trải dài trên một diện tích rộng có địa hình phức tạp, bao gồm các khu vực sau:
• Hang Dây Bí: Nằm trên độ cao 481m về phía Đông Nam của núi. Đây là căn cứ của Huyện uỷ, Huyện đội Châu Đức. Trước hang có nhiều vòm đá tạo thành mái che kiên cố. Bên trong có các hang sâu bí ẩn. Lại có nguồn nước ngọt dồi dào do dòng suối tiên mang lại. Bên ngoài nhiều dây leo chằng chịt phủ kín miệng hang.
• Hang Tổ: Nằm ở độ cao 200m, bên trong có nhiều ngõ ngách sâu và rộng, đủ chỗ chứa hàng trăm người. Đây là điểm dừng chân của cán bộ chiến sĩ, là nơi cung cấp lương thực chực phẩm của Thị uỷ, Thị đội Bà Rịa. Mùa xuân năm 1968, hang Tổ là nơi tập kết lực lượng của bộ đội tỉnh Bà Rịa-Long Khánh trước lúc xuống đường.
• Hang Mai: Nằm trên độ cao 234m vê phía Tây Bắc, là một thung lũng lòng chảo khá rộng thoải dần về phía Bắc, có hai con suối nhỏ chảy qua. Xung quanh khá nhiều cây cối, những thảm cỏ xanh tươi, cảnh quan thơ mộng. Hang cũng được dùng làm nơi tập kết của lực lượng cách mạng.
• Bưng Lùng: Nằm ở độ cao chót vót, ẩn mình giữa hai đỉnh núi ông Trịnh và đỉnh núi Dinh. Là một thung lũng khá bằng phẳng, xung quanh có rất nhiều cây lùng nên có tên gọi là Bưng Lùng. Bên các sườn dốc là bạt ngàn các cây cổ thụ, tán lá rộng sum xuê. Trong những năm 1961-1967, cán bộ chiến sĩ đã rút về đây xây dựng căn cứ, đào hầm chữ T, mắc võng ngủ trong hầm để bảo toàn lực lượng.
• Chùa Diệu Linh: Nằm trên độ cao 160m, phía Tây Bắc núi, là nơi hoạt động của Thị uỷ Bà Rịa trong những năm 1972-1975. Chùa đã bị dội bom phá hỏng, chỉ còn lại một ngôi tháp Tổ cao ba tầng.
• Hang Dơi: Ở độ cao 50m là nơi hoạt động của Thị uỷ, Thị đội Bà Rịa trong hai thời kỳ kháng chiến. Hang ở gần địa bàn dân cư nhất so với các căn cứ khác, có hai ngách lớn, nhiều đường đi rất thuận lợi, miệng hang rộng và thoáng."
(Nguồn Internet)
Núi chạy dài hình vòng cung theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, độ cao trung bình khoảng khoảng 500m với tổng diện tích toàn khu vực gần 60km² được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía. Đây là một quần thể núi non và cây xanh ngút ngàn với những am, chùa, cốc, miếu độc đáo nằm ven các con suối.
Căn cứ cách mạng
Lợi dụng địa hình hiểm trở ở đây, cuối năm 1952 Thị uỷ Bà Rịa đã bí mật chuyển căn cứ hoạt động từ rừng Sác, xã Long Sơn vê núi Dinh. Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị thuộc chiến trường Đông Nam Bộ. Khu căn cứ đã được công nhận khu di tích lịch sử vào năm 1993.
Căn cứ núi Dinh trải dài trên một diện tích rộng có địa hình phức tạp, bao gồm các khu vực sau:
• Hang Dây Bí: Nằm trên độ cao 481m về phía Đông Nam của núi. Đây là căn cứ của Huyện uỷ, Huyện đội Châu Đức. Trước hang có nhiều vòm đá tạo thành mái che kiên cố. Bên trong có các hang sâu bí ẩn. Lại có nguồn nước ngọt dồi dào do dòng suối tiên mang lại. Bên ngoài nhiều dây leo chằng chịt phủ kín miệng hang.
• Hang Tổ: Nằm ở độ cao 200m, bên trong có nhiều ngõ ngách sâu và rộng, đủ chỗ chứa hàng trăm người. Đây là điểm dừng chân của cán bộ chiến sĩ, là nơi cung cấp lương thực chực phẩm của Thị uỷ, Thị đội Bà Rịa. Mùa xuân năm 1968, hang Tổ là nơi tập kết lực lượng của bộ đội tỉnh Bà Rịa-Long Khánh trước lúc xuống đường.
• Hang Mai: Nằm trên độ cao 234m vê phía Tây Bắc, là một thung lũng lòng chảo khá rộng thoải dần về phía Bắc, có hai con suối nhỏ chảy qua. Xung quanh khá nhiều cây cối, những thảm cỏ xanh tươi, cảnh quan thơ mộng. Hang cũng được dùng làm nơi tập kết của lực lượng cách mạng.
• Bưng Lùng: Nằm ở độ cao chót vót, ẩn mình giữa hai đỉnh núi ông Trịnh và đỉnh núi Dinh. Là một thung lũng khá bằng phẳng, xung quanh có rất nhiều cây lùng nên có tên gọi là Bưng Lùng. Bên các sườn dốc là bạt ngàn các cây cổ thụ, tán lá rộng sum xuê. Trong những năm 1961-1967, cán bộ chiến sĩ đã rút về đây xây dựng căn cứ, đào hầm chữ T, mắc võng ngủ trong hầm để bảo toàn lực lượng.
• Chùa Diệu Linh: Nằm trên độ cao 160m, phía Tây Bắc núi, là nơi hoạt động của Thị uỷ Bà Rịa trong những năm 1972-1975. Chùa đã bị dội bom phá hỏng, chỉ còn lại một ngôi tháp Tổ cao ba tầng.
• Hang Dơi: Ở độ cao 50m là nơi hoạt động của Thị uỷ, Thị đội Bà Rịa trong hai thời kỳ kháng chiến. Hang ở gần địa bàn dân cư nhất so với các căn cứ khác, có hai ngách lớn, nhiều đường đi rất thuận lợi, miệng hang rộng và thoáng."
(Nguồn Internet)