What's new

Lên rừng xuống biển hành trình 3.700 Km

31.jpg


May mắn gặp xếp quản lý đập Hoa Sơn, tôi cà kê cà phê co kéo be nhiều chuyện liên quan đến thủy lợi, nào là cũng đã từng là lính thủy lợi(có ai mà không tắm, không cần nước), thấy biển số 92K biết là dân Quảng Nôm, Xếp hồ hởi bắt chuyện xếp tứng là học sinh trường thủy lợi Hội An .....He he ! Zậy là coi như gặp ngừoi nhà ! Xếp ra lịnh mở cổng cho mình được chạy xe lên tận lòng hồ tham quan! người khác đừng có mà mơ! Để xe đó ! Đi bộ lên nha!

15.jpg


17.jpg


25.jpg


30.jpg


29.jpg


18.jpg
 
NÚI HOA SƠN: cao 728 m ở phía Tây Tu Bông (Vạn Khánh) xưa gọi là Hoa Sơn hay Tô Sơn, sau đọc trại thành Tu Hoa, Tu Bông, chạy dài từ Tu Bông đến Gành Bà. Dưới chân núi là đường Gia Long, có truông Hụt, nay gọi là truông Tân Dân vì truông chạy qua thôn này. Nơi này xưa kia nổi tiếng nguy hiểm vì có nhiều cọp thường ra rình bắt khách bộ hành, nên ai qua truông được bình an thì cũng giống như người chết hụt vậy, đặt truông Hụt là có ý nghĩa như thế. Giữa núi Xá và núi Hoa Sơn có nguồn sông Tu Bông, trên nguồn có Ðập Sổ(bây giờ được NN đầu tư kiên cô là đập Hoa Sơn), nguồn này ăn sâu vào núi Ðồng Cọ.

20.jpg


21.jpg


22.jpg


24.jpg


28.jpg


30.jpg


27.jpg


Thời gian gần đây có nhiều con đập thủy lợi, thủy điện xây dựng gian dối vở lở tè le ở KONTUM, Quảng Trị ....Quảng Bình!
 
Last edited:
0.jpg


Lão nông này thấy tôi chộp ảnh, phi con xế điếc tới hỏi: Anh có phải cán bộ NN hem! Ruộng đất thu hồi mần gì không cho tụi tui canh tác! - Dạ dạ em hem phải CB gì hết á! Em cũng ngạc nhiên cánh đồng phẳng phiu mà để hoang phí quá anh à!


Một thung lũng có chiều dài độ 15 km dọc theo Quốc Lộ 1 bây giờ, phía Nam có Mũi Gành Bà (cách thị trấn Vạn Giã 6 km) - một nhánh nhỏ của dãy Trường Sơn đâm ra gần tới biển - Phía Bắc có Đèo Cổ Mã - một nhánh nhỏ của dãy Trường Sơn đâm ra tận biển. Thuở xưa vùng này rất hoang vui vì rừng núi rậm rạp chạy ra tận biển. Mắt trước là biển, cách bờ không bao xa có Đụn Cát trắng Tuần lễ, có các hải đảo như Hòn Mao, Hòn Một, Hòn Ong, Hòn Điệp Sơn, Hòn Lớn che chắn… Cuối thu, sang Đông, mùa gió Bấc thổi qua Kẻ "Eo Gió" như quạt máy cho chạy trong một cái hồ. Gió không thông, thổi giật tới, giật lui, cây cối oằn oại, cành lá xào xạc phát ra âm thanh "Tu oa, Tu oa" như trẻ sơ sinh khóc nên người ta gọi địa phương này là "Tu Oa" (dân địa phương phát âm là tu qua hay tu va). (Địa danh này xuất xứ từ tượng thanh). Theo "Đại Nam liệt truyện," năm Bính dần (1806), Vua Gia Long tuyển Bà Hồ Thị Hoa, con của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi người làng Bình An (Biên Hòa) làm vợ vua Minh Mạng. Bà có đủ 4 đức tính: Thục, Thân, Hiền, Trinh. Năm Đinh Mão (1807, bà sinh Hoàng tử Nguyễn Phúc Tuyền (tức Vua Thiệu Trị), chỉ 13 ngày sau khi sinh, Bà mất mới có 17 tuổi. Vua Gia Long thương tiếc vô cùng. Ông xuống dụ cấm thần dân không được gọi tên Hoa. Mỗi khi gặp chữ này thì chữ này thì đọc trại ra là Ba, Huê, Hóa, hay Bông… Có lẽ vì thế, từ Gia Long trở về sau một số nhơn danh (tên người), một số địa danh (tên địa phương) bị thay đổi cách đọc, cách gọi. Ví dụ: Chợ Đông Hoa gọi là Chợ Đông Ba; tỉnh Thanh Hoa gọi là tỉnh Thanh Hóa; Hoa kỳ gọi là Huê Kỳ; Hoa lợi gọi là Huê lợi; Hoa Dung Đạo gọi là Huê Dung Đạo; Hoa Sen gọi là Bông Sen; Hoa Lài gọi là Bông lài; Tu oa (Tu qua) đổi là Tu Bông ngày nay. Ở quê tôi, thập niên 40 có ông phú hộ tên Hoa (từ Bình Định trở vào, người ta phát âm Hoa thành Qua hay Va), dân địa phương gọi trại ra là Ông Quơ, ruộng của ông Quơ, trâu của ông Quơ… hôm qua thì nói là hôm quơ…
Tôi đã có dịp làm việc tại đây (Tu Bông) khá lâu (hơn 5 năm). Tôi rất hiểu rõ vùng này. Từ cuối thu "Bấc rải" (bắt đầu có gió bấc), rối suốt cả mùa đông, rồi đến tháng giêng "động dài", tháng hai "động tố", suốt cả sáu bảy tháng trời, gió thổi suốt ngày luôn đêm. Ngọn cỏ đứt sạt sạt, tàu chuối (lá chuối) te tua, hoa trái rụng đầy gốc, lúa má ngã rạp; gặp kỳ lúa trổ, hột rụng hết chỉ còn trơ cộng ra! Một gia giống cấy tại Đồng Điền cách đó vài ba km, người ta gặt được ba bốn chục giạ lúa, còn tại vùng này chỉ gặt được năm bảy gia là cùng! Những ngày gió to, trên đường cái quan (quốc lộ 1) không có một loại xe nào dám di chuyển, ngoại trừ ô-tô và xe bò. Xe ngựa cũng không dám đi. Còn xe đạp thì dắt cũng bị gió hất lọt xuống ruộng nói chi là ngồi trên xe! Về mùa gió, cứ trông lên "EO GIÓ" ở dãy núi phía Tây bắc Tu Bông (dãy Trường Sơn): không có mây là có gió ít; có mây trắng là gió nhiều; có nhiều mây trắng lẫn mây đen là vừa mưa to vừa gió lớn. Những ngày mưa to gió lớn đừng hòng đội nón lá hoặc đi dù! Nông dân địa phương này, kể cả các em chăn trâu, chăn bò đều dùng áo tơi lá, nón gụ. Áo mưa nylon không chịu nổi sức gió ở xứ này.
Gió ở đây khiếp thật! Chắc chắn trên toàn cõi Việt Nam ta không có nơi nào có gió mạnh thổi từ ngày này qua ngày nọ suốt sáu bảy tháng liền như ở Tu Bông. Đó là tôi chưa đề cập đến mùa gió lào (địa phương gọi là gió Nam), từ tháng tư đến tháng bảy âm lịch, gió thổi nóng như lửa, cát bụi tung bay mù mịt. Mùa hè, mùa gió Nam, nhiệt độ nơi đây cao nhất so với tất cả các nơi khác trong tỉnh! Bạn đọc không tin, cứ hỏi đồng hương quê Tu Bông sẽ rõ là tôi không vẽ rắn thêm chân chút nào?(Cát Hạnh)


Tra cứu trên net đoạn mô tả này, tôi muốn xem thử cái gió nó kêu TU OA ra sao! Rảo khắp Tu Bông !

bando1.jpg


Cung đường men theo biển !

68.jpg


34.jpg


35.jpg


36.jpg


Tôi zô đường ni, tìm lối ra cửa Hải Triều !

61.jpg
 
Tiếng đồn con gái Tu Bông
Cười như hoa nở ....Dạo trông thế nào!

59.jpg


Kít! kít.....Thắng lại dòm Sói chút!

60.jpg


55.jpg


Chợ mai ....Ốc gạo xôn xao
Chị ơi! em thik ....Làm sao đem về!

57.jpg


Chị gói thiệt kỷ ! Ô kê!
Kèm tương, sả ớt bà xã mê em liền!

37.jpg


Dạ ....Em nào có sợ chi "Quê"
Chị đừng quên gai lể .... hê hê bả rần!
62.jpg


56.jpg
 
67.jpg


66.jpg


64.jpg


65.jpg


63.jpg


72.jpg


71.jpg


Rời phố thị Tu Hoa, tôi bước qua Đồng Điền!

Tu Bông! cuối thu "Bấc rải" (bắt đầu có gió bấc), suốt mùa đông cho đến tháng giêng "động dài", tháng hai "động tố", suốt cả sáu bảy tháng trời, gió thổi suốt ngày luôn đêm. Ngọn cỏ đứt sạt sạt, tàu chuối (lá chuối) te tua, hoa trái rụng đầy gốc, lúa má ngã rạp; gặp kỳ lúa trổ, hột rụng hết chỉ còn trơ cộng ra! Một gia giống cấy tại Đồng Điền cách đó vài ba km, người ta gặt được ba bốn chục giạ lúa, còn tại vùng "tu hoa" chỉ gặt được năm bảy gia là cùng!(net)!

Đi đón gió Tu Oa mà Cái năm 2012 thiệt lạ, 3 tháng cuối không mưa, không gió làm thằng tôi hở giá thiệt rồi!
 
73.jpg


74.jpg


75.jpg


70.jpg


69.jpg


76.jpg


Woa! Gặp đường sắt .....Quay lui lại Sói ui!

Tôi phải ra được cửa Biển Hải Triều, Bãi trâu nằm ....Và phải trở về thăm lại mái nhà xưa của em !

52.jpg


Đường về nhà em!

Gió đâu bằng gió Tu Bông
Thương ai bằng thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con

Bước lên Ðèo Cả
Trông vào Vạn Giã, Tu Bông
Biết rằng cha mẹ đành không?
Anh chờ, em đợi uổng công hai đàng
 
51.jpg


49.jpg


Vườn xưa!

50.jpg


Lối cũ ta về!

Lối cũ ta về dường như nhỏ lại
Trời xanh xanh mãi một màu ấu thơ
Lối cũ ta về, vườn xưa có còn
Hoàng hôn buông xuống thoảng hương ngọc lan

Dù gió có trút lá úa xuống vườn chiều
Bước chân ai đem lang thang về cô liêu
Chốn xa xôi kia mang bao kỷ niệm cũ
Em đã quên hay là vẫn mang theo

Dù cho bên anh nay em không còn nữa
Biết chăng trong con tim anh luôn hằng nhớ
Người yêu ơi nay em đã bỏ anh đi
Sao em nỡ bỏ anh đi mãi

Lối cũ ta về, soi nghiêng gót giầy
Chiều nghiêng vạt nắng, buồn chờ tóc mây
Lối cũ ta về, dừng chân trước thềm
Chờ nghe trong gió mùi hương ngọc lan

54.jpg


48.jpg


45.jpg


46.jpg


Của đóng then cài ! Em giờ nơi đâu nơi đâu!?
 
Từ chân đèo Cổ Mã một dãi cát trắng chạy thẳng ra biển theo hướng Đông Nam tạo thành bán đảo Bàn Sơn dài độ 30 km trong nhỏ, ngoài to, hình thù giống như chiếc chìa khóa mà những cái răng chìa xuống hòn Lớn, cán hướng lên đèo Cổ Mã. Hai răng chìa khóa ôm lấy cửa Vạn có hòn Lớn đứng trước cửa như bức bình phong.
Làng Tuần Lễ nằm trên bãi cát trắng cách Ninh Mã độ 5 km, thuộc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, từ đó các đụn cát trắng và các đồi đá thấp nối tiếp chạy dài đến Đầm Môn, Hòn Gầm, thuộc xã Vạn Thạnh. Từ Ninh Mã đến mũi Hòn Ngang dài độ 13 km, bờ biển thẳng: khởi đầu là một dãy đồi cát thấp, qua khỏi đồi cát thấp sẽ tới một dãy đồi đá thấp, tiếp theo là một dãy đồi cát cao che khuất mặt Đông của làng Vĩnh Giật.
Các dãy đồi đá và đồi cát tiếp nối chạy dài này là một bức trường thành che gió mùa Tây Nam cho vùng Đại Lãnh, Vũng Rô. Trên đoạn này có một cái truông gọi là truông Tràm có nhiều cây tràm mọc, còn có tên là bãi Võ, cát ở đây khác với cát ở các nơi, vì khi bước lên có tiếng kêu kít kít. Dân chài cho biết nơi đây xưa kia là dãy đá ngầm, rất nhiều ghe thuyền bị chìm đã nằm chồng chất lên nhau tạo thành một bãi chướng ngại vật khiến cho cát bị gió đánh từ xa bay vào tụ lại lâu ngày thành bãi Võ này.
Gió mùa Đông Bắc từ biển thổi vào qua mũi Varella (phía Đông Vũng Rô) dồn xuống đồi cát Vĩnh Giật và dãy núi hòn Lớn, vì đồi cát và núi này cao nên gió bị chận lại, dồn ép và thổi bật qua hòn Gầm, qua truông Tràm và vào thẳng Tu Bông thành một luồng gió mạnh và cuốn xoáy. Chính ngọn gió này đã làm cho Tu Bông nổi tiếng "Gió Tu Bông".
Ông tha mà bà khổng tha
Trời cho cây lụt hăm ba tháng mười
Đồi cát Vĩnh Giật là cánh cửa chắn gió cho vùng Vạn Giã, nếu việc khai thác cát để xuất khẩu kinh doanh là điều không nên, vì gió mùa Đông Bắc sẽ tràn vào Vạn Giã !!!
Đi khỏi mũi Hòn Ngang hơn 3 km thì núi nổi lên làm cho bờ biển trở nên gập ghềnh khúc khuỷu. Từ Ninh Mã đến Vĩnh Giật, (hay còn gọi là Vĩnh Yên) là cán chìa khóa, Từ Vĩnh Giật đến Khải Lương là răng chìa khóa, trong khoảng răng chìa khóa có nhiều mũi đá như mũi Hòn Ngang, mũi Đá Chôn, mũi Đồi, mũi Hòn Chò. Mũi Cột Buồm ở về phía Đông, mũi Gành nằm về phía Nam cuối bán đảo, mũi Nai Ba Kèn nằm ở phía Nam cửa Vạn, trong khi mũi Cổ Cò, mủi Đá Sơn nằm ở phía Tây bán đảo.
Khi rời mũi Hòn Ngang có một bãi cát dài độ 5 km gọi là bãi Cát Thắm, tiếp theo là một dãy núi cao 201 m, tại đây có mũi Đá Chôn, mũi Đồi như đã nói ở trên, phía ngoài có đảo Đồi Mồi. Men theo hết chân núi sẽ đến đầm Bà Gia. Hòn Gầm (gần đèo Cổ Mã) cách đầm Bà Gia chưa tới 20 km, nhưng nếu biển động thì ghe bàu phải đi mất bảy ngày:
Hòn Gầm nghe sóng bổ vang
Đi bảy ngày đàng mới đến Bà Gia
Tại Hòn Gầm vào mùa gió Tây Nam, người địa phương thường đến dựng lều để bắt cá, tôm, khi hết mùa gió là họ bỏ đi.
Trên đường đi vào các ghe bàu sẽ qua các đảo Hòn Khô Đen, Hòn Khô Trắng, đảo Hòn Đen, và đảo Trâu Nằm:

Trâu ai cắc cớ chẳng ăn đồng
Lúc ngúc ra nằm giữa biển Đông
Sóng trắng lô nhô xao trước mặt
Rong xanh tấp tểnh đóng bên hông
(Theo vinhhoi.net)

77.jpg

Từ cửa Hải Triều chạy quanh co một đỗi ra đến QL1A

78.jpg


80.jpg

Ngã 3 ra Đầm Môn (Con đường xẻ cát)

79.jpg


81.jpg


82.jpg


83.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,446
Bài viết
1,147,339
Members
193,507
Latest member
bj88usukcom
Back
Top