What's new

Lượn lờ một góc Lào - Thái

Sau những chuyến phượt các cung miền núi Tây Bắc, tớ quyết định sẽ sang Lào 1 chuyến dịp SEA Games 25. Lúc đầu tớ định đi xe máy với số thành viên tham gia chỉ từ 4-6 người. Sau đó tớ tham khảo thời tiết thấy mùa này ở Nghệ Tĩnh trời rất lạnh, có mưa nên không đi xe máy nữa mà có thể vác ba lô theo xe khách hoặc đi xe ôtô tự lái. Hơn nữa nhìn vào số người đăng ký tham gia thấy nhiều người chưa từng đi phượt bao giờ nên tớ đâm lo, do đó tớ đã bàn bạc với mọi người chuyển sang đi ô tô tự lái từ VN sang cho an toàn và đảm bảo sức khoẻ - mọi người đều vui vẻ đồng ý.

Danh sách dự kiến chỉ đi 14 người, sau mấy ngày thêm bớt cuối cùng có 11 người tham gia do có 3 người xin rút. Đại diện cho nữ phượt tử có Thu Hà đến từ Hà Nội và Khâm My đến từ Đà Nẵng.

Như đã hẹn từ trước, chiều 12/12/2009 anh em từ 3 miền đổ về quán Goong ở Vinh để gặp mặt thân mật bằng 1 bữa tiệc do anh Hùng (đến từ Hải Phòng) chủ trì. Với vai trò trưởng đoàn, qua cuộc gặp tớ cũng thông qua 1 số vấn đề về tính kỷ luật trong chuyến đi, kinh phí dự kiến, kế hoạch chi tiết từng cung đường,...

lao2.jpg


Sáng sớm 13/12/2009, anh em leo lên chiếc Mercedes 16 chổ để khởi hành lên biến giới theo đường quốc lộ 8. Trời âm u, se lạnh với 1 chút mưa phùn, nhiệt độ khoảng 18oC. Lên đến nơi thấy khá nhiều người Việt đang làm thủ tục xuất cảnh. Mọi việc trôi chảy cho đến lúc bộ đội biên phòng VN phát hiện hộ chiếu của lái xe đã quá hạn quy định mất mấy ngày. Đành phải quay lại phòng thủ tục giải quyết (bằng tiền cụ Hồ lót tay). Nhưng đến khi làm thủ tục nhập cảnh vào Lào lại bị phát hiện 1 lần nữa, anh chàng biên phòng Lào bảo "anh sang làm thủ tục với cán bộ đi" - vậy là phải lót tay thêm 1 lần nữa... Đến khoảng 10h thì mọi thủ tục cũng đã xong, anh em vui vẻ đặt chân sang đất Lào.

lao3.jpg


Hai thành viên nữ duy nhất, Thu Hà và Khâm My làm dáng trước ống kính nhằm ghi dấu ấn giây phút đầu tiên đặt chân sang đất nước triệu voi. Mọi người đùa với nhau là đưa voi nhà đi bắt voi rừng.

lao4.jpg


...
 
Tại sao lại có sự sai lệch này các bác?
Nữa, với các chùa miên ở KV Tây Bắc bộ thì chỉ có dư này:

Hí hí, nếu rắn thần Naga 7 đầu là Vua thì chắc con 9 đầu là Thái Thượng hoàng, và con 5 đầu là rắn Hoàng tử, con 3 đầu là rắn Hoàng tôn !!!

Đùa thôi. Tớ nghĩ số đầu cũng chẳng qua là quan niệm, theo truyền thuyết chứ không phải là con rắn có thật để mà đếm chính xác số đầu. Do đó mỗi thời kì, mỗi nơi, mỗi người có thể tưởng tượng khác nhau. Có chỗ làm hình con rắn che cho Phật chỉ có 1 đầu, hoặc hình Vua rắn mà Chư Thiên và Chư Quỷ kéo được tạc ở Angkor cũng chỉ có 1 đầu.

Rắn thần Naga là chúng sinh có linh khí rất cao, có thể biến hoá rất nhiều dạng, nên việc có bao nhiêu đầu không cố định. Khi cần có thể biến ra vô số đầu, hoặc chỉ có 1 đầu, hoặc biến thành dạng khác. Còn khi che cho Phật thì thường là 7 đầu.
 
Hí hí... Cảm ơn Bác!
Nhỡ hỏi thì làm nốt, ở trên Bác nói rắn thần là linh vật xòe 7 đầu che mưa cho Đức Thích ca. Nhưng ở Angkor có một dãy tượng 54 vị thần giữ con rắn bằng tay hàm ý không cho nó trốn thoát. Có truyền thuyết nào về vấn đề đấy không ạh?
(Em đang tham gia Phuot philo club nên luyện phượt mồm tí cụ ạh:T)
 
Hí hí... Cảm ơn Bác!
Nhỡ hỏi thì làm nốt, ở trên Bác nói rắn thần là linh vật xòe 7 đầu che mưa cho Đức Thích ca. Nhưng ở Angkor có một dãy tượng 54 vị thần giữ con rắn bằng tay hàm ý không cho nó trốn thoát. Có truyền thuyết nào về vấn đề đấy không ạh?
(Em đang tham gia Phuot philo club nên luyện phượt mồm tí cụ ạh:T)

Đó không phải là "giữ không cho nó trốn thoát", mà là truyền thuyết "Khuấy biển sữa".

Khi xưa, các Thiên thần (Devas) và Quỷ thần (Asura) cùng tranh nhau Thuốc Bất tử vốn nằm sâu dưới đáy biển sữa. Để lấy được thuốc phải khuấy biển lên. Thế là hai bên lấy Vua rắn Naga quấn quanh núi Tu Di đặt vào giữa biển rồi kéo qua kéo lại để khuấy. Thuốc Bất tử không lấy được, nhưng từ đáy biển, bọt sữa vọt lên trời tạo ra các tiên nữ (vũ nữ) Apsara.

Hình hai bên cổng Angkor, một bên mặt mũi hiền hơn là Thiên, một bên mặt dữ hơn là Quỷ thần. Đúng ra bên Quỷ nắm đầu, bên Thiên nắm đuôi rắn, nhưng khi tạo tác thì nghệ nhân Angkor đã làm cả hai là đầu hết.
 
Phải cảm ơn Bác lần nữa vì những kiến thức uyên thâm đã truyền đạt lại.
(Em thì chắc sắp đạt cảnh giới trong giới Phượt phi lô rồi :D)
 
Cảm ơn thông tin bổ sung của các bác nhé! Lúc đầu nhà em đoán là rồng, sau ngẫm lại rắn có vẻ đúng hơn vì hình như chỉ dân VN mình và TQ quan niệm rồng (không có thật trong đời sống).
 
Rời Wat That Foun, chúng tôi xuông theo đuờng Nong Bone và phát hiện có một ngôi chùa Việt.

lao34.jpg


Ngôi chùa Phật Tích gồm 7 tầng tháp với lối kiến trúc đặc trưng của phật giáo Việt Nam.

lao35.jpg


Do đang trong quá trình tu bổ nên chúng tôi không thể vào trong chùa đựoc mà chỉ có thể chiêm ngưỡng từ bên ngoài.

lao36.jpg


Sau này bạn nào sang Lào nhớ đi qua đường Nong Bone để thăm ngôi chùa Việt này sau khi đã tu bổ xong nhé.
 
Hình như dân Việt sống theo trục đường Nong Bone khá đông, ngoài ngôi chùa Phật Tích còn có rất nhiều quán ăn, cửa hàng tạp hóa của người Việt. Ở đó họ bày bán phục vụ Việt kiều bởi các loại hàng hoá rất thân quen như lịch năm mới, trà Thái Nguyên, bút bi Thiên Long, cafe Buôn Ma Thuật, mì ăn liền Hảo Hảo, mứt kẹo,...

lao37.jpg


và trẻ con mặc áo có in cờ Tổ quốc VN chơi ngoài đường

lao38.jpg


Ở góc đường nối Nong Bone và Singha có ngôi chùa Wat Phonxayset khá đẹp nhưng tớ chỉ ngắm nghía phía ngoài mà không đi sâu vào bên trong

lao40.jpg


Một nhà sư đang ngắm phố phường qua ô cửa sổ

lao39.jpg


...
 
Ở Lào người Việt rất nhiều và có cả nhiều người Lào nói được tiếng Việt vì học ở Việt Nam hoặc làm với người Việt nam. Có 3 vùng tập trung người Việt nhiều:
- Xieng Khoảng: là số người di cư từ thời Pháp, đa phần là nhiều đời sinh sống ở Lào. Những người này thường làm nghề buôn bán. Người khá giả chuyển về Viêng chăn cũng nhiều
- Vientian: Từ các vùng khác đổ về và đa phần là mới sang sinh cơ lập nghiệp (khoảng 20 năm đổ lại). Họ làm đủ mọi nghề và cũng phát đạt
- Champasak, Pakse: người miền Trung sang Lào cả từ thời Pháp lẫn thời Mỹ và là cộng đồng người Việt lớn nhất

Việc nói tiếng Việt ở Vien là bình thường. Các quán xá cũng có biển hiệu tiếng Việt thậm chí có những quán toàn người Vệt. Các bạn Lào làm việc ở đó cũng nói tiếng Việt
 
ĐSQ VN nằm ở đường Singha, đây cũng là 1 trong những con đường huyết mạch của thủ đô Vientiane, nối giữa Patuxay và That Luang.

lao43.jpg


Gần bên ĐSQ VN có các tổ chức, cơ quan lớn đóng đô như FAO, Bộ Công - Thương, World Bank; đối diện là ĐSQ Malaysia.

lao42.jpg


Đường phố Vientiane rất sạch sẽ! Bạn có thể đi xe tuk tuk, xe hơi hay là xe tải tuỳ thích và tuỳ túi tiền. Với những chiếc xe chở khách như thế này, nếu ở VN, CSGT chắc chắn sẽ có việc để làm.

lao41.jpg


...
 
PHA THAT LUANG

Ngôi chùa Pha That Luang (còn gọi là Ngôi tháp vĩ đại hay Tháp xá lợi linh thiêng) là một đài tưởng niệm tôn giáo tiêu biểu nhất của quốc gia Lào, xây dựng trên phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13, cách trung tâm Vientiane khoảng 3 cây số về phía Bắc.

Thời điểm thành lập của ngôi chùa được ghi chú từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên Các nhà truyền giáo Asoka đã dựng lập một đền thờ tại đây để tôn trí xá lợi của Ðức Phật. Tuy nhiên, phần kiến trúc tôn giáo sớm nhất còn duy trì trên khu đất này, dường như đươc ghi chú tại một tu viện Khmer vào khoảng thế kỷ 12.

Vào giữa thế kỷ 16, vua Setthathirat đã dời kinh đô từ Luang Prabang về Vientiane và đã ra lệnh xây cất chùa That Luang. Công trình bắt đầu vào năm 1566. Vì được bao phủ bằng vàng, ngôi chùa đã liên tục bị xâm chiếm bởi Miến Ðiện, Thái Lan và Trung Hoa. Cuộc xâm lăng của Thái vào năm 1828 đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh đô và That Luang đã thực sự bị bỏ rơi. Kiến trúc hiện nay là sự tu sửa trực tiếp của người Pháp từ những năm 1900 và thực hiện tiếp vào những năm 1930 dựa theo những bản vẽ chi tiết từ những năm cuối 1860 của danh tài kiến trúc kiêm thám hiểm người Pháp Louis Delaporte.

Mỗi tầng của kiến trúc ba tầng này đều phản ảnh một phần của giáo lý Phật đà. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Hiện nay khuôn viên chùa đã được rào lại không cho xe vào, trước kia khách tham quan có thể lái xe chạy xung quanh chùa.

Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. That Luang gồm tháp chính cao 45 m, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.

lao46.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,954
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top