What's new

[Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển

"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

 
Last edited:

Đài tưởng niệm Bulat Okudzhava. Ông được Vladimir Vysotsky xem như thầy của mình. Ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, gốc Gruzia và Armenia.

Okudzhava đã phục vụ tại tiền tuyến và ông hát về chiến tranh và tình yêu như một sĩ quan Nga thực thụ, với bóng dáng của nỗi nhớ nhà đầy quý phái (mặc dù ông đã vào Đảng năm 1956, trong thời kỳ của những hy vọng Tan băng). Dù cho có bộ ria mép bảnh bao, ông không phải gã công tử bột và cũng không uống nhiều, không như Galich và Vysotsky, những người nghiện rượu và dùng ma túy. Nhưng ngay khi có cây guitar trong tay, Okudzhava lập tức biến đổi. Okudzhava lặng lẽ, có vẻ được tạo ra để hát riêng trong những gian hầm nhỏ, đã thu hút đám khán giả đông đảo lắc lư cùng những điệu ballad âu sầu của ông. Sự nổi tiếng không thể tin được của ca sĩ hát rong Nga Okudzhava khác không bao giờ vượt qua được đường biên của thế giới nói tiếng Nga. Okudzhava với sự cân bằng tao nhã của mình giữa tính trữ tình hơi siêu thực và sự du dương nhịp nhàng, là hiện tượng Nga thuần túy, là nhật ký của tâm hồn Nga thế kỷ hai mươi. Okudzhava thường bị chính quyền xem là một kẻ theo chủ nghĩa cá nhân, nguy hiểm cho đạo đức xã hội Xô viết. Một trí thức Moskva mà Sinbad gặp ở đây cho hay anh yêu Vysotsky và thích Okudzhava, nhưng không thích tính cách và tâm hồn ông.

Đài tưởng niệm có ghi tên điêu khắc gia là G. Fragulian, kiến trúc sư I. Popov. Việc ghi nhận tên tác giả các công trình, tượng đài v.v. tại đây là việc đương nhiên, điều mà ở xứ mình Sinbad không thấy.


Hàng ngày đều thấy có ai đó đặt hoa tươi dưới chân ông.



Trong quần thể tưởng niệm ông có một bộ bàn ghế bằng đồng nguyên khối.



Là nơi để khách đến ăn nhậu.
 

Phố Arbat lúc 4h sáng, công nhân vệ sinh đi rửa sạch nền đường khỏi cuộc vui tối qua.



Ở nhà hát đang diễn kịch "Beg" (Cuộc chạy trốn) của Mikhail Bulgakov, nội dung về thất bại của phe Bạch vệ và cuộc lưu vong đầy cay đắng của những con người yêu nước.


Cô diễn viên nhà hát vẫn hồn nhiên, kiêu hãnh.
 

Căn nhà trên đường Vozdvizenka của Bumxiu gọi là Tòa nhà Arseniy Morozov, từng là trụ sở hãng buôn, sau đó là Sư quán Nhật và Ấn Độ, Hội Hữu nghị giao lưu văn hóa các dân tộc, nay là Nhà khánh Chính phủ Nga.

http://en.travel2moscow.com/where/visit/tourobjects/object4465.html



Cuối đường Vozdvizenka là Thư viện tổng hợp mang tên Lenin.


Qua bên đường đã là Điện Cẩm Linh rồi.
Tiếng Nga Kreml' tiếng Anh là Kremlin) là tên gọi chung của một quần thể tu viện-nhà thờ có tường thành bao quanh.
 

Đường Vozdvizenka đâm thẳng vào Trường ngựa (Manege) Moskva 45m x 180m, xây từ 1817-1825 (sau Chiến thắng Napoleon 1814). Năm 2004 bị cháy và xây sửa lại. Vốn là nơi luyện ngựa và nghệ thuật kỵ binh. Sức chứa cả 1 trung đoàn long kỵ binh cùng khán giả. Nay là nơi triển lãm.


Thay vì rẽ vào Kreml', vì còn sớm nên Sinbad đi tiếp dọc đường Mokhov


Phân viện báo chí của Đại học MGU. Trước sân là tượng của M. Lomonosov.
 
Last edited:

Giờ là lúc quay trở lại Kreml'.



Nhờ đi sớm nên được xem cảnh dâng vòng hoa lên Tượng đài Chiến sĩ vô danh và tập luyện duyệt binh của Trung đoàn Cảnh vệ. Màu luống hoa là màu tam tài của lá cờ ở xứ này.






Cảm giác các chú lính (dưới chỉ đạo của một thượng úy và giám sát của một thiếu tá) rất hiền, vì mình có thể lại khá gần chụp ảnh hay đứng gần sát mà không ai nhắc nhở gì.
 
Last edited:

Các chú lính cứ tập dượt, anh thượng úy rút điện thoại quay lại để chỉnh sửa cho lính.



Rồi các chú lại ắc ê đi đều bước.








 

Đổi ống tele cho đẹp









Anh thượng úy không biết đang dự trù gì mà gập xòe mấy ngón tay. Sau Cách mạng tháng 10, sĩ quan Hồng quân không còn gươm lệnh sĩ quan (trứ kỵ binh, tất nhiên), không còn lon vai, cũng không còn gọi nhau "thưa Đức ngài" (Gospoda), "Thưa Đại úy" (Kapitan) hay "thưa quý ông" mà gọi là "thưa công dân" (Grazdanin), "Thưa Sư đoàn trưởng" (Komdiv)... Vào cao trào trận Stalingrad, trước các thất bại nặng nề, Stalin xóa bỏ ngạch chính trị viên trong quân đội mà chuyển thành chỉ huy phó kiêm phụ trách chính trị. Trước trận Kursk 1943, lon vai được đeo trở lại trên vai sĩ quan Nga. Sau WW2, để chuẩn bị cho duyệt binh Chiến thắng, Stalin quyết định sử dụng lại gươm lệnh.
 
Nối tiếp đường Mokhov (họ một gia đình thương gia Moskva) là đường Okhotnyi Ryad (phố Đội Săn).


Trụ sở Viện Duma Quốc gia Nga. Không thấy chốt canh hay lính gác mặc giáp cầm AK.



Sát Viện Duma là tòa nhà Dom Soiuzov (Cung Liên Hiệp). Vốn là Viện Quý tộc Nga. Sau CMT10 là Trụ sở Đại hội Đảng và là nơi quàn thi hài làm tang lễ các nhân vật quan trọng như Lenin, M. Gorky, N. Krupskaya, Stalin, Brezhnev, Andropov và Chernenko. Thậm chí còn là nơi xử các án chính trị lớn.


Nhà hát Bolshoi.



Karl Marx. "Vô sản trên toàn thế giới, hãy liên hiệp lại!"
 
Last edited:
Cám ơn Danngoc cho xem những hình ảnh mới nhất và những cảm nghĩ của anh khi bước đi trên những đường phố lịch sử ở Moscow của nước Nga. Thật cảm phục anh là một người Việt còn tương đối trẻ tuổi, dù không nói được tiếng Nga, lại dịch được sách và phim tài liệu Nga, dù chưa đặt chân lên đất Nga lần nào, nhưng anh đã thuộc làu từng con phố, từng ngôi nhà, từng sự kiện của nước Nga - những sự kiện không chỉ gắn liền với sự phát triển và số phận của nước Nga, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của thế giới và nước Việt Nam đương đại. Ngay như tôi là người vẫn tự cho mình là biết nhiều về Nga, từng sống nhiều năm ở Moscow cũng học theo bạn Danngoc khi dõi theo anh trên các con đường của Moscow lịch sử.

Xin phép post ké anh hình bức tượng C. Mác tôi chụp năm 2012 trong một lần ghé thăm Moscow. Bức ảnh tôi chụp bằng máy compact IXY. Bức tượng này nằm đối diện với Nhà hát lớn Bolsoi. Nếu mình chụp chéo theo hướng Cremlin, sẽ có nền những khu nhà cổ mầu đỏ rất hợp với ý nghĩa của tượng.


 
Cám ơn Danngoc cho xem những hình ảnh mới nhất và những cảm nghĩ của anh khi bước đi trên những đường phố lịch sử ở Moscow của nước Nga. Thật cảm phục anh là một người Việt còn tương đối trẻ tuổi, dù không nói được tiếng Nga, lại dịch được sách và phim tài liệu Nga, dù chưa đặt chân lên đất Nga lần nào, nhưng anh đã thuộc làu từng con phố, từng ngôi nhà, từng sự kiện của nước Nga - những sự kiện không chỉ gắn liền với sự phát triển và số phận của nước Nga, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của thế giới và nước Việt Nam đương đại. Ngay như tôi là người vẫn tự cho mình là biết nhiều về Nga, từng sống nhiều năm ở Moscow cũng học theo bạn Danngoc khi dõi theo anh trên các con đường của Moscow lịch sử.

Xin phép post ké anh hình bức tượng C. Mác tôi chụp năm 2012 trong một lần ghé thăm Moscow. Bức ảnh tôi chụp bằng máy compact IXY. Bức tượng này nằm đối diện với Nhà hát lớn Bolsoi. Nếu mình chụp chéo theo hướng Cremlin, sẽ có nền những khu nhà cổ mầu đỏ rất hợp với ý nghĩa của tượng.



Ảnh của anh chụp đẹp quá. Em hậm mộ thưc sự.

Ý anh là bác ấy quay lưng lại ạ?

Vị trí bác ấy nằm trên trục Nhà Hát Lớn-Ga metro Quảng trường Cách Mạng (Plosad Revolyushi). Quảng trường Đỏ và những kiến trúc màu đỏ xung quanh đã có từ thời trước CM. Việc Lenin dời đô từ Sankt Peterburg về Moskva vừa mang tính quốc phòng, vừa mang tính chính trị, đưa nước Nga trở về với dân tộc Nga và tạm lánh ảnh hưởng phương Tây tại Sankt Peterburg. Tuy nhiên ông cần một nền nghệ thuật của giai cấp vô sản. Và Bộ trưởng Giáo dục của Lenin, Dân ủy Giáo dục Lunachasky, đã tìm thấy đồng minh ở nhóm nghệ sĩ phái Vị lai (Futurism) đứng đầu là Mayakovsky. Về việc này em sẽ kể khi đến Sankt Peter. Chỉ biết là phái Vị lai đã nêu vấn đề đập bỏ nhiều tác phẩm cổ điển, thậm chí đốt cháy một số bức tranh nổi tiếng. Tuy nhiên, phong trào đập phá này không sánh bằng sự đập phá tại các vùng nông thôn do bần cố nông trong các ủy ban dân nghèo thực hiện. Nhiều mảnh vô giá của lịch sử, văn hóa đã vĩnh viễn biến mất cùng thái độ coi thường lịch sử, quá khứ, tổ tiên của những người này. Trong tiểu thuyết thiếu nhi "Con Chim Đồng" có một đoạn khá thú vị khi đám trẻ con nhờ một họa sĩ nghiện rượu phái Vị lai trang trí cho nhà văn hóa của mình. Hôm sau tất cả tường, trần, bàn ghế đều được sơn màu sặc sỡ vằn vện.... Khi Stalin lên, ông này thấy đây không phải là con đường đúng và chỉnh lại. Như vậy là bác trên đã quay lưng với quá khứ lịch sử chứ không phải với màu đỏ đâu nhé anh.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,571
Bài viết
1,153,751
Members
190,129
Latest member
anphatloc_group
Back
Top