2- Một làng có 3 ngôi đền, 2 ngôi chùa, và 1 mái đình
Như vậy về mặt di tích kiến trúc dọc đường Bưởi, phía trước làng Hồ có 4 cái cổng cổ còn khá nguyên vẹn. Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết làng Hồ còn có những ba ngôi đền: hai ngôi tọa lạc bên ngoài cổng làng, còn một ngôi dựng ở giáp Bắc. Đó là đền Thăng Long (Chính Đức từ) thờ Huỳnh Nương công chúa là con Vua Thủy Tề. Cách đền không xa là đền Vệ Quốc thờ Cá Lễ, tương truyền là chồng
của bà Huỳnh Nương. Chếch vào phía trong làng chừng 300 mét là đền Dực Thánh, thờ Cống Lễ - anh em ruột với Cá Lễ. Hai Đức Thánh thờ ở đền Vệ Quốc và Dực Thánh vì có công với nước trong sự nghiệp đánh Tống, bình Nguyên và lại có công với dân làng trong việc lập ấp, trị thủy nên được tôn là Đức Thành Hoàng và được thờ ở đình làng. Đó là một ngôi đình cổ xưa kia nằm bên bờ Hồ Tây, đến thời Nguyễn thì di dời vào làng, đặt ở vị trí trung tâm làng hiện nay. Đình làng có nhiều đồ thờ và hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng. Làng còn có 2 chùa, tương truyền được dựng từ thời Lý. Chùa tọa lạc trong làng, sát với đình là chùa Chúc Thánh; chùa nằm bên bờ hồ Tây là chùa Tĩnh Lâu, gọi nôm là chùa Sải.
Bây giờ ta đi lần lượt thăm các đền. Trước hết là đền Thăng Long, còn gọi là đền Mẫu. Đền này ngày xưa bà nội tôi từng làm việc trông nom đền, nên gọi là Bà Từ. Bố Mẹ tôi mỗi khi lên Bưởi thăm Ông Bà là về đây. Sau khi Ông Bà mất thì Bác Đa ra trông coi, vì nhà bác ở ngay trước cửa đền, cạnh cổng giáp Bắc như nói ở trên. Hiện nay thì đền được trông nom bởi Chị Hưởng. Chính chị đã mở cửa đền cho tôi vào thăm. Họ nhà tôi có nhiều người gắn bó với đền này đấy chứ nhỉ.
Đây là cổng chính vào đền Thăng long. Cổng này nằm trong một con ngõ nhỏ, nên ít người biết. Cổng chính được khuôn bằng hai trụ biểu, đỉnh trụ đắp tượng nghê hướng mặt vào nhau. Ở giữa trang trí mặt trời lửa đứng trên hổ phù. Phía dưới đắp nổi ba chữ: “Thăng Long Từ”, tức Đền Thăng Long
Như vậy về mặt di tích kiến trúc dọc đường Bưởi, phía trước làng Hồ có 4 cái cổng cổ còn khá nguyên vẹn. Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết làng Hồ còn có những ba ngôi đền: hai ngôi tọa lạc bên ngoài cổng làng, còn một ngôi dựng ở giáp Bắc. Đó là đền Thăng Long (Chính Đức từ) thờ Huỳnh Nương công chúa là con Vua Thủy Tề. Cách đền không xa là đền Vệ Quốc thờ Cá Lễ, tương truyền là chồng
của bà Huỳnh Nương. Chếch vào phía trong làng chừng 300 mét là đền Dực Thánh, thờ Cống Lễ - anh em ruột với Cá Lễ. Hai Đức Thánh thờ ở đền Vệ Quốc và Dực Thánh vì có công với nước trong sự nghiệp đánh Tống, bình Nguyên và lại có công với dân làng trong việc lập ấp, trị thủy nên được tôn là Đức Thành Hoàng và được thờ ở đình làng. Đó là một ngôi đình cổ xưa kia nằm bên bờ Hồ Tây, đến thời Nguyễn thì di dời vào làng, đặt ở vị trí trung tâm làng hiện nay. Đình làng có nhiều đồ thờ và hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng. Làng còn có 2 chùa, tương truyền được dựng từ thời Lý. Chùa tọa lạc trong làng, sát với đình là chùa Chúc Thánh; chùa nằm bên bờ hồ Tây là chùa Tĩnh Lâu, gọi nôm là chùa Sải.
Bây giờ ta đi lần lượt thăm các đền. Trước hết là đền Thăng Long, còn gọi là đền Mẫu. Đền này ngày xưa bà nội tôi từng làm việc trông nom đền, nên gọi là Bà Từ. Bố Mẹ tôi mỗi khi lên Bưởi thăm Ông Bà là về đây. Sau khi Ông Bà mất thì Bác Đa ra trông coi, vì nhà bác ở ngay trước cửa đền, cạnh cổng giáp Bắc như nói ở trên. Hiện nay thì đền được trông nom bởi Chị Hưởng. Chính chị đã mở cửa đền cho tôi vào thăm. Họ nhà tôi có nhiều người gắn bó với đền này đấy chứ nhỉ.
Đây là cổng chính vào đền Thăng long. Cổng này nằm trong một con ngõ nhỏ, nên ít người biết. Cổng chính được khuôn bằng hai trụ biểu, đỉnh trụ đắp tượng nghê hướng mặt vào nhau. Ở giữa trang trí mặt trời lửa đứng trên hổ phù. Phía dưới đắp nổi ba chữ: “Thăng Long Từ”, tức Đền Thăng Long
