What's new

Một lần về thăm quê nội - Làng Hồ

2- Một làng có 3 ngôi đền, 2 ngôi chùa, và 1 mái đình
Như vậy về mặt di tích kiến trúc dọc đường Bưởi, phía trước làng Hồ có 4 cái cổng cổ còn khá nguyên vẹn. Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết làng Hồ còn có những ba ngôi đền: hai ngôi tọa lạc bên ngoài cổng làng, còn một ngôi dựng ở giáp Bắc. Đó là đền Thăng Long (Chính Đức từ) thờ Huỳnh Nương công chúa là con Vua Thủy Tề. Cách đền không xa là đền Vệ Quốc thờ Cá Lễ, tương truyền là chồng
của bà Huỳnh Nương. Chếch vào phía trong làng chừng 300 mét là đền Dực Thánh, thờ Cống Lễ - anh em ruột với Cá Lễ. Hai Đức Thánh thờ ở đền Vệ Quốc và Dực Thánh vì có công với nước trong sự nghiệp đánh Tống, bình Nguyên và lại có công với dân làng trong việc lập ấp, trị thủy nên được tôn là Đức Thành Hoàng và được thờ ở đình làng. Đó là một ngôi đình cổ xưa kia nằm bên bờ Hồ Tây, đến thời Nguyễn thì di dời vào làng, đặt ở vị trí trung tâm làng hiện nay. Đình làng có nhiều đồ thờ và hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng. Làng còn có 2 chùa, tương truyền được dựng từ thời Lý. Chùa tọa lạc trong làng, sát với đình là chùa Chúc Thánh; chùa nằm bên bờ hồ Tây là chùa Tĩnh Lâu, gọi nôm là chùa Sải.
Bây giờ ta đi lần lượt thăm các đền. Trước hết là đền Thăng Long, còn gọi là đền Mẫu. Đền này ngày xưa bà nội tôi từng làm việc trông nom đền, nên gọi là Bà Từ. Bố Mẹ tôi mỗi khi lên Bưởi thăm Ông Bà là về đây. Sau khi Ông Bà mất thì Bác Đa ra trông coi, vì nhà bác ở ngay trước cửa đền, cạnh cổng giáp Bắc như nói ở trên. Hiện nay thì đền được trông nom bởi Chị Hưởng. Chính chị đã mở cửa đền cho tôi vào thăm. Họ nhà tôi có nhiều người gắn bó với đền này đấy chứ nhỉ.
Đây là cổng chính vào đền Thăng long. Cổng này nằm trong một con ngõ nhỏ, nên ít người biết. Cổng chính được khuôn bằng hai trụ biểu, đỉnh trụ đắp tượng nghê hướng mặt vào nhau. Ở giữa trang trí mặt trời lửa đứng trên hổ phù. Phía dưới đắp nổi ba chữ: “Thăng Long Từ”, tức Đền Thăng Long
IMG_1881_zpsd613a318.jpg
 
Thưa bác PĐQuang !

Một bài viết có 2 trang cũng khiến tôi có vài dòng suy nghĩ. Tôi đọc trên diễn này có lẽ bác là người thứ hai (sau bác tuan_coi) chia sẽ những dòng kỷ niệm về tuổi thơ, gia đình, dòng họ, về địa danh, kỷ niệm mà đã từng sinh sống. Tôi vẫn còn nhớ bác tuan_coi khi đi phượt ghé về thăm quê nội ở Việt Trì, kể các câu chuyện thời trẻ thơ, tản cư...rất thú vị

Chúng ta hay tự hào là đã đi chỗ này chỗ kia nhưng thực ra rất ít người biết và viết về ngay chính quê hương, gốc tích, dòng tộc của mình, cá nhân tôi cũng như vậy. Trân trọng tiền nhân là tử tế tối thiểu trong mỗi con người (nói như nhà thơ Nguyễn Duy), quê hương hồn dân tộc nằm ngay ở mái đình, đền đài, điện cổ, cổng làng...có đâu xa. Xin cám ơn những hình ảnh dân tộc thật đẹp, chia sẻ cảm xúc của bác. Tôi thích những bài viết như thế
 
Thưa bác PĐQuang !

Một bài viết có 2 trang cũng khiến tôi có vài dòng suy nghĩ. Tôi đọc trên diễn này có lẽ bác là người thứ hai (sau bác tuan_coi) chia sẽ những dòng kỷ niệm về tuổi thơ, gia đình, dòng họ, về địa danh, kỷ niệm mà đã từng sinh sống. Tôi vẫn còn nhớ bác tuan_coi khi đi phượt ghé về thăm quê nội ở Việt Trì, kể các câu chuyện thời trẻ thơ, tản cư...rất thú vị

Chúng ta hay tự hào là đã đi chỗ này chỗ kia nhưng thực ra rất ít người biết và viết về ngay chính quê hương, gốc tích, dòng tộc của mình, cá nhân tôi cũng như vậy. Trân trọng tiền nhân là tử tế tối thiểu trong mỗi con người (nói như nhà thơ Nguyễn Duy), quê hương hồn dân tộc nằm ngay ở mái đình, đền đài, điện cổ, cổng làng...có đâu xa. Xin cám ơn những hình ảnh dân tộc thật đẹp, chia sẻ cảm xúc của bác. Tôi thích những bài viết như thế

Cám ơn sự chia sẻ và đồng cảm của bác hanchechat. Bác làm tôi cảm thấy thiếu xót khi còn chưa viết về quê ngoại. Tôi cũng đang ấp ủ. Hẹn sẽ chia sẻ với các bác về quê ngoại, nơi tuổi thơ của tôi đã gắn bó những năm tháng sơ tán.
 
Cổng này thường đóng, chỉ mở mỗi khi có việc. Mọi người thường đi qua một cái cổng nhỏ xíu dưới đây:

IMG_1878_zps68bdf324.jpg


Cũng phải xấp xỉ gần năm chục năm rồi, kể từ khi Ông Bà tôi nội mất (cuối những năm 60’), tôi mới có dịp quay lại thăm đền. Rất nhiều hình ảnh trong ký ức hiện về trong tôi, khi tôi bước chân vào thăm lại đền xưa. Tôi nhớ như in hình ảnh Bà Từ khoác áo vàng ngồi tụng kinh lễ Mẫu. Bố tôi là con út trong gia đình Ông Nội có 2 bà. Bố là con bà thứ, nhưng ở với Bà Cả, tức Bà Từ (theo như lời bố mẹ tôi kể lại). Thằng cháu khi lên chơi, thấy mâm ngũ quả trên bàn thờ cứ đòi. Kể như những đứa trẻ khác thì các cụ mắng cho, nhưng thằng cháu này lại được Bà chiều, nên thương tình vái Mẫu cho cháu cái gương sen.

Đền còn có tên khác là đền Thuỷ công chúa, đền Mẫu. Theo Tây Hồ chí, đền được xây dựng vào thời Lý Thần Tông (1128 - 1138).
Đây là tiền tế, ban công đồng. Chính giữa có bức cửa võng đề Cảm ứng linh thông. Hai bên cửa võng có câu đối và hoành phi ca ngợi Công chúa được thờ. Gian bên phải thờ Bà Chúa Sơn Trang. Gian bên trái thờ Tứ Phủ Ông Hoàng.

IMG_2343_zps4e108897.jpg
 
Last edited:
Tìm hiểu thì được biết đền Mẫu thờ vị nữ thần là Quỳnh Dung Thủy Tinh Công Chúa. Bà là một vị nữ thần, đã cùng phu quân là Vệ Quốc Tướng Quân (tức Cá Lễ) giúp vua đánh giặc giữ nước và được vua phong Thượng đẳng thần. Theo lịch sử, bà là con gái của vua Lý Thần Tông. Thuỷ Tinh công chúa sinh ngày 13/1, hoá vào giờ Ngọ ngày mồng 10/5. Đền được xây dựng từ những năm giữa thế kỷ 18, có bằng
chứng là sắc phong thần lưu giữ tại đền ghi năm Cảnh hứng thứ 44 (1783). Truyền thuyết kể rằng, năm đó có bè gỗ trôi trên sông Tô Lịch, tới vị trí đền thì mắc lại. Dân làng làm lễ xin lấy về xây nên đền. Phía sau ban công đồng là hậu cung, chỗ của Thánh Mẫu, có tượng và người hầu, trên góc của gian thờ còn có một tay đòn kiệu dài 4m. Sợ phạm thượng nên tôi không dám vào chụp ảnh. Chắc phải tới vài
lần, Mẫu quen mặt rồi mới dám vào chụp.

Tôi bước ra sân đền. Cảnh vật xưa không đổi. Đây là sân trong của đền.

IMG_2347_zpsd68a47b9.jpg


Trong đầu tôi luôn ghi đậm dấu ấn về cây thị cổ thụ và đặc biệt mấy cây thiên tuế cổ, trông cứ như mấy con rồng chầu ngoài sân đền. Một cảm giác cổ kính linh thiêng ngập tràn trong tâm trí tôi

IMG_2353_zps8edd1a95.jpg


Ôi mấy cây đó còn đây, và lại còn được nhà nước vinh danh Cây Di Sản Việt Nam nữa cơ đấy.

IMG_2354_zps2f71610d.jpg


Còn đây là mặt sau nhà tiền tế của đền với hình ảnh chị Hưởng giờ ra đền chấp tác giữ từ. Tiếc rằng lúc đó bị ngược sáng nên ảnh không đạt yêu cầu.

IMG_2356_zpse02f8a54.jpg
 
Last edited:
Là nơi thờ mẫu nên điện thần của đền được bố trí thành những khu tách biệt. Phía bên phải sân là nơi thờ Tứ Phủ Quan Hoàng, gian bên trái thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

IMG_2359_zpsc4cc81f5.jpg


IMG_2358_zpseaff7ef3.jpg


Đi tiếp, gặp cổng thứ hai nằm bên phải. Chính giữa cổng để bốn chữ Hán: “Hợp kính đồng môn” – “Tôn thờ kính ngưỡng”. Phía trên trang trí rồng chầu mặt trời. Hải mảng tường bên trang trí rồng cuốn, phượng vũ.

IMG_1882_zpsf6a20f64.jpg


Trong sân điểm nhấn quan trọng là hai nhà tầu tượng. Mẫu ngày xưa đi lại không phải bằng xe ô tô mà bằng đôi voi. Đôi voi chầu có chiều cao 1,8m, dài 2,3m, được làm bằng gạch vồ niên đại thế kỉ 15-16. Bên ngoài phủ thổ và giấy dó, một sản phẩm thủ công nổi tiếng của làng Hồ ta.

IMG_2362_zps3f99c6b1.jpg
 
Last edited:
Tôi được anh Tích, con bác Đa từng trông giữ đền cung cấp tài liệu nói về việc lập hồ sơ di tích của đền để đề nghị cấp bằng di tích quốc gia. Hồ sơ lập từ năm 1995, có được chữ ký phê duyệt của Sở văn hóa thông tin Hà Nội, Ban Quảng lý di tích – danh thắng Hà Nội. Sau đó tới năm 1998, Sở VHTT Hà Nội lại tiếp tục đệ trình cùng 15 di tích khác của Hà Nội.Tuy nhiện không hiểu sao tới tận giờ đền vẫn chưa được công nhận. Lại còn nghe nói Tiểu ban di tích của đền còn định đưa cả tượng Đức Thánh Trần vào thờ trong đền. Tôi cũng thấy có ban thờ Bác Hồ ở gian bên của đền. Chết thật, đền thờ Thánh Mẫu, ai lại đi đưa Thánh Nam vào ở chung, như vậy e phạm thượng mất. Chắc vì thế mà không được công nhận di tích cũng nên.

Thời gian không có ít, nên sau khi thắp hương, cúng tiến, tôi tranh thủ sang đền Vệ Quốc gần đó. Đền Vệ Quốc thờ Vệ Quốc đại vương tức Cá Lễ, tương truyền là phu quân của bà Huỳnh Nương công chúa. Đền được lập từ thời Lý, niên hiệu Thiên Thuận 1128. Hồi bé tôi nhớ đền bị lấy làm nhà kho, nên đồ cúng lễ và kiến trúc cũ của đền bị thất lạc nhiều. Hồi đó cũng chẳng ai chú ý tới việc cúng viếng. Gần đây khi đời sống khấm khá lên mới chú ý tới việc thờ cúng.
IMG_1873_zpse0ccd26f.jpg
 
Last edited:
Ngày xưa tôi có nghe Bố kể nhiều về hai anh em Cống Lễ và Cá Lễ, là người làng Hồ. Từ thời Hùng Vương thứ mấy không rõ, có vị Quốc công họ Lê, vì hiếm con nên tự mình đi chọn nơi cư trú. Đến Hồ Khẩu, thấy nơi cát địa, ông ở lại lấy vợ là bà Thục Nương làm kế thất (các cụ ngày xưa nhiều thất lắm). Hai vợ chồng mãi chưa có con, mới tới cầu ở đền Đông Hải vương thì sau được thần báo mộng cho hay sẽ cho rồng xuống đầu thai làm con để giúp nước yên dân. Bà Thục Nương sau đó nhằm ngày 13/2 sinh con, khi sinh cả căn phòng tỏa hương thơm ngát, ánh hào quang tỏa sang. Bà sinh được hai trai trẻ, tướng mạo khác người. Ông mừng lắm đặt tên là anh là Cống Lễ, và em là Cá Lễ. Hai người lớn lên học hành tấn tới, văn võ toàn tài, đầu quân giúp vua Hùng lập được nhiều chiến công, được vua Hùng tuyển chọn làm quan thị tòng, và được nhà vua yêu quí. Một hôm hai ông dong thuyền trên sông Tô, bỗng trời nổi gió mây đen vần vũ kéo đến, trên không trung xuất hiện ánh hào quang chói lọi. Biết thiên đình đã gọi, hai ông bèn chỉnh lại xiêm áo, hướng về cung lạy rồi theo ánh sang bay lên trời mà hóa. Ngày đó là ngày 2/7. Vì có công với nước, thần Cống Lễ được phong Dực Thánh đại vương, thần Cá Lễ được phong Vệ Quốc Đại vương. Dân làng Hồ đã lập hai đền riêng thờ hai thần. Đến đời Lý, hai vị đã yểm trợ quân Đại Việt đánh thắng quân Chiêm. Sang đời Trần, hai ổng lại yểm trợ Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Đến thời Lê (niên hiệu Vĩnh Thọ) lại yểm trợ việc trì thủy đê Yên Phụ được bền vững.
 
Khi tới viếng đền Vệ Quốc, do là buổi trưa nên đền không mở cửa, nên không có điều kiện vào thắp hương trong đền. Được biết trong đền còn lưu giữ chiếc kiệu của ngài, mỗi khi làng mở hội, sẽ đem rước kiệu ra đình. Kiến trúc cảnh quan của đền hiện nay được trùng tu nhiều.

IMG_1871_zps3504bea5.jpg


Không tìm hiểu được gì nhiều về đền nên đành vào đền Dực Thánh phía trong làng. May có hẹn trước nên chị Lâm, hiện phụ trách trông nom đền, ra mở cửa đền cho vào. Đây là tam quan đền cùng với bia di tích.

IMG_2335b_zps7f0e630f.jpg


IMG_2333_zpsad137b07.jpg
 
Last edited:
Ở gian chính điện, ban công đồng, tôi nhìn thấy phía bên trên là chiếu chỉ của vua ban

IMG_2321_zps65054fcf.jpg


Phía bên trái có bảng công nhận di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, bảng ghi tóm tắt lịch sử của đền. Hai bức tranh miêu tả cảnh hai anh em Cống Lễ và Cá Lễ cưỡi ngựa cầm quân đi đánh giặc, và cảnh chiến thắng trở về được vua ban thưởng.
Các tấm ảnh chụp trên tường cho thấy dân làng gần đây cũng có tổ chức lễ hội. Lễ hội được tổ chức và hai ngày trong năm:
Ngày 13 tháng hai: là ngày sinh hai vị thánh. Ngày này có lễ rước Thánh, múa cờ, ca trù ở đền trong, chèo đò cạn ở đền ngoài. Tích chèo đò là do Vệ Quốc thương nhớ vợ là Thủy công chúa mất sớm nên diễn ra tích này. Đám rước Thánh em sang đền thánh anh, làm lễ phụng mện, sau đó thì rước cả hai vị ra đình để suốt một đêm tịa đình gọi là “tế cả”. Ngày này được coi là ngày lễ chính Ngày 15 tháng tư: là ngày lễ cầu mát của cả làng. Ý nghĩa là cầu cho dân làng được bình an, có phúc, tránh được dịch bệnh.

IMG_2322_zpsc1faf12f.jpg


Bước vào gian trong tôi giật mình như nhìn thấy Thánh. Người tôi nổi gai khắp nơi. Tôi vội váng chắp tay khấn Người: “con cắn rơm cắn cỏ con lạy Ngài. Con là người làng Hô ta. Con sinh ra nơi xa, chưa có dịp về lạy Ngài. Hôm nay lòng thành tới tấu lạy Ngài,……..” Phải nói mãi tôi mới trấn tĩnh lại được. Hình như Ngài biết tôi tới viếng cũng nên. Ôi, hú hồn hú vía thật… Nhưng mà đã vào tới nơi thì cũng phải tranh thủ chụp được tấm hình của Ngài. Cứ tưởng Ngài không cho chụp, nhưng mà lại chụp được.

IMG_2324_zpsb3530370.jpg


Vái lạy, chụp choẹt xong tôi sang gian để kiệu của Ngài. Xưa là kiệu vua ban. Nhưng nay dân làng phải phục chế lại, rồi đưa vào tủ kính bảo quản cẩn thận.

IMG_2323_zpsf64ff8b3.jpg


Không gian sân trước đền hơi chật, thêm nữa là ngược sáng nên ảnh chụp đền không được đẹp.
Cả 3 đền của làng đều có nguồn gốc dựng từ thời Lý đã được gia phong 3 đạo sắc vào các năm Vĩnh Thịnh 6 (1711), Cảnh Hưng 22 (1762), Cảnh Hưng 44 (1784). Đền Vệ Quốc được xếp hạng di tích năm 1995. Đền Dực Thánh được xếp hạng di tích năm 2005.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,479
Bài viết
1,147,716
Members
193,543
Latest member
chebuoivinhlong
Back
Top