What's new

Nội Mông - Sa mạc, thảo nguyên và những bước chân của gió

Hi all, "chúng ta điểm danh nào" - mình lại được nói câu quen thuộc này trong 10 ngày đã qua.
Cám ơn tất cả, cám ơn 10 ngày được cùng nhau vươt Datong-lạnh và gió, Ordos-với cái wc thú vị, Baotou- sa mạc cát chát nắng vàng, Hohhot - thảo nguyên bao la và không có cỏ, một Beijing hiện đại với bar MIX điên cuồng....

Mình xin được mở đầu top hồi ứng chuyến đi PEK-Datong-Ordos-Baotou-Hohhot-PEK, ace đoàn nhào vô nào:
Sa mạc Hưởng sa - Baotou:
GEM_3238copy.jpg
[/IMG]

Thảo nguyên Xilamuren - Hohhot
IMG_1014copy.jpg
[/IMG]

Member:
IMG_8230copy.jpg

[/IMG]

IMG_5842copy.jpg
[/IMG]

IMG_6261copy.jpg
[/IMG]

IMG_5932copy.jpg
[/IMG]
 
Last edited by a moderator:
Chị Nheva viết tiếp để bọn hậu sinh "đáy giếng" chúng em theo dõi nhé chị! Chị viết nhiều nhiều để tụi em theo dõi toàn bộ chuyến đi cho đỡ thèm chị ơi!
 
Bạn Đạt đang sáng tác nghệ thuật đấy, mọi người đừng hiểu lầm, Đạt nhỉ??? e cho c xin mấy cái ảnh nhé :D
IMG_0657.jpg
[/QUOTE]
 
D4: Tạm biệt Tử đinh hương đến với lều du mục
+ sáng đi vãn cảnh chùa Hoa Nghiêm 华严寺 (Huayan si), ngôi chùa cổ lớn nhất vùng đc XD từ thời nhà Liêu (907 – 1125), vé nửa mà những 40Y. Gặp ở đây bao nhiêu hoa tử đinh hương tím ngát, thơm dịu. Đội gia đình và thanh niên dành phần lớn time posing quanh rặng tử đinh hương. Xong bị rịn chia tay hoa lên đường đi Ordos (550km)
+ 8h tối đến khu công viên Thành Cát Tư hãn (to như một thị trấn). Có ngay một đội cò ra chèo kéo về nghỉ ở lều Mông Cổ. Xuyên rừng dương tiến vào thảo nguyên, gặp mấy khu nhà lều. Thuê 3 căn lều, 80Y/chiếc. Lều có máy sưởi ấm áp, vệ sinh thì ra giữa thảo nguyên (nên mới có cảnh soi đèn pin đi toilet tập thể). Chủ nhà lều nướng 10 cân thịt dê, luộc rau cải, xào ớt và làm món canh truyền thống trông tựa một phướng cám lợn cho cả bọn ( bữa này hơi chát, dững hơn 900 Y. Hôm đó có pháo bông, chắc mừng 1/5. Không tắm rửa cả lũ úp thìa mà ngủ. Nửa đêm mà có dậy thì cũng chỉ cần chạy ra rừng dương sau lều, vừa được hưởng cái thú quận công, lại vừa được ngắm trăng sao thảo nguyên lồng lộng mờ ảo.

D5: Thăm chú Thiết Mộc Chân, sa mạc vui nổ trời
+ Sáng: ăn mấy thứ bánh, sữa tiểu mạch Mông Cổ cùng mấy gói mì xong cả nhóm đi thăm anh Chingiz Khan (成吉思汗陵 - The Mausoleum of Genghis Khan ,chéng jí sī hán ling) Vé vào cổng 110Y, được giảm còn 55 Y. Đó là một khu lăng rộng đến 10ha, được coi là miền đất thiêng của người MC. Trong có một bảo tàng lớn kể về cuộc đời và các chiến tích oai hùng của chú này, nhưng tuyệt nhiên ko có dòng nào nhắc đến vụ chinh phạt VN cả.
Ở đây có 2 cảm tử nhà ta xung phong thuê áo xống, mũ mãng Mông cổ, làm mẫu cho cả đoàn bắn phá và chụp ké hơn 1 tiếng.
Lưu ý: ở đây có nhiều đồ lưu niệm :dao kiếm, bao da đựng rượu khá đẹp nhưng đừng mua, hãy về Hohhot mua rẻ = một nửa.
+ Trưa ghé quán ăn xong lên đường thẳng tiến sa mạc Hưởng Sa Loan. (银肯响沙湾 -yín kěn xiǎng shā wān, sa mạc Hưởng Sa Loan)
Đây có lẽ là chương trình vui nhất trong chuyến đi. Với giá vé vào cửa 40Y (đã giảm ½) + 40 Y cáp treo + 150Y cưỡi lạc đà, đi ô tô, tàu hỏa trên cát, cả bọn được một chiều vui chơi thỏa thích trong nắng nhẹ và gió mát của sa mạc. Đầu tiên là cưỡi cáp treo lướt qua sông sang đồi cát. Thuê bao chân đủ sắc màu xong leo ô tô lao như tên bắn qua các đồi cát, đến trạm motor. Lại cưỡi motor, 2 đứa 1 xe/70Y tưởng xuýt lật mấy lần. Tiếp đó cưỡi lạc vắt vẻo gập ghềnh chừng 30’, đến trạm tàu hỏa rồi đi về bến ô tô. Trên đường quay về cáp treo lại trượt cát từ đỉnh đồi xuống thung lũng (20Y/ người, đắt hơn ở Gobi 5Y, he he)
Hành trình này cả bọn được miễn 2 xuất HDV (là nhờ thẻ Press và VNA của 2 mem trong đoàn, tiết kiệm được gần 500Y)
+ Tối về Baotou ( Bao đầu), nghỉ ở KS Sneill inn, trong phố cổ, giá rất tốt 850 Y cho cả nhóm 27 người, khoảng 35Y/pax, phòng đôi (có thể ở 4) sạch sẽ có nhà tắm riêng, nước nóng, tivi, ấm siêu tốc...
Ăn tối ở quán đối diện, hoành tráng nhưng quá mặn, thiệt hại hơn 1000Y
 
Last edited:
Day 2: the Hanging Temple - Huyền Không Tự

5711974539_6bb2ed557f_z.jpg

Chùa Huyền Không nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Đại Đồng 65km. Đây là một ngôi chùa độc đáo hợp nhất ba tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo hiện còn tồn tại ở Trung Quốc. Ngôi chùa này là đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm quốc gia. Chùa Huyền Không xây vào hậu kỳ vương triều Bắc Ngụy, cách đây hơn 1400 năm. Vương triều Bắc Ngụy đã đưa đàn lễ của Đạo giáo từ Bình Thành thay là Đại Đồng) chuyển đến đây. Các thợ làm chùa cổ đại xây chùa Huyền Không theo yêu cầu của Đạo giáo “Không nghe tiếng chim kêu chó sủa".
5711962659_c993ca070e_z.jpg

Chùa Huyền Không cách mặt đất khoảng 50m, nằm trên vách núi cheo leo. Hai bên là vách núi cao hơn 100m. Vách núi thẳng đứng như bị dao cắt. Chùa có cảm giác như bịdính trên vách đá. Nếu đứng từ xa ngẩng đầu nhìn lên chùa sẽ thấy các điện, gác tầng tầng lớp lớp, chỉ có mấy chục chiếc cột gỗ như chiếc đũa chống đỡ cả khu chùa. Nóc chùa là những tảng đá vàng sẫm lớn nhô ra phía trước, hình như sắp sập xuống. Rất nhiều người dùng hình ảnh “Điện gác nguy hiểm lơ lửng trên vách núi” để miêu tả chùa Huyền Không. Vậy chùa trên vách núi cheo leo này được xây dựng như thế nào? Vì sao lại chọn địa điểm xây trên vách núi cheo leo? Nguyên nhân gì khiến cho nó trải qua nghìn năm vẫn được bảo tồn hoàn hảo đến vậy?
5712542918_8c1e54872f_z.jpg

Vì sao chùa Huyền Không phải xây trên vách đá cheo leo? Vì sao trải qua hơn 1000 năm, chùa vẫn bảo tồn hoàn hảo tốt như vậy? Đối với những câu hỏi này, mỗi người đưa ra quan điểm riêng mình. Có người nói, trước kia, nơi này mưa gió thất thường, gây tai họa lớn cho các công trình kiến trúc. Chủ trì chùa phải tìm cách xây chùa trên vách núi mới mong tránh được mưa to, gió lớn. Chùa Huyền Không nằm ở trong thung lũng khe núi sâu, treo giữa vách núi. Đỉnh núi nhô ra như một chiếc ô, khiến chùa tránh được mưa gió. Khi nước lũ trên núi đổ xuống, chùa không bị ngập úng.
5712553882_84273f63bd_z.jpg

Một ý kiến khác cho rằng, trước kia nơi đây là nút giao thông Bắc lên Đại Đồng, Nam về Ngũ Đài. Chùa Huyền Không ở đây, để tiện cho tín đồ khắp nơi đến dâng hương cúng bái. Sông Hôn Hà chảy dưới chân núi trước chùa, thời đó thường có mưa bão, nước sông ngập tràn. Nhân dân cho rằng có rồng vàng tác quái, cho nên xây chùa trên vách núi để trấn giữ. Cũng có người chỉ rõ, thế núi như một chiếc nồi treo, ở giữa bị lõm. Chùa Huyền Không xây dưới đáy nồi. Vị trí có lợi này không những khiến cho gió bão dữ dội không thể thổi vào chùa mà ngọn núi trước mặt chùa cũng như một chiếc bình phong che chắn
5711986293_3da40bcd6f_z.jpg

Nhìn từ xa, chùa Huyền Không như đang muốn bay vào không trung, như chim én đang giang cánh bay. Nếu đến gần, chùa như được gắn vào vách núi cheo leo. Nhà thơ lớn đời Đường Lý Bạch du ngoạn chùa Huyền Không đã vung bút viết hai chữ “Tráng Quan” (Kỳ quan tráng lệ). Nhà du lịch đời Minh Từ Hà Khách năm xưa du ngoạn đến đây thán phục nói chùa là “kỳ quan lớn thiên hạ". Vẻ đẹp cũng như sự bảo tồn hoàn hảo của chùa Huyền Không khiến cho những câu hỏi đặt ra về chùa vẫn chưa có lời giải đáp thống nhất.

info from: biankientructhegioi ;)
 
Đông thế này mà hàng họ ra chậm quá! dài cổ chờ hàng của các cụ!
Nói thật là dạo này mình ko biết post anh dư lào nữa. Nhiều ảnh lắm mà đành chịu. Hướng dẫn bạn cái nào, cụ tỷ vào nhé
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,176
Bài viết
1,150,348
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top