What's new

[Chia sẻ] Phú Yên-Bình Định dịp 30-4-2012

IMG_0553.jpg


Xe đi 12h để tới bến xe Tuy Hòa, từ đây chuyển sang xe nhỏ để đi ăn sáng ở địa danh Đồi Thơm (có lẽ xưa kia trồng dứa, hay còn gọi là khóm). Ngày nay, Đồi Thơm được một doanh nghiệp tư thuê đất dài hạn đầu tư làm resort, mặc dù khách không đông và giá cả khá vừa phải.

IMG_7696.jpg


Khu resort mênh mông. nhưng các bungalow bố trí khá thưa thớt nên đi lại bên trong khu toàn dùng xe hơi chạy điện. Với mong muốn đem mọi thứ hay về quê hương, vị đại gia đầu tư ở đây cả một vườn thú, hươu sao, đà điểu, lợn rừng, thỏ.... cho trẻ em xem hai bên đường xe điện chạy.
 
Mau chóng trả phòng, tụi tớ lên đường đi Quy Nhơn.

QuyNhon.jpg


Khác với Phú Yên vốn nổi tiếng vì lúa và những thức hải sản, Bình Định nổi tiếng vì thịt rừng và các loại mắm: mắm cá thu, mắm ruốc, mắm tôm, mắm ruột cá thu... cuốn với bánh tráng vùng này hơi dày và dai. Ai thích ăn mắm sẽ vô cùng thú vị với sự đa dạng này. Từ đó tớ luận rằng vùng Bình Định có nghề đi biển và đánh bắt xa bờ, còn vùng Phú Yên thì thu hoạch tại các đầm phá là chủ yếu, không biết có đúng không.

Nếu Sài Gòn có bia Sài Gòn, Hà Nội có bia hơi, Huế có Huda thì Quy Nhơn cũng có bia của riêng mình - bia Lâu-Quên (Lowen tiếng Đức là Sư tử) nhắm với mắm thì cũng đậm vị.

IMG_8072.jpg

Quán ăn ở Quy Nhơn rộn rịp hơn Tuy Hòa, có lẽ kinh tế vùng này sôi động hơn.
 
Phú Yên và Bình Định đều là điểm dừng chân của người Việt vào thế kỷ 15 (thời Lê Thánh Tôn) trước khi tiếp tục Nam tiến, nên bản sắc văn hóa ở đây khá đậm. Lịch sử Việt chủ yếu ghi lại quá trình chống phương Bắc xâm lược, trong suốt quá trình xâm lược ấy người Việt đóng vai trò như một cái âm đạo bao lấy quân xâm lược, hút những tinh túy của chúng như văn hóa, kiến thức quản trị đất nước, tôn giáo, mưu lược chính trị, khoa học kỹ thuật v.v. Mỗi lần người Trung Nguyên kéo sang, chính sử ta lại ghi nhận một lần quan quân rút về Thanh Hóa, cả nước như cái bao ôm lấy kẻ thù để dần dần làm chúng mất sức, hấp thụ, gọi hàng và khiến chúng phải rút đi. Truyền thống này kéo tận tới thế kỷ hai mươi, nếu ta nhìn thế trận Điện Biên Phủ ta sẽ lại liên tưởng đến một cái âm đạo bao vây kẻ thù.

Và, đối với các dân tộc phía Nam còn lại, người Việt đóng vai trò dương tính hệt như người Trung Hoa. Việc người Việt thành công trong vòng hai trăm năm mở rộng gấp đôi lãnh thổ về phía Nam được thế giới đánh giá là biến động lãnh thổ ngoạn mục nhất nhì thời Cận Đại. Tất cả những mưu lược chính trị, văn hóa, kỹ thuật học được từ Trung Hoa, người Việt đều vận dụng đối với các dân tộc phía Nam. Gả công chúa cho các vua man để lấy đất là một bài chính trị điển hình của Trung Hoa, được người Việt vận dụng vô cùng thành công.

Biển Bình Định, vào những năm trước cải cách là điểm buôn lậu nóng bỏng hàng tàu thủy. Thời ấy em nhớ ai là thủy thủ viễn dương thì cả họ được nhờ. Trước khi vào SG, các tàu viễn dương neo chờ ở ngoài khơi Bình Định và dân BĐ đi thuyền con ra chở về TV, tủ lạnh, cassette, quạt máy v.v. để cứu đói cho một đất nước thiếu thốn mọi thứ. Dân Bình Định Phú Yên cũng tham gia buôn chuyến trên tuyến đường sắt Bắc-Nam và sau này là buôn lậu lâm sản. Họ vốn sẵn máu kinh doanh.

Hiện nay, Hải Phòng và Bình Định là hai nơi có đại gia nhiều nhất và giàu nhất cả nước. Thế nhưng, máu kinh doanh của người Bình Định không phải mới nổi gần đây (Hải Phòng chỉ xuất hiện từ sau khi người Pháp đặt cảng ở đây, trước đấy cảng ở Hải Dương). Khi Lê Hoàn hủy diệt kinh đô Indrapura (Trà Kiệu), người Champa dời đô vào Vijaya (thành Đồ Bàn) ở Bình Định. Kinh đô này tồn tại thêm 600 năm nữa. Việc lựa chọn không phải ngẫu nhiên: đây chính là ngã ba đường để từ đó đi lên thượng nguồn, vùng Tây Nguyên. Mọi giao thương với người Tây Nguyên đều thông qua vùng này. Và, thương lái người Champa, người Việt chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình buôn bán, chủ yếu họ đi mua lẻ, thu gom sản vật. Đầu mùa giao thương, các lái buôn Trung Hoa tổ chức ăn nhậu, vui chơi, đánh bạc và cho vay nợ, thế là các lái buôn nhỏ địa phương đã gánh một số nợ tương đối để từ đó toàn tâm tham gia vào quá trình thu gom sản vật phục vụ thương gia người Hoa. Những cuộc hôn nhân đa sắc tộc tại đây đã tạo ra một nhóm người Bình Định giỏi buôn bán và khá đặc sắc. Và, dù là dân tộc bị chinh phục, dòng máu Champa không hề biến mất - như trong bất cứ cuộc biến đổi lãnh thổ nào, kẻ đi chinh phục bị người bản xứ đồng hóa đôi phần. Đặc sắc nhất là ảnh hưởng lối mẫu hệ của người Champa lên truyền thống Bình Định. Không chỉ có đào giếng hình vuông, các nữ tướng nổi tiếng trong đội quân Tây Sơn, hay vô số nữ doanh nhân Bình Định hiện nay, theo tớ có lẽ là xuất gốc từ một truyền thống Champa.

QuyNhon.jpg

Tại các thành phố miền Trung, phần lớn các bãi biển đều không sạch và đục, nhất là nếu gần đó có đầm phá hay sông chảy qua. Sông thường mang phù sa đổ ra cửa sông, kèm theo các chất thải sinh hoạt. Quy Nhơn có Đầm Thị Nại gần đó nên bãi biển không trong.

Như trên không ảnh này, ta thấy băng qua Đầm Thị Nại là một cây cầu dài hơn 1km làm bằng ngân sách chính phủ. Cây cầu này vắt sang khu công nghiệp Nhơn Hội ở bán đảo Phương Mai, và đây là một sai lầm.
 
Thành phố nào của Miền Trung cũng muốn lên đời, cũng muốn có khu công nghiệp, cũng muốn phát triển du lịch, cũng muốn mình đẹp nhất. Năm nay tỉnh này, năm sau tỉnh khác được ưu tiên, và thế là nhà nhà cạnh tranh nhau, kết quả là giống hệt nhau.

IMG_8087.jpg

Đầm Thị Nại, nơi diễn ra cuộc thủy chiến dữ dội giữa thủy binh của Quang Toản và Nguyễn Ánh, quyết định số phận Việt Nam thế kỷ 19.
 
IMG_8078.jpg

Bọn tớ đi cầu sang bán đảo Phương Mai. Cảng Quy Nhơn bên kia thật trái ngược với khu CN Nhơn Hội bên này. Đường xá hạ tầng đã thi công hoàn chỉnh, thậm chí một số nhà xưởng đã xây hoàn thiện. Nhưng tất cả đều bị vùi trong cát. Không một bóng người. Có thể dùng làm phim trường cho bối cảnh hậu thế chiến thứ III, hay bối cảnh nóng cháy của bộ phim "Không thể ham muốn gì, dù ưỡn ẹo phía trước là chân dài".


IMG_8079.jpg

Một khu vui chơi giải trí kiểu DisneyLand, có cả rặng san hô vành khuyên bằng bê tông để trồng hàng dừa, cùng bầy chim cánh cụt bê tông đứng trên bờ đón khách... tất cả bỏ hoang.


Đi sâu vào khu công nghiệp hoang vắng, tớ xuống xe tìm người hỏi đường. Một bác mặc cái quần quân đội, tay cầm khẩu súng săn chim cứu liên tục gạt cần hơi lên đạn, trả lời tớ "Chỉ đi thêm 2km nữa, sau đó là hết đường"

IMG_8082.jpg

Cây cầu 1km giờ là nơi lý tưởng cho các cặp giai gái chụp ảnh.
 
IMG_8091.jpg

Quay về thành phố Quy Nhơn, chén món chả ram nổi tiếng. Một cây có 1.000 đ


IMG_8094.jpg

Tháp Đôi Quy Nhơn. Được trùng tu rất đúng kiểu Việt Nam. Láng coóng, thẳng tưng.

IMG_8105.jpg



IMG_8104.jpg

Ngay bên cạnh là một đền Việt
 
IMG_8101.jpg

Mái tháp đã sụt từ rất lâu.


IMG_8100.jpg

Được cả người Việt lẫn người Chăm thờ cúng


IMG_8106.jpg

Với một bộ linga-ioni mới toanh


IMG_8110.jpg

Một phụ nữ vào chăm sóc, nhang đèn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,640
Bài viết
1,154,277
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top