What's new

Sài Gòn Xưa

Mình sưu tầm được bộ ảnh Sài Gòn xưa rất hay, nên mạnh dạn lập topic này để chia sẻ. Ngoài việc nhìn lại SG những năm tháng trước ngày đất nước thống nhất, mình cũng muốn biết thêm các thông tin của những tấm ảnh này, mong các bậc cao niên hoặc biết thông tin thì cùng nhau chia sẻ.

Mặc dù những tấm ảnh này đã cũ kỷ, ố màu, hay có người khen chể kỹ thuật chụp ảnh,...nhưng đều trở nên quý, hiếm. Các tấm ảnh chỉ phản ánh SG thời bấy giờ, người viết không có ý gì, xin mọi người đừng chụp mũ này mũ nọ cho mất công. Xin được lập lại, topic hoan nghênh mọi người (1) Up ảnh Sài Gòn nay (tương ứng với vị trí) để đối chiếu hoặc (2) Cung cấp thông tin cho các ảnh; Hoặc (3) Up các ảnh xưa khác; Các ý kiến bình luận chính chị chính em mình sẽ xóa, không có gì bàn bạc hết. Xin lỗi trước nhé. :)

Để huận tiện mình sẽ đáng số các bức ảnh, cũng ngẫu nhiên thôi, vì không có điều kiện sắp xếp.

Trước hết, xin gửi một tấm Người đẹp cho nó máu.
#000
picture.php


Các "em" này giờ chắc cũng thành cụ nội cụ ngoại hết rồi. Mình không rành thời trang nhưng thấy thời trang lúc đó (không rõ năm nào) cũng rất đẹp

(Tạm đánh tấm đầu tiên là #000 để các tấm sau sẽ trùng với tên file cho đỡ nhầm lẫn. Cũng tính chọn và phân loại người đẹp vào 1 bài, mỗi công trình kiến trúc, vị trí,...nhưng như thế vừa nhọc công lại vừa đơn điệu, các bác thông cảm nhé)
 
Last edited:
Hình #44: Chắc chụp trước 75 vì tòa Đô Chính có dải băng màu vàng vắc ngang

Hinh #47: Không biết sao mấy cái cầu vượt kia sao biến mất sau này? Nói tới cầu vượt, đến giờ người ta mới "nghĩ" ra là phải xây trong khi đó Saigon xưa đã có cầu vượt

Đây là mấy tấm về giao thông, cái này nhìn mới có vẻ kẹt xe, mà chỉ toàn xe hơi :)

577011027_046b822395_o.jpg

Không biết đây là đường nào?

577010909_d5a3afa263_o.jpg

Đại lộ Nguyễn Huệ?

577010793_aef74d5ea2_o.jpg

Đại lộ Nguyễn Huệ

dscn0068em2.jpg

Đại lộ Nguyễn Huệ. Đọc báo xưa thấy cách viết văn khác bây giờ. Mà sao tên đường phải dùng gạch nối?

nguyenhue-saigon1962b.jpg

Thêm đại lộ Nguyễn Huệ

saigontx0ig.jpg

Không biết đường nào đây

Hình lấy từ trên skyscrapercity.
 
picture.php


Hình này rất nhiều kỷ niệm với những người cùng trạc tuổi hoặc lớn hơn Bác già: nhìn bên góc phải sẽ thấy tòa lầu có chử Viễn Đông, tòa nhà cạnh chùa Bà Ấn Độ góc Pasteur và Tôn Thất Đạm, tuổi học trò hay ghé đó ăn bò bía, phá lấu và uống nước mía Viễn Đông.

Phía cạnh phải của Viễn Đông bạn nhìn thấy 1 tòa nhà nóc ngói đỏ: ngày xưa là trụ sở thuế vụ, nay đã phá đi và thành Saigon center.

Thấp hơn chút là dãy kiosk khu bán sách cũ Lê Lợi: thời học sinh cũng mất bao là thời giờ lê la nơi này để tìm mua sách cũ mới đủ loại, giá rẻ hơn nhà sách Khai Trí (nhà sách Fahasa bây giờ) bên kia đường rất nhiều.

Góc bên trái là nhà thuốc tây Nguyễn văn Dụng, ngày xưa nổi tiếng thứ nhì trong giới Pharmacy, sau nhà thuốc Nguyễn thị Hai cũng trên đường Lê Lợi góc gần Pasteur.

Em cũng có một kỷ niệm hay hay với góc phố hình trên. Công ty em làm ở Nguyễn Huệ, khi rảnh quởn trưa trưa tối tối em vẫn lang thang đi lại khu "Sài Gòn xưa" đánh dấu tìm hiểu, chụp hình từng góc phố, địa danh vang bóng một thời - và vẫn "vang vang" mãi trong hồn một số người mà em biết, ví dụ dì em, mẹ em, và một cụ già em kể dưới đây, (nhờ sở thích kỳ cục tìm hiểu rứa mà em trả lời được câu hỏi "kỳ cục" của cụ).

Bữa kia tan làm đi bộ ra "chùa Bà Ấn Độ góc Pasteur - Tôn Thất Đạm" bác TravelBug đề cập trên hình ấy, xưa dân ở đây vẫn gọi là Chùa Chà, hiện giờ sân chùa là bãi để xe của công ty em, em gặp một ông già đẹp lão lắm. Em nghĩ là ông rất già, chống can, lập bập hỏi em cháu ơi cho hỏi tiệm cháo cá gần đây còn bán không? Khựng lại một chút, thấy vừa thích thú vừa bâng khuâng, cái rồi em nói tiệm cháo cá Chợ Cũ hả ông, nó ở bên mé Chợ Cũ bên đây Chùa Chà rồi. Ông già mừng lắm nói phải phải nhưng tui tìm không ra đi lần hồi lên đây tính ăn hủ tiếu Thanh Xuân. Em mới nói tiệm cháo cá dẹp đâu chừng năm 1940 rồi, hủ tiếu Thanh Xuân vẫn còn nhưng nghe nói nhỏ xíu so với hồi xưa, mà con ăn thấy không ngon như người ta đồn. Ông già buồn lắm, nói ủa dẹp rồi hả, 1940 hả, lúc đó tui đi rồi.

... Sau nhờ cháu ông đi tìm ông dắt về nhà ăn cơm mà em mới biết, ông đã hơn 90 rồi, suốt thời thơ ấu rồi thanh niên ăn hàng ở khu Chùa Chà (trong Thương Nhớ Mười Hai, Vũ Bằng cũng nhắc đến cảnh hàng ăn tấp nập ở nơi này khi nói về ẩm thực Sài Gòn), ăn cháo cá Chợ Cũ, cơm bà Cả, hủ tiếu Thanh Xuân, uống café Givral... cho đến ngày qua Pháp học rồi cưới vợ đầm, sinh sống ở bển. Mấy năm sau này hơi lẫn lẫn rồi, ông rất hay tìm về khu này để đòi ăn một tô cháo cá!
 
@ Miên Nữ: Tiệm cháo cá đó nổi tiếng Sài Gòn xưa, nằm góc Võ Di Nguy chợ Cũ và 1 con đường nhỏ (đã quên tên) dẫn ra Tòa Hòa Giải đường Nguyễn Huệ. Thời đó các nghệ sĩ, ca sĩ sau xuất hát/trình diễn thường ghé ăn, quán rất nhỏ, là 1 căn nhà gỗ trệt, bàn ghế cây lên nước đen bóng! Chủ là ông già và mấy cô con gái người Hoa, đóng cửa sau năm 75; năm 1999 chúng tôi có tìm đến nhưng ngôi nhà thì còn mà đã xập xệ, chủ thì đã vắng... nên những lần sau, chúng tôi không tìm đến nữa.... dẫu lìa ngó ý...

Cháo cá chợ Cũ, Cơm Bà Cả (Đọi) , hủ tiếu Thanh Xuân!!!!

Nhưng chỉ còn tàn hương!!!
 
@ Miên Nữ: Tiệm cháo cá đó nổi tiếng Sài Gòn xưa, nằm góc Võ Di Nguy chợ Cũ và 1 con đường nhỏ (đã quên tên) dẫn ra Tòa Hòa Giải đường Nguyễn Huệ. Thời đó các nghệ sĩ, ca sĩ sau xuất hát/trình diễn thường ghé ăn, quán rất nhỏ, là 1 căn nhà gỗ trệt, bàn ghế cây lên nước đen bóng! Chủ là ông già và mấy cô con gái người Hoa, đóng cửa sau năm 75; năm 1999 chúng tôi có tìm đến nhưng ngôi nhà thì còn mà đã xập xệ, chủ thì đã vắng... nên những lần sau, chúng tôi không tìm đến nữa.... dẫu lìa ngó ý...

Cháo cá chợ Cũ, Cơm Bà Cả (Đọi) , hủ tiếu Thanh Xuân!!!!

Nhưng chỉ còn tàn hương!!!

Chắc là đường Huỳnh Thúc Kháng ngày nay đó ạ. Chợ Cũ vẫn còn đó, còn cái cây đa to to, còn xóm người Hoa chen chúc mà những người tầm 40, 50 vẫn còn dùng tiếng Quảng Đông, tiếng Tiều với nhau trong giao tiếp... nhưng nhiều hàng quán xưa thì không còn. Em vẫn thấy còn một vài shop chợ Cũ để những bảng nhỏ như "Tiệm Ông già cởi trần (chợ Cũ)", chắc là ông già ngày xưa nổi tiếng lắm :). Chỗ em áng chừng là tiệm cháo cá ngày nay cũng nhiều xe bán đồ ăn. Lúc đầu em ngạc nhiên vì cái chợ nhỏ nhỏ cũ cũ không lấy gì làm vệ sinh nhưng ai bán hàng ăn dù chỉ là vỉa hè hay gánh, cũng ngon, từ món Hoa đến món Nam Bộ... Chắc vì họ là hậu duệ của những người chủ quán ăn nổi tiếng ngày xưa, lại phần đông là gốc Hoa, thừa hưởng cái khéo nấu nướng. Ngay giữa quận 1 sầm uất, giữa những cao ốc, bar biếc, trung tâm thương mại, UBND TP. ... vẫn còn cái chợ cũ ơi là cũ. Dân ở đây lý giải là nhà nước không có tiền đền bù giải tỏa (tấc đất tấc vàng mà), họ không có tiền xây nhà to vả lại nhà nào cũng hẹp hẹp xây làm gì. Nên nó vẫn tồn tại, mấy ai biết giá trị lịch sử, ý nghĩa của nó trong quá trình hình thành khu Bến Nghé, Bến Thành của vùng Gia Định xưa.

Chùa Chà bây giờ ngoài thờ thần Bò, các vị thần Ấn giáo, còn có một khoảng thờ Phật Bà Quan Âm. Em định mấy lần nhưng chưa rảnh tìm hiểu vì sao có sự pha trộn này.

Văn phòng công ty em cùng nhiều công ty khác đang ở trong tòa nhà xây ngay trên nền Tòa Hòa Giải ngày xưa đấy. Bọn em vẫn đi ăn trưa ở chợ Cũ, hôm nào sang thì qua Eden Mail, nơi có rạp Eden ngày xưa. Rạp hát vừa được dựng lại thành rạp chuyên diễn tấu hài. Hôm nghe tin định chạy qua gỡ cái tấm áp phích Cleopatra vẽ tay cũ mèm tuổi chắc gấp mấy lần tuổi em cất làm kỷ niệm nhưng không kịp. Bác chắc vẫn nhớ cái đồng hồ bốn mặt thanh thanh ngày cũ nằm ngay trước Tòa Hòa Giải, năm ngoái ANZ trả tiền để thay bằng cái đồng hồ khác, vẫn bốn mặt nhưng mập ú.
 
năm ngoái ANZ trả tiền để thay bằng cái đồng hồ khác, vẫn bốn mặt nhưng mập ú.

Chắc phải chạy ra đánh ANZ 1 cái thiệt đau - nhưng mà thành phố, vừa được trả tiền vừa được đồng hồ mới, thế thì phê chuẩn là điều nhất định rồi! :)

Nhớ Sài Gòn xưa, đọc lại quyển "Sài Gòn năm xưa" của cụ Vương Hồng Sển thật là thấm.
 
577011027_046b822395_o.jpg

Không biết đây là đường nào?

577010909_d5a3afa263_o.jpg

Đại lộ Nguyễn Huệ?

Em đoán là đại lộ Nguyễn Huệ. Hai bên đường là kiosk chuyên bán phim, vật tư ngành ảnh và tráng hình. Têt đến thì cấm xe hơi. Làn xe hơi dùng để bán hoa và cây kiểng. Khác với bây giờ cấm xe máy lúc Tết, hồi đó ba em chạy xe máy rề rề, thích cây nào thì tấp xe lại lựa cây đó. Chừng năm 94 hay 95 (cái này em không nhớ rõ lắm) thì mấy cái kiosk này cũng bị dẹp. Nhớ lắm!
 
Hình ảnh Sài Gòn xưa.

Hôm nay lang thang trên mạng, chợt thấy những hình ảnh về Sài Gòn đẹp quá lên COPY lại để các mem xem
Nhà hát thành phố. Toà nhà này được xây dựng từ năm 1898 đến 1900​
4058037754_e9e1af5b60_o.jpg

Công viên trước nhà hát thành phố. Cảnh vật ở đây chắc chỉ còn cái nhà hát và 2 hàng cây là còn lại đến ngày nay.
4057300489_b8b2a76561_o.jpg

Mặt trước chợ Bến Thành. Ngôi chợ biểu tượng Sài Gòn này được xây dựng từ năm 1912 đến 1914 và được gọi là chợ Mới, thay thế cho chợ Cũ từ trước thời Pháp chiếm thành Gia Định ở vị trí ngã ba rạch Bến Nghé, chỗ ngân hàng nhà nước bây giờ (là chỗ bến sông nơi khách vãng lai, quân nhân… vào thành Quy (thành Bát Quái) – xuất xứ của tên Bến Thành).
4057300313_b517c66271_o.jpg

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh. Toà nhà xây dựng từ năm 1885 đến 1890 này vốn để trưng bày các sản vật Nam Kỳ, song khi xây xong lại dùng làm tư dinh của thống đốc Nam Kỳ. Toà nhà tiếp tục thực hiện công năng tư dinh của thống đốc Nhật Minoda thời Nhật chiếm đóng, trụ sở Uỷ ban hành chính lâm thời Nam Bộ, trụ sở Cao uỷ Cộng hoà Pháp, dinh thủ hiến Nam Phần, dinh Gia Long của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, rồi trụ sở tối cao Pháp viện trước khi được sử dụng làm bảo tàng cách mạng, rồi bảo tàng TPHCM như hiện nay.
4057300519_8b9c90ab1d_o.jpg

Mặt tiền dinh Norodom ở vị trí dinh Thống Nhất hiện tại. Dinh này được xây dựng từ năm 1868 đến 1873 để làm nơi làm việc cho thống đốc Nam Kỳ. Dinh và con đường phía trước (đường Lê Duẩn hiện tại) được đặt tên Norodom theo tên quốc vương Campuchia thời bấy giờ.
4057300623_553ea31c3b_o.jpg

Dinh Norodom nhìn từ trên cao
4057300657_5651281749_o.jpg
 
Đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Con đường này trước năm 1887 vốn là một con kênh gọi là Kênh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào, tao nên 2 bến sông. Năm 1887, Kênh bị lấp để tạo thành đường như hiện tại.
4058038018_1e4234af83_o.jpg


Đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi, kéo dài từ vị trí nhà thờ Đức Bà đến bờ sông Sài Gòn. Trước khi Pháp chiếm Sài Gòn, con đường này nổi tiếng vì đầu bờ sông là nơi vua nhà Nguyễn từng đến …tắm (nên gọi là Bến Ngự). Lúc thực dân Pháp mới đến, nó là đường số 16 trong 25 con đường đầu tiên do người Pháp quy hoạch khu trung tâm Sài Gòn. Năm 1865, con đường được đặt tên Catinat, theo tên một thống chế Pháp phục vụ dưới thời Louis 14.

4057300715_f491c5a337_o.jpg


Góc khác của đại lộ Charner. Toà nhà có chữ Citroen chính là vị trí của khách sạn Rex hiện nay.

4057300801_368b63f93c_o.jpg


Bến Nhà Rồng, nằm ở ngay ngã ba rạch Bến Nghé và Sông Sài Gòn. Toà nhà này được xây dựng từ năm 1863, nguyên là nơi ở của tổng quản lý và nơi bán vé tàu công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Maritimes.

4058038094_196d621fa7_o.jpg
 
Nhà thờ Đức bà Sài Gòn. Nhà thờ được xây từ năm 1877 đến năm 1880. Thuở mới xây, 2 tháp chưa có chóp nhọn. 2 chóp này được xây dựng thêm vào năm 1895.

4057300933_d565e7889d_o.jpg


Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn năm 1906. Hệ thống tàu điện ở Sài Gòn khởi đầu bằng tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn dài 5km vận hành năm 1881. Đến năm 1913 nâng lên thành 5 tuyến, đi Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Dầu Một, Tân Định… và hoạt động đến năm 1957.

4057300955_182963eb72_o.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,642
Bài viết
1,154,307
Members
190,155
Latest member
danhtuliem
Back
Top