What's new

Sang Mã xem Trym.

Một ngày đẹp giời nhà em lại nhận được trát đi họp.

Nhà em về nhà, thay cho cái việc thông báo với Mụ lang trĩ là sẽ vắng nhà mấy bữa, vưỡn như mọi khi em cao giọng “Mụ thấy cái pát pót của tôi để đâu không?”
- Để đâu thì đi mà tìm, Lão tôi còn chả quản nữa là pát pót.
Chả biết nhà các bác đi phượt nhiều thì mấy mụ vợ có thái độ thế nào chứ như nhà em đi quanh năm ngày tháng thành ra mụ ý chả có biểu cảm gì về việc em đi hay về.

Gớm, những cái lần đầu em đi dài ngày hay đi tây là mụ ý lục xục cả đêm gói gém đồ đạc cho nhà em cứ như thể như chính mụ ấy đi.
Hummm…., thế mà mấy năm nay, chả ý kiến gì.

Có lần em đi tận bên tây về, đến sân bay rồi điện thoại có sóng, em gọi cho mụ và nhận được câu trả lời “Iem ăn hết cơm rồi, tưởng lão chưa về. Thế có ăn gì không để iem cắm”, đã thế lại còn thòng thêm 1 câu “Nhưng giờ này quán xá chắc đóng cửa hết rồi, chắc chỉ còn mì tôm thôi”.

Hay là hết iu rồi nhỉ?

Đã thế lần này nhà em ra đi không hẹn ngày về luôn, mà không hẹn thật. Em búc luôn vé về âu pần xem ở bển có gì hay hay ngó nghiêng tí. Từ ngày nhiễm cái phượt phọt chết tiệt này là nhà em cũng hay nồng ghép. Chứ có dám ngửa tay xin mụ lang trĩ cho đi đâu cơ chứ.(NO)(NO)(NO)
 
Người qua lại rất ít.
Hình như nó chỉ là phố nhà nghĩ đơn thuần cho dân ba lô như em cư ngụ chứ không hẩn là phố đèn đỏ như nhà em nghĩ.
Nhưng nói chung là nhà em ấn tượng. Nhà cửa thì chả phải là cổ gì, gọi là nhà cũ thì chính xác hơn. Thế mà nổi tiếng kéo dân du lịch ùn ùn đổ về đây như vậy.
Như ở quê em. Nhiều cái di tích còn là cụ kị mấy đời của mấy cái công trình ở đây.
Thế mà chả kéo được ông Tây bà Tàu nào đến thămm hoặc giả có thì cũng lác đác lắm.

Như cái phố cổ Hội An đây, nhà em thấy nó còn đẹp gấp nhiều lần cái chỗ này, nhà cửa cổ thực sự, cả đôi ba thế kỷ luôn.






















Chắc nghĩ là bọn khách du lịch nó chê cũ nát quá, không thèm đến, thế cho nên các bác ý đập đi cho xây mới lại hết.
Thế gọi là trùng tu.
 
Last edited:
Lại nói về chuyện trùng tu di tích lịch sử văn hoá.

Sau cái thời kỳ cứ cái gì liên quan đến phong kiến-thực dân là hô hào quần chúng nhân dân, giai cấp cơ bản đập phá, bài trừ. Quê em dạo này lại dấy lên phong trào trùng tu di tích lịch sử văn hoá

Quê em có mấy cái đình, chùa to to phết, cũng đang trùng tu. Thi thoảng về quê đi qua nhà em thấy là thợ đang phá đình cũ, xây cái đình mới hao hao giống thế chứ chả phải là trùng tu gì.

Gạch ngói, gỗ lạt còn lành lặn vứt ra một đống rồi chở đi đổ. Còn vật liệu mới thì tuyền xi măng Hoàng Thạch, gạch ngói Vi gờ la xê ra, gỗ lim Nam Phi cả.

Nhà em đọc đâu đó thấy bẩu bên Tây, bên Nhật nó trùng tu bằng cách đánh số từng viên gạch, viên ngói, gỡ ra rồi lắp vào đúng chỗ cũ. Viên nào hỏng quả rồi thì nó mới thay viên y chang như thế bằng vật liệu cũng ý cái thời xây dựng công trình đó.

Cuối cùng thì nhà em cũng biết được quan điểm trùng tu của mấy bác văn hoá nhà ta sau một lần ngồi hút thuốc lào tán gẫu với mấy bác trông coi công trình.

Việc trùng tu như anh Tây, anh Nhật các bác ý cũng thừa sức làm. Nhưng làm theo cách đó chi phí chỉ là nhân công còn vật liệu không đáng là bao. Nhà các bác tính thuê một ông thợ tây nghề cao mỗi ngày chỉ gỡ vài viên gạch rồi lắp vào y như thế thì xong công trình biết bao nhiêu là công.

Vấn đề nằm ở chỗ các quan bác chắc cũng biết nhỉ???. Vật liệu còn cấy được giá chứ nhân công thì được mấy.
Nên khả thi nhất là đập quách nó đi, xây mới cho nó dôi.
 
Lịch sử Melaka chắc nhà các bác biết rồi. Có nhiều chi tiết khá thú vị.

Khởi đầu có ông vua từ nơi nào đó đi săn hiêu. Người và chó đuổi nhau đến cái xứ này thì hiêu rơi vào thế chuột chạy cùng sào.
Bị dồn vào bước đường cùng, chú hiêu quay lại húc chó săn rơi tủm xuống nước.
Vua cho là điềm lạ, nghĩ đây là vùng đất đặc biệt nên lập đô ở đây luôn.

(Vụ triền thiết này nhà em nghe hao hao giống vụ dân tộc Thao ở vùng Nhật Nguyệt Đàm bên Đài Trung - Tai Oăn). Cũng kiểu chó đuổi hiêu thế này. Chỉ khác là đến Nhật Nguyệt Đàm con hiêu trắng biến mất.

Có một chi tiết khá hay không thấy đề cập trong sách lịch sử quê em. Nhà em gọi là sách lịch sử quê em là vì có liên quan đến nước mềnh.

Ấy là vào khoảng thế kỷ 15 gì đó, quân Việt Nam (em xin gọi tắt là Việt) oánh cho phái bộ của vương quốc Melaka (gọi tắt là Mê) tơi bời khói lửa, khi phái bộ sang chơi bên nước tàu.
Thậm trí còn thiến cả mấy cán bộ trẻ tuổi trong đoàn. Nhưng vì khi đó Melaka cũng chịu ảnh hưởng của anh Khựa (Do tướng thuỷ quân Trịnh Hoà trước đó kéo đến đây và ít nhiều có sự áp đặt cai trị)

Thành ra vương triều Mê không giám chống lại vì còn phải chờ xin ý kiến anh Hoàng nước Tàu.

Nước mềnh khi đó thì (nhà em nói nhỏ thôi nhé) cũng gần như là chư hầu của anh khựa.

Anh Hoàng biết vậy bảo anh Mê không cần làm gì cả, cứ để anh ấy giải quyết. Rồi anh ấy oánh công văn có ý khiển trách anh Vương nước Việt không được đụng chạm đến anh Mê nữa, đồng thời chỉ dụ cho anh Mê chuẩn bị xây dựng lực lượng, rèn dao đúc kiếm, anh Việt mà gây sự cứ oánh thật lực.

Vụ này quá mới, chắc các cho là nhà em vớ vẫn.

Nguồn đây nhà các bác nhé.
Sách tây hẳn hoi. Không lại bảo nhà em tâm thần.

"Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland. Straits Branch, Reinhold Rost (1887). Miscellaneous papers relating to Indo-China: reprinted for the Straits Branch of the Royal Asiatic Society from Dalrymple's "Oriental Repertory," and the "Asiatic Researches" and "Journal" of the Asiatic Society of Bengal, Volume 1. LONDON: Trübner & Co. p. 252. Retrieved 9 January 2011. "report that the envoys of their country, who had returned from China in 1469. had been driven by a storm on the coast of Annam, where many of their people were killed; the rest had been made slaves, and the younger ones had further undergone castration. They also told that the Annamese now occupied Champa, and that they wanted to conquer their country too, but that Malacca, remembering that they all were subjects of the emperor, hitherto had abstained from reciprocating these hostilities. "At the same time the envoys with the tribute of Annam arrived also, and the envoys of Malacca requested permission to argue the question with them before the court, but the Board of War submitted that the affair was already old, and that it was of no use to investigate it any more. When therefore the envoys of Annam returned, the emperor gave them a letter in which their king was reproved, and Malacca received instructions to raise soldiers and resist by force, whenever it was attacked by Annam."

Hoá ra anh Việt nhà mềnh ngày xưa cũng thuộc diện mấu đấy nhỉ?:D:D
 
Last edited:
TP. Melaka cổ nằm 2 bên bờ sông gần cửa biển
Một bên là khu buôn bán, dặt dân khựa
Đâu đâu cũng kiểu nhà, chùa theo kiểu Phúc Kiến, Quảng Đông

[



Tửu điếm


Lục đục bày hàng
 
Last edited:
Khu bên này chủ yếu hoạt động về đêm.
8:00 sáng mà vẫn vắng hoe
Xe cộ để thế kia như quê em có mà sáng dậy thấy 4 bánh được thay bằng 4 hòn gạch





Trương Hổ lữ quán à? Bác nào biết tiếng khựa sửa giúp em cái.

 
Last edited:
Lại cái nữa, không biết đền hay chùa



Có vẻ khu phố tàu ở Melak này trước đây toàn dân thương lái.
Nên cách vài trăm mét lại có một cái đền đề tiện cầu cúng.

Dân tàu buôn bán thì nổi tiếng rồi.
Nhà em có anh bạn Mã gốc Ân là dân cũng có khiếu về buôn bán mà còn phải thốt nên: Bọn tàu giỏi lắm, làm ăn với nó thì nó chỉ có mà thắng.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,061
Bài viết
1,157,821
Members
190,375
Latest member
TotoVerification
Back
Top