What's new

Sang Mã xem Trym.

Một ngày đẹp giời nhà em lại nhận được trát đi họp.

Nhà em về nhà, thay cho cái việc thông báo với Mụ lang trĩ là sẽ vắng nhà mấy bữa, vưỡn như mọi khi em cao giọng “Mụ thấy cái pát pót của tôi để đâu không?”
- Để đâu thì đi mà tìm, Lão tôi còn chả quản nữa là pát pót.
Chả biết nhà các bác đi phượt nhiều thì mấy mụ vợ có thái độ thế nào chứ như nhà em đi quanh năm ngày tháng thành ra mụ ý chả có biểu cảm gì về việc em đi hay về.

Gớm, những cái lần đầu em đi dài ngày hay đi tây là mụ ý lục xục cả đêm gói gém đồ đạc cho nhà em cứ như thể như chính mụ ấy đi.
Hummm…., thế mà mấy năm nay, chả ý kiến gì.

Có lần em đi tận bên tây về, đến sân bay rồi điện thoại có sóng, em gọi cho mụ và nhận được câu trả lời “Iem ăn hết cơm rồi, tưởng lão chưa về. Thế có ăn gì không để iem cắm”, đã thế lại còn thòng thêm 1 câu “Nhưng giờ này quán xá chắc đóng cửa hết rồi, chắc chỉ còn mì tôm thôi”.

Hay là hết iu rồi nhỉ?

Đã thế lần này nhà em ra đi không hẹn ngày về luôn, mà không hẹn thật. Em búc luôn vé về âu pần xem ở bển có gì hay hay ngó nghiêng tí. Từ ngày nhiễm cái phượt phọt chết tiệt này là nhà em cũng hay nồng ghép. Chứ có dám ngửa tay xin mụ lang trĩ cho đi đâu cơ chứ.(NO)(NO)(NO)
 
Lịch sử cái anh Melaka này cũng không khác gì quê ta là mấy. Đầu tiên là anh Khựa rồi hết anh Bồ, đến anh Hà Lan, Anh Cát Lợi, Nhật Bổn đô hộ. Nên cái khoản kiến trúc cũng đa dạng.











 
Last edited:
Lại nói về chuyện trùng tu di tích lịch sử văn hoá.

Sau cái thời kỳ cứ cái gì liên quan đến phong kiến-thực dân là hô hào quần chúng nhân dân, giai cấp cơ bản đập phá, bài trừ. Quê em dạo này lại dấy lên phong trào trùng tu di tích lịch sử văn hoá

Quê em có mấy cái đình, chùa to to phết, cũng đang trùng tu. Thi thoảng về quê đi qua nhà em thấy là thợ đang phá đình cũ, xây cái đình mới hao hao giống thế chứ chả phải là trùng tu gì.

Gạch ngói, gỗ lạt còn lành lặn vứt ra một đống rồi chở đi đổ. Còn vật liệu mới thì tuyền xi măng Hoàng Thạch, gạch ngói Vi gờ la xê ra, gỗ lim Nam Phi cả.

Nhà em đọc đâu đó thấy bẩu bên Tây, bên Nhật nó trùng tu bằng cách đánh số từng viên gạch, viên ngói, gỡ ra rồi lắp vào đúng chỗ cũ. Viên nào hỏng quả rồi thì nó mới thay viên y chang như thế bằng vật liệu cũng ý cái thời xây dựng công trình đó.

Cuối cùng thì nhà em cũng biết được quan điểm trùng tu của mấy bác văn hoá nhà ta sau một lần ngồi hút thuốc lào tán gẫu với mấy bác trông coi công trình.

Việc trùng tu như anh Tây, anh Nhật các bác ý cũng thừa sức làm. Nhưng làm theo cách đó chi phí chỉ là nhân công còn vật liệu không đáng là bao. Nhà các bác tính thuê một ông thợ tây nghề cao mỗi ngày chỉ gỡ vài viên gạch rồi lắp vào y như thế thì xong công trình biết bao nhiêu là công.

Vấn đề nằm ở chỗ các quan bác chắc cũng biết nhỉ???. Vật liệu còn cấy được giá chứ nhân công thì được mấy.
Nên khả thi nhất là đập quách nó đi, xây mới cho nó dôi.

Đọc đoạn này của Bác làm em nghĩ đến câu chuyện thế này.
Bạn có một ông bố gia nua cũ kĩ, ốm đau triền miên. Thế là đưa đến bệnh viện bảo nó khám chữa cho ông cụ, sau một hồi đưa ông cụ vào phía trong để khám chữa, thằng bác sĩ dắt ra cho bạn một ông nom thì hao hao giống Bố mình nhưng khỏe mạnh vững chắc. Rồi nó bảo từ bây giờ ông này là bố mày, mang về mà nuôi. Cãi nó bảo đây không phải là bố tôi thì nó bảo thằng bố kia của mày già nua cũ kĩ, ốm đau triền miên không dùng được nữa đâu tao ném vào lò đốt rác rồi, tao cho mày ông này mang về làm bố để nuôi chả tốt hơn sao (NO)(NO)(NO)
Đấy là cái việc trùng tu cái gọi là di tích lịch sử của xứ mình đấy Bác nhẩy:))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,716
Bài viết
1,155,097
Members
190,161
Latest member
haivt27020
Back
Top