What's new

Sơ cấp cứu trên đường !

Sơ cấp cứu cho người bị rắn cắn

Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.

Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.

Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.

Điều cần lưu ý
Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.

Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.

Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.

Đề phòng rắn cắn

Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:

Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.

Trích dẫn từ bài viết của Bác Sỹ Nguyễn Thị Thu Hà. Thấy có ích nên copy share với mọi người
 
Topic này thật hữu ích, đi chơi chuyên nghiệp như các bác dĩ nhiên đã có sự chuẩn bị, tuy nhiên cũng có những việc ko mời mà đến xảy ra ngoài tầm ngắm của mình, topic này mỗi người góp 1 ít, sẽ làm cho cho hành trang SCC của chúng ta thêm đầy đặn
Em theo dõi diễn đàn, thấy các bác nhà mình hay băng rừng, trèo đèo, leo núi. đi trong rừng dĩ nhiên là phải đem theo đồ dùng để nấu ăn, uống...Khi nấu chất lỏng trong nồi và cần phải bưng bê đến lều hay nơi tập trung để ăn, thì cẩn thận kẻo ngã sẽ bị bỏng. Nhất là những nơi nền đất trơn, có rêu, lá bị ướt...Em đã chứng kiến 1 lần khi cắm trại ở khu vực núi lửa,lúc đó lúng túng quá nên tụi em đã mắc sai lầm, nên khi về em nhặt nhạnh 1 số thông tin sơ cấp cứu thủ sẵn, cũng ko mong có ngày lấy ra xài nhưng dù sao biết đúng vẫn cứ yên tâm hơn.
Bỏng :
Y khoa chia bỏng làm 3 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài bãi biển, da bị đỏ lên và hơi rát.
- Cấp độ 2: Bỏng vừa, sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, bỏng nước sôi..da bị phồng lên, có nước.
- Cấp độ 3: Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.
Khi bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2, hầu hết các trường hợp đều có thể tự chữa lấy.
Các trường hợp bỏng phức tạp mà bạn không biết thuộc cấp độ nào, là những vết bỏng sâu và diện tích vết bỏng lan rộng; với người lớn là 1/10 diện tích cơ thể (ước độ nửa diện tích của lưng), với trẻ em là 1/5 diện tích cơ thể (ước độ tổng diện tích của 5 bàn tay trẻ);
hoặc bỏng ở những vị trí như mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục (dù diện tích vết bỏng không lớn nhưng nguy hiểm).
Bỏng nặng rất cần điều trị, chăm sóc tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt vì có nhiều nguy cơ nhiễm trùng, gây khó thở, hoặc có di chứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng hoạt động. Tuy nhiên Sơ cứu ngay tại chỗ, kịp thời trước khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng trong việc giúp thầy thuốc điều trị bỏng sau này tại bệnh viện tốt hơn.
Xử lý vết bỏng :
Những sai lầm khi xử lý vết bỏng:
-Bôi kem đánh răng
-Xát muối.
-Dội nước mắm.
-Bôi mỡ trăn.
-Ngâm nước đá lạnh
-Nhai đắp một số loại lá (như lá khoai lang, lá ổi non...).

Nếu chọn một trong các giải pháp trên nghĩa là bạn đã xử trí sai.
Khi ngâm nước đá lạnh sẽ rất nguy hiểm vì nó gây co mạch và tụt thân nhiệt. Nguyên nhân là khi đang bị bỏng, nhiệt độ trên da đang là rất nóng, đột ngột ngâm vào nước lạnh, nhất là lại ngâm lâu sẽ khiến sẽ bị hạ thân nhiệt dẫn đến cảm lạnh và gây co cơ khiến bác sĩ vừa phải tiến hành cấp cứu chữa cảm lạnh, vừa phải tiến hành cấp cứu bỏng, việc điều trị càng phức tạp hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp bị hạ thân nhiệt mà không biết cách cấp cứu và không đưa đến bệnh viện kịp thì có thể bị tử vong.
Việc bôi nước mắm, xát muối sẽ làm bệnh nhân đau đớn hơn, dễ bị sốc, chưa kể nguy cơ nhiễm trùng.
Còn kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết thương sẽ khiến bệnh nhân đã bỏng lại thêm bị bỏng kiềm nữa. Tổn thương sẽ sâu hơn và dễ hoại tử.
Về mỡ trăn, vốn được y học cổ truyền coi là chữa bỏng hiệu nghiệm, nó cũng có tác dụng làm mát vết thương nhưng không đáng kể, thấp hơn nhiều so với nước. Nếu chỉ bôi mỡ trăn, bệnh nhân đã bỏ lỡ cơ hội ngăn tổn thương lan rộng bằng cách ngâm nước mát.
Ngoài ra, với làn da đang tổn thương, việc bôi bất cứ cái gì cũng có thể mang đến nguy cơ nhiễm trùng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, cách xử trí duy nhất đúng khi bị bỏng là:
Trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề
Ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch (ko phải nước đá) trong 30 phút.
Vào mùa đông, thay vì ngâm, nên đắp khăn ướt lên vết thương.
Bước tiếp theo là lấy gạc khô băng ép lên để tránh phồng rồi đến cơ sở y tế, tuyệt đối không bôi bất cứ cái gì.

Dân gian thường quan niệm khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng. Điều này rất sai lầm, bởi nước giúp hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau, giảm nguy cơ sốc.
Nếu bỏng do axit, vôi tôi thì nước giúp làm loãng các chất này. Nếu không ngâm nước, nhiệt độ sẽ truyền qua da vào sâu các tổ chức bên trong, khiến tổn thương càng trầm trọng, nguy cơ hoại tử rất cao.

Để phòng chống sốc cần:
* Đặt nạn nhân ở tư thế nằm;
* Động viên an ủi nạn nhân;
* Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải chuyển nạn nhân đi xa, nhưng chú ý: Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn...
Nếu có điều kiện nên pha dung dịch sau cho nạn nhân uống:
Pha vào 1 lít nước:
+ ½ thìa cà phê muối ăn;
+ ½ thìa cà phê muối Natri Bicarbonat;
2 - 3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép.
Nếu không có điều kiện pha dung dịch trên thì có thể cho nạn nhân uống nước chè đường, nước trái muối, đường hoặc oreson;
* Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. Dùng aspirin. (Khi dùng thuốc giảm đau phải chú ý nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương bên trong thì không được dùng thuốc giảm đau, thần kinh mạnh);
* Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,880
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top