What's new

[Đã chốt đoàn] Tây Trường Sơn nối Đông Trường Sơn..27/12/2011 - 3/1/2012

Tui gọi tắt cung đường đi lần này bằng cái tên 'Tây Nguyên 3G'. Và Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang là những địa danh chúng ta sẽ tới. Sẽ kiếm, tìm rượu trời uống mừng năm mới, kiếm nhà Gươl (nhà truyền thống của người Cơ Tu) qua một đêm cuối năm, leo 372 bậc tam cấp dựng thẳng đứng để đến làng Aur phía lưng chừng trời. Từ Tây Trường Sơn sẽ xuôi về Đông Trường Sơn bằng con đường mới tinh (dự án đường Đông Trường Sơn) từ Thạnh Mỹ (Nam Giang) về xã Hiếu (Kontum).

Thời gian: từ 27/12/2011 - 3/1/2012
cụ thể: 17h30 ngày 27/12 có mặt bến xe miền Đông, sáng sớm ngày 3/1/2012 có mặt Sài Gòn.

Phương tiện: xe đò và xe máy

Số lượng: từ 8-10 người (hiện đã có 3 người)

Chốt đoàn: ngày 15/12/2011
 
Last edited:
Cung đường đẹp quá (c)
Tớ đang hóng hớt, theo dõi tình hình cơ quan thế nào, được sẽ join cùng ace, dài ngày quá nên hơi bị căng.
 
Cung đường đẹp quá (c)
Tớ đang hóng hớt, theo dõi tình hình cơ quan thế nào, được sẽ join cùng ace, dài ngày quá nên hơi bị căng.

Dạ. Chổ này hơi xa nên phải đi dài ngày vầy mới đủ. Hy vọng bác sẽ đồng hành cùng chuyến này. :)
 
Lịch trình cụ thể:

Day 1 (28/12/2011): Lên rừng

Đà Nẳng - Đông Giang - Tây Giang - A Vương - làng Aur.
Tranh thủ đi sớm và di chuyển nhanh để đến được xã A Vương càng sớm càng tốt.
Trekking tìm đường vào làng Aur - được mệnh danh là Singapore của Trường Sơn, chinh phục 372 bậc tam cấp dựng thẳng đứng để đến được ngôi làng xa xôi, biệt lập nhứt xứ Quảng.

Ngủ đêm: nhà Gươl làng Aur.

Day 2 (29/12/2011): xâm nhập Làng Aur
Dậy sớm ngắm mây sà vào những mái nhà sàn. Nhởn nhơ dạo chơi quanh làng, chụp hình con nít, người già, những nét văn hóa riêng của người CơTu. Tắm suối, hái rau rừng, tạo bọt.. :D

Ngủ đêm: thêm một đêm nhà Gươl làng Aur cho bỏ công đã lặn lội vô tới đây.

Day 3 (30/12/2011): Tây Nguyên 3G
Làng Aur, Tây Giang - Đông Giang - Nam Giang

Option 1: Nếu ra tới Thạnh Mỹ hỏi thông tin Đông Trường Sơn đoạn từ Thạnh Mỹ về xã Hiếu đã thông tuyến chúng ta sẽ bắt đầu cung đường ĐTS từ điểm đầu - Thạnh Mỹ này. Tối hạ trại và nấu ăn dọc đường.

Option 2: Nếu ko đi được thì chúng ta sẽ xuôi về Châu Ổ (Bình Sơn), tiếp cận quốc lộ 1A. Ngủ đêm ở Bình Sơn.

Day 4 (31/12/2011): Đông Trường Sơn

tiếp tục thanh toán cung đường ĐTS ra tới Krong Pa (Gia Lai). Kiếm cái nhà nghỉ hay ks bình dân rủ sạch bụi đường, thay đồ đẹp chuẩn bị đón chào năm mới.

Day 5 (1/1/2012): lượn đèo ngày đầu năm mới

Thẳng tiến Phú Yên trong ngày đầu năm mới. Ngày đầu năm này sẽ tập trung vào phần ẩm thực với cơm gà, cháo hàu, mắt cá ngừ, tôm, cua, ghẹ, ốc. Bù lổ những ngày đói khổ. :))

Day 6 (2/1/2012): Xuống biển.

Xuống thuyền xông thẳng ra Cù lao Mái nhà tắm biển, câu cá, nướng mực nhậu. Chiều quay trở lại Phú Yên lên xe vào lại Sài Gòn.

Day 7 (3/1/2012): Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây.

Chuẩn bị:
lều: 2 cái nếu đi 6-8 người
loa nghe nhạc
mền mỏng thay cho túi ngủ cồng kềnh
áo ấm phải đảm bảo ấm vì thời tiết về đêm ở mấy nơi này lạnh dữ lắm. :(
Lương thực: bánh mì sandwich, lương khô, lạp xưởng, cá cơm khô, muối tiêu, bánh con sùng, trà, cafe gói..

Y tế; Tuands sẽ chuẩn bị.
 
Last edited:
Chuyến Đông Trường Sơn năm trước..
168588_1615133056562_1183407174_31594431_5645646_n.jpg


http://www.facebook.com/#!/photo.ph...07913356074.2074711.1183407174&type=3&theater
 
Singapore giữa đại ngàn xứ Quảng

(Cadn.com.vn) - Khép lại những câu chuyện khổ ải của con đường đến Aur đêm hôm trước, sáng hôm sau, già làng Alăng Zèng dẫn tôi đến giới thiệu với già làng cũ Ating Avi (95 tuổi, “về hưu” mấy năm trước) trước khi đưa đi tham quan. Sương sớm giăng đầy, Alăng Zèng đốt điếu thuốc trên chiếc tẩu, vừa dẫn tôi đi khắp bản vừa phấn khởi khoe về sự trù phú, giàu có và sạch sẽ của Aur. Quá nửa buổi, khi sương mù dần tan, Aur hiện ra đẹp như một bức tranh.

Bể tắm giặt của bản sạch sẽ, nước trong veo, chảy ào ạt cả ngày đêm, mát rượi. Trẻ con kéo nhau thành nhóm tròn mắt lạ lẫm nhìn khách rồi cười sung sướng trước ống kính máy ảnh chớp lia lịa. Lạ thật, tôi từng đến hàng chục bản làng người Cơ Tu, nhưng không giống những nơi ấy, trẻ em ở Aur da trắng trẻo, sạch sẽ quá.

Vừa tan buổi kiểm tra bài trên lớp, chị em Alăng Ngọc và Alăng Mai cười giòn tan khi tôi đưa ống kính máy ảnh lên. “Con được mấy tuổi?”. Ngọc lễ phép thưa: “Dạ năm nay con 10 tuổi, học lớp 4, còn em Mai 7 tuổi, mới học lớp 1”. Rồi Ngọc khoe, bố mẹ đi rẫy từ 5 ngày trước nhưng ở nhà hai chị vẫn đến lớp của thầy Uyên học bài, buổi nào cũng được thầy khen, cho điểm 9, điểm 10. “Chị em cháu thích học chữ của thầy Uyên, nên sẽ giữ thầy ở lại mãi thôi, không cho thầy về xuôi nữa” - Alăng Ngọc hồn nhiên...

Già làng Alăng Zèng tiếp tục dẫn tôi vào thăm từng gia đình trong bản. Những căn nhà được cất bằng gỗ, nhỏ nhắn, sạch sẽ, tươm tất đến không ngờ. Thấy tôi ra ngoài vứt điếu thuốc lá vừa tàn, thầy giáo Uyên kéo lại nhắc nhở: “May mà không ai nhìn thấy, không thì anh mất điểm với người dân rồi!”. Đến lúc này tôi mới “ngấm” câu nói của Chủ tịch UBND H. Tây Giang và thán phục người Aur, bản Aur. Mỗi ngày 3 lần như lệ bản đã ban (sáng, đầu chiều và chiều tối), người già, trẻ em phải tập trung quét dọn nhà cửa, sân bản, nhà nào để phát hiện có rác, bụi bặm thì bị nhắc nhở, phê bình trong những lần họp thôn. “Không phải phê bình một lần mà nói miết cho phát ngại, khó chịu trong người để rồi đừng bao giờ tái phạm nữa” - Già Alăng Zèng cười.

h89c.jpg

Bản Aur trên đỉnh đại ngàn đẹp, sạch sẽ.

Dạo hết một vòng, già làng Alăng Zèng đưa tôi về lại nhà mình để giới thiệu những vật dụng quý hiếm. Hấp dẫn nhất là bộ sưu tập chum, ché, chiêng cổ già đang sở hữu. Chỉ tay lên tường, già say sưa nói về cặp ché cổ có hình đôi rồng uốn lượn, hãnh diện: “Đây là cặp ché Rồng, có từ thời cụ, kỵ của tôi, nay nó đã hơn 200 năm tuổi. Nhiều lần bản làng ly tán đổi thay, di cư từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, mất đi nhiều thứ lắm, nhưng với những cặp ché và chiêng cổ này, tôi luôn đeo nó bên mình như hình với bóng.

Có nhiều người đòi đổi vàng, trả tôi tiền triệu, thậm chí vài chục triệu, nhưng tôi không bán đổi. Có lần gặp người Kinh lên núi săn mật ong rừng, đòi đổi mấy chiếc xe máy để được sở hữu cặp ché này nhưng tôi cũng không duyệt vì đó là vật gia truyền”. Tôi tò mò, đưa tay chạm vào những hình đôi rồng được khắc họa tinh xảo trên cặp ché. Từng nét vân xanh biếc nổi lên trên nền sứ trắng như ngọc.

Alăng Zèng tỉ mẩn nói tiếp về cặp ché hoa: Cặp ché này gần 300 năm rồi đấy, nó có tên là Hoa giấy. Trước đây khi qua đời, ông cụ tôi có bảo rằng, nó giá trị gấp 3 lần cặp ché Rồng. Bên cạnh đó là chiếc ché có tên là ché Thượng Thùy. Nghe cái tên thì nhớ chứ thực ra tôi cũng chẳng hiểu nghĩa là gì, tuy nhiên tôi đoán rằng, đích thị phải là vật gia bảo, vì khi ông cụ mất đã kéo tôi lại trăn trối rằng, mất cái gì cũng được chứ ché Thượng Thùy không được để tuột khỏi tay".

Già làng đang giới thiệu với tôi bộ sưu tập chiêng, ché gia truyền.

Trước ánh mắt thán phục của tôi về bộ sưu tập chiêng, ché, già làng Alăng Zèng cất giọng cười lớn, rồi nắm tay tôi dắt qua nhà cụ Alăng Tinh - mẹ của già. Cụ bà năm nay đã quá trăm tuổi, đẹp lão, cặp mắt sáng tinh anh. Trong sàn nhà sạch sẽ ngăn nắp, thơm tho mùi gỗ, gia sản của cụ cũng là những bộ ché chạm hình rồng, hoa giấy và chiêng cổ. “Trước đây nhiều lắm, nhưng cho con cái hết. Thời thằng Alăng Zèng cưới vợ phải cho nó mấy cặp ché giá trị nhất rồi” - cụ móm mém miệng chậm rãi nói từng lời.

Chỉ khi chạm chân đến đỉnh núi Aur, tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây, tôi mới dám tin được mỹ từ mà Chủ tịch UBND H. Tây Giang Bhriu Liếc tặng cho bản người dân tộc Cơ Tu này: "Aur như một Singapore thu nhỏ" ở xứ Quảng. Họ sống trù phú, ấm no, sạch sẽ, hiếu khách đến không ngờ.
Nhìn cơ ngơi chum ché, chiêng cổ của gia đình già làng, cặp mắt tôi dần hoa đi vì sự tinh xảo của nó. Chẳng phải là tay buôn đồ cổ để có thể thẩm định được chất lượng, thời gian xuất xứ, nhưng với những gì được nghe lại từ tấm chân tình thật thà của người Aur, tôi chắc rằng, giá trị của nó khó mà đong đếm được.

Chiều. Trưởng bản Alăng Phốt bước lên đầu bản sau mấy ngày đi rẫy về. Nghe già làng giới thiệu, Alăng Phốt giơ cao xâu ếch rừng cùng giỏ cá niêng - hai đặc sản mà mỗi lần đi rừng, đi suối bắt được để dành khi nào Aur có lễ hội hoặc khách lạ mới thiết đãi, hồ hởi nói: "Khách gặp may rồi, tối nay đừng ngại, cứ thoải mái xài đặc sản của Aur nhé”. Nhanh như cắt, sau sự tập trung con cháu dưới bếp, mâm cơm trắng được dọn ra trong nhà Gươi. Mùi thịt ếch kho thơm phức, cá niêng nướng xiên béo ngậy.

Alăng Phốt tự hào: “Có lẽ năm 2009 và 2010 Aur được mùa khách đến thăm”. Nói rồi Alăng Phốt giở ra tờ giấy nhỏ có ghi lại cuộc gặp gỡ với người lạ hồi trước Tết Canh Dần đọc lớn: “Nhà báo Thanh Hải, báo Lao ĐộNG và nhà báo Nam Cường, báo Tiền Phong lên phỏng vấn. Hôm nay lại có nhà báo lên, người trong bản vui lắm”. Bữa rượu sắn, cá niêng, ếch núi cùng những câu chuyện về Aur kéo dài tới hơn nửa đêm. Già làng hứa với tôi, ngày mai sẽ cho tiếp xúc với một kỳ nhân của Aur - cụ già Alăng Thảo - nhân vật mà hàng chục năm qua, người Aur xem là anh hùng...
http://cadn.com.vn/News/An-Ninh-Doi-Song/Ky-Su-Phong-Su/2010/3/15/39379.ca
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,716
Bài viết
1,155,093
Members
190,161
Latest member
haivt27020
Back
Top