What's new

Tibet 1 mình

Chào cả nhà, lâu lâu mới sign in thấy có vài bạn order Hangivy viết về chuyến đi Tibet một mình, nhân có chút thời gian Hangivy cũng muốn chia sẻ với các bạn, chỉ cần mơ ước và quyết tâm thì cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được mục đích.

Đã có rất nhiều topic viết về cảnh đẹp, viết về các trải nghiệm cảm xúc Tibet .... rồi nên Hangivy không viết về những điều đó nữa. Hangivy sẽ viết về công cuộc chuẩn bị và những điều cần thiết để bạn có thể vác balô lên đường.

Chuẩn bị: để chuẩn bị cho chuyến đi Tibet này thì ngoài kế hoạch tham khảo tất cả các topic cũng như các tour của các travel agent từ google bạn cần phải lên một kế hoạch về thời gian trước ít nhất 2 tháng. Tớ thì ấp ủ chuyến đi này lâu lắm rồi từ 3 năm trước cơ nên giờ chỉ còn cần có tìm bạn đồng hành và thời gian phù hợp và lên đường thôi.

Việc thứ 2 cần làm là phải tìm bạn đồng hành, bạn không thể vào Tibet một mình được mà cần phải vào theo nhóm, ít nhất là 2 người. Càng đông thì chi phí càng thấp.

Tớ vào trang phuot.com rồi đăng trên mục tìm bạn đồng hành. Lúc đầu cũng có vài bạn muốn tham gia nhưng mà thời gian lệch với tớ quá nên tớ không đi cùng được. Không nản lòng tớ tiếp tục lên các trang tripadvisor.com, lonely planet vào mục thorn tree để tìm bạn đồng hành. tớ post thông tin về thời gian và một số địa điểm mà tớ thực sự muốn đi kèm với địa chỉ email sau đó chờ đợi. Tớ nhận được khá nhiều email phản hồi nhưng phần lớn vẫn là không phù hợp về thời gian và một số thì không muốn đi đến các địa điểm mà tớ muốn đi.
Rồi một hôm tớ nhận được email của một cặp vợ chồng người Úc dự định đi từ Zhongdien vào Tibet bằng đường bộ cùng thời gian của tớ. không cần suy nghĩ nhiều tớ quyết định Join cùng cặp vợ chồng này và bắt đầu chuẩn bị làm visa. Tớ liên lạc với travel Agent của cặp đó để chuyển visa scan và hộ chiếu scan sang để làm permit - lúc đó bên đó yêu cầu tớ chuyển tiền nhưng tớ lấy lí do không chuyển được tiền ra khỏi Việt Nam nên hẹn đến khi sang đến nơi tớ sẽ chuyển toàn bộ, đấy lại là một điều may mắn nữa của tớ không bị stick vào cái agent này vì đúng thời điểm đó lại bắt đầu có lệnh cấm overland từ Trung Quốc vào Tibet. thế là kế hoạch lần một phá sản. Gần đến ngày đi lắm rồi, tớ chỉ còn có khoảng 3 tuần nữa để chắc chắn đi hay không thôi. Tớ lại bắt đầu đăng tiếp một mẩu tin nữa trên Thorn tree của lonely planet lần này tớ nhận được một thông tin giá trị của một đoàn hiện nay đã có 3 members nhưng họ lại không đi hồ Masanova. Hic!!! tớ cân nhắc và quyết định rút ngắn hành trình Tibet để tăng hành trình đi India lên. Thế là tớ quyết định join với nhóm gồm 3 thành viên này ( 1 từ UK, 1 từ US và 1 từ Singapore) Ở Việt Nam trên trang phuot.com tớ tìm thêm được 1 thành viên nữa cũng muốn join vậy là nhóm tớ có 5 người hẹn gặp nhau tại Lhasa. Trước ngày lên đường 1 tuần tớ lại nhận được email của một thành viên từ Poland cũng muốn join, trao đổi email của nhóm trong 1 ngày bọn tớ quyết định tăng thành viên của nhóm lên thành 6 người để giảm chi phí. Vậy là chuyến đi của bọn tớ đã được fix - lần này thì tớ bắt buộc phải chuyển tiền cho agent trước khi đi và người bạn đồng hành từ Việt Nam của tớ đã sử dụng mối quan hệ để chuyển tiền rất xuôn xẻ trước khi đi 1 tuần. Chi phí cho 9 ngày Tibet của bọn tớ hết 2.600 R khoảng gần 400 $ cho agent không bao gồm tiền ăn và tiền phòng, là một con số khá hấp dẫn. Vì tiền phòng về sau rất rẻ khi bọn tớ lấy 1 phòng dorm cho cả đoàn và ăn uống tự túc.

Về phần vé máy bay và phương tiện di chuyển:
Tớ đã fix ngày về vì vậy mà chuyến ngày về của tớ từ Dehli - India tớ đặt trước khi đi khoảng 1 tháng trên airasia.com
Chuyến đi:để tiết kiệm chi phí, tớ quyết định đi đường bộ sang Namninh Trung Quốc rồi sau đó bay từ Namninh đi Tây An. hihi tớ hơi tham vì muốn ở thêm một ngày Tây an để đi thăm Binhmãdũng và đó cũng là nơi bắt đầu của hành trình con đường tơ lụa mà tớ đành phải hẹn một ngày nào đó sẽ quay lại. Do dự định tất cả con đường còn lại từ lhása đến Dehli sẽ đi bằng đường bộ nên tớ không đặt thêm bất kỳ một loại vé nào nữa từ Việt Nam.
Tip ở đây là bạn nên chọn chuyến đi từ Việt Nam sang namninh gần với thời gian bay một chút thì sẽ không phải đợi quá lâu ở Sân Bay như tớ vì giờ ở Trung Quốc sớm hơn giờ Việt Nam 1 tiếng nên 3 h chiều tớ đã đến NamNinh và đợi dài cổ đến tận 8 h tối mới bay Tây An.
Tobe continue...
 
Đền Jokhang (Nửa ngày là đủ).

Mình gần như tin chắc nơi đầu tiên mọi người sẽ tới là đền Jokhang, nằm ngay ở trung tâm thành phố Lhasa.

Vào thăm đền nhanh chỉ khoảng tiếng rưỡi, đền nhỏ thôi vào trong mở rộng có khoảng 2 lầu nhưng do dân địa phương thành tâm tới khấn nguyện đông lắm thành ra xếp hàng lâu. Còn nếu thích xem cho kỹ thì chừng 3 tiếng hoặc nhiều hơn cũng được. Đền nằm đối diện quảng trường, nơi có 1 loạt các dãy sạp bán đồ lưu niệm và nằm giữa khu chợ thứ gì cũng có, nên đi loanh quanh cũng vui. Mình phi ra đây liên tục để ăn uống và ngó nghiêng.

Đền Jokhang là 1 trong những ngôi đền thiêng có tiếng ở Lhasa. Nhắc đến đền thì có chuyện này mình thấy thú vị, không biết có ai khác cũng để ý và chia sẻ ở đây chưa. Trong bảo tàng Lhasa (miễn phí ), có 1 phòng trưng bày tranh Thangka, loại tranh thờ cúng có gốc gác xa xưa từ Nepal. Mình mê xem tranh nên đã dành rất nhiều thời gian xem thangka, cả tranh, cả sách và xin chụp lại. Ở Lhasa cũng có thangka vẽ nghiêm túc bán cho khách du lịch, chất liệu màu nước. Còn trong các ngôi đền lớn, có thể gặp Thangka thêu trên vải cầu kỳ lắm.

Trong số các bức tranh Thangka nổi tiếng có 1 bức mà thoạt nhìn ánh mắt không đọng lại vì không nhiều màu sắc, bố cục tản mát mà đường nét cũng không chau chuốt như thường gặp. Tranh vẽ dáng 1 người đang nằm, tay chân quơ tứ phía, chỉ vẽ nét như 1 tấm bản đồ. Điểm trên khuỷu tay, khủy chân, đầu, bụng và nhiều nơi khác là các ngôi đền. Người họa sĩ Thangka mình gặp giải thích rằng khi người Tạng xây dựng bất cứ ngôi đền nào ở xứ Tây tạng, họ luôn khấn chọn cực kỳ kỹ lưỡng vì mọi ngôi đền giống như chiếc đinh gim giúp giữ cho các châu lục khác trên trái đất được yên, tránh khỏi các tai họa như bão, lũ, động đất. Oách phết! Trấn cả thế giới. Mình hỏi vậy những trận động đất lớn xảy ra gần đây thì liệu có xây đền trấn được không, anh ta gật đầu bảo ...Được! Nhưng con người không được can thiệp quá nhiều vì rồi họ cũng sẽ phải trả giá với thiên nhiên. Ẹc ẹc, chí lý thế cơ chứ.

Bức tranh Thanka ấy chính là 1 bản đồ thế giới tâm linh của các ngôi đền. Các bạn có đoán ra được vị trí của đền Jokhang ở đâu trên tranh không: Đúng vị trí nơi trái tim! Đền Jokhang là 1 ngôi đền chính cực kỳ quan trọng.

Lượng khách du lịch đổ về ngắm đền không phải là ít (hôm ấy mình phát ngộp vì đi đâu cũng gặp người) nhưng chính dân địa phương tới đền khấn vái mới là nguyên nhân chính khiến đền đông đúc đến thế. :) Đêm rồi, bắt đầu lười, từ đây thì mình post ảnh và chỉ chú thích thôi nhé.

**
Ăn trưa xong, mọi người về khách sạn và thống nhất là chiều sẽ đến Jokhang ngay. Chiều hôm ấy mưa, bầu trời cao mây trắng xám ngoét, mưa lách tách se lạnh. Cổng vào đền không lớn, nguyên sân nhỏ trước đền vẫn là nơi cầu nguyện, được bao khung, khách vào trong đền phải xếp hàng bé xíu 1 người đi theo vòng chữ U, vào bên trái, ra bên phải.

attachment.php


Dân địa phương đi hành hương đây. Các bạn ý rất cao ráo đẹp trai xinh gái! Tuy mắt lộ, các nét hơi thô, nhưng sống mũi cao và vẻ rắn rỏi vẫn khiến họ ghi điểm. Mốt ở đây là tết tóc, từ già đến trẻ. Nếu có điều gì than phiền về các bạn Tạng, mình chỉ muốn góp ý là các bạn ý hôi quá Hôi hơn cả người Hmong gì có cái búi tóc to trên đầu ở vn mình. Các bạn Tạng không chỉ lười tắm mà còn ăn bò ăn cừu ăn dê, nên đứng cách 1m là thấy mùi phảng phất rồi.

attachment.php


Dân tình khấn vái miệt mài, buộc 1 cái dây quanh bắp chân, có chuẩn bị 1 cái đệm dài và đôi găng, bất chấp trời mưa nắng các bạn vái nằm sát đất. Tay nải đựng đồ đạc lỉnh kỉnh mang theo cũng để lướt thướt bên cạnh.

Bonus ảnh chụp gần. Hôm ấy thế nào mà cả máy ảnh lẫn điện thoại đều hết pin! Mình phải đi vơ vẩn 1 lúc mới gặp cứu trợ, mượn đỡ cái máy du lịch chụp tiếp.

attachment.php


Còn tiết mục khấn vái này gọi là Tam bộ nhất bái, đi 3 bước thì vái 1 bước. Nghe kể hàng năm hàng nghìn người dân thành kính băng qua chặng đường cả trăm ngàn cây số hướng về Lhasa bằng lễ nghi này để trọn lòng.

Chú trong ảnh này có cái tạp dề bẩn khó tả (do nằm ra đất) còn cái găng tay của chú là loại chuyên nghiệp, làm bằng gỗ chống mòn, tha hồ vừa đi vừa bái. Ai cho tiền chú nhận, còn chú say sưa hô to những lời khấn nguyện và miệt mài vái.

attachment.php


Bên trong đền. Màu sắc nói chung là ấm áp, vàng đỏ trắng...Người mẫu của mình có vẻ hơi căng thẳng.

attachment.php


Đây là một góc có vẻ "nổi tiếng", ai cũng chụp!

attachment.php
 
Last edited:
Dân hành hương thành tâm cũng chụp ảnh kỷ niệm nhé.


attachment.php


Mọi người hãy lưu ý cái phích dưới chân. Mình đã thắc mắc vô cùng việc bạn Tạng nào cũng xách phích theo khi đi hành hương, có những góc chợ 1 đàn phích la liệt...Bụng nghĩ chả nhẽ ăn mì gói lắm thế!!!! Sau đó mình đã phát hiện ra phích này không đựng nước mà đựng dầu. Mọi người khi đi qua các tượng phật và nơi đốt nến, dầu sẽ đổ thêm dầu vào các cái vại này. eo ôi cả 1 cái luu hoặc là vại đến 1m3 dầu và dầu, ở giữa có mỗi 1 cái tim nến nhỏ xíu cháy leo lét, không hiểu bao giờ cháy cho hết mà dân hành hương cứ liên tục đổ vào. Ngoài ra người ta cũng cầm cả những xô nhỏ mỡ bò Yak, đắp vào chân các ngọn nến/ lửa, giống như cách họ châm dầu.

Còn những dải khăn lụa như trên tay bác này đang cầm thì khi đi thăm các điện thờ, sẽ có vài chỗ đóng khung, mọi người thả hết khăn vào đấy...Mình cũng thả, nên mình chả có cái nào.
:D Nói chung dân Tạng làm gì thì mình làm nấy, vái thì vái, khấn thì khấn, thỉnh thoảng có những chỗ đi qua sẽ có cái gối, không biết ông sư lựa chọn kiểu gì mà 1 vài người được ông chỉ tay cho dừng lại lậy đập đầu vào gối 1 cái. Mình cũng được dập đầu 1 phát thế nên rất lấy làm sung sướng mãn nguyện.

Mình cũng tò mò nhìn 1 anh sư khác đang trầm ngâm ngồi cạnh lối đi thưởng thức món bột gì đó. (màu vàng vàng, xay ko mịn lắm) mắt anh nhắm lơ mơ, tay cầm bát, tay kia vục trong bát bóp bóp cho nó thành 1 cục xong bỏ vào mồm ăn. Thế là xin ăn thử. Phải nói là thanh đạm thật. Cái bột thanh lương này chả có vị gì, ăn chán không thể tả nổi. Sau này trong 1 bữa tiệc dân tộc Tạng mình gặp lại món này, được bóp thành hình con sâu, chấm vào 1 thứ nước sốt ghê rợn làm từ cà chua, muối và thịt mỡ còn sống...đồ ăn Tạng thì lại phải nói ở chỗ khác mới đủ.


Mình còn giữ vé vào đền. Vì nó được in dầy đến 1mm trên nhựa, cái loại kỹ thuật in mà nghiêng đi sẽ cho hình ảnh khác ấy. Nhìn hào quang loa lóa cũng vui mắt.

attachment.php


attachment.php


Màu sắc của các "công trình kiến trúc" ở đây rất rõ rệt, đâu vào đó, màu chính là Đỏ, Vàng đất, Xanh cổ vịt và Trắng. Trong đó Màu Trắng (như của vôi) -và Đỏ "nghe nói là thiêng". Khi tới thăm cung điện Potala (lại 1 công trình linh thiêng "trấn" giữ Tây tạng) người ta sẽ thấy đoạn tường thành dầy, có mái lợp sử dụng 2 màu này. Bản thân Potala cũng là 1 quần thể gồm 2 cung điện TRẮNG và ĐỎ nằm kề nhau.
Một số màu nữa hay được dùng là màu Vàng của vàng thật, màu Đỏ của San hô đỏ và Ngọc, và màu Xanh turquoise. Cái chợ sạp ở ngay trước đền Jokhang bán rất nhiều đồ nhái từ 3 mầu này...

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Thông tin cho những điểm đến chính cho chuyến đi Tibet như cung điện Potala, hồ Namtso hay đền Jokhang như post trên rất nhiều, google 1 cái ra ngay, trong khi mình lại lượn lờ chợ búa là chính.

Lang thang chợ búa Lhasa
Chợ dễ gặp nhất là các sạp bán đồ lưu niệm nằm ngay quảng trường trước đền Jokhang. Những sạp này bán từ đồ thờ cúng: Cờ, phướn, các dải cờ xanh đỏ vàng, tranh Thangka in trên lụa loại rẻ tiền. Đồ cho khách du lịch như đồ đồng (bát đồng, lư đồng, cái cù nèo đồng nặng trịch....). Bán ở sạp thì thông thường không phải đồ tinh xảo, nhìn màu cũng thấy chói chang.

attachment.php


Tranh Thanka in lụa này. Tranh vẽ xong được cắt ra, bo trên giấy 2 đầu có ống tre để cuộn lại cất đi!. Vì là loại tranh thờ cúng nên tranh có 1 cái rèm che nữa, đầy đủ lệ bộ sẽ gồm có tranh, khung, rèm che...Nhưng Thangka in lụa thì rất xấu xí! Màu sắc chói chang, chất thẩm mỹ và trang trí không cao (chắc vẫn thiêng!).

attachment.php


Để đến Jokhang người ta phải di bộ qua quảng trường với vài hàng sạp nối dài bán đồ "chùa Hương".

Các món chính bao gồm: vòng đá, dây đeo chìa khoá, vòng nhôm có những ký tự Úm ma ni bát ni hồng. Đây là 1 ký tự phổ thông gặp ở khắp mọi nơi, xếp ngang, xếp dọc, xếp vòng tròn, trên vòng tay, trên mặt day chuyền đeo cổ, trên con ốc tù và, trên chiếc bát đồng....Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Khi nghe mọi người cầu kinh các bạn cũng sẽ nghe thấy âm "OMMMM" vang rền rĩ ở mọi nơi. Mình không am hiểu tôn giáo nói chung nên mình chỉ hỏi 1 bạn chuyên xăm (người Hàng Châu lên đây làm ăn, cũng ko phải người Tạng) về chữ này - vì để ý thấy lắm người chọn chữ OM này để xăm. Bạn này nói rằng chữ OM vang lên là ma quỷ ko dám đến gần và nó tăng cường sức mạnh của các bùa chú khác đọc cùng.

(Copy & Paste)
Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.
Om : Quy mệnh
Mani : Viên ngọc như ý
Padme : Bên trong hoa sen
Hum : Tự ngã thành tựu
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.

attachment.php


Bác chủ sạp này chém đẹp cực kỳ. Ví dụ, cái nhẫn đồng tết 3 màu, bác ý hét 30 tệ. Mặc cả 1 lúc 90 tệ 6 cái (tức là 15 tệ), tưởng rẻ lắm roài. Đến ngày thứ 3 thì mình đã mua được nhẫn này với giá...2 tệ dễ dàng, thậm chí có nơi sale off 1 tệ. Mọi người nhớ mặt bác này nhé!

Chán quá, viết gần xong cái 3 thứ nên mua thì đi đâu hết!!! firefox sucks.
 
Last edited:
Bức đấy "lổi tiếng" lắm bác ạ, trong mọi cuốn về Thangka tớ từng xem đều có bức này, có vài version khác nhau nhưng lúc nào cũng là ông thần màu xanh và cô gái màu trắng nhìn rất chi là lõa lồ và gợi cảm (chứ ko biểu tượng đại khái) hehe.
 
Mình cũng tò mò nhìn 1 anh sư khác đang trầm ngâm ngồi cạnh lối đi thưởng thức món bột gì đó. (màu vàng vàng, xay ko mịn lắm) mắt anh nhắm lơ mơ, tay cầm bát, tay kia vục trong bát bóp bóp cho nó thành 1 cục xong bỏ vào mồm ăn. Thế là xin ăn thử. Phải nói là thanh đạm thật. Cái bột thanh lương này chả có vị gì, ăn chán không thể tả nổi. Sau này trong 1 bữa tiệc dân tộc Tạng mình gặp lại món này, được bóp thành hình con sâu, chấm vào 1 thứ nước sốt ghê rợn làm từ cà chua, muối và thịt mỡ còn sống...đồ ăn Tạng thì lại phải nói ở chỗ khác mới đủ.

Cái món mà bạn nói là món taba, thứ thực phẩm chủ yếu của người Tạng. Ta ba được chế tạo chủ yếu từ lúa mạch. Lúa mạch đem phơi khô, rang chín, xay thành bột mịn, làm thành món Ta ba thơm phức. Người Tạng thường ăn Ta ba bằng cách cho chút trà bơ vào chén, sau đó cho bột Ta ba vào trộn lên rồi vắt lại thành nắm để ăn. Ta ba vừa giàu dinh dưỡng vừa rẻ tiền.

2894960074_1ab81d0647_o.jpg


Có lẽ nếm một chút taba sẽ thấy thơm ngon (như khi bạn ăn 1, 2 miếng lương khô Hải Hà vậy) nhưng nếu ăn từ ngày nọ qua ngày kia, từ năm này qua năm khác thì ... :D

@sushie: wow, cái mật tông kia giờ mới biết á, shock wa'!

Bức đấy "lổi tiếng" lắm bác ạ, trong mọi cuốn về Thangka tớ từng xem đều có bức này, có vài version khác nhau nhưng lúc nào cũng là ông thần màu xanh và cô gái màu trắng nhìn rất chi là lõa lồ và gợi cảm (chứ ko biểu tượng đại khái) hehe.

Bức thangka:

attachment.php


Nó có một ý nghĩa hoàn toàn khác dù nó có thể gây sốc cho hầu hết mọi người. Đó là thangka vẽ Samanta Bhadra (Phổ Hiền Như Lai Vương). Hình ảnh thể hiện trong đó hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng:

-Khoả thân ôm nhau: Phật phụ khỏa thân với màu xanh lam ôm phật mẫu da trắng. Phật phụ (Từ Bi) ôm lấy Phật mẫu (Trí Tuệ). Hình ảnh này tượng trưng cho sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ; còn việc khỏa thân là tượng trưng cho tính không.

-Tư thế ngồi: Phật phụ thiền định "Ấn trướng" (ngồi xếp bằng hai tay đặt lên đùi). Phật mẫu ngồi trong tư thế kiết già hoa sen, hai chân vòng qua eo lưng (Phật mẫu ngồi trên Phật phụ).

(Thông tin lấy từ sách Tây Tạng sinh tử thư - NXB Thời Đại xuất bản năm 2010 - trang 67)

Còn tại sao người Tây Tạng lại sử dụng một hình ảnh "nhạy cảm" như vậy để lấy ý nghĩa tượng trưng thì có lẽ mỗi truyền thống có những logic khác nhau, chúng ta ở ngoài truyền thống đó nên khó có thể hiểu rõ nguồn cội của nó; tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nắm bắt được ý nghĩa của biểu trưng đó để khỏi bị sốc và cảm thấy lý thú về sự độc đáo của tâm linh Tây Tạng:)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top