What's new

[Chia sẻ] Tiền Giang-miền sông nước

IMG_2638.jpg

Lưỡng long chầu bàn trà


IMG_2636.jpg

Đèn chùm thủy tinh màu


IMG_2631.jpg

Một bộ tứ linh xếp theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ: Long - Lân - Quy - Phụng


IMG_2632.jpg



IMG_2633.jpg

Có mạ vàng


IMG_2637.jpg

Nhà sau và vườn thì chỉ thế này thôi
 
IMG_2656.jpg

Bếp tách riêng


IMG_2660.jpg

Các dụng cụ làm bếp, trong đó có cái chà chảo bẹ dừa, cây quậy cám heo bằng thân dừa, cái cặp nồi, cái ống đồng để thổi bếp v.v. là những thứ ở thành phố đã thất truyền.


IMG_2661.jpg

Con rết dài hai tấc đang phơi cho khô


IMG_2651.jpg

Chuyên gia Nhật đang giám định đồ sứ


IMG_2654.jpg

Căn cứ theo ấn triện dưới đáy và nước men, cũng như họa tiết hoa văn...


IMG_2657.jpg

... thì nửa trên là đồ sứ Nhật làm vào cuối thế kỷ 18, nửa dưới là đồ sứ Trung Hoa (chủ nhà nói mua từ triều đình Huế) làm đầu thế kỷ 19


IMG_2659.jpg

Cái tô làm thời Pháp, đầu thế kỷ 20


Em hơi lảng ra, vì đồ cổ có âm khí.
 
IMG_2663.jpg

Một người đi đặt trúm lươn


IMG_2664.jpg

Ngôi nhà mơ ước của nhiều người miền sông nước ngày nay


IMG_2665.jpg

Túp lều vàng ngày xưa với cây bằng lăng trên bến sông.


IMG_2667.jpg

Bè cá lồng
 
IMG_2669.jpg

Trên bờ sông Tiền, người ta làm nhiều cách để lấn sông. Ví dụ như cách này: đóng cọc dừa để lục bình dạt vào, kéo theo rác rến. Sau đó đổ cát lên lấn sông.


IMG_2670.jpg



IMG_2673.jpg

Xuất hiện trước mũi ghe một khu resort 5 sao, với các căn nhà nghỉ được thiết kế từ nước ngoài, có gắn máy lạnh, có tủ đá...


IMG_2675.jpg

Có khu nhà giải trí với bar và sàn nhảy


IMG_2672.jpg
 
IMG_2608.jpg

Thật đáng tiếc, kết cấu gỗ nhiều chỗ đã bị mối xông, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất chóng hỏng. Với khí hậu như ở miền tây, mối là một hiểm họa cho nhà cổ, nhưng hiểm họa con người cũng đáng kể: nhiều nhà cổ đã bị gỡ bán sạch sẽ. Ở Nhật, các chuyên gia cho hay người Nhật cổ thường lót các tấm chì dưới đế cột để chống mối xông - mối không cắn thủng nổi miếng chì. Nhưng cách này thật khó áp dụng ở Việt Nam.


IMG_2623.jpg

Một chỗ mối xông khác
Bác ạ! Em đã cũng từng được tới lui nhiều ngôi nhà như thế này, kết hợp sách vở thì em biết được:
- Những cột gỗ trong các ngôi nhà ấy thường là "thiết mộc", loại gỗ không dễ gì mối mọt có thể phá được.
- Ngay từ ngàn xưa, cha ông ta khi làm nhà đã biết cách chống mối mọt (dân tộc nào cũng thế, chỉ là cách thức khác nhau). Cha ông ta kê cột nhà lên tảng đá xanh, đôi khi được trạm trổ rất tinh xảo - nếu là nhà giàu, dinh thự.
livecantho_langcolongan.jpg

Cột nhà được kê lên tảng đá ("Nhà trăm cột" - Long An ), hình sưu tầm.
Nếu nhìn kỹ hình trên, bác sẽ thấy cột tròn đặt trên đá vuông. Đấy là triết lý âm - dương được ứng dụng trong dân gian. Cột tròn (dương) đặt trên đá vuông (âm), âm - dương hòa hợp như thế thì vững bền, trường tồn. Triết học Việt đấy ạ.
- Em cho rằng, ngôi nhà bác đang đề cập đã trùng tu nhiều lần, và trong đó không ít lần nâng nền nhà. Vì theo hình ở dưới, chân cột đã không còn thấy đá tảng (người Nam bộ gọi là "cục táng"). Ngưỡng cửa đã liền với nền nhà, đây là điều cấm kỵ làm nhà (ngày trước).
IMG_2344.jpg
 
Thực ra là cách kê cột trên đá xanh ta cũng học của TQ thôi, và ở đâu cũng thấy dùng cách này. Còn thiết mộc hay gì đi nữa gặp mối xông cũng toi, nó xông cả tường gạch xi măng mà bác. Tất nhiên, vấn đề của những ngôi nhà này không chỉ là chuyện mối xông, cũng không thể giải quyết từ cái nền. Em không phải chuyên môn bảo tồn nên cũng không có ý kiến được.
 
Đọc thread này nhớ miền Tây quá (lúc nhỏ mình có một thời gian sống ở miền Tây). Mặc dù có vài điểm chủ thread chưa cảm nhận hết về miền Tây (điều này không thể nào tránh khỏi) nhưng thread chứa khá nhiều thông tin và cuốn hút...
 
Yêu topic của chị lắm m những hình ảnh rất chân thật và sống động , và yêu sông nước , cảnh vật , con người miền Tây nữa.
I love you.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,413
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top