What's new

[Chia sẻ] Về lại chiến khu..sương bay Mã Đà

Xin được mượn ý nhạc trong ca khúc "Trị An âm vang mùa xuân" của Ns. Tôn Thất Lập làm tiêu đề cho chuyến đi này. Chuyến đi mang tính ngẫu hứng vì chúng tôi có hẹn với anh Sơn - Giám đốc KDL Đồng Trường _ Đảo Ó - vào chiều 21/08 để gút lại công tác chuẩn bị cho Off mừng Phượt lên 3 khu vực phía Nam. Mở riêng topic này để làm cho thông tin về Đảo Ó cô đọng tập trung hơn. Chuyến đi bắt đầu từ chân cầu Bình Triệu lúc 2h30 PM, thế là tôi và bạn Lehoang chờ dài cổ, điện thoại liên tục, nhận điện thoại của anh Sơn cũng liên tục... Cuối cùng 7 thành viên trong nhóm tập trung đầy đủ, tay xách nách mang, nhìn các bạn lủ khủ đồ đạc cho đợt off, mọi bực mình bỗng tan biến, phân chia đồ đạc xong xuôi chúng tôi qua cầu Bình Triệu...chuyến đi bắt đầu.
 
Nhìn đã muốn đi rồi. Truyện hấp dẫn!!!

Nhà 442 không đi thì thôi, chứ đi là phải chơi cho nó máu. Nhưng só đều hơi buồn là thiếu vắng vài thành viên, nhưng lại vui vì có thêm những người bạn mới. ;)

@ Canary , Autumnovember: 2 em post hình phụ họa cho anh Minh đê.
 
Tranh thủ nghỉ trưa, tiếp nhé!

Vài nét về căn cứ TW cục miền Nam. Căn cứ thuộc địa phận Lâm trường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu. Chiến khu Đ là căn cứ kháng chiến nổi tiếng ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc Việt Nam.

Chiến khu Đ là nơi ra đời kỹ thuật đặc công và lực lượng đặc công đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày nay trong phạm vi chiến khu Đ có 3 di tích lịch sử : địa đạo Suối Linh, Căn cứ Khu ủy Miền Đông và là nơi thành lập đầu tiên Trung ương cục Miền Nam (1961).

Ngày nay, di tích Chiến Khu Đ là di tích quốc gia, là niềm tự hào, là biểu tượng truyền thống cách mạng kiên cường của người Đồng Nai và của cả Miền Đông Nam Bộ. (nguồn dongnai.gov)

Chiến khu Đ-Mảnh đất anh hùng
(Cập nhật lúc 10-06-2006 15:18)

Chiến khu Đ đánh dấu sự kiện thành lập và Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam (1961), Đồng thời có ý nghĩa chính trị và lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường, anh dũng của quân dân miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng, chuyển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau phong trào Đồng Khởi.
Trung ương Cục miền Nam và một số cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục tuy chỉ đứng chân ở Chiến khu Đ trong gần hai năm 1961 – 1962, sau đó chuyển về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh), nhưng đã có những hoạt động hết sức quan trọng: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lịch sử của Xứ uỷ Nam bộ, Trung ương miền Nam; lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn về tổ chức các cơ quan tham mưu của Đảng bộ miền Nam, bao gồm Văn phòng Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, Ban Bảo vệ An ninh, Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Thông tin liên lạc, Ban Giao – Bưu – Vận, Đài phát thanh, thông tấn xã giải phóng. . . Chỉ đạo củng cố và kiện toàn bộ máy lãnh đạo kháng chiến ở các khu, tỉnh, thành toàn Miền Nam từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Chỉ đạo này là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của Trung ương Đảng với sự nghiệp cách mạng ở miền Nam.

Trung ương Cục đã nối thông hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ - miền Đông Nam bộ với Khu VI, Tây Nguyên, Khu V, đồng bằng Nam bộ ra Trung ương, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước. Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ ( 1961 – 1962 ) là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng : nơi hình thành và ra mắt, lực lượng Quân Giải phóng đầu tiên ở miền Đông và miền Nam, chuẩn bị thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, nơi Trung ương Cục vận dụng đường lối cách mạng của Trung ương Đảng một cách chủ động, sáng tạo, với ý chí tự lực tự cường, tinh thần tiến công cách mạng, không ngại gian khổ, hy sinh, để lãnh đạo, chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh tổng hợp đánh bại chiến lược '' chiến tranh đặc biệt '' của đế quốc Mỹ. Đặc biệt trong tư tưởng quan điểm lãnh đạo, Trung ương Cục rất quan tâm đến công tác xây ựng và phát triển căn cứ địa, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Với ý nghĩa đó, đồng chí Lê Duẩn, nguyên Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá vị trí của Chiến khu Đ : '' Miền rừng núi Đông Nam bộ và Khu VI đối với Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long có vị trí tương tự như khu căn cứ Việt Bắc đối với Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ trước đây trong kháng chiến chống Pháp ''. Xuất phát từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, lại được quần chúng nhân dân, đặc biệt đồng bào dân tộc trong căn cứ một lòng giúp đỡ đùm bọc, các lực lượng Quân giải phóng đã không ngừng lớn mạnh, tổ chức nhiều hoạt động quân sự đánh địch giành những thắng lợi quan trọng, trong đó lần đầu tiên tiến công, giải phóng và làm chủ hoàn toàn một tỉnh lỵ của địch ở miền Nam - tỉnh lỵ Phước Thành ngày 18 -9 1961; dội bão lửa vào sân bay chiến lược Biên Hòa ( 31/10/1964 ), tiến công giải phóng chi khu Hiếu Liêm (tháng 2- 1964), mở rộng căn cứ địa kháng chiến, thực hành thắng lợi chiến dịch Bình Giã ( từ 2 – 12 – 1964 đến 3 – 1 – 1965 ), chiến dịch Đồng Xoài (tháng - 1965)...mở ra thời cơ mới cho phong trào cách mạng miền Nam. Đặc biệt sự nhạy bén, sáng tạo của Trung ương Cục miền Nam trong vận dụng phương châm xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị là nòng cốt, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược : nông thôn - đồng bằng đô thị - rừng núi, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: chính trị- vũ trang- binh vận đã phát triển phong trào cách mạng rộng khắp của quần chúng, đánh sụp hệ thống ấp chiến lược, đánh bại chiến lược '' chiến tranh đặc biệt '' của Mỹ ngụy ở miền Nam.

Để làm nên những trang sử và chiến công chói lọi đó, biết bao cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc cả nước đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình xây dựng, chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống để làm nên những chiến công lịch sử ở vùng đất chiến khu Đ '' Miền Đông gian lao mà anh dũng '' của Nam bộ Thành đồng Tổ quốc.

Tôi và các đồng chí hiện còn sống trên mảnh đất Miền Đông này cùng các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi mãi trân trọng và biết ơn các chiến sĩ, đồng bào, đồng chí yêu nước đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam anh hùng.

Lê Văn Tầm- Cựu TNXP Miền Đông Nam Bộ.

http://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/05-2006/mlnews.2006-06-10.4309061689
 
Khoảng 12h đêm chúng tôi tàn tiệc sau khi làm hết 2 lít đế của bạn Autumnovember. Kết quả là Tichuot, Acc, Lehoang076 đã cho...thú trong rừng Mã Đà ăn những gì đã ăn. Một đêm tuyệt vời với tiếng sương đêm lộp bộp, tiếng thú ăn đêm, tiếng rừng lẫn trong tiếng súng săn xa xa,,,đưa chúng tôi vào giấc ngủ say. Tiếng chổi lao xao quét lá của nhân viên bảo vệ khu di tích đã đánh thức chúng tôi. Chào buổi sáng Mã Đà! đã thấy bạn Den sẵn sàng.....Khuôn mặt nhiều tâm sự với con dao Mèo bên cạnh, không biết nỗi niềm gì tối qua?:)

picture.php


Chuẩn bị bữa sáng

picture.php


Mì gói và cà phê...

picture.php
 
Tichuot cũng tâm sự lắm sau khi trút cả 2 -3 bầu!

picture.php


Xong bữa sáng, chúng tôi thong thả dạo rừng, thăm căn cứ

picture.php


Con đường dẫn đến nghĩa trang Liệt sĩ và nhiều Bia tưởng niệm của nhiều ban ngành của TW Cục miền Nam.

picture.php


picture.php


picture.php


Đền tưởng niệm..

picture.php


Một tấm bia tưởng niệm của Ban Giao Liên căn cứ TW Cục.

picture.php
 
Đường mòn băng rừng căn cứ TW Cục tạo những vòng tròn khép kín với đường kính xa nhất khoảng 70km. Từ trung tâm căn cứ có đường ra khỏi rừng và đi qua Lý Lịch nhưng hiện nay đã ngăn lối đi này để hạn chế phá rừng và bảo vệ khu du tích tốt hơn. khoảng gần 9h, chúng tôi xuất phát tạm biệt Mã Đà về Trị An. Lúc này mới ngắm nhìn được con đường chúng tôi đã chạy xe đêm qua.

picture.php


picture.php


Đường về phía trước, dưới những tán rừng....

picture.php


picture.php
 
Đi qua những cung rừng xanh, nổi bật trên nền đường đỏ, một màu đỏ đặc trưng của đất đai miền Đông nam bộ, sau 9km trở ra, chúng tôi đến ngã ba TW cục - Phan Rang (một Phan Rang khác!)

picture.php


picture.php


Chúng nó làm gì ...lâu lắm mới thấy chạy ra! X( :T

picture.php


Một bảng báo với ngôn ngữ rất ...Phượt!

picture.php


Chạy khoảng hơn 10km đất đỏ chúng tôi về đến ngã ba Khu ủy miền Đông (hehe, lại một địa danh cho lịch trình sắp tới!)

picture.php
 
Trước mặt chúng tôi là thị trấn Vĩnh An, đường về Đảo Ó để hội ngộ Phượt tử dự Off. Một hồ chứa nước chống cháy rừng ven đường về Vĩnh An

picture.php


Phía xa là những rừng tràm

picture.php


Den cũng bon chen xem mình có thể đổi nghề IT để làm kiểm lâm có được không!

picture.php
 
Đường về Vĩnh An, Trị An

picture.php


Khoảng 10h chúng tôi về đến Đảo Ó, ngồi chơi một lúc thì được đón tiếp các bạn từ Sài Gòn, Biên Hòa lên đến. Vui mừng gặp nhau, chúng tôi đúng hẹn một chương trình Off hoành tráng!

picture.php
 
Kết thúc chia xẻ chuyến đi ngẫu hứng này, xin được post tấm hình chụp bản đồ khu căn cứ TW Cục miền Nam vào ban ngày trước khi tạm biệt. Chúng tôi vẫn mong quay lại được Trekking qua tất cả lối mòn trong khu rừng lịch sử này.

picture.php


Khép lại một chuyến đi, mở ra một chuyến đi khác "Đảo Ó chỉ có Gà và Dr. Thanh!". Mời các bạn xem tiếp topic này nhé, cảm ơn đã đọc bài (và nhấn nút Thank). (c)!
 
Hẹn sẽ quay lại nhưng rồi bận rộn lần lữa mãi, cuối cùng chúng tôi cũng thu xếp được một chuyến đi nối tiếp thăm Căn cứ TW Cục miền Nam - Khu Ủy Miền Đông. Đích đến là khu rừng có căn cứ theo sơ đồ sau:

picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,958
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top