What's new

[Chia sẻ] Về lại chiến khu..sương bay Mã Đà

Xin được mượn ý nhạc trong ca khúc "Trị An âm vang mùa xuân" của Ns. Tôn Thất Lập làm tiêu đề cho chuyến đi này. Chuyến đi mang tính ngẫu hứng vì chúng tôi có hẹn với anh Sơn - Giám đốc KDL Đồng Trường _ Đảo Ó - vào chiều 21/08 để gút lại công tác chuẩn bị cho Off mừng Phượt lên 3 khu vực phía Nam. Mở riêng topic này để làm cho thông tin về Đảo Ó cô đọng tập trung hơn. Chuyến đi bắt đầu từ chân cầu Bình Triệu lúc 2h30 PM, thế là tôi và bạn Lehoang chờ dài cổ, điện thoại liên tục, nhận điện thoại của anh Sơn cũng liên tục... Cuối cùng 7 thành viên trong nhóm tập trung đầy đủ, tay xách nách mang, nhìn các bạn lủ khủ đồ đạc cho đợt off, mọi bực mình bỗng tan biến, phân chia đồ đạc xong xuôi chúng tôi qua cầu Bình Triệu...chuyến đi bắt đầu.
 
Trước khi lên đường, mời các bạn đọc thông tin về khu căn cứ này nhé:

Căn cứ Khu ủy miền Đông ra đời và phát triển đã bổ sung thêm vào danh mục những địa danh lịch sử quan trọng trên chiến trường Chiến khu Đ trong suốt hai thời kỳ kháng chiến, trở thành niềm tự hào của miền Đông Nam bộ, của miền Nam và cả nước nói chung; là minh chứng cho tinh thần cách mạng của vùng đất “ Miền Đông gian lao mà anh dũng” và là nỗi ám ảnh, nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ Sài Gòn.
Thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ trước một Chiến khu Đ kiên cường, bất khuất đã phải khiếp sợ thú nhận như vậy khi đặt chân đến miền Nam Việt Nam với những ý đồ đen tối. Chỉ cách Sài Gòn hơn 30 ki-lô-mét theo đường chim bay, Chiến khu Đ là nơi trú chân của căn cứ Trung ương cục miền Nam thời kỳ 1961 - 1962 và đặc biệt là Căn cứ của Khu ủy miền Đông Nam bộ thời kỳ 1962 - 1967, nằm trên địa bàn xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai ngày nay).
“Chiến khu Đ” là tên gọi chung của một vùng kháng chiến, là vùng tự do của cách mạng; trong đó căn cứ địa là đầu não của Chiến khu Đ. Nếu địa đạo Củ Chi là căn cứ chiến đấu, thì Chiến khu Đ là địa đạo, là căn cứ lãnh đạo - đầu não - của cách mạng. “Chiến khu Đ” - theo cách gọi dân gian thì đó là “căn cứ ba chữ Đ” trong những năm kháng chiến: chiến khu “Đói”, chiến khu “Đau” (bệnh tật mà chủ yếu là sốt rét rừng) và chiến khu “Đỏ” - đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nhưng còn một cách giải thích khác, thuyết phục hơn: Theo đồng chí Võ Bá Nhạc, nguyên là Chánh văn phòng khu bộ khu bảy -̣ thời chống pháp - thì “Chiến khu Đ” là cách gọi theo mẫu tự A, B, C của các lực lượng và căn cứ khác nhau; trong đó ̣A: là căn cứ giao thông - liên lạc (đóng ở Giáp Lạc); B: là đơn vị hậu cần (đóng ở Thường Lang); C: là đơn vị bộ đội thường trực (đóng ở sở Ông Đội); còn Đ: là tổng hành dinh của Khu bộ khu 7 (đóng ở Hố Ngãi Hoang). Cả bốn địa danh trên đều thuộc huyện Tân Uyên (Bình Dương ngày nay) - là quê hương của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ. Chiến khu Đ bao gồm một vùng rộng lớn thuộc 7 tỉnh miền Đông Nam bộ: Biên Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa, Long An, Long Khánh, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định; trong đó Khu ủy miền Đông là một căn cứ thuộc Chiến khu Đ.
Năm 1962, quán triệt đường lối của đảng, Khu ủy, Bộ tư lệnh quân khu miền Đông tiến hành xây dựng khu căn cứ địa để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng trên địa bàn Khu. Khu căn cứ này tọa lạc giữa đỉnh đồi đất sỏi khá bằng phẳng, còn gọi là đồi 820 hay căn cứ T1, có độ cao trên 20 mét so với dòng suối Linh. Toàn bộ khu đồi được bao phủ bởi cây rừng dày đặc của hệ thống rừng miền Trung. Khu căn cứ được cấu thành bởi các hệ thống: giao thông hào gồm ba tuyến: phòng thủ vòng ngoài, phòng thủ vòng trong và tuyến đường nội bộ phục vụ canh gác chiến đấu, có tổng chiều dài 570 mét, nối liền các nhà làm việc với nhau (gồm 17 căn nhà bán âm được chia thành 4 B); hệ thống địa đạo liên hoàn theo hai hướng đông bắc và tây nam, nơi sâu nhất tới hơn 3 mét, rộng từ 0,7 đến 0,75 mét, có tổng chiều dài trên 1000 mét; hệ thống miệng địa đạo độc lập mà chủ yếu là dạng hình tròn và hình chữ nhật, có độ sâu từ 1 đến 3 mét; hệ thống nơi làm việc, trú ẩn của lãnh đạo khu ủy và các cơ quan trực thuộc gồm văn phòng, cơ yếu, phục vụ, vệ binh, bếp Hoàng Cầm, giếng nước phục vụ sinh hoạt... tất cả được phân bố đều khắp trên mặt căn cứ có mặt bằng rộng khoảng 1 ki-lô-mét vuông.
Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, bộ Tư lệnh quân khu, các lực lượng vũ trang đã phối hợp với quân chủ lực miền Nam làm nên những chiến thắng vang dội như chiến thắng Phước Thành, Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Sắn... góp phần từng bước làm phá sản hoàn toàn các chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy, đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu thân 1968. Căn cứ Khu ủy miền Đông ra đời và phát triển đã bổ sung thêm vào danh mục những địa danh lịch sử quan trọng trên chiến trường Chiến khu Đ trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, trở thành niềm tự hào của miền Đông Nam bộ, của miền Nam và cả nước nói chung; là minh chứng cho tinh thần cách mạng của vùng đất “ Miền Đông gian lao mà anh dũng”, và là nỗi ám ảnh, nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ Sài Gòn.
Chiến khu Đ nói chung, Đồng Nai nói riêng hiện đang mang trong lòng nó 3 kho báu lớn. Trước hết, đó là kho báu về danh lam thắng cảnh với dòng sông Đồng Nai đi qua địa phận tỉnh này có chiều dài trên 200 km. Nước sông Đồng Nai trong, mát tuyệt vời với câu ca “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”. Kho báu thứ hai là rừng miền Đông, bởi nếu trong chiến tranh “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, thì ngày nay, trong Chiến khu Đ có rừng quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh, có tổng diện tích 72 000 héc-ta (Đồng Nai chiếm ½ diện tích), với trên 100 loài thú, 94 loài chim, 70 loài cá, hàng ngàn loài lưỡng cư và trên 1000 loài thực vật… là kho tàng vô giá không chỉ đối với công tác nghiên cứu khoa học về môi sinh, môi trường, mà còn là tài nguyên vô giá đối với du lịch. Nhưng ở đây còn một kho báu khác thuộc về con người - đó là kho báu di tích về truyền thống cách mạng qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc./.

Nguồn: http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30674&cn_id=242455
 
Chuyến đi được bắt đầu từ điểm hẹn truyền thống: cà phê Bệt! Từ 9h sáng thứ 7 10/10/09 các thành viên đến Bệt gọi cho mình một ly cà phê và tận hưởng không khí ngày cuối tuần của một Sài Gòn mà chúng tôi cảm nhận từ lâu là ngày nào cũng như ngày nào: khói bụi, ồn ào, ùn tắc, va quẹt...

picture.php


Lần lượt từng thành viên đến, xôm tụ dần và bắt đầu nói xấu thành viên đến muộn!:D

picture.php


Vài thành viên không đi được cũng tích cực ra hóng hớt cho đỡ nghiền!

picture.php
 
11h30 thành viên cuối cùng đến điểm hẹn và chúng tôi nhanh chóng lên đường

picture.php


Trở lại TL 768

picture.php


Về lại Trị An, qua cầu Đồng Nai (một cầu Đồng Nai khác!) Trị An đang xả lủ, những bãi đá khô hạn của vài tháng trước bỗng chìm mất trong mênh mông nước.

picture.php
 
Tarzan 442 trên một chòi canh giữ rừng, ven TL761

picture.php


Đường 761, phía trước là Căn cứ TW Cục miền Nam

picture.php


Chuyến đi trước, tiếp tục đi thẳng là căn cứ TW Cục thời kỳ đầu đã đề cập đến trong lần trước, chuyến đi này rẽ trái vào 15km, đến với Khu Ủy Miền Đông

picture.php
 
Đường vào rừng, những vòm xanh của khu bảo tồn Vĩnh Cữu! Những con đường mòn.."tình đất đỏ miền Đông"!

picture.php


Qua ngầm cạn

picture.php


Qua cầu

picture.php


Qua những cung đường rừng uốn lượn. ẩn mình dưới những tán cây xanh

picture.php
 
Sau khi liên hệ xong mọi thủ tục, đội hình nhanh chóng được triển khai. Tăng, võng được bung ra trong niềm vui sướng được về với rừng. Đung đưa theo nhịp cây được tạo ra từ những cơn gió đêm luồn mình vào lá. Những mái tăng lên tiếng lộp bộp bất chợt của sương rừng đọng lại, hay tiếng tí tách đều đều của mưa rừng...

picture.php


picture.php
 
Chúng tôi có một tiệc rừng thật hấp dẫn. Ca khúc tiếp nối ca khúc, câu chuyện tiếp nối câu chuyện, rừng về khuya tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng cú kêu, xen lẫn với những âm thanh như tiếbng thở dài..thỉnh thoảng lại rộ lên như một tràng cười ma quái...

picture.php


Đột nhiên, Thehung bỗng kêu lên một tiếng hự và lăn đùng ra đất. Chúng tôi hoảng hốt không kịp phản ứng và không hiểu chuyện gì xảy ra thì đột nhiên Thehung bỗng ngồi bật dậy. Anh bất động trong giây lát và anh cất tiếng. Chúng tôi lạnh toát cả người vì thay vào giọng nói có âm hưởng Bình Định quen tai của anh là giọng miền Bắc!!!!!!!

picture.php


"Hồn tên gì? quê quán nơi đâu?". Một thành viên lấy hết cam đảm hỏi

"Hồn là Nguyễn Văn Tiếp quê Nga Sơn, Thanh Hóa"

Im lặng.....

"Hồn là bộ đội cảnh vệ, hy sinh năm 1964"

Im lặng tiếp tục bao trùm

Ai đó định hỏi thì Thehung lăn quay ra, giãy giãy mấy cái, ngồi dậy ngơ ngác...

Tiếp tục nhậu....

Đến nửa đêm chúng tôi còn lại 6 thành viên, dọn dẹp qua loa, chúng tôi nằm lăn ra đất và ngắm bầu trời đêm qua những tàng cây trên cao...

picture.php


Quá nữa đêm chúng tôi về võng của mình, lắng nghe tiếng rừng khua, võng của tôi đung đưa không ngừng dù tôi đã cố nằm yên. Tự giải thích là cây rừng bị lay bởi gió nhưng tôi lại không mấy tin vào điều mình đang cố đưa ra để trấn an..Thôi thì, chúng cháu có lòng về thăm các cụ nên các cụ cũng không nỡ....hù dọa nhiều!!!

Buổi sáng thức giấc, chào buổi sáng từ trong võng mùng

picture.php


Rừng hân hoan đón những tia nắng ban mai xuyên qua kẽ lá

picture.php


Khói bếp bốc lên như cố thể hiện rõ hơn những tia nắng đầu ngày.

picture.php


Đồng đội đang chuẩn bị cho bữa điểm tâm trong ánh ban mai

picture.php


Bên bếp lửa rừng

@Thành viên Khu Ủy Miền Đông: chúng ta cùng viết tiếp câu chuyện nhé., để giữ mạch chuyện liền lạc, các bạn viết tiếp bằng cảm xúc của mình và minh họa bằng ảnh chụp được trong máy ảnh của mình trong giới hạn thời gian từ khi dựng trại cho đến đi ngủ. Lời nhắn này sẽ được edit cho phù hợp mạch chuyện. Sau 24 giờ, mình sẽ viết tiếp dẫn chuyện.

Chúng ta thử nghiệm cách làm này xem có tốt hơn là chờ phân công và duyệt hình ảnh...Cảm ơn đóng góp của các bạn.
 
Last edited:
Tớ xin đính chính :))

Tớ đã bảo là không cần đèn khò, mà nó cứ đưa cái đèn khò lại 4-5 lần. Mình nhóm bếp bao nhiêu lần trong rừng chứ đâu phải đi lần đầu đâu

picture.php


Cái này là lúc nhóm lữa xong, đúng nhìn mấy nàng nướng sườn mà thấy chóng cả mặt nên tớ phải nhảy vào

picture.php


Còn cái này thì anh ấy luôn ngắm nhìn mỗi khi tớ vào bếp mà công nhận cái xoong nấu nước của anh BM đủ chức năng, nào là nấu nước, nào là dụng cụ chứa than

picture.php
[/QUOTE]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,761
Bài viết
1,155,485
Members
190,174
Latest member
huongtran123
Back
Top