What's new

Vietnam ... A lê hấp ...vác balô lên và đi !

Trong khi chờ tôi viết ... Các bạn hãy đọc bài viết này nhé ...


Đất Nước Cần… Ta Ba Lô
Đất Nước Cần… Ta Ba Lô (T/S Alan Phan)

“Tôi không biết những gì sẽ chờ đợi ở cuối đường, nhưng tôi sẽ đến với nụ cười trên môi” Herman Melville (Moby-Dick)

Phải ra khỏi thiên đường

Trong những chuyến du hành liên lục địa, du khách người Úc chiếm số khá đông so với dân số khiêm tốn của xứ này, khoảng 23 triệu. Tôi tìm ra nguyên nhân khi qua Úc học hậu đại học vào năm 2002. Tại Tweed Heads và Coolangatta nơi trường Southern Cross tọa lạc, tôi tìm thấy một thiên đường tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban phúc và con người đã trân trọng. Biển xanh trong ngây ngất, không khí không một hạt bụi, khí hậu ấm áp, cảnh quan và kiến trúc hài hòa, không nhiều chênh lệch giữa giàu nghèo dù mức sống cao, tốn kém. Tuy nhiên, mỗi tuần, tôi háo hức chờ đến Thứ Sáu để bay về Hồng Kông..vì thiên đường Úc buồn không thể tả.



Có lẽ vì vậy, người Úc nào, dù già trẻ lớn bé, nam nữ hay đồng tính, đều thích du lịch thế giới mỗi khi có dịp, hay tìm một việc làm, một cô vợ hay một tấm chồng…ở một nơi nào khác. Họ sẵn sàng ra biển lớn để tìm cảm giác lạ, kiến thức mở, kinh nghiệm mới cho cuộc sống hay sự nghiệp của mình. Với tư duy này, có thể nói người Úc có chỉ số IQ hay EQ hay AQ rất tốt.

Nếu so sánh, tôi nghĩ sự sáng tạo trong nền kinh tế IT của 23 triệu dân Úc chắc phải hơn những thành quả thu nhặt của 1.2 tỷ dân Trung Quốc. Chỉ nhìn sĩ số sinh viên Tàu tại các đại học Úc chúng ta có thể mường tượng một nghịch lý nào đó về “sự thông minh của đám đông”. Nếu người Tàu hãnh diện về 5 ngàn năm văn hóa, họ sẽ nghĩ thế nào khi nhận biết rằng 200 năm trước, những tổ tiên sáng lập ra nước Úc là những tên tội phạm nguy hiểm bị Anh đầy qua một hòn đảo ngoài thế giới nơi chỉ có rừng thiêng nước độc?

Sự việc cũng cho ta chút hy vọng là nếu những tên đầu trộm đuôi cướp này có thể tạo nên một thế giới văn minh cho con cháu; thì bầy vượn của những khu rừng khác trên thế giới cũng có thể vượt qua chính mình để có được những Planet of the Apes thần kỳ trong phim ảnh?

Bài học của các anh chị Tây Ba Lô

Quay lại Saigon, mỗi khi đi ngang khu Phạm Ngủ Lão, Đề Thám…tôi nhìn các anh chị Tây Ba Lô với nhiều thán phục và hoài niệm. Họ là hình ảnh của Alan thời 60’s, vai nặng ba lô đầy đồ đạc, quần áo rẻ tiền, túi không bao giờ có nhiều hơn 50 đô, lang thang trên mọi nẻo đường của Âu Châu, thường không biết hôm nay sẽ ăn gì và ngủ ở đâu. Luôn an ủi mình bằng câu “tùy cơ ứng biến” và “trời sinh Alan sẽ sinh ra bánh mì”.

Những cuộc phiêu lưu vô định… đôi khi ngu xuẩn này đương nhiên cũng gây nhiều ngạc nhiên khó chịu và bực bội…vì Murphy có câu thành ngữ là nếu có gì sai trái, nó sẽ hiện thực và luôn luôn là vào thời điểm bất ngờ nhất. Tôi không quên lần tán tỉnh được 2 cô nàng ở Barcelona, nghĩ là tối nay sẽ có cuộc tình tay ba tuyệt diệu. Nào ngờ, nửa đêm, bị trói thúc ké trên chiếc ghế gỗ trong căn phòng khách sạn tồi tàn. Hai cô “người tình” lý tưởng thì đã biến mất với tiền bạc và quần áo của mình. Hay lần chiếc xe buýt cũ kỹ rơi xuống hố gần Qito (Ecuador). May mà chỉ bị thương nhẹ.

Nhưng những chuyến đi này là những kho tàng khi từ tương lai nhìn lại…chúng mở mang trí tuệ (một ngày đàng học một sàng khôn), chúng tăng lực tự tin cho tinh thần, và chúng giúp chúng ta có một tầm nhìn chính xác hơn về cái hư vô và nghiệp chướng của con người.

Tôi không biết là giữa những mảnh bằng đại học và những chuyến đi…cái nào đã thực sự đóng góp nhiều hơn trong quá trình làm người của mình.

Một đội ngũ…Ta Ba Lô

Trong cuộc hội thảo gần đây tại một trường đại học, tôi đã ngạc nhiên khi thấy quá ít sinh viên Việt có hộ chiếu và đã từng xuất ngoại. Tôi tin là hơn nửa số sinh viên có mặt hôm đó chắc có nhiều tiền hơn phần lớn các Tây Ba Lô tại Saigon. Điều họ thiếu sót lớn nhất là “ước muốn” và “can đảm”. Tiền tiêu cho những giờ chém gió và lảm nhảm tại các quán cà phê và các quán nhậu có thể nhiều hơn tiền tiêu mỗi ngày tại Thái Lan hay Myanmar. Vé máy bay đi nhiều nơi ở Asean rẻ hơn vé máy bay đi Hà Nội hay Đà Nẵng. Một chân làm bếp hay dọn dẹp trên một con tầu cho bạn một chuyến đi miễn phí qua Âu, Úc hay Mỹ. Phần lớn các bạn trẻ Việt ngày nay thông minh, sáng tạo và nếu biết tìm tòi trên mạng, sẽ tìm ra cả trăm cách thức để làm…Ta Ba Lô.

20 năm trước, tôi khó tìm ra một du khách từ Trung Quốc, Việt Nam hay Liên Xô. Hộ chiếu để xuất ngoại là một ân huệ và quyền lợi của các con ông cháu cha. Bây giờ, thì khắp thế giới, đâu cũng có dấu ấn của các công dân XHCN này. Tuy nhiên, phần lớn du khách thuộc hai loại: các tư bản đỏ với những tiêu xài hàng hiệu và khoe khoang thật “sốc” với dân địa phương và các ông bà già chắt chiu tiền tiết kiệm qua những tours rẻ tiền, bầy đàn, sợ sệt và thích phóng uế bừa bãi. Rất ít du khách là những…ta ba lô muốn đi tìm một kiến thức và kinh nghiệm về thế giới bên ngoài. Tôi chắc chắn là chúng hào hứng và quý giá hơn các lớp học Mác Lê buồn tè, nhìn qua lăng kính của những ông già gần đất xa trời.

Đòi hỏi của nền kinh tế kiến thức

Sự va chạm với thực tại, đôi khi khá đắng cay và tủi nhục, sẽ làm con người Việt trong bạn thức tỉnh: từ những bản lĩnh đáng tự hào đến những thói quen nhiều ngu muội. Tôi vẫn nghĩ cách duy nhất để thể hiện lòng yêu nước và đóng góp tích cực vào định mệnh tương lai của xã hội là thể hiện sự thăng hoa, tiến bộ hàng ngày của cá nhân mình. Chúng ta cần đổi mới, nhưng hãy đổi mới chính con người nội tại trước đã.

Hành trình dài cần những bước nhỏ đầu tiên. Hãy hứa với mình là sẽ đi xin một hộ chiếu ngày mai và suy nghĩ ra cách đi chơi Kampuchia hay Lào hay Thái Lan …trong tháng tới. Đơn giản thế thôi.

Hãy ra biển lớn…nhìn, nghe và suy nghĩ. Một lúc nào đó, mình sẽ biết làm gì với con người mới của mình…

Hãy nghe Eleanor Roosevelt thì thầm..” Mục tiêu của đời sống là hãy sống, hãy tận hưởng kinh nghiệm, hãy lên đường tìm những phiêu lưu mới, hăng hái và không sợ sệt”….

T/S Alan Phan

Posted in Góc nhìn 360 Tagged du hành, du khách úc, Ta balo, Tây balo, thiên đường |
 
Lang thang Hà Nội …
837f4fa1-8900-4560-b6cb-62bc08dbd4fa_zpsd23633b2.jpg
[/IMG]

Sáng dậy sớm, lang thang hồ Gươm, 5 giờ sáng hồ Gươm rất nhiều người đi dạo, đi tập thể dục, trẻ có, già có. Tôi đến gần nơi tượng đài Lý Thái Tổ, **** sáng ở đó khá vui nhộn, bên phải là nhạc tango với những cặp son son đang lả lướt, bên trái thì nhảy erobic, giữa giữa là nhạc chacha và đâu đó những chiếc cầu lông bay vun vút trên cao qua lại rất đẹp. Người Hà Nội vui vẻ thức dậy vào buổi sáng chào một ngày mới bằng một vòng hồ Gươm, bằng những điệu nhạc vui tươi. Chỉ tội cho ông Lý Thái Tổ, mỗi ngày vào buổi sáng, cũng như buổi chiều đều phải nghe những bản nhạc lặp đi lặp lại và nhạc này lại cãi nhạc kia inh ỏi.
516fbe60-c447-47c2-bce3-343ce58963e4_zps02c1779f.jpg


Lang thang trên phố cầu Gõ tôi thấy hàng bún riêu của quán phở cầu Gỗ. Ghé vào tôi gọi một tô, thật ra nó không ngon như tôi thường nghe nói và ít nhất không ngon như tô bún tiêu 18 ngàn ở gần nhà chị tôi tại Sài Gòn. Ở đây, khi thanh toán là 45 ngàn đồng, sau này đi đâu tôi đều có cái tật giống người Việt Nam là luôn phải hỏi giá trước khi ăn.

Tôi không ở Hà Nội chơi liên tục mà từng chặng đường đi và về. Cứ khoảng 15 ngày đi loanh quanh Đông Bắc về hoặc sau một chuyến đi ngắn cuối tuần cùng các bạn trẻ trong phượt ra Coto, hay chỉ là ra ngoại thành nhậu với các bạn mới. Nói chung, tôi có lúc thốt lên rằng “ tôi yêu Hà Nội lắm” trong một lúc trời Hà Nội mùa hè mát sau một cơn mưa, cơn bão bay đến. Nhưng cũng đã có lúc tôi la lên rằng “ tôi không thể yêu Hà Nội nổi” khi cãi lộn với thằng lơ xe hoặc khi quá mệt mỏi vì không kiếm được món gi ngon. Nói thật hàng quà bánh ở Hà Nội không được phong phú chi lắm. Tôi thích bánh cuốn, thích bún chả, đó là hai món mà tôi cảm thấy khá ngon. Mà hình như người miền Bắc thích bánh cuốn, ở mọi nơi, đi qua đâu cũng thấy bánh cuốn và mỗi nơi thì ăn lại khác nhau, Hà Nội thì chan nước mắm lên, Bắc Cạn thì chấm nước mắm rất mặn hoặc chấm nước soup… Dĩ nhiên khác trong Nam là chẳng có miếng rau nào hết.

[IMG][IMG]https://i38.photobucket.com/albums/e128/Daisyha123/206b024c-be60-45ff-a5b0-f4c14ae11fa8_zps8734f396.jpg
f09052fa-9e9b-40d7-be3a-9a1935a0aaaa_zps9c571c45.jpg

Trong những ngày dừng ở Hà Nội, tôi cũng đi thăm thú nhiều nơi như phố lụa Hà Đông, gạch Bát Tràng,.. Tôi đọc sánh tiếng Việt khá nhiều và cũng nghe kể từ bố tôi về Hà Nội nên tôi thường đi tìm những cái tên trong sách vở xưa và dĩ nhiên có nhiều thất vọng vì những gi trong sánh vở đã theo thời gian mất dần đi hoặc ít nhiều bị đô thị hóa.

Chiều chiều tôi thích đi xe máy vòng quanh Hà Nội, đi chẳng biết để đi đâu, cứ thấy đường là chạy. Trời nóng thì rủ cô bạn nhỏ có cái giọng nói nghe êm như lụa ấy đi vào packson xem phim, hoặc cô ấy hay dẫn tôi đi ăn chè, sữa chua nếp cẩm. Món này tôi rất thích, tại phố hàng Cót có hàng chè gần khách sạn tôi ở, ra ăn nhiều mà lần nào đến cô chủ quán cũng thốt lên rằng “ lại sữa chua nếp cẩm à”. Thấy hơi bị quê quê nhưng mà chỉ có loại chè đó là ngon còn những chè khác thì không ngon bằng trong Sài Gòn. Tôi thì “ hơi ú” vì tật ham ăn vậy mà sau chuyến đi ngoài Bắc về tôi sút được 3kg, mừng lắm. Điều này cho thấy, muốn xuống cân tôi phải siêng đi du lịch miền Bắc mới được. Tôi vẫn chưa thăm thú xong nên đã hẹn bạn bè sẽ trở lại trước khi về Mĩ.

Tôi thích đi một vòng hồ Tây bằng xe máy. Cô bạn tên Hạnh bảo tôi “ một vòng hồ Tây là khoảng 12km”. Tôi bảo: “sẽ thức dậy sớm để đi hết hồ Tây”. Tôi đã đi nhưng chỉ được 1/3 thôi rồi về vì bị trẹo chân. Từ ngày về Việt Nam cái chân phải của tôi bị trật đến 4 lần, lần nào cũng chẳng bao giờ giữu lành lặn. Mẹ tôi rất lo cho cái chân ấy vì vốn dĩ tôi bị tật một bên chân, chân phải tôi bị ngắn hăn chân trái một tí xíu. Nếu tôi cao tôi sẽ là một người mẫu thích hợp vì các người mẫu họ đều đi giầy một bên phải thấp, một bên phải cao hơn tí xíu, có như vậy dáng đi mới chuẩn. Tiếc là tôi không được cao cho lắm. Khi còn trẻ thì nhảy nhót khá tuyệt, nhưng khi có tuổi thì bị trẹo chân dễ như chơi.

Có một buổi chiều chán nản, tôi đã mua một vé 200 ngàn đồng đẻ vào nghe ca trù tại phố cổ. Nếu ai còn trẻ hẳn sẽ thấy nhạc này rất nhạt nhẽo, đến tôi mà nghe còn không vô, đúng như là nghe Opera của Ý. Giọng người Bắc đã khó nghe rồi vậy mà lúc họ hát, tôi nghe cứ như dân Tây ( Tây Ninh), không hiểu họ hát cái gi. Có một chuyện vui nhỏ là sau nửa tiếng thì có giờ nghỉ giải lao, một cô bé mặc áo dài nói tiếng Anh khá chuẩn bưng trà và bánh đậu xanh ra mời khách. Tôi bưng ly trà, cầm bánh đậu xanh trong hộp, nhưng khi mở hộp ra thì trong cái hộp chỉ có giấy thôi. Hai gười Mĩ ngồi kế tôi nhìn nhau cười, tôi đưa bánh lại cho cô bé và nói đùa bằng tiếng Anh, nhưng cô ấy chẳng hiểu câu đùa giỡn của tôi. Qua nhiều lần giao tiếp với giới trẽ ở vn học tiếng Anh, tôi nghiệm ra rằng, họ chỉ có thể hiểu khi tôi nói chuyện chậm và không đùa giỡn. Nếu tôi bông đùa một chuyện gi đó thì họ cứ ngớ ra, cũng giống tôi khi nghe chuyện tếu tiếng Việt, tôi không hiểu nên không thấy nó tếu ở chỗ nào và chắc gương mặt tôi cũng rất “ngố”.

Tôi thấy ngoài Bắc người ta sống khá bề ngoài, họ không thích ăn uống nhiều nưng thích xây nhà cửa to cao. Khi tôi vào quán mà mặt còn bịt khăn, ở tay che đi những đồ trang sức, đi xe cùi thì lập tức tôi sẽ nhận được ánh mắt rất lạnh lẽo từ nhân viên phục vụ, cho đến lúc tôi cởi khăn, lôi cái ipad ra và cộng với bộ áo không giống người Việt thì sự cư xử lại khác đi rất nhiều. Không giống như Sài Gòn nói riêng, trong Nam nói chung, các cô gái ở đây có vẻ thích sắm hàng hiệu hơn. Họ đi ra đường với những chiếc ví LV và nhiều phụ kiện đắt tiền. Dân có xe hơi thì đừng hòng thấy họ chịu ngồi vỉa hè hay quán ốc. Tôi thấy điều đó qua người nhà của mình, Bác tôi có vẻ khá thương gia, đi đâu ông cũng đòi chở tôi bằng xe oto và mời tôi vào nhà hàng loại sang thôi, dĩ nhiên ông ấy đủ khả năng trả tiền cho tôi. Nhưng tôi thì chẵng mấy thích vì tôi thấy những chỗ đó ăn cũng không ngon cho lắm. Khi tôi cố gắng sử dụng vốn tiếng Việt thì tôi luôn bị hỏi lại là: “ cô có nói tiếng Anh giỏi không?”. Vì họ nói rằng những người Việt Kiều về đây thường chém tiếng Anh khi nói chuyện, còn tôi thì không. Nếu tôi dùng tiêng tây lưu loạt thì tôi thấy có vẽ như mình được trọng nễ hơn .. Tôi thường bị họ nghi ngờ tôi là người nước ngoài, tôi bảo đúng, tôi là người Tây nhưng là Tây Ninh ấy. Dù là cố gắng để hòa nhập nhưng hình như mọi người nhìn tôi luôn nhận xét rằng “ chị không phải là người Việt Nam”. Đôi lúc tôi không biết trong cử chỉ lời nói, tôi khác người Việt ở điểm nào?

Tôi ghé qua trường Văn Lang trong một buổi trưa hè nóng, vậy mà vào trong ấy lại thấy khá đông những bạn trẻ, đa số các cô bé học trung học, họ mặc những chiếc áo dài rất xinh xắn. Tôi nhớ lại ngày tôi chưa bị lên cân, tôi thường mặc áo dài đi lễ nhà thờ, giờ eo ót mất rồi chỉ biết nhìn những tà áo dài mà thèm thôi. Nhiều bạn học sinh sắp thi ra đây để cầu khấn trước ngày thi, nhiều nhóm ra trường thì mặc áo cử nhân đứng chụp ảnh. Giữa trưa nắng tôi nhễ nhãi mồ hôi, vậy mà bọn trẻ vẫn vừa chụp hình vừa vui đùa, thấy khâm phục.
[IMG][IMG]https://i38.photobucket.com/albums/e128/Daisyha123/image_zpsc4b4f6f8.jpg
Trước cỗng trường Văn Lang ... Các cô bé chụp hình trong những chiếc áo dài rất xinh đẹp ..
[IMG][IMG]https://i38.photobucket.com/albums/e128/Daisyha123/image_zps41150806.jpg
Mình cũng xí xoạn thôi ...
[IMG][IMG]https://i38.photobucket.com/albums/e128/Daisyha123/image_zpsf4281de4.jpg
Một góc sân trường Văn Lang ...


Những hình ãnh tôi chớp được trong những ngày lang than ở HaNoi ....
[IMG][IMG]https://i38.photobucket.com/albums/e128/Daisyha123/6dba1690-571a-4487-a24e-4fff2580d6f7_zps12198acb.jpg[/IMG]

e9c24e37-a12f-4aed-8ec3-485f10dc72e3_zps93ecee54.jpg
[/IMG]

2f348299-3a2f-43ec-b6d5-12e97b717ac3_zps7337f9ee.jpg
[/IMG]


Tôi chạy ngang nhiều lần ở công viên Leenin và nơi để xác của cụ Hồ nhưng tôi không vào xem. Có nhiều bạn rủ tôi ra xem hạ cờ vào lúc tối hoặc lúc sáng sớm kéo cờ, tôi cười nói “ cám ơn và không cám ơn” ( thanks you but no thanks you). Tôi và con rất dị ứng với những người đó.

Lilly ...
 
Last edited:
Sa Pa!


Yên bình – rừng núi Sapa.


Sau 10 ngày chu du Tây Bắc, trờ lại Hà Nội nghỉ ngơi khoảng 2 ngày, tối thứ 5 tôi và một cô bạn tên Hạnh ở Hà Nội đi tàu hỏa tới Lào Cai và từ đó thuê xe chạy lên Sapa.


Đi tàu hỏa…..


Về đây, sau 3 tháng chu du cùng nhiều bạn trẻ mà tôi quen trên một trang phượt mạng có tên là phượt. Họ là người trẻ Việt Nam đầy năng động, thích đi và khám phá các vùng miền. Thích chinh phục những ngọn núi, những cột mốc của mọi miền đất nước ( hồi đó đến giờ dù là rất khoái chu du đây đó, vậy mà tooicos biết cột mốc là gi đâu ? Về đây mới biết nó là gi đó). Hạnh cũng là một trong những người đó. Tôi quen cô khi cô vào Nma theo chuyến đi “ tìm lại chín cửa sông Cửu Long” mà có tôi đi cùng.


Ra Hà Nội tôi gọi cô, thế là thêm một người đồng hành. Đi chơi tôi cảm thấy cần có nhiều mối quan hệ, bây giờ thời đại công nghệ, thế giới hình như là đã thu nhỏ lại, muốn gi chỉ việc lên mạng google là có.


Trước khi đi tôi có hỏi cô Hạnh là mẫu vé tàu như thế nào, ý tôi muốn nói là mua chỗ tốt một chút vì như nhiều bạn trẻ ở đây gọi những đứa có tiền là “ có điều kiện” tôi là người “ có điều kiện” nên tôi cũng đề nghị với Hạnh mua cho tốt một chút, vì tôi sợ Hạnh sẽ ngại trả tiền cho ghế ngồi máy lạnh, giường nằm vì Hạnh đi theo tôi chơi thôi chứ cô nàng lên Sapa cũng nhiều rồi. Tuy theo nhiều bạn trẻ đi chơi nhưng tôi “ già” rồi cũng có lúc không thể chịu khổ nổi, thấy người ta bảo là đi tàu hỏa là lên giường ngủ một lèo đến Lào Cai khỏe re, tôi cũng đinh ninh Hạnh sẽ mua giường nằm cho cả hai. Vậy mà, trời ạ, Hạnh cười khi gặp tôi ở bến tàu, em không mua được vé giường nằm, với lại chị phải đi “ như một người Việt Nam thực thụ” mới thảm chứ.


Tôi chỉ biết cười trừ…


Chúng tôi lên tàu châm, ngồi ghế cùng, không có điều hòa. Thấy ghi 6 tiếng chạy từ Hà Nội đến Lào Cai thì nó chạy gần 9 tiếng vì phải ngừng ở nhiều chặng. Ngồi trong một không gian chật chội, dù tàu chạy có gió thổi vào, cộng với chiếc quạt trong khoang tàu, tôi cứ nghĩ mình đang trong hỏa lò. Vậy mà mọi người trên tàu khi lên vui vẻ trải chiếu ra khoang tàu dưới ghế nằm ngủ. Hạnh ngồi bên của sổ, kê cái gối ngủ ngon lành trong khi đó tôi cố gắng đọc sách. Lâu lâu lại đứng dậy vì cái mông quá ư là ê ẩm. Dẫ vậy cứ hết người lên lại người xuống tàu. Lúc tàu chạy, chị sotas vé có hỏi tôi muốn mua giường nằm không? Thì ra nhân viên ở đó để dành một số ghế giường nằm để bán lấy lời. Lúc đó Hạnh nhìn tôi, tôi nhìn Hạnh cười. Muốn lắm nhưng trong làng nghĩ không lẽ mình lại là đứa sống “ có điều kiện” không chịu khổ được sao? Bao nhiều con người nằm trong khong tàu vô tư ngủ ngon lành vậy mà mình không làm được sao? Thế là tôi vẫn ngồi đó không lên tiếng đòi Hạnh mua vé giường nằm gi cả “ người ta sao mình vậy thôi”.


Tàu cứ ngừng liên tục, mỗi lần ngừng là kẻ lên người xuống hỗn độn chen nhau tìm ghế. Lâu lâu có chiếc xe chạy đẩy đem theo đủ thứ bánh kẹo bày bán. Rồi có bác sách cái ấm trà, cây thuốc mời trà, thuốc lào. Cũng có lúc chị bán ngô, lạc luộc rao hàng. Nói chung cứ giống như hai mươi năm truuwocs đi xe đò ở miền Tây vạy đó. Cứ chốc chốc là họ đi rao bán và người ngù cứ ngủ, người xuống cứ xuống, người lên cứ lên. Sự hỗn dộn cứ nửa tiếng hoặc 1 tiếng lại tiếp diễn. Tôi cố gắng và thêm cố gắng bằng cách đọc sách.


Bận đi là như vậy đó. Nhưng bận về muốn mua giường nằm cũng không có, vì chuyến về lại Hà Nội luôn có ít vé. Lúc về là một đại cực hình cho tôi vì sau mấy ngày đi xe máy, leo núi, sức cạn, tôi vô cùng mệt mỏi nên lúc trên tàu hảo về mấy lần tôi chỉ muốn nhảy xuống khỏi tàu. Cái mông tôi đau ghê gớm vì ngồi trên ghế cứng cộng mùi mồ hôi nóng nực. Lúc đi thì càng về gần Sapa thì càng mát trong khi lúc về càng về gần Hà Nội thì càng nóng. Quyển sách tôi đọc thì đã hết nhẵn chữ. Vậy mà tôi cũng đã ngồi và có lúc mệt quá tôi cũng ngủ gà ngủ gật. Đúng là ý chí con người quá cao, nhiều lần tôi đã muốn hét lớn và chỉ chực khi tàu dừng là đứng dậy và nhảy xuống tàu, nhưng rồi tôi lại cố gắng gimf nó xuống bằng cách nghĩ “ mình sẽ chịu được”.


5 giờ sáng tàu chạy đến Hà Nội, thoát ra khỏi khoang tàu tôi muốn nổ tung. Tôi thầm cám ơn chứa đã cho tôi thoát khỏi Việt Nam. Tôi thầm cám ơn là mình là người “ có điều kiện” nhưng sau khi tỉnh lại, sau khi ngủ bù, tôi thầm cám ơn Hạnh đã cho tôi một trải nghiệm trên tàu hỏa, những trải nghiệm để cảm thấy mình đã được quá nhiều thứ trong cuộc sống.

50d334d6-fe53-4081-8496-62da2a0cfc99_zpsbc82b7c3.jpg
[/IMG]

3872dc61-cb45-4c48-a36b-0559dc995ddf_zpsa835624b.jpg
[/IMG]

dac0404a-5c96-498c-b3ae-426096a55529_zps654f71cc.jpg
[/IMG]

Trong khi đó những chiếc gường êm ái đang chờ những người có điều kiện ...

Lilly...
 
Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào Đất Việt..

image_zps35acfe51.jpg
[/IMG]


Sau khi thuê xe Hạnh và tôi đi Sapa. Như đã nói, những người bạn trẻ ở Việt Nam sẽ không đi như tour du lịch, ngắm Sapa trên tuyến đường thoải mái mà họ sẽ chạy những bản dốc cao trên núi đi tìm cột mốc. Hạnh chở tôi đến Lũng Pô để tìm “ nơi con sông chảy vào đất Việt”. Đường đi lên Lũng Pô đèo khá vất vẻ, vì đường núi chưa được sửa. Nhìn qua bên kia là Trung Quốc sáng sủa bằng phẳng mà phát ghét. Tay lái của Hạnh khá tốt trong khi tay lái của tôi thì bập bẹ, lâu lâu Hạnh lại phải dừng lại chờ tôi. Rồi cuối cùng hai đứa cũng tới được. Nhiều lúc tôi không biết diễn tả như thế nào về những nơi mà nhiều bạn trẻ Việt Nam hay đến hay thích. Là một người đã đi gần nửa đời người, chu du cũng khá nhiều, tôi không biết phải diễn tả thế nào là những “ cột mốc” mà các bạn đó đến như thế nào. Nó cũng bình thường với cây, với lá, với nhà và con sông Hồng nằm sau lưng. Nhưng có lẽ tôi không nên nói như thế vì ở đâu cũng có một vẻ đẹp riêng biệt. Ở đâu cũng có người biết thưởng thức nó, có lẽ tâm hồn tôi quá đơn điệu, tôi nhìn gi cũng thấy nó “ bình thường” như “. Traveling is not about where you are, but who you are with ... By Verra" và tôi đã gặp :


Một gia đình anh chị ở trên ngọn đồi. Sau khi dừng xe ở đồn công an để xin các anh bộ đội xuống sông Hồng ( không biết tại sao phải xin?) nhưng không có một ai ở nhà, chỉ thấy có con chó xủa tá lả. Chúng tôi đi xuống dốc thấy một căn nhà có người nên ghé vào hỏi thăm. Anh chị chủ nhà cùng 2 người nưa không biết là bà con hay gi nói “ cứ xuống đó vô tư không cần xin đâu”. Tôi và Hạnh thả xuống sông giữa lúc cơn nắng đang lên cao. Sông Hồng ngay khúc rẽ có hai màu, tôi nghĩ là do phù sa chảy nên giữa dòng có màu đục nhưng anh chủ nhà nói là vì sông chứa chì và vàng. Không biết có thật không? Tôi chụp mấy bức hình làm kỉ niệm. Ra sông cỡi giầy ra, tôi lội ngay xuống nước. Trời nóng tôi rủ Hạnh xuống tắm vì nước thật là mát nhưng Hạnh bảo không mang nhiều đồ. Xương sống tôi thì hơi đau vì hồi sáng ghé Lào Cai ăn tô phở họ bỏ nhiều bột ngọt nên tôi cũng không nhảy xuống tắm. Tôi có tật ghét nóng và khoái nước, hễ trời mà nóng gặp nước lạnh là tôi nhảy xuống tắm cho bằng được. Nhưng bữa nay tôi lại không hứng thú, có lẽ vì đau xương sống và mệt vì đi xe lữa cã đêm khg ngủ cùng lúc câm lái chiếc xe trên đường đèo khó, nêm hai đứa ngồi nhìn ngắm con sông nhỏ một hồi rồi leo lại lên bờ.

Vào đến nhà thì họ đang bày cơm trưa, thế là hai anh chị cố mời chúng tôi ăn cơm cho bằng được. Tôi thường nghe, khi một người Nam mời bạn ăn cơm là họ thiệt tình mời bạn ăn cơm, còn người Bắc mời cơm thì thiết nghĩ bạn nên nghĩ kĩ lại trước khi ăn. Nhưng anh chị chủ nhà rất nhiệt tình bằng cách mang chén bát ra cho hai đứa và tôi thấy trong mâm cơm đồ ăn khá nhiều cho gia đình bốn người ăn. Vậy là tôi và Hạnh cầm đũa, không biết vì đói hay sao mà tôi ăn cơm ngon quá trời. Dù rằng cơm chỉ có rau muống luộc, thịt lợn đen, cá kho và chén nước mắm. Tôi gắp toàn rau muống chấm nước mắm ăn và đó là lần đầu tôi ăn rau muống thấy ngon ( có một lý do làm tôi không bao giwof ăn rau muống nhưng bữa đó tôi ăn rau muống với nước mắm một cách ngon lành).


Hai đứa sau khi no bụng, thì có mang chè uống đàm đạo, vì trời nắng nên Hạnh nói đợi đến gần hai ba giờ hãy đi lên Y Tỳ của người bản dân tộc Dao. Trò chuyện với anh chị chủ nhà tôi được biết họ từ Thái Nguyên lên và công việc của hai người kia là “ mỏ” ( dân đào mỏ chì). Còn anh thì vận chuyển hàng từ Trung Quốc đi về. Tôi không hỏi thêm là hàng quốc cấm hay sao mà phải đi từ sông Hồng này.

fd1c490a-877a-4c15-be9f-fd5b237bcffc_zpsc3189d37.jpg
[/IMG]

image_zpsf6b99338.jpg
[/IMG]

Sau khi cơm đã no, trà đạo cũng vừa tàn. Hai đứa lên xe tiếp tục cuộc hành trình. Đường càng lên cao trời càng thêm mát lạnh vì là mùa hè nên vùng cao Sapa chỉ mát chứ không lạnh như mùa đông nên dù đường có những đoạn rất khó đi nhưng không làm tôi căng thẳng như lúc đầu, với lại càng đi xe nhiều thì khả năng cầm lái càng vững hơn. Vừa lái xe tôi vừa nhìn ngắm núi đồi no cả mắt. Bên kia vẫn nhìn thấy núi rừng Trung Quốc, vì phía dưới vẫn thấy được con sông Hồng êm đềm chảy. Đoạn đường càng lên coa càng khó chạy, có những đoạn họ dang chải đá nên sau một hồi cầm tay lái và dừng lại hai bàn tay tôi vẫn còn rung tưng tưng, và cái mông thì khỏi nói, nó ê ẩm mà có lẽ nó đã ê ẩm hơn 10 tiếng trên tàu hỏa rồi. Hạnh cố ủng hộ tôi bằng cách nói rằng khi tới Y Tỳ mình sẽ được tắm nước nóng thuốc của người Dao. Và luôn miệng bão " cố lên " ...

3662f41c-ef04-4472-85d0-f3e4af7ed188_zpse492362c.jpg
[/IMG]
b742161d-7b05-4c06-913c-ff3d6b60db01_zps0a9cd16b.jpg
[/IMG]


Cuối cùng khoảng 4 giờ chiều chúng tôi cũng đến được Y Tỳ. Vô nhà mottj người dân tộc Dao mà Hạnh đã quen lúc trước, chúng tôi hỏi chỗ ngủ và nước tắm. Sau nhiều năm có khách du lịch lên đây, người dân bản có chỗ ngủ trên những căn gác gỗ nhà họ, và họ nấu nước nóng tắm thuốc cho khách du lịch tắm. Thiệt không bõ công lên Y Tỳ, trời se lạnh không có gi sướng bằng ngâm mình trong bồn nước thơm lừng mùi cỏ cây. Hai đứa thay đô nhảy vào cái thùng nước nóng được đặt sau nhà cô người Dao. Tôi không biết cô tên gi, nên cứ gọi là cô Dao vậy. Cô Dao có giọng nói lớ lớ nghe rất dễ thương, cái dề thương ở chỗ giọng nói nhẹ, ấm, mang đầy vẻ thật thà của người dân tộc thiểu số miền cao. (mà thật sự sau mấy ngày ở Sapa tôi gặp nhiều người dân bản Dao không thật thà nhưng đều có cách nói lớ lớ rất thật thà) nên tôi nghiệm ra rằng ở đâu cũng có người này người nọ.


Tắm xong chúng tôi đi dạo quanh phố, nói là phố chứ chỉ có một cái nhà gạch như nhà lòng để nhóm chợ và vài căn nhà cách xa nhau với con đường còn đang rải đầy đá cục. Đi khoảng quá 10 phút thì đã hết con phố. Nhà ở đây cách xa nhau và nhà nào cũng nằm trên những đồi cao, đa số nhà được xây bằng đất trộn với trấu hoặc lúa đắp lên. Nhìn những căn nhà như thế tôi hiểu tại sao người ta sợ trời rét ở ngoài Bắc. Vì trong nhà có thể còn lạnh hơn bên ngoài , cái lạnh cắt da cắt thịt.


Đứng trên cao, trong căn nhà gỗ của cô Dao tôi mê hoặc vẻ đẹp thiên nhiên của rừng núi Y Tỳ mà không khỏi thốt lên hai chứ “ tuyệt vời” . nắng chiều xuống chầm chậm trên những thửa ruộng bậc thang, rồi từ từ nắng tắt dần trên những ngọn lúa xanh mượt vừa mới cấy. Hai đứa đứng nhìn chiều xuống mà chẳng nói với nhau một lời nào. Xa xa trong những mái nhà nhiều làn khói tỏa ra bay lên cao. Trong mắt tôi thiên nhiên như đong đầy một bức tranh thủy mặc.
c952d008-99d9-408d-a987-d0031e2860ff_zpsbe259f46.jpg
[/IMG]

Hạnh có nhờ cô Dao nấu cơm cho hai đứa nên sau khi trời tối một chút là chúng tôi cũng ngồi vào bàn ăn cơm với gia đình cô. Tuy nói là ăn cùng nhưng cô dọn cho chúng tôi riêng một mâm ở đằng trước nhà và gia đình cô thì ngồi ăn phía sau nhà. Bữa cơm cũng ngon như lúc sáng, có điều sang trọng hơn một tí với lợn đen sốt cà chua ( phải công nhận thịt heo rừng ở đây ăn rất ngon, có lẽ vì chúng toàn ăn cỏ, chẳng ai chăn dắt cả. Người ta nói ở đây không có cho người ăn lấy gi nuôi heo. Có nhiều lần tôi chỉ muốn xuống xe ẵm một con heo con nhét vào balo, chắc chẳng ai hay biết gi đâu). Rồi thịt gà bản luộc khá ngon, nhất là da chúng không một tí mỡ, rau lang luộc, canh susu ... Tôi ăn khá nhiều ..

Tôi có một ngày đầy mệt mõi như cũng là một ngày đầy thú vị .. Tôi thấy mình đã yêu rừng núi Ý Tỵ ..

Lilly...
 
Last edited:
Chị ơi. Thấy chị mở topic "Tìm một hay hai bạn xuyên Việt từ ngày 10/8". Có nhiều comment mà sao ko thấy chị trả lời gì hết vậy.
Rốt cục là sao hả chị?
 
Chị ơi. Thấy chị mở topic "Tìm một hay hai bạn xuyên Việt từ ngày 10/8". Có nhiều comment mà sao ko thấy chị trả lời gì hết vậy.
Rốt cục là sao hả chị?

Rốt cục là chị đang chờ ... Chờ cái chân lành ... Lich trình của chị thì lung tung nên khg biết sẽ xuất hành đi như thế nào .. Chị đã song Buôn Ma Thuột .. Pleku .. Nha Trang ... Huế .. Đà Nẳng ... Hội An ... Vẫn rất thích Dalat ... Nên cũng chẵng biết sẽ bắt đầu ở đâu ... Vì thế mà chị khg biết trã lời mấy đúa ... Có lẽ đén ngày chĩ ... Sách balo a lê hấp là đi thôi ...

;0) ... Lilly
 
Ý Tỵ hiền hòa ...

6f7b8bcd-5704-4ddc-92e3-08c0986e4043_zps89c21018.jpg
[/IMG]


Sáng hôm sau dậy sớm, trời chưa sáng, tôi đã lọ mọ dậy vì tiếng lao xao ngoài đường. Hạnh vẫn còn đang co ro trong chăn, tôi dậy ôm ipad ghi vội vài dòng khi chân còn trong túi ngủ.


Khi trời vừa sáng, thì nhóm chợ phiên họp đông đúc, chúng tôi chui khỏi chăn sửa soạn ra chợ và cũng để chuẩn bị “ xuống núi”. Chợ nhỏ, người dân tộc đem toàn đồ trong nhà trồng ra bán và lạ là tôi thấy món hàng nào cũng na ná giống nhau và vì thế tôi tự hỏi “ ai sẽ là người mua?”. Họ bán rau xanh, gà bản tộc,..


Người bán nhiều hơn người mua….

df7c2275-45a6-4ff2-b3e9-bcd55c44fe7b_zps2d9e3a16.jpg
[/IMG]


Cô bạn Hạnh của tôi đi theo một chị người dân tộc kỳ kèo đòi mua chiếc vòng đeo trên tay họ

6a12a768-4bc4-4473-8559-a9a46f814c1c_zpse6c986cc.jpg
[/IMG]



Ở đây người dân bản Dao rất mắc cỡ, họ không thích tôi chụp hình. Thấy tôi dơ máy là họ chạy trốn. Tôi đến làm quen bằng chách cho bọn họ kẹo. Người miền núi hiền, không xin xỏ gi cả, họ không biết tiếng Kinh nên tôi hỏi một đằng họ trả lời theo tiếng của họ. Tôi được biết thêm một điều là họ không có chữ viết.. có nhưng đại đa số không biết viết, chỉ biết nói mà thôi.

Rồi từ Y Tỳ chúng tôi đổ xuống đèo, con đường đi là cung đường mê hoặc lòng người. Đường quá sâu, tôi bị té hai lần, may là chỉ bị trầy xước đôi chút mà thôi. Tôi có đi chậm để ngắm nhìn rừng núi bao la. Giữa buổi trưa buồn ngủ quá tôi bắt Hạnh phải dừng lại để tôi nằm ngay lề đường trên bãi cỏ mà ngủ một cách vô tư tự, ước gi tôi được như thế mãi. Có cuộc sống không nhiều lo toan, phiền muộn. Một căn nhà một ngọn đồi,… ước gi? Nhưng quả thật không thể bói đã biết được ánh đèn văn minh, đã lỡ hội nhập vào đời sống của con người đó thì “ rũ bỏ hết mọi thứ” có vẻ là khó khăn lắm. Nhưng biết đâu tôi sẽ rũ bỏ mọi việc để lên đây “ tu”.

8f357837-1bcc-4990-8f04-91d938e50d1a_zpsafd39817.jpg
[/IMG]

d1607cff-926f-45e7-b152-6663388617bc_zpse0350ec2.jpg
[/IMG]

8a590a5f-4350-453e-80e8-c10793192819_zps07c87896.jpg


Sapa nôi thất vọng tràn trề….


Đến Sapa, giờ không còn những chợ tình khâu vải. Sapa đã bị người Kinh đô thị hóa mất rồi…

Đọc trong trang nhật kí của anh bạn biệt danh " tung xích lô” người mà tôi đã chu du cùng trong 10 ngày Đông Bắc, anh kể trong nhật kí hành trình của mình rằng:

“ Anh Tính kể cho tôi đối với người dân tộc, chợ tình ngày xưa vui lắm, nơi đó không phải chỉ là nơi tình tứ cho các đôi bạn trẻ, mà là nơi vui chơi cho mọi lứa tuổi”. ... Cứ mỗi sáng sớm thứ bảy, ai cũng mong đợi trời hửng sáng là rủ nhau lên đường đi về hướng Sapa . cũng có những người nôn nóng quá, họ còn phải cầm đuốc đi trước khi trời hửng sáng. Thời đó họ còn dùng ngựa để chở đồ và có khi còn đi băng rừng băng suối, họ xước luôn cả móng chân. Ai cũng cố gắng đến Sapa trước khi tời tối. Họ có những lán trại lớn để tụ họp, rượu chè và ca hát, không khí rất vui nhộn. Đây là dịp cho các đôi bạn trẻ liếc mắt đưa tình với nhau và họ không có phân biệt chủng tộc. Chi phí cho cuộc vui họ chỉ cần mang theo ba chén gạo để trả tiền cho chủ lán trại " ...

Bây giờ Sapa không còn như thế nữa. Tuy rằng đâu đâu tôi cũng thấy người dân tộc nhưng họ tụ tập lại để ca hát, buồn bán để kiếm tiền du khách ... cũng như nhiều người tôi thấy thương cho người dân tộc, một nét văn hóa bị lãng quên. Nhiều người bây giờ chỉ ghé qua Sapa như là một nơi nghỉ chân mà thôi. Bây giờ nói đến Sapa ai ai cũng ngao ngán cảnh bị người ta níu kéo mua hàng, cảnh chặt chém… nhưng riêng tôi, vẫn thấy thành phố đẹp nếu chịu khó chạy ra ngoài một tí. Nếu chịu khó cảm thông cảnh nghèo của họ một tí, chịu khó đừng cho tiền bọn trẻ con ( nếu có thì nhớ đem theo kẹo, tôi thì đem theo bàn chải đánh răng mà tôi đã lượn nhặt trong những hotel mà mình đã nghỉ qua đêm để đánh, rồi mang cho họ), đừng mua những đồ thủ công họ làm vì toàn đồ Trung Quốc thôi. Đại khái là nên đến lang thang nhìn ngắm, cười đùa, nói chuyện với họ thôi. Dù đã mất đi bản chất thật thà nhưng con người ai cũng muốn hướng thiện. Trong sâu thẳm người dân bản tộc vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi , theo năm tháng họ cũng học được những mánh khóe của người Kinh mà ra thôi.


Trên những con đường quanh Sapa có nhiều vườn hoa hồng. Đa số mướn đất của người dân tộc để trồng trọt. Chúng tôi lang thang trên đường thấy một vườn hoa hồng nên rẽ vào gặp anh chủ nhà khá trẻ. Tôi xin được vào thăm vườn hoa, anh vui vẻ nhận lời đưa chúng tôi đi thăm vườn hao rộng lớn của anh mà anh đã trồng gần ba năm. Tiền mướn đất chỉ có 10 triệu vnđ một năm. Anh có một ngôi nhà nhỏ giữa vườn, nếu tôi là anh chắc hẳn căn nhà xinh lắm, tiếc là rất nhiều người Việt Nam chúng ta vì miếng cơm manh áo, kiến thức ít nên việc sửa soạn cho một căn nhà không bao giờ có tính thẩm mĩ. Nếu tôi nói thì họ luôn bảo phải có tiền mới sắm xửa được, mà tôi thì thấy chung quanh vườn có quá nhiều thứ bỏ phí. Để trang trí cho một ngôi nhà đâu cần phải đi đâu xa xôi. Nếu biết họ có thể dùng ngay những thứ mà thiên nhiên đang cho họ. Tôi không hiểu tại sao người Nhật nghèo cũng có thể trang trí ngôi nhà thật xinh mà người Việt nam mình thì lại không? Không hiểu luôn?

Hạnh cũng đưa tôi đi thăm đèo Ô Quy Hồ – một trong tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất ( trong thời gian ở Việt Nam tôi nghiệm thấy người Việt Nam hay dùng chữ “ nhất” , cáp treo dài “nhất” ( thật ra tôi có thấy dài chi đâu?), đèo dài “ nhất”, lời chào trân trọng “ nhất” , cái gi người Việt Nam mình cũng nhất hết, xả rác cũng nhất luôn).


Tôi đọc trong một trang Web viết như vậy về đèo Ô Quy Hồ như thế này: ... “ nằm trên quốc lộ 4D, con đèo nói liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu và đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Với độ dài 30km, Ô Quy Hồ là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Ô Quy Hồ được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”.


Đứng trên cao nhìn đèo Ô Quy Hồ…

08caf081-8538-4e67-bff0-0e9e83306012_zps61ba843b.jpg
[/IMG]

Rồi Sapa…, với thật nhiều kỉ niệm đáng ghi nhớ trong lòng. Nói gi thì nói Sapa vẫn là nơi đáng để đi đến

8292d5c2-feba-449a-94b3-e3bebd796499_zps9343da10.jpg
[/IMG]

3646bc3c-4dc1-4555-980d-1a830e290538_zpsf53c60a4.jpg
[/IMG]

6227cba8-6140-4d2e-b905-66646515417e_zps23a79b73.jpg
[/IMG]


Lilly ...
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,429
Bài viết
1,147,100
Members
193,493
Latest member
gomlangxua
Back
Top