What's new

Vietnam ... A lê hấp ...vác balô lên và đi !

Một vòng Đông Bắc ... Hành trình đi tìm ẫm thực ...


Sáng dậy sớm, lang thang hồ Gươm, 5 giờ sáng hồ Gươm rất nhiều người đi dạo, đi tập thể dục, trẻ có, già có. Tôi đến gần nơi tượng đài Lý Thái Tổ, **** sáng ở đó khá vui nhộn, bên phải là nhạc tango với những cắp son son đang lả lướt, bên trái thì nhảy erobic, giữa giữa là nhạc chacha và đâu đó những chiếc cầu lông bay vun vút trên cao qua lại rất đẹp. Người Hà Nội vui vẻ thức dậy vào buổi sáng chào một ngày mới bằng một vòng hồ Gươm, bằng những điệu nhạc vui tươi. Chỉ tội cho ông Lý Thái Tổ, mỗi ngày vào buổi sáng, cũng như buổi chiều đều phải nghe những bản nhạc lặp đi lặp lại và nhạc này lại cãi nhạc kia inh ỏi.


Tôi hẹn một anh bạn mà cứ dân phượt gọi anh là “T.xich lô” vì anh đã từng đạp xe xich lô từ Hà Nội vào Sài Gòn. Anh đi để tìm hiểu ẩm thực và văn hóa đời sống của từng vùng miền vì sợ mỗi ngày trôi qua công nghệ sẽ làm mất đi dần những món ăn thuần túy đó. Anh nhận lời cho tôi đi theo 10 ngày làm một vòng Đông Bắc.


Hai anh em lên đường khi nắng đã bao trùm cả bầu trời, tuy nắng nóng nhưng chạy xe thì gió làm cho tôi cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Chúng tôi đi về Thái Nguyên theo quốc lộ 3, đướng đi khá xóc nên cái mông của tôi ê ẩm sau khoảng 3 tiếng chạy xe. Hai anh em không phải vội vã nên cứ khoảng 3 -4 tiếng là dừng chân lại để nghỉ ngơi. Anh T.xich lô cũng là người nửa Bắc, nửa Nam như tôi nên anh và tôi đều là dân thích café hơn trà. Vậy mà trên quãng đường dài đến Thái Nguyên chúng tôi không tìm đâu thấy một quán café. A ! Có một quán nhưng chỉ thấy toàn nước ngọt, trà, nước mía… mà nước mía thì 10 ngàn 1 ly, chẳng bù cho trong Nam, một ly nước mía 4- 5 ngàn mà ly bự. Kiếm không được café, chúng tôi cũng đành “ nhập gia tùy tục” , chúng tôi đã dùng trà mỗi khi dừng lại. Sau một thời gian chu du miền Bắc tôi lại cảm thấy trà và kẹo lạc quả là hai thứ không thể thiếu trong lúc ngồi quán.


Thành phố Hòa Bình


Đến thành phố Hào Bình hơi sớm hơn dự tính, chúng tôi chạy một vòng chợ, chẳng thấy món gi ngon, bụng đói mà đi loanh quanh gần 1 tiếng đồng hồ không thấy hàng quán nào có món gi lạ. Cuối cùng chúng tôi dừng chân lại một quán cơm nhỏ vì thấy có khá đông người. Qua cuộc hành trình lang thang miền Bắc, tôi thấy trái ngược hẳn với miền Nam. Ngoài này hàng quán cũng nhiều nhưng người ăn thì rất ít. Trong Nam, ngoài Sài Gòn không nói làm gi ( vì mấy giờ đêm khuya cũng có quán mở và có người ngồi ăn), những nơi xa côi cũng dễ tìm một quán ăn nhỏ bán đồ ăn và có người ăn. Ngoài Bắc, trên đường đi ít quán xá, vào các thành phố quán xá có nhưng rất ít người ăn hoặc chẳng thấy một bóng dáng người nào trong quán.


Ghé vào quán tôi gọi món bún cá, nhưng ăn quá dở vì họ nấu như bún bung và cho hơi nhiều bột ngọt. Tôi có tật hễ ăn bột ngọt là 2 phút sau cái xương cột sống đau nhói liên miên.


Bỏ Thái Nguyên – Hòa bình sau bữa cơm trưa vì chẳng thấy có gi hay ( lúc này tôi không biết chỉ đi khoảng 15 cây số về thị xã là nơi gia đình người Bác duy nhất còn lại bên nội của tôi. Vì hồi nào đến giờ tôi vẫn đinh ninh quê Bố tôi ở Nam Định. Sau này, về lại Hà Nội tôi lại phải vòng trở lại Thái Nguyên thăm Bác). Tôi lên đường đi Bắc Cạn, ra khỏi phố một chút, tôi thấy hai bên đường họ bán bánh chân - thì ra Thái Nguyên có làng nghề gói bánh chân. Chúng tôi dừng lại mua một cái để dự phòng lúc bụng đói. Ra khỏi phố đường đi bắt đầu đẹp hơn, không khí trong lành hơn và những cánh đồng lúa hiện ra trước mắt tôi. Tôi cảm thấy rất thích thú ngắm nhìn cảnh vật vun vút qua mắt mình, gió thổi mát, càng về sau đường núi thì trời càng dễ chịu hơn. Những cánh đồng lúa, những ngọn núi xanh mượt mà, những căn nhà cũ kĩ đơn xơ. Và những hình ảnh chạy dài hiện lên trong mắt tôi lúc bấy giờ đã gợi tôi nhớ đến những trang sách mà tôi đã tüng đọc qua trong bộ “ tự lực văn đoàn”…con người, mái nhà, đời sống, văn hóa miền Bắc không còn xa lạ nữa.


Thành phố Bắc Cạn khá rộng nhưng lại không có gi đặc sắc cả, lang thang khoảng nửa tiếng là lại về chốn cũ. Cũng như đã nói ở trên, quán hàng thì nhiều nhưng người ăn thì ít. Buổi tối, chẳng thấy món gi ngon, tôi ghé lại quán bánh cuốn. Ở đây bánh cuốn cũng khá là lạ, không có rau kèm gi hết, họ hỏi tôi là thích ăn bánh cuốn nước hay khô?. Thì ra ở đay ăn bánh cuốn nước thì có một tô súp, còn khô thì không. Nước mắm để riêng ra một bên, bạn chỉ gắp bánh cuốn chấm vào bát nước mắm và ăn thôi. Nước mắm khá là nhạt, họ chỉ pha với nước cứng và đường thôi. Tôi không ăn hết nổi đĩa bánh vì ngán. Ăn xong, như trong Nam là đã đi tìm quán café hoặc quán chè nào đó, nhưng loanh quanh phố chỉ thấy một ít quán café điện đóm tối thui và chẳng có một người khách nào cả.

Tôi về hotel ngủ sớm... Sữa soạn ngày mai lên đường đi hồ Ba Bễ rồi Cao Bằng ...

Lilly...
 
Sáng sớm thức dậy, hai anh em dạo phố chợ Bắc Cạn, hàng quán ít, chợ có bán nhiều món bánh như : bánh giò và mật mía, mà tôi nghe nói là một đắc sản của vùng này. Nhờ thế mà tôi biết thêm bánh dờm và bánh giày gấc, bánh dờm cũng y chang như bánh giò nhưng vỏ của bánh lại lại được làm bằng nếp. Tôi mua khá nhiều bánh.
37f56e5a-640a-4d69-9296-0422c6063bdc_zpsa0217cf6.jpg
[/IMG]
327e8c76-1251-4ae4-96f1-6e2fbdba3c81_zps3a5d4421.jpg
[/IMG]

Về lại khách sạn check out, hai anh em đến hồ Ba Bể. Khi vừa ra khỏi Bắc Cạn phong cảnh rất đẹp, hai bên đường là ruộng lúa và những ngọn núi. Chúng tôi chạy theo QL3 khoảng gần 20 km cho tới Phú Thông. Đoạn đường đầu thì hơi xấu nhưng đoạn đường còn lại là rất tốt.

Đến hồ Ba Bể, đường vòa còn đang làm dở, vậy mà vào cổng cũng đời lấy mỗi người chúng tôi 20 nghìn vnđ. Gặp lúc mấy anh gác cổng đang ăn trưa, họ cũng mời rượu, tôi thì không uống, chỉ có anh Tùng uống mà thôi. Tôi thấy người dân quê miền Bắc cũng như miền Nam, họ rất quí khách. Vào đến hồ Ba Bể thì trời mưa lâm tâm. Trước hồ họ cũng bán nhiều thứ như tép chua…, mới đầu tôi tưởng là tép chua kiểu miền Nam ( thường gọi là mắm tép) đem ra ăn với thịt luộc, nhưng không phải, tép chua của họ rán với thịt băm.

Có nhiều thuyền chở khách ra hồ Ba Bể chơi nhưng chúng tôi từ chồi đi. Đứng nhìn cũng thấy đủ rồi, với lại trời đang mưa lất phất, anh bạn tôi cũng không hứng thú đi ra hồ. Đứng nhìn hồ tôi thấy chung quanh khá nhiều rác.

Đói bụng hai anh em ghé vào một cái quán ăn cơm. Mùa này có một loại rau gọi là bò khai, loại rau này chỉ mọc vào khoảng tháng 6, tháng 7 mà thôi. Dây leo trên cây, người dân bản thường hái ăn rất bổ cho gan. Rau xào rồi mà vẫn xanh mượt, một màu xanh tuyệt đẹp, rau ăn dòn và có vị lợ lợ ngọt. Tôi mê món rau này lắm, suốt, suốt quảng dường đi tôi chỉ ăn món rau này trừ cơm.

f577b140-5e14-4e13-940c-3dd50a03e927_zps25983ddb.jpg
[/IMG]
image_zpsc9c0ca86.jpg
[/IMG]
c5a9622c-5033-45ef-a5a4-ac0285a0c1ce_zps6fc676d4.jpg
[/IMG]

Tôi rất muốn mua mấy hũ tép chua về nhà nhưng chuyến đi còn dài, đồ tôi đem lại quá tải, cứ bị la hoài ( sau này đi, tôi chỉ còn lại đúng ba cái quần nilong loại thể thao, bốn cái áo và mấy cái khăn đội đầu che nắng). Lúc viết những dòng chữ này tôi thèm món tép chua quá chừng. Hồ Ba Bể rộng lớn, chúng tôi ăn cơm xong, ra bến xuồng để chạy qua thăm bên khu Pắc Ngòi.

Qua cây cầu treo này, bên kia có nhiều nhà đang sửa lại để làm homestay, khách sạn mini, nhưng đường xá vẫn còn cần sửa chữa nhiều. Không thấy gi lạ, chúng tôi chạy ra để đi Cao Bằng.

fb58a80a-25e4-4041-9db8-9f05b8f4e8c0_zps120da1e9.jpg
[/IMG]

7264f781-1688-41be-b0b8-cb2b4152c931_zps92a4a8b7.jpg
[/IMG]

6e28f514-a651-4226-a7fe-345d2f02a0a1_zpsa593dbf8.jpg
[/IMG]

3aed7ecd-9338-41fb-accc-a54e8b1400d5_zps018b2f48.jpg
[/IMG]

Lilly...
 
Last edited:
Tiếp ... Một vòng Đông Bắc ...

Khi ra khỏi hồ Ba Bể thì đường bắt đầu lên đèo, xuống đèo. Lúc đang ở ngọn đèo bên này nhìn lên trên đỉnh núi tôi nghĩ: “ trời sao mà nó cao thế?”. Vậy mà một hồi xe chạy lên đến trên đó mà chính mình cũng không hay biết. Đường đi càng lên cao càng lạnh, tôi phải lấy khăn chùm kín cả mặt. Đi khá xa mà chẳng thấy phố xá đâu hết, tôi cũng không dám hỏi anh bạn xem mình có đi đứng đường không? Thầm nghĩ rằng: “ thôi thì chắc hẳn anh ấy cũng rành đường ". Đường đi khá vất vả vì cứ leo lên lại leo xuống đèo với phong cãnh hai bên qua tuyệt vời tôi no mặt ngấm nhìn ... Dọc đường gặp nhiều hàng bán trái đào, loại đào mà nhiều nhà thường trồng ở Cali, tôi nhớ hình như trước nhà chú Thiều có một cây rất sai quả.

Tới thành phố Cao Bằng thì cả hai chúng tôi đều khá mệt, kiếm được khách sạn thì trời cũng vừa tối, chúng tôi ham hố đi ra phố để tìm món vịt quay bảy vị, nhưng rất thất vọng vì không có, hỏi mọi người thì được biết món vịt đó chỉ bán đến tầm 5 – 6 giwof chiều là hết, cuối cùng chúng tôi mua tạm món vịt quay. Đi hỏi thăm, dò la thì chúng tôi dược biết ở đây không có món vịt quay bảy vị gi hết ( đúng là báo chí rùng beng vịt quay bảy vị òm xòm). Người ta cho biết rằng vịt quay có bảy gia vị, mỗi lò quay tùy theo cách họ ướp thế nào thôi, nhưng ít nhiều gi cũng phải có bảy loại gia vị và phải là vịt cỏ mới ngon vì vịt cỏ thì nhỏ con va thịt dai hơn, nhưng bây giờ làm gi có vịt cỏ nữa, vịt chúng tôi mua ăn chỉ là vịt Trung Quốc thôi. Bà bán cơm còn đùa là chúng tôi mua vịt “ cởi chuồng” ( nghĩa là vịt được vặt hết lông và đông lạnh mang từ Trung Quốc sang), cái giọng nói rất Bắc kì của bà ấy làm tôi không nhịn được cười.

54b01214-4d53-44a8-ba66-19edd9e1517a_zpsd7118a05.jpg
[/IMG]

Thất vọng tràn trề vì chúng chúng tôi đã cố chạy lên đây để kiếm cho được vịt quay bảy vị miền Cao Bằng mà báo chí đã đăng tải nhưng cuối cùng chỉ được ăn vịt đông lạnh Trung Quốc quay với cơm và một ít đồ ăn khác. Chúng tôi về khách ngủ và chờ đến mai đi chợ Cao Bằng xem có món ngon, vật lạ gi không?

Sáng sớm nào anh bạn tôi cũng dậy trước và kéo tôi dạy để đi chợ. Đi chơi với anh tôi rất thích là anh luôn thích thức dậy sớm để ra chợ, nhiều người thì thích tìm kiếm những phong cảnh, di tích, nhưng anh thì thích đi lang thang ở chợ, mà đó cũng là sở thích của tôi. Muốn khám phá một thành phố thì chỉ việc thức dậy sớm để thấy được bộ mặt mới chưa son phấn tô đậm. Nhưng khác với những thành phố khác, Cao Bằng sáng sớm chợ chẳng có mấy người, hỏi ra thì mới biết là người dân tộc đều đi làm đồng áng sớm nên đến trưa chợ mới đông đúc lên. Do loanh quanh tìm kiếm chẳng thấy món gi mới lạ, hấp dẫn nên chúng tôi lại đi tìm món mà báo chí, đám phượt nói là “ phở chua” trong một quán trên đường Phố Cũ khá đông khách.

Tôi đến đứng nhìn họ làm tô phở chua: cô bé đứng bỏ bánh phở vào tô, rồi vịt quay, lỗ tai heo, gan và mấy miếng xương, trên nữa là mấy miếng mì chiên dòn bóp nát ra, đậu phộng, rau húng thơm, xong chan nước sốt của vịt nướng cùng với một ít nước giấm đỏ. Tôi ăn không thấy ngon ( nói thiệt là lúc ra Bắc khẩu vị quá khác, tôi ăn không thấy ngon miệng gi cả, trừ món bánh cuốn thì ăn tạm được thôi). Ăn món đó giống như là ăn một món bung của người Hàn Quốc vì chua không chua hẳn, mặn không mặn hẳn, thiệt tình là khó diễn tả dù rằng nhìn nó rất hấp dẫn. Trong quán còn có bán cả phở vịt và phở nước, quán phở, rồi cả tô phở không thấy thơm mùi phở gi cả, tôi nghĩ người ta chỉ hấp xuống rồi chan lên thôi. Một điều khá phiền là không bao giwof có café buổi sáng, muốn uống café thì ra quán café ma uống chứ không như trong Nam mình ăn ở quán này gọi ở quán khác đều có thể được hết.

b2a52f5a-3100-4ea5-a19d-7681bde86a75_zps3bad1976.jpg
[/IMG]

Ăn uống xong chúng tôi lên đường đi Lạng Sơn. Khi đến Lạng Sơn thì đã trưa, chúng tôi chạy lòng vòng thì kiếm được món gọi là khâu nhục, quán này họ chỉ bán mang về. Khâu nhục được để trong cái bát và họ bán luôn cả cái bát nữa. Quán này tôi không nhớ tên, nhưng nó nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, số 59. Hai anh em lại tiếp tục mang món ăn đó đến quán cơm rồi gọi thêm vài món nữa. Lúc này thì tôi ăn thấy ngon và thích món khâu nhục. Anh Tùng cho tôi biết món khâu nhục thật ra là từ của người tàu gần biên giới qua. Món này làm thì rất công phu và họ làm vào những dịp lễ tết hoặc nhà có đám. Khâu nhục được làm bằng thịt ba chỉ luộc xong ướp với gia vị rồi đem chiên, xong thì đặt dưới đáy bát, trên bỏ thịt băm ướp với những gia vị như tỏi, xì dầu, rau húng và chắc còn nhiều thứ nữa ma tôi không nhớ nổi. Chỉ biết là sau đó thì é thịt băm lên trên rồi đem hấp cách thủy khoảng ba bốn tiếng đồng hồ thịt mới nhừ, khi ăn thì chỉ việc đem ra up lên đĩa. Đem món khâu nhục vào quán ăn, chúng tôi gọi thêm canh đậu hũ thịt cà chua ( món này khá thịnh hành vì tôi thấy rất nhiều ở các quán cơm miền Bắc) với rau bò khai ( suốt chuyến đường Đông Bắc tôi khoái nhất món rau nay nhé, nghe nói rằng ăn cũng rất bổ và tốt cho gan), món này ngon và rẻ nữa.

image_zps547d8c74.jpg
[/IMG]

Lạng Sơn cũng không có gi đáng nhớ ngài cái chợ có tên là chợ Kỳ Lừa, đi chợ không quá 15 phút là hết.

5d22dc4d-1ec4-48f4-8926-2cc6ef1de1f0_zpsb0caeb2f.jpg
[/IMG]

Một sự kiện đã làm cho tôi rất đau lòng là nơi đây có bán quá nhiều thịt chó, thịt mèo, như bán thịt heo, thịt gà vậy đó ( trong những thành phố khác cũng có bán nhưng ít hơn, không treo lủng lẳng và nhiều như ở Lạng Sơn). Trong Nam bây giời người ta chỉ đi ăn thịt chó khi đi nhậu nhẹt với bạn bè, mà bây giờ cũng ít dần đi, vậy mà ở ngoài Bắc vẫn còn ăn thịt chó, thịt mèo và họ ăn trong những bữa cơm thường ngày nữa. Lần tôi đến thăm bác tôi, nói thật tôi không dám gắp một miếng thịt nào hết trong suốt bữa cơm gia đình, vì tôi không biết đĩa nào có thịt chó hay thịt mèo hay không vì tôi biết bữa ăn đó có dồi chó và sự thật là lúc gầ đây bụng dạ tôi không còn chiều nổi món thịt nữa. Cứ thấy những con động vật dễ thương sống mà bị đem nhốt trong những chiếc cũi chở ra chợ bán và chắc hẳn những cách giết heo, gà cũng chẳng được cho chết thoải mái mà lòng tôi đau như cắt nên cứ nghĩ đến là không muốn ăn nữa. Ai nói gi thì nói chứ tính tôi là rất yêu thứ vật, nhìn cảnh tượng những con heo bị nhốt trong lòng nhỏ, những con gà bị trói, tôi thấy đau lòng lắm và bây giờ tôi hiểu tại sao có nhiều người chọn cách ăn chay là vậy. Ở bên Mĩ dù gi cũng nhiều nhân đạo, người ta giết thú vật một cách êm thấm ( hay không êm thấm vì tôi có thấy được đâu), nhưng ở Việt Nam này cứ sờ sờ đó, nhìn thấy rồi ăn không nổi.


Viết đến đây, có một lần tôi đi Buôn Ma Thuột, đen thật, cắm trại ăn uống thì có một nhóm thanh niên đem mấy con chim ra giết bằng cách vặt hết lông của chúng khi chúng còn sống, sau đó đem hơ vào lửa khi chúng còn sống. Nhìn nhưng con chim la hét dãy dụa trong đau đớn tôi không cầm lòng được nên chỉ muốn sang đập vào mặt cái thằng nhổ lông, cô bạn tôi sợ có chuyện nên kéo tôi đi tắm. Vậy mà một hồi, mấy thằng đó còn cười, mời tôi đi ăn thịt chim. Lúc đó chẳng cầm được lòng tôi đành phải lớn tiếng “ mai mốt mấy người có giết chim thì làm ơn đập đầu cho nó chết liền rồi muốn nhổ lông, nướng gi thì nướng. Tôi hỏi nếu tôi đem mấy người ra bứt từng cọng lông, cộng tóc, rồi quay mấy người vào lửa cho chết từ từ mấy người thấy như thế nào. Nếu mà mấy người đạo phật thì chắc tin vào đạo nhân quả, thì cứ nghĩ sau khi mấy người chết thì xuống dưới âm phủ cũng sẽ bị mấy con chim khi nãy vặt lông của mấy người lại xem có đau đớn không”. Dĩ nhiên là họ chỉ biết cười, vậy mà một hồi còn đòi xin số phone của tôi nữa chứ. Tôi thật sự không hiểu vì sao người Việt Nam chẳng bao giờ biết yêu thương động vật, không phải chỉ người lớn thôi mà đa số những trẻ nhỏ cũng thế. Từ nhỏ chúng chẳng được dạy yêu thương loài vật, nhất là những loài vật sống gần gũi với con người như chó, mèo…Nuôi chó trong nhà mười mấy năm trời mà chẳng buồn đặt cho con chó một cái tên. Tôi không biết họ có biết rằng nếu một người biết yêu thương loài vật thì người đó sẽ yêu nhân loại của mình nhiều hơn không? Dạy trẻ con yêu động vật cũng chính là dạy cho chúng biết tôn trọng, yêu thương đồng loại của mình nhiều hơn. Nhìn cách những con chó bị treo lên bàn trong chợ mà tôi không thể nào cầm được nước mắt. Lúc đó trong lòng tôi thét lên rằng “ tôi không thể yêu được miền Bắc này”


Lilly...
 
Last edited:
Một vòng Đông Bâc ... đi tìm ẫm thực ...

Lạng Sơn không có gì đáng nhớ ngoài cái chợ có tên là chợ Kỳ Lừa ....


Buổi tối chúng tôi đi lang thang một vòng thành phố Lạng Sơn, không có gi đặc sắc cả, hàng quán thì nhiều nhưng đa số là không có người ăn uống, quán café rất im lìm dù rằng lúc đó mới chỉ hơn 8 giờ tối thôi. Ngoài chợ Kỳ Lừa ra hình như Lạng Sơn không có gi để thu hút người du khách cả. Buổi tối chúng tôi đi dạo trên đường Bắc Sơn sau lưng chợ Kỳ Lừa thì thấy họ bán khá nhiều heo quay, vịt quay, lòng lợn và đi kèm với dưa chua, kim chi, bánh mì. Chúng tôi quyết định mua một ít thịt heo quay ăn thử, miếng thịt heo quay khá giòn và ít mỡ, gia vị lại khá vừa miệng chứ không mặn.

Sáng ngày hôm sau như thường lệ, hai anh em thức dậy sớm ra chợ kiếm món gi ăn và sẽ khởi hành đi luôn. Chúng tôi ra một quán gần kế bên khách sạn ăn món bánh cuốn trứng thịt tươi. Quán nhỏ trong một cái hẻm nhỏ, cái hẻm nhỏ làm thành quán luôn, họ để ghế dọc theo đường đi vừa là cái cổng vào nhà, vừa là phạm vi của quán, nhìn khá lạ mắt. Tôi gọi một đĩa bánh cuốn trứng. Bánh cuốn được tráng xong thì đập một cái trứng lên trên đó, tùy theo bạn thích trứng chín hay tái, nếu tái thì họ sẽ để cho trứng vừa chín thì úp bánh thành hình vuông sau đó để ra đĩa, khi ăn thì sẽ chan xì dầu hoặc nước mắm pha ... Nơi đây nước chấm pha khá nhạt hay có lẻ tôi là người ăn mặn nên ra Bắc tôi đều thấy nước mắm chấm luôn quá nhạt nhẽo ... Nước mắm được bà chủ cho biết là lấy từ nước hầm xương mới ngon, nhưng thường thì chỉ pha nước mắm với nước lạnh rồi ăn kèm với măng ngâm tỏi ớt, loại này khá phổ biến ở các vùng miền Bắc. Vòng quanh chợ Kỳ Lừa vào buổi sáng chúng tôi thấy thêm một món bánh là bánh giò nhưng được gói dài, nhỏ như bánh tét và gói bằng lá chít, bánh này ăn với mật ong hoặc mía đường.

Ăn xong chúng tôi về lại khách sạn check out và sửa soạn đi Móng Cái. Trước khi đi thì chúng tôi cũng ghé lại một quán ăn khá nổi tiếng được đăng tải trên nhiều trang mạng đó là món phở vịt quay ở quán Hải Xồm nằm trên đường Bà Triệu. Quán này ngon nhất Lạng Sơn về phở vịt, khi chúng tôi đến thì khá đông khách, hình như là khách đoàn du lịch được chở đến. Quán sạch sẽ và rộng rãi, nhưng vì vừa ăn sáng chưa bao lâu nên tôi và anh Tùng chỉ gọi một tô ăn cho biết mà thôi. Tô phở vịt đại khái cũng giống như tô phở bò trong Nam, cũng trưng bánh phở nóng vào tô rồi cho thìa nhỏ bột ngọt ( thấy dân tình ngoài này ăn bột ngọt mà tôi thấy sợ luôn đó, lần nào đi ăn tôi cũng tha thiết xin đừng bỏ bột ngọt vào). Sau khi bánh phỡ nóng được bỏ vào tô thì họ bỏ thịt vịt lên trên, ai muốn thêm lạp xương thì họ cho thêm vài miếng lạp, xong thì nước dùng nóng được chan đầy tô với hành tươi. Bà chủ cho biết, nước dùng nấu bằng xương heo, không có mùi vị gi cả ... thiệt tình là ăn không có mùi vị phở chút nào hết. Khi mang ra bàn thì đặc biệt là có một đĩa rau muống, kinh giới, xa lách, tía tô, bạn có thể cho thêm măng chua ớt vào ... Nói chung, chúng tôi thấy không hấp dẫn vì mùi vị bị pha loãng hết ... anh Tùng nói rằng nếu so sánh thì món này thua xa món bún măng vịt ở trong Nam.


cf7cf6d1-cc85-4153-ae0a-16a781a9e173_zps3cd6c1f8.jpg
[/IMG]
a01eb8af-6a49-4a5f-8c5f-470ebb2094d9_zpsb285fecc.jpg
[/IMG]
83537cc7-1c1b-42f1-87c9-99b06a82446e_zps05dd82ff.jpg
[/IMG]

66593a56-5083-4af7-b26e-61d0f505fe59_zps1ef449dc.jpg
[/IMG]

b17e1215-9141-4ab7-8dea-183f72eecc67_zps28df09b0.jpg
[/IMG]

image_zps23e8a5df.jpg
[/IMG]


Trên đường đi Anh Tùng nói : “chúng ta sẽ cố gắng đi kiếm món cao sằng”. Anh đọc trên mạng nói ở Lạng Sơn có món đó nhưng từ hôm qua đến giờ chạy lòng vòng mà chúng tôi không thấy ai bán món này cả. Người dân ở đây bảo họ bán món này theo kiểu hàng rong nên hên xui thì gặp thôi, cũng giống như hồi tôi ở Hà Nội, nghe nói món tào phớ mà tìm mãi chẳng thấy đâu, đến lúc vô tình chạy xe thấy một người gánh tào phớ mừng quá nhảy xuống mua một bát thì được biết là tào phớ chỉ là món đậu hũ nước đường mà thôi, làm tôi cứ tưởng món gi lạ lắm. Đúng là từng miền cũng cùng một món ăn nhưng tên gọi lại khác nhau.

Hơi thất vọng như chúng tôi cũng phải từ giã Lạng Sơn để lên đường ...

Lilly...
 
Tôi thật sự không hiểu vì sao người Việt Nam chẳng bao giờ biết yêu thương động vật, không phải chỉ người lớn thôi mà đa số những trẻ nhỏ cũng thế. Từ nhỏ chúng chẳng được dạy yêu thương loài vật, nhất là những loài vật sống gần gũi với con người như chó, mèo…Nuôi chó trong nhà mười mấy năm trời mà chẳng buồn đặt cho con chó một cái tên.
Bạn nên suy nghĩ lại với đoạn văn này nhé.:T.
 
Tôi thật sự không hiểu vì sao người Việt Nam chẳng bao giờ biết yêu thương động vật, không phải chỉ người lớn thôi mà đa số những trẻ nhỏ cũng thế. Từ nhỏ chúng chẳng được dạy yêu thương loài vật, nhất là những loài vật sống gần gũi với con người như chó, mèo…Nuôi chó trong nhà mười mấy năm trời mà chẳng buồn đặt cho con chó một cái tên.

Bạn nên suy nghĩ lại với đoạn văn này nhé.:T.

Bạn cãm thấy kg đúng sự thật ư ... .? Tôi đã suy nghĩ theo lời bạn khuyên và cãm thấy " mình vẫn nghĩ như thề " ...

Vừa rồi xem thông tin trên một kênh tv ngoài Bắc về việc các em học sinh được dạy "yêu thương động vật" .. Các em được tham gia vẽ poster nói lên, phát động việc "yêu thương động vật" .. Ở một trường đâu đó ở Hanoi ... Như chương trình này lại kg do các thầy cô Vietnam tổ chức mà là do một tổ chức của người nước ngoài ... Tôi tự hỏi "why ... Tại sao vậy nhỉ " ... :help

Chuyện cổ tích vn kể trong truyện Tấm Cám ... Nếu tôi nhớ kg lầm nhé (Đầu óc già nua rồi) Rằng : khi cô Tấm sau bao nhiêu ấp bức được đền bù bằng lấy được vua và làm hoàng hậu ... lên ngôi cô giết cô Cám ( hình như dụ cô Cám vào tắm trong chão dầu nói răng tắm rồi sẽ đẹp như mình ) ... Giết song còn chặc ra làm mắm gỡi về cho mẹ ghẽ ...

Trong câu chuyện trên tôi khg hiểu người lớn muốn dạy gì cho con nít ở cái chuyện cố tích Tấm Cám này .. Làm ác gặp ác ? ..vậy ai là người ác trong câu chuyện này nhỉ ...

Lại 2 xu lẽ của tôi ... :D

Lilly ...
 
Tiếp ... Một vòng Đông Bắc ...

Ăn uống xong chúng tôi lên đường đi Lạng Sơn. Khi đến Lạng Sơn thì đã trưa, chúng tôi chạy lòng vòng thì kiếm được món gọi là khâu nhục, quán này họ chỉ bán mang về. Khâu nhục được để trong cái bát và họ bán luôn cả cái bát nữa. Quán này tôi không nhớ tên, nhưng nó nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, số 59. Hai anh em lại tiếp tục mang món ăn đó đến quán cơm rồi gọi thêm vài món nữa. Lúc này thì tôi ăn thấy ngon và thích món khâu nhục. Anh Tùng cho tôi biết món khâu nhục thật ra là từ của người tàu gần biên giới qua. Món này làm thì rất công phu và họ làm vào những dịp lễ tết hoặc nhà có đám. Khâu nhục được làm bằng thịt ba chỉ luộc xong ướp với gia vị rồi đem chiên, xong thì đặt dưới đáy bát, trên bỏ thịt băm ướp với những gia vị như tỏi, xì dầu, rau húng và chắc còn nhiều thứ nữa ma tôi không nhớ nổi. Chỉ biết là sau đó thì é thịt băm lên trên rồi đem hấp cách thủy khoảng ba bốn tiếng đồng hồ thịt mới nhừ, khi ăn thì chỉ việc đem ra up lên đĩa. Đem món khâu nhục vào quán ăn, chúng tôi gọi thêm canh đậu hũ thịt cà chua ( món này khá thịnh hành vì tôi thấy rất nhiều ở các quán cơm miền Bắc) với rau bò khai ( suốt chuyến đường Đông Bắc tôi khoái nhất món rau nay nhé, nghe nói rằng ăn cũng rất bổ và tốt cho gan), món này ngon và rẻ nữa.

Lilly...
Bạn đi với anh Tùng ???? Nhìn thấy món Khâu nhục hihihihi
 
Re: Vietnam ... Đi và nhìn của người " ngọai cuộc " ...

Một vòng Đông Bắc ... Đi tìm ẩm thực ...


Lúc này chúng tôi bắt đầu chạy ra khỏi thành phố, theo QL4B để đi về phía Mẫu Sơn. Đường đi khá vất vả vì đường đi chưa làm xong, vẫn còn những con đường đất đỏ từ đoạn Na Dương tới Đình Lập là vô cùng xấu. Đến thị trấn Tiên Yên, chúng tôi thấy một khu chợ nhỏ nên ghé vào thăm. Thật may trong chợ có món cao sằng mà anh Tùng muốn kiếm ở Cao Bằng, cũng như ở Lạng Sơn. Chúng tôi gọi mỗi người một đĩa cao sắng. Khi bánh mang ra thì đúng y như món bánh mặn ở miền Nam, cũng bột gạo trắng đỗ từng lớp một (đỗ như đỗ bánh da lợn ... bánh mặn thì có thêm nước dừa). Tôi kể cho anh Tùng nghe món này giống món bánh mặn trong Nam thì anh Tùng nói cũng chưa ăn qua món bánh mặn ...tôi nói khi nào anh có dịp ghé lại Sài Gòn tôi sẽ dẫn anh đi ăn món bánh mặn. Món cao sằng làm từ loại bột làm cũng tựa như bánh giò vậy, trên đó thì có thịt heo băm nhuyễn với nấm mèo, hành củ .. trong khi món bánh mặn thì củ sắn với tôm khô hoặc tôm tươi được khía trước rồi xào lên, nhân bánh mặn có màu gạch đõ ... Còn bánh cao sằng thì có màu nâu đen ... Đĩa bánh được bưng ra bàn, có thể ăn với xì dầu hoặc nước mắm pha sẵn ( cách pha nước mắm không mặn mà bằng ở trong Nam). Tôi kết món này, một đĩa bánh năm ngàn đầy vừng mà tôi ăn hết cả đĩa. Không biết họ bõ gì trong bột mà khi ăn tôi thấy có vị béo như không phải béo gì nước dừa. Ngày hôm sau từ Móng Cái trở về để đi Vịnh Hạ Long, chung' tôi lại tạt ngan qua Tiên Yến, tôi cũng ăn thêm một đĩa nữa.

Một vòng chợ Tiên Yên tôi làm quen với hai bà cụ ngồi bán vài ba thứ như dưa chua, mật ong,… hai cụ bảo tôi chụp cho bức hình. Tiếc là hôm sau chúng tôi không nghĩ là mình sẽ ghé lại thăm cho nên không có tìm chỗ rửa hình ra biếu lại họ. Đi lang thang trong chợ mọi người cứ nghĩ hai chúng tôi là nhà báo, họ chào hỏi và nói chuyện rất nhiệt tình. Anh Tùng hỏi thăm về món gà đồi ( cũng là thông tin trên mạn ) nhưng một chị bán nước bảo rằng không phải ở đâu cũng có gà đồi vì gà đồi là loại gà người ta nuôi thả rông, tối về ngủ chuồng, và gà chỉ được ăn thêm lúa và hạt bắp mà thôi. Chị bảo có một bà cụ thường mang gà đồi ra bán nhưng phải dặn trước thì bà ấy mới làm. Hai anh em chúng tôi hôm sau tiếc vì chưa thưởng thức món gà đồi ở Tiên Yên nên từ Móng Cái ghé vào lại nhưng vì không đặt trước nên cuối cùng cũng không được ăn món gà đó.... Hôm qua nghe chị bán nước nói thì chúng tôi tương là bà cụ bán gà chín sẵn như thực ra bà chỉ bán gà sống mà thôi... Thật ra nếu nói như thế thì gà ta ở quê tôi – Cần Thơ thì nhà vẫn nuôi như thế, gà được thả rông trong vườn, chỉ ăn lúa gạo mà thôi, thành thử gà nuôi phải ít nhất bốn đến sáu tháng mới ăn thịt được. Báo chí trên mạng ca ngợi món gà đồi ở Tiên Yên đọc mà thèm thuồng, làm cho anh Tùng và tôi cứ nghĩ là gà phải bắt từ trên rừng đem xuống. Đúng là “nhà báo nói láo ăn tiền mà”.

Tuy thị trấn Tiên Yên nhở nhưng cái nhưng cả hai chúng tôi đều thích khu chợ nhỏ này, dù rằng nó không sạch sẽ như nhựng khu chợ khác nhưng người bán hàng thì rất nhiệt tình. Anh Tùng lang thang tìm kiếm những gia vị đều được chỉ dẫn rất nhiệt tình. Hai bà cụ tôi chụp hình thì cứ thích nắm tay tôi và khen tôi “ phúc hậu” vì chắc dáng người tôi ú ú, tròn tròn nên bà cụ nắm tay tôi miết. Chúng tôi lang thang trong phố Tiên Yên thì tìm thấy bánh gật gù. Một người chị cho chúng tôi đến chỗ làm bánh đó, chúng tôi vào nhà xin mua và xem cách làm, tìm hiểu món bánh gật gù như thế nào.

Đó là loại bánh như bánh cuốn nhưng nó được tráng dày hơn và khi chín người ta cuộn tròn nó lại theo chiều dài của bánh. Khi cầm bánh lên thì nó gật gù, lắt léo nên người ta gọi nó là bánh gật gù, cách giải thích cũng khá buồn cười. Bánh gật gù được ăn với nước mắm pha và nếu nước pha được làm từ xương heo thì mới đúng gu. Chúng tôi cầm bịch bánh ra chợ nơi có hàng bánh cao sằng, cô ấy vui vẻ cho chúng tôi mượn chén đĩa và nước mắm để ăn món bánh gật gù mà trong khi chúng tôi chẳng mua bánh của cô. Thật ra lúc ghé lại lần thứ hai, buổi trưa thì tôi cũng đã xơi một đĩa rồi. Tôi rất thích những khu chợ nhõ ở miền Bắc, như khu chợ này ... những người trong chợ Tiên Yên đều rất dễ thương nên anh Tùng mua được khá nhiều món mà theo anh thì nó rất tươi và ngon. Dĩ nhiên chuyến đi của tôi còn dài và tôi chẳng có chỗ nào để có thể mang theo thứ gi nên tôi chẳng mua gi cả. Trong chuyến đi này về tôi chỉ mua ít trà tuyết khi ở hồ Ba Bể và một ít trái mắc mật khô để về làm thử món heo quay.

Từ Tiên Yên chúng tôi đi QL18 để ra Móng Cái, đường đi khá êm, cứ chạy vèo vèo ấy... Vẫn là những con đường cong của rừng núi... Phải công nhận rằng ở miền Bắc đường đi luôn thu hút vì cánh vật hai bên đường mang một xanh của cây cheo leo cùng với núi ... Trên đường đi tôi thấy họ trồng nhiều trà và trái vải. Chúng tôi đến Móng Cái vào buổi trưa ... kiếm được khách sạn thì tôi lên phòng ngủ vì trời bắt đầu mưa lâm tâm, anh Tùng thì lấy xe chạy đi chơi lòng vòng thành phố.

Buổi chiều trời vẫn còn những cơn mưa nhỏ, tôi lang thang đi bộ lòng vòng thấy một dãi quán bán ốc, vào xem thì thấy nhiều món ốc như trong Nam nhưng mỗi thứ nhà bán chỉ có chừng một hay hai kí mà thôi. Có cả ốc xào dừa, nhưng khi nào khách gọi họ mới đem ra xào dừa, tôi thấy cách họ xào dừa cũng không giống như trong Nam vì ngoài Bắc không có nhiều dừa, họ dùng bột dừa, rồi bỏ thêm vài lát dừa khô lên trên khi xào, nhìn không hấp dẫn gi cả.

Móng Cái là biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nên đồ Trung Quốc lan tràn, nếu ai muốn mua sắm hàng quà thì tha hồ vì nơi đây đồ Trung Quốc rất rẻ. Tôi thì không mua cái gi cả nên chị chạy lướt qua rồi thôi chứ không vào xem. Thành phố Móng Cái khá vắng vẻ, dù rằng có nhiều khách sạn lớn nhưng không thấy có khách, nhiều khu shopping rộng rãi nhưng vắng teo và bỏ hoang. Tôi nghĩ có thể mấy năm trước hàng Trung Quốc được ưa chuộng nên Móng Cái đã biến nhiều người thành đại gia vì tôi thấy có khá nhiều xe hơi xịn chạy, nhưng từ khi Trung Quốc làm đồ ẩu và nhiều chất độc và Việt Nam bắt đầu có phong trào “ người Việt mua hàng Việt” nên hàng Trung Quốc có vẻ ế ẩm ra.

Buổi tối hai anh em chạy lòng vòng đi kiếm món ăn thi khống thấy món gi ngon hết. Cuối cùng đành ghé vào một quán cơm nhỏ gọi vài ba món vớ vẩn ăn cho qua bữa rồi về ngủ vì thành phố chẳng có gi để nhìn ngắm. Anh Tùng có chạy ra Trà Cổ để ngắm biển nhưng anh nói cũng không có gi đẹp cả. Những bài báo ca ngợi Trà Cổ quá chừng nên thường hy vọng nhiều thì thất vọng nhiều. Chúng tôi lên giường ngủ sớm để sáng đi tiếp.

Buổi sáng Móng Cái mưa lâm râm, chúng tôi dậy sớm phải gõ cửa phòng chủ nhà để mở cửa cho chúng tôi, họ bảo : “ sao mà dậy sớm thế?”. Thật ra lúc đó cũng đã là bảy giờ rồi... trời mưa chúng tôi phải trùm áo mưa để đi kiếm một món ăn đó là bánh đa Cù Kỳ ( ngoài Bắc bánh phở được gọi là bánh đa nếu chúng đã được qua một lớp màu nâu). Chúng tôi hỏi bà chủ khách sạn đường đi thì bà chủ chỉ đường nhưng cuối cùng cũng đi lạc, phải hỏi hai lần mới tới được quán ... Sau này tôi nghiệm thấy rằng dù vốn tiếng Việt tôi khá như vẫn thường khg hiễu khi nghe người Bắc nói chuyện.

Sáng sớm nhưng quán khá đông, chúng tôi vào cũng gọi mỗi người một tô và lần nào tôi cũng bảo là làm ơn làm ít bánh đa thôi vì tôi không thể ăn một lần hết một to. Cái bụng của tôi có tật khi ăn thì ăn rất ít, không ăn được nhiều nhưng cứ khoảng ba bốn tiếng thì lại phải ăn tiếp. Tôi không biết con Cù Kỳ là con gi thì anh Tùng nói đó là một loại cua có càng khá to, sống ở biển, đặc biệt ở miền Bắc thì có nhiều như Móng Cái hoặc Vịnh Hạ Long. Tô bánh đa cũng được trưng nóng rồi cho vào tô, xong trên mặt được để thịt, gạch và càng của con Cù Kỳ cùng hành lá và rau. Nếu hỏi tôi có ngon không thì tôi nói thiệt là không ngon vì cũng như các món khác nước chan không có mùi vị gi chỉ là nước xương hầm lên mà thôi. Nếu nói món đó ngon hay khác gi món kia thì tôi chỉ có thể nói đại khái là chỉ khác là trong đó có thịt gi khác không. Theo tôi mỗi món ăn thì phải có hương vị khác nhau như bún bò Huế thì có mùi xả, phở thì có mùi lá hồi, bún riêu thì có múi cua và mắm tôm… chứ nếu chỉ có nước dùng rồi trên đó bỏ cua lên thì không thể gọi là ngon được.

Ăn sàng xong thì trời vẫn còn mưa, trong những lúc nhìn mưa như thế này tôi thèm lắm một ly café đen không đường nhưng quán ăn ngoài Bắc không có café, nếu có chỉ có trà đá mà thôi, nên dù trong những lúc nhìn thấy trời mưa như sáng nay và trời lại xe lạnh, tôi cũng chỉ có thể chép miệng thở dài uống cho hết ly trà đá mà thôi. Về khách sạn, chúng tôi sửa soạn đồ cũng như cùng chờ cho cơn mưa bớt lại mới đi được.

Chờ hoài mưa không hết nên cuối cùng chúng tôi lên đường khi mưa còn lất phất.

Từ giã Móng Cái, không có gi để luyến tiếc, hay ca ngợi. Chúng tôi lên đường đi về Hạ Long ... Cũng về lại lối cũ hôm qua và khi qua Tiên Yên, chúng tôi ghé lại để xem có gà đồi ăn không nhưng cuối cùng cũng không có nên đành ăn cao sằng rồi lên đường.

67db0132-bc56-4622-a3f8-4b048b540460_zps12302b27.jpg
[/IMG]
13fd5caa-5bc0-47c6-b1cc-27a5fbf3bf5f_zpsf121dcc3.jpg
[/IMG]
62adf382-0f08-4d90-8d3b-e810861e9df6_zps516c89d1.jpg
[/IMG]
737f5dce-6d2f-4c42-b720-9dc3a0851d24_zps92e35a80.jpg
[/IMG]

đôi lúc rất khó đẽ tìm ra chỗ bán bánh gật gù ... Vì thường họ khg có đẽ bản ... Chúng tôi thấy bản bánh như khi hỏi thì khg có ... Họ chỉ chỗ khác và nơi chúng tôi đến thì chỉ là một căng nhà nhỏ, khg bản hiệu gì cả ... Sau nay tôi biết thêm rằng họ chĩ làm bán cho những nhà hàng ăn cùng với khẫu nhục ... Có dư ra thì bán trong xóm ...

57ec033b-33fd-455d-bbd0-90e937636cac_zps28c8528d.jpg
[/IMG]

0d3862dd-59e8-48fc-b4d4-6d1c28fff6ce_zpsa8a39a31.jpg
[/IMG]



Li...
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,429
Bài viết
1,147,100
Members
193,493
Latest member
gomlangxua
Back
Top