What's new

*** VISA du lịch Châu Âu - Tổng hợp thông tin (không hỏi đáp ở đây)

Re: Mình đã được cấp visa du lịch khối Schengen hạn 5 năm như thế

Mình cũng có cảm giác Hà Lan cấp dễ hơn Pháp.
Lần 1 (2014), mình xin du lịch tự túc qua LSQ Pháp tại Tp HCM, được single, 3 tháng.
Lần 2 (2015), mình tiếp tục xin visa du lịch tự túc qua LSQ Pháp, tự tin sẽ được multi, dài hạn. Nhưng kết quả là single tiếp, thậm chí còn chỉ trong 45 ngày.
Lần 3 (2016), Công ty mình xin visa cho đoàn công tác. Hồ sơ mình nộp qua LSQ Pháp, lần này được Multi trong 1 năm. Nhưng đoàn khác xin bên LSQ Hà Lan thì được từ 3-5 năm (anh em nhóm đó cũng đã đi châu Âu 1-2 lần, từng xin visa qua LSQ Pháp, Hà Lan, Đức...)
Một lưu ý nho nhỏ khi xuất cảnh từ VN: nhân viên Vietnam Airlines (VNA) dạo này check rất kỹ visa, lịch trình. Cụ thể trường hợp của mình:
Lần xin visa thứ 3 (2016), tuy có visa nhưng mình lại thay đổi kế hoạch ko đi nữa. Vì thời hạn còn, 2-3 tháng sau mình chuyển sang đi du lịch tự túc Bồ Đào Nhà, Tây Ban Nha, Czech với lộ trình HCM - transit Paris - Lisbon - Madrid... Khi check in Vietnam airlines, nhân viên VNA chắc thấy vé Paris - Lisbon và chuyển hành lý thẳng đến Lisbon, nên nhất quyết chặn lại ko check in, với lý do visa xin tại LSQ Pháp mà ko ở Pháp, hmmm. Điều này làm mình thật sự bực bội, giải thích đây ko phải lần đầu mình đi châu Âu. Thậm chí 2015 LQS Pháp cấp visa nhưng mình đổi lịch, ở Ý nhiều nhất. Trên hộ chiếu cũng có visa Mỹ, Nhật... đủ kiểu, thẻ Bông sen vàng cũng Platinium. Tại mấy quầy bên cạnh cũng có 3-4 người cũng bị chặn lại như vậy, và ai cũng cực kỳ bực mình, hoang mang. Nhân viên VNA giải thích họ lo ngại mình sẽ bị chặn ở Paris do trong lịch trình ko có Pháp. Khi đó khách bị trả lại về Việt Nam, VNA phải trả tiền vé này. Mình cũng lý luận, nếu theo cách suy nghĩ của VNA, không lẽ lần nào sử dụng visa Multiple này, mình cũng phải bay qua Pháp & ở Pháp nhiều nhất? Nhưng họ nhất quyết không cho check in.
Sau đó mình bắt buộc phải nhờ người quen tại sân bay mới được check in. Sau rồi vào phòng chờ cũng thấy mấy người bị chặn kia cuối cùng cũng được vào, nhưng cũng đã bị chặn ở ngoài quầy check in đến gần 1 tiếng (cũng quên ko hỏi có bị vòi tiền hay ko...)
Thực tế là như thế, các bạn nào đi sai lịch trình có thể cũng sẽ gặp rắc rối với nhân viên check in của VNA, nên phải hết sức cẩn trọng. (Trong khi mình nhập cảnh tại Paris lại ko bị hỏi 1 câu nào). Nếu có thể, tốt nhất là "bùa" 1 lộ trình hợp lý để đỡ phiền phức, nhưng đây cũng là con dao 2 lưỡi. Nếu bị phát hiện thì có thể rất phiền phức, nhất là ở cửa khẩu châu Âu (nếu bị họ hỏi)

Việc này theo mình có thể có và chắc các nước cũng cảnh báo HK. Bản thân mình có visa năm ngoài (multi 1 năm của Finland). Lần đó bay qua Pháp và đi tiếp luôn đến Helsinki. Khi về thì quay lại Đức và xuất cảnh ở FF. T3 vừa rồi mình đi qua Đức 1 tuần và vẫn dùng visa đó. Khi vào các chú vặn vẹo, tra cứu .... mãi mới cho vào. Sau đó có lời khuyên: Nếu nhập cảnh ở đâu thì tốt nhất xin visa ở đó. Còn nếu chỉ là nhập cảnh transit thì đưa vé MB tiếp theo chắc sẽ OK.
 
Re: *** VISA Châu Âu - Tổng hợp thông tin (không hỏi đáp ở đây)

Mình vừa xin visa và đi dạng business kết hợp tourist Pháp tháng 5/2017

Khi đi check in bạn nên chuẩn bị sẵn bảo hiểm du lịch và thư mời để ngoài để nhân viên check-in VNA sẽ hỏi

Khi nhập cảnh tại Paris, nhân viên nhập cảnh sẽ có thể hỏi thư mời nếu bạn đi dạng business. Mình đã bị hỏi. Việc hỏi này là ngẫu nhiên nhưng sẽ có vì nhân viên nhập cảnh là người có quyền cho bạn nhập cảnh hay không, dù bạn đã có visa

Như trường hợp mình, thư mời bussiness của mình là 3 ngày, visa được cấp 1 năm. Họ hỏi mình mày ở bao lâu, mình nói đúng như lịch của mình và như khi xin visa là 10 ngày thì họ yêu cầu xem thư mời và bảo hiểm. Xem xong thì cho nhập cảnh, chỉ mất 5 phút.

Các bạn chuẩn bị sẵn giấy tờ thì lấy ra sẽ nhanh hơn
 
Re: *** VISA du lịch Châu Âu - Tổng hợp thông tin (không hỏi đáp ở đây)

Thực ra mình thấy mọi người xin visa châu Âu lần đầu hay có xu hướng run nên nghĩ thôi cứ làm qua công ty du lịch/công ty làm visa cho chắc ăn vì dù sao họ cũng có kinh nghiệm chuyên môn. Nhưng ko phải tất cả đều như vậy. Nhiều khi họ làm bạn trượt vì những lý do rất trời ơi mà sau khi xem lại bạn sẽ thấy buồn cười. Vậy nên nếu bạn không chắc về chất lượng của dịch vụ xin visa hãy tự tham khảo và tự xin. Nếu xin lần 1 qua công ty mà bị trượt thì bạn nên tự xin lần sau. Vì để bị trượt 2 lần thì coi như cánh cửa đi châu Âu của bạn đã gần khép rồi.
Xin visa châu Áu thực ra không khó như một số bạn vẫn nghĩ. Nếu bạn làm theo các hướng dẫn cụ thể và nộp đúng các loại giấy tờ họ yêu cầu thì ko có vấn đề gì. Có ba vấn đề bạn cần làm rõ:
1. yêu cầu về tài chính: sổ tiết kiệm, sổ đỏ nhà đất, bảng lương,... etc. Tất cả những thứ chứng minh bạn có đủ tài chính để không ở lại hoặc ko có khả năng chi trả cho chuyến đi
2. Ràng buộc ở nhà (có công việc, hợp đồng lao động, xác nhận nghỉ phép để đi du lịch,..), ràng buộc gia đình (vợ chồng, con cái,...)
3. Các giấy tờ cần chuẩn bị đủ: lịch trình du lịch, booking ks, vé máy bay có ngày đi ngày về rõ ràng (đặt chỗ), các giấy tờ khác: ảnh, hộ chiếu, khai form visa và in ra ký vào,...
 
Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm xin visa như sau:
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN
1. Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng (tính từ ngày nhập cảnh) có chữ ký của người mang hộ chiếu. Hộ chiếu cũ và mới còn ít nhất hai trang trống để gắn visa vào đó.
2. 2 hình 3,5 x 4,5 cm (font nền trắng, thấy rõ trán, 2 tai, khoảng cách từ trán xuống cằm là 80% ảnh, ảnh chụp mới trong vòng 3 tháng)
3. Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
4. Giấy đăng ký kết hôn (hoặc giấy chứng nhận sống chung do công an phường xác nhận nếu là vợ chồng không có hôn thú). Trường hợp ly hôn thì nộp giấy xác nhận ly hôn.
5. Sổ tiết kiệm + xác nhận số dư từ ngân hàng (ít nhất 100tr đồng nhưng càng nhiều thì càng tốt)
6. Bản phô tô thẻ tín dụng có chức năng thanh toán quốc tế của Ngân hàng (visa, master…) + chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng
7. Các giấy tờ khác chứng minh tài sản: nhà cửa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …(nếu có)

8. Nếu là chủ doanh nghiệp, cần nộp:
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
- Giấy đăng kí mã số thuế
- Báo cáo tài chính
- Hóa đơn đóng thuế
- Hợp đồng mua bán với đối tác/khách hàng (nếu có).
- Danh thiếp giao dịch, tờ bướm giới thiệu công ty.

9. Quyết định cho nghỉ phép để đi công tác hoặc du lịch
10. Hợp đồng lao động (bản sao)
11. Xác nhận mức lương
12. Nếu là cán bộ hưu trí: thẻ hưu trí, sổ lương hưu.

II. ĐỐI VỚI TRẺ EM
1. Bản sao khai sinh (dưới 18 tuổi hoặc con cái đi cùng Bố Mẹ).
2. Giấy chứng nhận học tập, thẻ học sinh, sinh viên.
3. Giấy xin nghỉ phép có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường.
4. Nếu chỉ đi cùng bố hoặc mẹ thì cần phải bổ sung thêm giấy đồng ý cho phép đi du lịch cùng bố hoặc mẹ có xác nhận của nơi bố hoặc mẹ đang công tác
Nếu đương đơn dưới 18 tuổi mà không đi cùng với bố mẹ thì phải có thư cho phép của bố mẹ đồng ý cho đi du lịch cùng với người khác. Ðối với trẻ em chịu sự giám hộ thì phải có giấy tờ chứng minh việc giám hộ hoặc trông nom + Chứng minh thư của bố mẹ trẻ.
Lưu ý:
 Mọi mức độ gian dối hay trình bày sai sự thật đều có thể dẫn đến việc đơn xin thị thực bị từ chối.
 
Last edited by a moderator:
Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm xin visa như sau:
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN
1. Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng (tính từ ngày nhập cảnh) có chữ ký của người mang hộ chiếu. Hộ chiếu cũ và mới còn ít nhất hai trang trống để gắn visa vào đó.
2. 2 hình 3,5 x 4,5 cm (font nền trắng, thấy rõ trán, 2 tai, khoảng cách từ trán xuống cằm là 80% ảnh, ảnh chụp mới trong vòng 3 tháng)
3. Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
4. Giấy đăng ký kết hôn (hoặc giấy chứng nhận sống chung do công an phường xác nhận nếu là vợ chồng không có hôn thú). Trường hợp ly hôn thì nộp giấy xác nhận ly hôn.
5. Sổ tiết kiệm + xác nhận số dư từ ngân hàng (ít nhất 100tr đồng nhưng càng nhiều thì càng tốt)
6. Bản phô tô thẻ tín dụng có chức năng thanh toán quốc tế của Ngân hàng (visa, master…) + chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng
7. Các giấy tờ khác chứng minh tài sản: nhà cửa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …(nếu có)

8. Nếu là chủ doanh nghiệp, cần nộp:
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
- Giấy đăng kí mã số thuế
- Báo cáo tài chính
- Hóa đơn đóng thuế
- Hợp đồng mua bán với đối tác/khách hàng (nếu có).
- Danh thiếp giao dịch, tờ bướm giới thiệu công ty.

9. Quyết định cho nghỉ phép để đi công tác hoặc du lịch
10. Hợp đồng lao động (bản sao)
11. Xác nhận mức lương
12. Nếu là cán bộ hưu trí: thẻ hưu trí, sổ lương hưu.

II. ĐỐI VỚI TRẺ EM
1. Bản sao khai sinh (dưới 18 tuổi hoặc con cái đi cùng Bố Mẹ).
2. Giấy chứng nhận học tập, thẻ học sinh, sinh viên.
3. Giấy xin nghỉ phép có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường.
4. Nếu chỉ đi cùng bố hoặc mẹ thì cần phải bổ sung thêm giấy đồng ý cho phép đi du lịch cùng bố hoặc mẹ có xác nhận của nơi bố hoặc mẹ đang công tác
Nếu đương đơn dưới 18 tuổi mà không đi cùng với bố mẹ thì phải có thư cho phép của bố mẹ đồng ý cho đi du lịch cùng với người khác. Ðối với trẻ em chịu sự giám hộ thì phải có giấy tờ chứng minh việc giám hộ hoặc trông nom + Chứng minh thư của bố mẹ trẻ.
Lưu ý:
 Mọi mức độ gian dối hay trình bày sai sự thật đều có thể dẫn đến việc đơn xin thị thực bị từ chối.

Chào bạn!!! cho mình hỏi sổ tiết kiệm có cần mở trước 3 tháng ko.
 
Cho mình hỏi ,tháng 11 tới mình cug tính đi Châu Âu nhưng đang tính nhờ bạn bên Pháp viết thư mời thì khả năng có pass cao ko,mình vừa đi Japan ze ,đã đi taiwan,có visa hàn rồi.Tks bạn
 
Re: Mình đã được cấp visa du lịch khối Schengen hạn 5 năm như thế

Mình cũng có cảm giác Hà Lan cấp dễ hơn Pháp.
Lần 1 (2014), mình xin du lịch tự túc qua LSQ Pháp tại Tp HCM, được single, 3 tháng.
Lần 2 (2015), mình tiếp tục xin visa du lịch tự túc qua LSQ Pháp, tự tin sẽ được multi, dài hạn. Nhưng kết quả là single tiếp, thậm chí còn chỉ trong 45 ngày.
Lần 3 (2016), Công ty mình xin visa cho đoàn công tác. Hồ sơ mình nộp qua LSQ Pháp, lần này được Multi trong 1 năm. Nhưng đoàn khác xin bên LSQ Hà Lan thì được từ 3-5 năm (anh em nhóm đó cũng đã đi châu Âu 1-2 lần, từng xin visa qua LSQ Pháp, Hà Lan, Đức...)
Một lưu ý nho nhỏ khi xuất cảnh từ VN: nhân viên Vietnam Airlines (VNA) dạo này check rất kỹ visa, lịch trình. Cụ thể trường hợp của mình:
Lần xin visa thứ 3 (2016), tuy có visa nhưng mình lại thay đổi kế hoạch ko đi nữa. Vì thời hạn còn, 2-3 tháng sau mình chuyển sang đi du lịch tự túc Bồ Đào Nhà, Tây Ban Nha, Czech với lộ trình HCM - transit Paris - Lisbon - Madrid... Khi check in Vietnam airlines, nhân viên VNA chắc thấy vé Paris - Lisbon và chuyển hành lý thẳng đến Lisbon, nên nhất quyết chặn lại ko check in, với lý do visa xin tại LSQ Pháp mà ko ở Pháp, hmmm. Điều này làm mình thật sự bực bội, giải thích đây ko phải lần đầu mình đi châu Âu. Thậm chí 2015 LQS Pháp cấp visa nhưng mình đổi lịch, ở Ý nhiều nhất. Trên hộ chiếu cũng có visa Mỹ, Nhật... đủ kiểu, thẻ Bông sen vàng cũng Platinium. Tại mấy quầy bên cạnh cũng có 3-4 người cũng bị chặn lại như vậy, và ai cũng cực kỳ bực mình, hoang mang. Nhân viên VNA giải thích họ lo ngại mình sẽ bị chặn ở Paris do trong lịch trình ko có Pháp. Khi đó khách bị trả lại về Việt Nam, VNA phải trả tiền vé này. Mình cũng lý luận, nếu theo cách suy nghĩ của VNA, không lẽ lần nào sử dụng visa Multiple này, mình cũng phải bay qua Pháp & ở Pháp nhiều nhất? Nhưng họ nhất quyết không cho check in.
Sau đó mình bắt buộc phải nhờ người quen tại sân bay mới được check in. Sau rồi vào phòng chờ cũng thấy mấy người bị chặn kia cuối cùng cũng được vào, nhưng cũng đã bị chặn ở ngoài quầy check in đến gần 1 tiếng (cũng quên ko hỏi có bị vòi tiền hay ko...)
Thực tế là như thế, các bạn nào đi sai lịch trình có thể cũng sẽ gặp rắc rối với nhân viên check in của VNA, nên phải hết sức cẩn trọng. (Trong khi mình nhập cảnh tại Paris lại ko bị hỏi 1 câu nào). Nếu có thể, tốt nhất là "bùa" 1 lộ trình hợp lý để đỡ phiền phức, nhưng đây cũng là con dao 2 lưỡi. Nếu bị phát hiện thì có thể rất phiền phức, nhất là ở cửa khẩu châu Âu (nếu bị họ hỏi)

Mình có hỏi TLS HN về trường hợp này thì họ nói b có thể nhập cảnh vào bất kỳ nước nào trong khối SCH.
Còn tham khảo 4r nước ngoài thì họ nói về mặt logic, cổng nhập cảnh đầu tiên (Sch) có Entry Stamp chỉ có ý nghĩa ghi lại ngày bạn nhập cảnh khối Sch, còn đích đến và nơi lưu trú dài ngày nhất (ví dụ là Pháp với visa do LSQ Pháp cấp) vẫn có thể là Pháp.
VNA giải thích theo ý có lợi cho họ (nhỡ hành khách ko dc nhập cảnh thì họ p chịu tiền vé), nhưng thực chất là họ đã gây phiền phức cho HK ngay từ sân bay VN mà ko đưa ra được văn bản quy định rõ ràng về vc này?

P/S: Mình mới xin visa dl tự túc và được cấp 1 năm multi nên cũng lăn tăn về chuyên xnc nhiều lần này.
Tiện đây m có 1 thắc mắc là nếu m dùng visa Sch để nhập cảnh vào Serbie (theo quy định của nước này thì họ chấp nhận PP có visa Sch mà ko cần xin visa Serbie, mà S cũng ko có ĐSQ ở VN nữa) , vậy nếu mình nhập cảnh đầu tiên vào Serbie bằng visa Pháp mới cấp (chưa có dấu nhập cảnh Sch) thì liệu có vấn đề gì rắc rối khi nhập cảnh Serbie ko? VNA có gây khó dễ gì khi kiểm tra vé ở sân bay ko? Bạn nào từng có kinh nghiệm về vđ này chia sẻ nhé.
 
Bạn nên nghiên cứu lại điều kiện xét cấp visa SZ ,
Bạn có visa do Pháp cấp nhưng nhập cảnh (đầu tiên) vào nước khác lúc làm immigrant đôi khi gặp cảnh sát khó tính họ sẽ hỏi và có thể từ chối cho bạn nhập cảnh vào nước họ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,062
Bài viết
1,171,631
Members
191,649
Latest member
sun52red
Back
Top