What's new

Vui xuân – xuyên việt – hành trình của sự đam mê

Chúng tôi nghỉ ăn trưa ven đường, quán nhỏ và trễ giờ nên chúng tôi phải đợi chủ quán nấu thêm đồ ăn, lại cùng vui cười với các cháu.

IMG_1649_zps2b4b2846.jpg


IMG_1650_zps32e8f8d6.jpg


Ở quán thấy có một bộ rễ cây rất đẹp, chủ quán nói đi rừng thấy bộ rễ được lũ rừng cuốn trôi dưới suối nên mang về, nghe nói có người đã trả giá 200 triệu nhưng chưa bán.

IMG_1652_zpsd7a3ee30.jpg


Ôi đây rồi…Địa phận Đồng văn.

IMG_1653.jpg


Dangbi cười vui khi thấy đoàn đang đứng chờ và tạo dáng.

IMG_1657_zps919c1a3e.jpg


Hoa trên đá.

IMG_1661_zps9ae38170.jpg
 
Con đường hạnh phúc: Đồng Văn - Lũng Cú - Mèo Vạc
Vào tháng này 9 và 10, đây là con đường tuyệt đẹp, lúa trổ vàng ươm 2 bên sườn đồi, núi non hùng vĩ

Nhưng đợt xuyên việt vừa rồi, có đi mới biết, để tạo nên những sườn đồi xanh um và vàng rượi thì mới biết được sự khó khăn, mạo hiểm.

attachment.php


Tết là mùa xuân, mùa của cấy cối hoa lá, đâm chồi nở hoa.

Nhưng... lại là cái lạnh, cái rét, đồi trọc, trơ trơ 1 màu xám

attachment.php


attachment.php


Và cái cảnh tuyệt đẹp thì được ươm mầm từ.....

attachment.php


Và đến được đây:

attachment.php


Ôi! Sương mù, sương mù, sương mù
Ôi! Cái lạnh, cái lạnh, cái rét và mệt
 
Hi… xin phép các bác tôi khai quật cái “Hồi ức” này lên. Chả là khi mấy ông bạn xem chuyến xuyên Việt của chúng tôi xong, bạn phán một câu xanh rờn: Đã viết thì viết cho có đầu có cuối… viết như vậy như mời người ta ăn cỗ, đang nhậu ngon chớn mà hết rượu,vậy coi sao được!!! Ờ nghĩ cũng phải.
Thực tình, phần cuối này viết cũng đã lâu lắm rồi nhưng làm biếng,ngại ép hình và rồi để lâu quá thấy ngài ngại thế nào ấy. Nay xin đưa tiếp cho nó hết chuyến đi. Cho nó – Có đầu có đuôi…
Chúng tôi tiếp tục hành trình trong tiết trời khá lạnh. Đến một ngã ba có biển báo


Cả đoàn lại hội ý:
Rẽ phải hơn 1km là tới nhà Vua Mèo họ Vương.trên đường đi Đồng văn.
Đi thẳng lên Lũng cú, thì ngày mai lại phải quay vòng trở lại…
Sau đó anh em quyết định thăm nhà họ Vương trước.
Làm sao có thể bỏ qua nhà của Vua Mèo được khi “ Lượm lặt” được một số thông tin:
“ Trên đường đến cao nguyên Đồng Văn, đứng trên cổng trời du khách có thể nhìn thấy một khu vực cây cối um tùm, ẩn hiện dưới thung lũng mây Sà Phìn nổi bật hẳn lên giữa vùng cao nguyên hoang sơ, nơi đó chính là nhà Vương - một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của người Mông vùng núi đá Hà Giang.
“… Phải mất 8 năm, và 150.000 đồng bạc trắng để có lâu đài quý giá này. Nhà Vương được vua Mèo Vương Chính Đức cho mời những người thợ giỏi nhất ở vùng Vân Nam (Trung Quốc) về xây dựng, nên mang nhiều dấu ấn của kiến trúc Trung Hoa. Tuy nhiên, đối với Việt Nam và ở miền cao nguyên đá này thì đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo và đặc sắc.
Vật liệu để xây dựng nhà gồm đá xẻ, gỗ lim, gỗ nghiến, nền nhà bằng đất, lợp ngói âm dương… kết cấu kiến trúc gồm hai tầng, sàn nhà được lát bằng gỗ. Phía ngoài gian chính giữa có treo một bức hoành phi bằng chữ Hán do vua triều Nguyễn phong tặng vua Mèo “Biên chinh khả phong”.
Nhà Vương được kết cấu gồm 64 gian phòng khác nhau gồm nhà khách, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ, phòng ở của các gia nhân giúp việc và quân lính, nhà kho lương thực, kho vũ khí, đặc biệt có một kho riêng để chứa thuốc phiện.
Tường thành được xây cao vút xung quanh, có quân lính bảo vệ khó có thể đột nhập từ bên ngoài, cách mỗi đoạn tường lại được bố trí các lỗ châu mai và chòi canh để bảo đảm an ninh cho cả khu nhà. Phía sau nhà có một bể chứa nước rất lớn được xây dựng toàn bộ bằng đá, thiết kế hứng nước mưa từ trên các dãy nhà xuống. Do nằm trong vùng thường xuyên khô hạn nên ngày nay chiếc bể nước này là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân ở Sà Pìn.
Nội thất bên trong nhà Vương hiện còn lưu giữ được khá nhiều để trưng bày giới thiệu cho du khách bao gồm đồ dùng sinh hoạt, tư trang cá nhân…. Bên cạnh đó Bảo tảng tỉnh Hà Giang có trưng bầy thêm các hiện vật tiêu biểu phản ánh đời sống văn hoá và lao động sản xuất của dân tộc Mông vùng cao nguyên đá.”
--------------

“:…Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương Dinh thự Nhà Vương thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh. Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ “vương”, tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa và được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc có tác dụng vừa làm dinh thự vừa làm pháo đài phòng thủ.”
Hình ảnh khu nhà họ Vương.





 
Last edited:
Sau khi tham quan, chúng tôi tranh thủ đi Lũng cú vì trời cùng đã xế chiều.

Đường lên Lũng cú rất đẹp, đồi dốc uấn lượn chập chùng nhưng lúc này chúng tôi khá vội vì trời đã muộm mà thời tiết lại quá lạnh, trời có lúc quang mây mặt trời xế bóng, phong cảnh núi rừng dưới ánh nắng chiều quả là tuyện đẹp, nhưng chỉ thoáng sau lại tối sầm mây mù dày đặc. lúc này chúng tôi mạnh ai nấy chạy, tôi vọt lên dẫn đoàn với tốc độ cố gắng tối đa, lòng luôn tự nhủ :May ra đến kịp cột cờ Lũng cú khi trời còn sáng và có thể chụp được mấy tấm hình…

Khi đến khu vực gần đồn biên phòng, quan sát rất nhanh tôi phóng xe vào khu vực bán vé tham quan mua luôn vé cho cả đoàn và nhắn lại: Nếu có mấy bác đi xe máy đến thì nói giúp tôi đã mua vé và đợi các bác trên cột cờ. sau đó tiếp tục phi xe như điên lên núi.
Lên đến chân cột cờ tôi vứt đại xe và leo vội lên theo các bậc thang. Lên đến nơi may quá gặp một đoàn có hai người đang tham quan, Đây là một ông cán bộ của một tỉnh nào đó và một chú lái xe cùng đi, có một hướng dẫn viên đang thuyết minh, tôi xin phép đi ké để được nghe luôn những ý nghĩa và lịch sử xây dựng cây cột cờ nơi biên cương này.

Tôi nhờ chú lái xe chụp cho mấy tấm hình làm kỉ niệm nhưng trời đầy sương mù nên chẳng có tấm nào ưng ý.







Là một người đã có một thời là lính, đã không biết bao lần đứng nghe đọc lời thề của người quân nhân dưới cờ vào các sáng thứ hai hằng tuần trước đơn vị, vậy mà hôm nay đứng dưới ngọn cờ nơi địa đầu tổ quốc này sao lòng mình thật xúc động , Ôi Tổ quốc hai chữ thiêng liêng. Hôm nay được đứng dưới chân cột cờ Lũng cú, một mơ ước từ bao lâu nay đã trở thành sự thực, vui sướng, bồi hồi một cảm giác thật khó tả.

Đoàn tham quan đã xuống trước, tôi lang thang một chút sau cùng xuống chân cầu thang đón các bạn.
Một lát sau nghe thấy tiếng xe máy đang lên dốc, tôi vội đưa máy ảnh quay lấy một đoạn phim làm kỉ niệm cho cuộc hành trình.( tiếc là không biết cách đưa các đoạn phim lên được!)

Tôi và các bạn vội lên cột cờ cùng tạo dáng lấy một vài tấm hình kỷ niệm mặc cho thời tiết khá lạnh và trời đầy sương mù.







Bác Đức tranh thủ giải lao… chợp mắt một chút.



Trời đã sẩm tối, chúng tôi xuống núi và quyết định nghỉ lại để sáng mai lên cột mốc cực bắc.
 
Last edited:
Ở nơi này có lẽ ít có khách du lịch nghỉ lại. Chúng tôi hỏi thăm thì thấy chỉ có nhà nghỉ Cực bắc, khi vào liên hệ thì ông chủ đi vắng, phải đợi khoảng 30 p mới có người tiếp, chúng tôi định thuê 3 phòng, cò cưa mãi giá là 500k/3 phòng nhưng phải đợi… vì không có người dọn phòng. Hình như ông chủ phải tự dọn phòng.Khi chúng tôi lên nhận phòng có thể nói là đã lâu không có người nghỉ, mùi ẩm mốc khắp nơi, cả căn nhà nghỉ như vậy mà chỉ có mấy người chúng tôi là khách.Hai người một phòng có hai giường đôi.



Nhà nghỉ Cực bắc, nhưng từ “Cực” dễ nhớ, đúng và chuẩn hơn.
Chúng tôi xuống định liên hệ ăn tối nhưng nhà nghỉ hét giá quá cao mà còn tỏ ra không muốn nấu:” Có ăn ko, em nấu chứ ko em còn đi chơi đây!!!” (chữ chảnh dùng trong trường hợp này chắc rất hợp).
Chúng tôi bàn nhau đi thử tìm quán ăn bên ngoài nếu ko có về tự sử bằng mì tôm, lương khô dự phòng. Thật may từ nhà nghỉ ra đường lên đến ngã ba rẽ phải đi vài trăm mét có một quán cơm, chủ quán vui vẻ nhận lời nấu cho chúng tôi cơm nóng và một số món ăn tự chọn, có đầy đủ rau canh, đặc biệt là món thịt heo quay rất ngon mà giá cả rất phù hợp với dân đi bụi.
Nơi này ko có điểm nào để dạo chơi ban đêm nên mọi người cùng về nghỉ sớm. Một đêm rất rét, được tắm rửa bằng nước lạnh, chăn niệm lâu ko có người dùng hôi rình, may có mang theo túi ngủ nên cũng giảm được một phần. Có một đêm như vậy ở nơi cực bắc của đất nước cũng là một kỷ niệm đáng nhớ của cuộc hành trình.
Sáng hôm sau chúng tôi cùng ra quám ăn sáng và bàn vụ lên cột mốc số 0. Chủ quán nói phải liên hệ với Biên phòng dẫn lên, nếu tự lên rất dễ bị biên phòng bên Tung của bắt sẽ rất phiền phức ( Ý là sẽ bị bắt giam, nộp phạt và được về bằng đường ngoại giao v.v… )

Có một lớp Mẫu giáo chuyển trường. cô giáo và các cháu cùng lao động,trông các cháu khuân đồ thật dễ thương.





Tôi và một bạn đi liên hệ với biên phòng. Tiếp chúng tôi là hai sỹ quan rất trẻ, các anh cho hay đã biết đoàn chúng tôi ở lại đây đêm qua( vùng biên giới mà). Chúng tôi trình bày mục đích chuyến đi của đoàn và mong muốn được lên thăm cột mốc số 0 theo nguyện vọng của các bác cao tuổi ở miền nam. Người lính trẻ tiếp chúng tôi rất nhiệt tình, mời nước chè cùng bánh kẹo và lấy làm tiếc vì hôm nay đồn rất bận ko có người dẫn chúng tôi lên mốc được, hôm nay có đoàn kiểm tra của tỉnh xuống làm việc, đồn bây giờ chỉ còn hai đồng chí, một phải trực ban còn 1người phải dẫn đoàn đi cơ sở.
Tôi mạnh dạm đề nghị tăng bồi dưỡng cho người dẫn đường nhưng qua trao đổi chúng tôi biết các anh rất nhiệt tình nhưng ko có người. các anh còn chỉ cho chúng tôi có thể thăm một cột mốc trên đường về, đi ra khoảng gần 4km có con hẻm rẽ phải nhưng lưu ý phải thăm quan lẹ kẻo biên phòng Tung của bắt gặp là phiền… Chúng tôi đành chia tay Lũng cú trong sự muối tiếc. Bác Chu6cuchi luôn nói ‘’ Vậy là chúng ta mất một điểm rồi…”
Chúng tôi lên đường lúc này trời lại mù sương sau nặng hạt mưa phùm giăng kín, lại mạnh ai người đó chạy cũng chẳng lên cột mốc làm gì khi thời tiết như vầy, cũng vì chạy quá lẹ nên khi dừng nghỉ chỗ ngã ba rẽ về Đông văn dangbi mới phát hiện rơi mất hai đôi giày đi mưa trong khi trước đó tôi và bác Đức có thấy trên đường xuống dốc thấy mấy cái giày rơi vãi trên đường nhưng tưởng của dân… một trận cười ấm bụng.

Đến địa danh Đồng văn…




Một vài hình ảnh phố cổ.
Quán Cafe Phố cổ nổi tiếng những ai đã đến Đồng văn đều ghé nơi đây.










Cùng giao lưu với các tiếp viên của quán.





Những người cùng sở thích.

 
Last edited:
Những căn nhà dân nơi phố cổ.





Chúng tôi cùng dạo chơi chụp một số hình quanh khu phố cổ, về ngồi uống café trong quán, ngâm nga tự thưởng các cảm giác thư giãn dễ chụi làm sao khi cái ước mơ được ngồi ở cái quán Cafe nổi tiếng với dân Phượt mà mỗi người đều mong đợi trong những ngày qua đã trở thành hiện thực...Chúng tôi mua thêm một chút đồ ăn và đợi cho đến trưa để trời nắng lên một chút chuẩn bị cho hành trình vượt đèo MãPiLèng.

Làm mấy kiểu hình kỷ niệm cùng các bạn nhân viên quán Cape Phố cổ.

 
Last edited:
Đã gần trưa, chúng tôi lên đường, bắt đầu leo con đèo huyền thoại mà anh em chúng tôi luôn nhắc đến từ những ngày chưa lên đường.

Đây là con đèo lớn thứ ba mà chúng tôi sắp vượt qua ( ba trong bốn con đèo nổi tiếng của Miền bắc mà người ta thường nói. Tứ đại đỉnh đèo: Pha Đin – Ô Quy Hồ - MãPíLèng – còn chưa đi là đèo Khau Phạ).Theo dự định từ ngày lập topic tìm bạn đồng hành xuyên Việt là sẽ nghỉ chân, đun nước pha café cùng thưởng thức phong cảnh hùng vĩ của núi rừng miền núi phía bắc tổ quốc, rồi cùng chụp ảnh kỷ niệm V.V… Ừ cũng đáng tự thưởng lắm chứ khi đến đây là đã vượt qua hơn 3000km rồi… ÔI những ngày chuẩn bị đi cứ nghĩ đến lúc được vượt các đèo này là trong lòng lại dạo rực nôn nóng.

Không nôn nóng sao được khi sưu tầm được các thông tin về con đèo huyền thoại này qua các trang mạng:

“…Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnhHà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km .vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.[3]

Năm 1964, nhà thơ Nguyễn Hải Trừng khi đứng trước sắc cảnh dữ dằn, khốc liệt của Mã Pí Lèng đã viết:
Y chu choa! Nguy ôi! Cao thay!(…)
Mây đạp dưới chân, trời đụng trán...[4].

Đèo Mã Pí Lèng nói riêng và đường Hạnh Phúc nói chung, theo Đỗ Doãn Hoàng trong bài viết Kỳ tích Mã Pí Lèng đã dẫn ở trên: trong lịch sử làm đường của Việt Nam, có lẽ đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất; chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất; và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)[7].
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất[4] ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam [8]. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau. Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pí Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.

Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo [9]. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.

Chúng tôi đi ngược về thị trấn Đồng Văn rồi rẽ sang đèo Mã Pì Lèng, với chiều dài khoảng 20km gồm chín khoang uốn lượn theo sườn núi cheo leo và đỉnh núi cao độ hơn 2.000m so với mặt nước biển. Hơn thế nữa, con đèo là một phần của cung đường mang tên Hạnh Phúc (dài 200km tính từ thành phố Hà Giang tới huyện Mèo Vạc) đã được những thanh niên trong đội cảm tử vào đầu thập niên 1960 treo mình trên vách đá ròng rã 11 tháng đục đẽo tạo thành đường công vụ.

Đi trên đỉnh đèo bốn mùa bồng bềnh trong mây, nhìn xuống vực dưới nghìn mét sâu, con sông Nho Quế sau khi vượt qua hẻm vực Tu Sản, xẻ đôi một bên là dãy núi Mã Pì Lèng - tức sống mũi con ngựa và bên kia là núi Săm Pun - nghĩa là sấm sét và gió. Đó cũng là phong cảnh được đánh giá là đẹp nhất trong suốt lộ trình của con sông kể từ thượng nguồn giữa một di sản kiến tạo địa mạo thuộc loại độc đáo vô song ở Việt Nam.
Điều đó cũng lý giải tại sao hẻm Tu Sản đã được xếp hạng quốc tế và được chọn làm điểm trung tâm trong logo của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn”.
( Sưu tầm trên Mạng)

Chào Đồng văn, đoàn chúng tôi lên đường vượt con đèo huyền thoại.
Bắt đầu lên đèo
.
Gặp các cháu đi chơi xuân.






Hai cháu cùng đi học.



Đây mới gọi là dân Phượt chính thống.Nào cùng vượt đèo…



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,421
Bài viết
1,147,022
Members
193,481
Latest member
hot51apkme04
Back
Top