Đã gần trưa, chúng tôi lên đường, bắt đầu leo con đèo huyền thoại mà anh em chúng tôi luôn nhắc đến từ những ngày chưa lên đường.
Đây là con đèo lớn thứ ba mà chúng tôi sắp vượt qua ( ba trong bốn con đèo nổi tiếng của Miền bắc mà người ta thường nói. Tứ đại đỉnh đèo: Pha Đin – Ô Quy Hồ - MãPíLèng – còn chưa đi là đèo Khau Phạ).Theo dự định từ ngày lập topic tìm bạn đồng hành xuyên Việt là sẽ nghỉ chân, đun nước pha café cùng thưởng thức phong cảnh hùng vĩ của núi rừng miền núi phía bắc tổ quốc, rồi cùng chụp ảnh kỷ niệm V.V… Ừ cũng đáng tự thưởng lắm chứ khi đến đây là đã vượt qua hơn 3000km rồi… ÔI những ngày chuẩn bị đi cứ nghĩ đến lúc được vượt các đèo này là trong lòng lại dạo rực nôn nóng.
Không nôn nóng sao được khi sưu tầm được các thông tin về con đèo huyền thoại này qua các trang mạng:
“…Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnhHà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km .vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.[3]
Năm 1964, nhà thơ Nguyễn Hải Trừng khi đứng trước sắc cảnh dữ dằn, khốc liệt của Mã Pí Lèng đã viết:
Y chu choa! Nguy ôi! Cao thay!(…)
Mây đạp dưới chân, trời đụng trán...[4].
Đèo Mã Pí Lèng nói riêng và đường Hạnh Phúc nói chung, theo Đỗ Doãn Hoàng trong bài viết Kỳ tích Mã Pí Lèng đã dẫn ở trên: trong lịch sử làm đường của Việt Nam, có lẽ đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất; chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất; và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)[7].
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất[4] ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam [8]. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau. Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pí Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo [9]. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Chúng tôi đi ngược về thị trấn Đồng Văn rồi rẽ sang đèo Mã Pì Lèng, với chiều dài khoảng 20km gồm chín khoang uốn lượn theo sườn núi cheo leo và đỉnh núi cao độ hơn 2.000m so với mặt nước biển. Hơn thế nữa, con đèo là một phần của cung đường mang tên Hạnh Phúc (dài 200km tính từ thành phố Hà Giang tới huyện Mèo Vạc) đã được những thanh niên trong đội cảm tử vào đầu thập niên 1960 treo mình trên vách đá ròng rã 11 tháng đục đẽo tạo thành đường công vụ.
Đi trên đỉnh đèo bốn mùa bồng bềnh trong mây, nhìn xuống vực dưới nghìn mét sâu, con sông Nho Quế sau khi vượt qua hẻm vực Tu Sản, xẻ đôi một bên là dãy núi Mã Pì Lèng - tức sống mũi con ngựa và bên kia là núi Săm Pun - nghĩa là sấm sét và gió. Đó cũng là phong cảnh được đánh giá là đẹp nhất trong suốt lộ trình của con sông kể từ thượng nguồn giữa một di sản kiến tạo địa mạo thuộc loại độc đáo vô song ở Việt Nam.
Điều đó cũng lý giải tại sao hẻm Tu Sản đã được xếp hạng quốc tế và được chọn làm điểm trung tâm trong logo của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn”.
( Sưu tầm trên Mạng)
Chào Đồng văn, đoàn chúng tôi lên đường vượt con đèo huyền thoại.
Bắt đầu lên đèo
.
Gặp các cháu đi chơi xuân.
Hai cháu cùng đi học.
Đây mới gọi là dân Phượt chính thống.Nào cùng vượt đèo…
