What's new

Xuyên Việt tuổi 20

Khác hẳn với đồi núi chập chùng Đakrông, là những thảm lúa vàng hút mắt ở Đông Trường Sơn.

DSC_2247.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chợt nhớ câu hát “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây bên nắng đốt bên mưa quây” trong bài Sợi Nhớ Sợi Thương. Đông đang nắng thế này, còn Tây không biết có mưa không nhỉ.

DSC_2250.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2252.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Con đường thẳng tấp dọc dãy Trường Sơn huyền thoại cứ chạy mãi.

DSC_2257.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2262.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nghĩa trang Trường Sơn (huyện Gio Linh, Quảng Trị) cũng hiện ra trước mắt.

Tượng đơn giản nhưng đầy ý nghĩa: Mẹ và người lính.

DSC_2264.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nghĩa trang nằm trên quả đồi nằm trên thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước trong thời chiến tranh.

DSC_2265.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đây là khu an táng của 10333 liệt sĩ Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam.

DSC_2282.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
DSC_2269.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chiến tranh đã cướp đi biết bao vị anh hùng đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho đất nước. Không có gì có thể thay thế sự thiêng liêng cao quý ấy, những tấm bia “TỔ QUỐC GHI CÔNG” như phần nào tạ ơn những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

DSC_2278.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những cây do các vị lãnh đạo trồng kỷ niệm.

DSC_2284.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ngày ngày từng đoàn cựu chiến binh và du khách về thăm lại nơi đây, thăm lại chiến trường xưa, cùng nhau ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc.

DSC_2286.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Di tích cầu treo Bến Tắt ngay bên nghĩa trang Trường Sơn. Cầu treo Bến Tắt là nhịp cầu “nối những bờ vui” của nhân dân hai miền thời “ngày bắc đêm nam”

DSC_2289.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2290.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Là nhịp cầu thông thương và huyết mạch của dân tộc Pa cô, Vân Kiều một thời cùng nhau “gùi trên lưng súng đạn ra hỏa tuyến, gạo ngàn cân em gửi ra chiến trường” (Theo baogialai.com.vn)

DSC_2294.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Rời Nghĩa trang Trường Sơn cũng hơn 3h chiều, còn hơn 120km nữa mới tới Phong Nha-Kẽ Bàng.

Trên đường ngang qua di tích Long Đại (Quảng Bình).

DSC_2314.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Long Đại-từ 1965 đến 1972, phà và cầu Long Đại là trọng điểm đánh phá khốc liệt của không quân và pháo hạm Mỹ, chỉ huy sở bộ tư lệnh bộ đội Trường Sơn đóng tại Hiền Ninh năm 1973, cụm tác chiến hợp đồng binh chủng của bộ đội Trường Sơn (chữ khắc trên bia đá)

Cầu Long Đại.

DSC_2298.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2300.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hơn 5h chiều cũng đã đến Phong Nha-Kẽ Bàng.

Tại Phong Nha Lake House Resort.

DSC_2321.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Phía sau khu resort những cánh rừng xanh tốt của Phong Nha hiện ra, bên hồ Đồng Suôn nước xanh như ngọc.

DSC_2323.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Mùa này Phong Nha đang vào mùa gặt lúa, những bông lúa vàng trĩu nặng bên những khối núi đá vôi kỳ vĩ tạo nên khung cảnh tuyệt vời.

DSC_2330.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2343.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Thi thoảng lại bắt gặp những vị khách Tây đạp xe đạp để ngắm nhìn Phong Nha một cách nhẹ nhàng chậm rãi.

DSC_2351.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2339.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2340.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những cánh đồng lúa vàng thật làm đắm lòng du khách phương xa.

DSC_2349.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2346.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2353.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đây rồi biểu tượng của Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản thiên nhiên thế giới.

DSC_2356.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Chạy đi kiếm bến tàu vào động Phong Nha, không biết còn tàu không.

Con đường dọc theo dòng sông Son, cứ đi đi mãi vì lúc này điện thoại đã hết pin không xem bản đồ được. Hỏi thăm người dân h này đã hết h tham quan rồi, tiếc quá, mà sao vẫn còn nhiều tàu du lịch chạy trên sông vậy nhỉ, chắc chuyến cuối ngày.

DSC_2361.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chạy ngược ra ngoài chụp hình.

DSC_2366.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2383.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Còn sớm quá, thôi lang thang dọc sông son vậy.

DSC_2386.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Mặt trời lặng dần, con đường ngày càng nhỏ và xấu, có đoạn cả trăm mét bằng đá xanh to tướng, không biết đến đâu.

DSC_2396.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Xa xa cuối đường là một ngọn núi chắn ngay dòng sông, mở ra một cửa hang tối đen hun hút.

DSC_2405.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hông lẽ đây là cửa hang vào động Phong Nha, lòng vui mừng không tả.

DSC_2408.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hoàng hôn ngày càng buông dần trên những khối núi.

DSC_2397.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
DSC_2410.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2414.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đang loay hoay chụp hình bỗng có người gọi mình từ con đò giữa sông. Có một cô gái đôi mươi cùng chú lái đò, cô gái nhờ tôi chở ra khu trung tâm Phong Nha dùm. Ok, tiện đường luôn.
Trò chuyện với cô-là nhân viên của cửa hàng bán quà lưu niệm tại bến tàu trước cửa động, thì đây đúng là cửa động Phong Nha. Cô kể từ lần phát hiện Sơn Đoòng lượng khách đến Phong Nha-Kẽ Bàng tăng rất nhiều, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây, cũng như Quảng Bình nói riêng.
Cô còn chỉ tôi nhà của ông Hồ Khanh (là Ho Khanh’s Homestay)- Ông “vua” hang động của “vương quốc” Phong Nha-Kẽ Bàng, người tìm ra vô số hang động, nổi tiếng nhất là Sơn Đoòng vào năm 2009.

Tạm biệt cô, tôi ra ngoài trung tâm kiếm gì ăn đã, bụng kêu từ lúc chiều. Hàng quán thật đặc biệt, toàn biển hiệu tiếng Anh. Lang thang ở đây những hàng quán, cà phê toàn là khách Tây, nếu là người Việt chỉ là người dân địa phương.

DSC_2424.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Vào đại 1 quán, xung quanh các bàn toàn người nước ngoài, chỉ có tôi là khách Việt duy nhất. Đồ ăn tại đây thật ngon nhưng giá rất “Tây” 2$ giống như biển hiệu.

DSC_2422.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ăn xong vội chạy kiếm nhà nghỉ, tìm được phòng quạt 150k ở đây thật vất vả.
Nhìn từ ban công khách sạn.

DSC_2435.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Nằm cứ suy nghĩ mãi không biết có nên vào hang động hay không, đi lẻ thì phải ghép đoàn tới 3 4 tiếng mà 7h mới cho vào hang. Tới trưa thì không kịp vì hành trình đến Hà Nội còn xa quá.
Loay hoay mãi, thôi sáng mai quyết định.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,437
Bài viết
1,147,325
Members
193,503
Latest member
giacay0989588749
Back
Top