What's new

[Chia sẻ] Nhật ký hành trình Nước Mỹ bằng xe gắn máy

Chào các Bạn/Anh/Chị,

Ông bà ta có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đối với nhiều người thì câu nói đó đúng, riêng tôi thì mỗi một cuộc hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một sự tỉnh ngộ. Và khi vẫn chưa thấy điểm dừng của sự khám phá, để lấp đầy khoảng trống đó tôi lại lên đường.

HDD82 thấy rằng các chuyến đi đã làm thay đổi mình nhiều hơn tưởng tượng. Các cuộc hành trình không còn là những cuộc phiêu lưu “điên khùng” nhằm chứng tỏ bản thân với mọi người nữa. Hơn hết là hành trình quay về khám phá con người thật sự, khả năng và bản lĩnh thật sự của mình…

Có rất nhiều cách để đi từ điểm A đến điểm B, khoảng cách giữa hai điểm không quan trọng, đi xa hay đi nhiều không quan trọng, quan trọng là bản thân học được những gì, tiến được bao xa trên con đường Chân, Thiện, Mỹ.

Cuối cùng, HDD82 lấy lại câu kết trong bài “Nhật ký hành trình Trung Quốc - Tây Tạng bằng xe gắn máy” rằng: Có những người đi để khẳng định bản thân, có những người đi để tìm hiểu thế giới xung quanh, cũng có những người đi chỉ vì được đi. Bằng cách kể lại chi tiết chuyến đi này, tôi hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều bạn mạnh dạn lên đường khám phá thế giới xung quanh bằng xe gắn máy, một thế giới tuyệt vời ở bên ngoài đang chờ đón bạn chiêm ngưỡng, đừng ngần ngại những gì bạn chưa biết, chưa nắm rõ...

“Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi,
Trái tim không hề vương vấn
Như mây bay gió thổi
Anh bước theo số phận của mình,
Cần gì phải có một lý do
Chỉ một tiếng hô thôi “Lên Đường”!!!”

Topic “Nhật ký hành trình Nước Mỹ bằng xe gắn máy” xin được phép ra đời.
 
Thanks bạn đã chia sẻ chuyến đi rất thú vị. Sắp tới mình cũng quay lại những nơi mà bạn giới thiệu, nhưng có lẽ phải đi bằng xe hơi chứ không đủ sức đi xe gắn máy nhứ bạn. Chúc bạn có chuyến đi thú vị và chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm cùng các tấm hình thú vị
 
Điều kỳ lạ nhất mà HDD82 thấy tại Washington D.C. là các bảo tàng đều miễn phí vào cửa. Thường tại các nước Châu Âu, Úc và nhiều Tp ở Mỹ có vé vào cổng rất cao. Riêng tại đây là hoàn toàn tự do. Bảo tàng về Người Da Đỏ, Bảo tàng tự nhiên, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Không gian và Máy bay... rất hoành tráng và nườm nượp người vào tham quan. Những ai yêu thích tìm hiểu bảo tàng chắc phải dành cả tuần lễ khám phá mới hết, vì quy mô của nhiều bảo tàng khá lớn.

Lấy ví dụ về Bảo tàng Không gian và Máy bay là nơi trưng bày về lịch sử phát triển các loại máy bay, mô hình thực tế về tên lửa Appollo đưa người lên mặt trăng, áo quần của các phi hành gia vũ trụ, các khoang phi thuyền đưa phi hành gia trở về trái đất, robot thám hiểm mặt trăng và sao Hỏa, máy bay sử dụng trong Thế chiến 1 và 2 v.v...





Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô và Mỹ:



Chúng nằm trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân ký giữa Nga - Mỹ và bị loại bỏ bớt:



Robot thám hiểm bề mặt các hành tinh:



Một góc nhìn khác của bảo tàng...



Áo quần và các loại thiết bị sinh hoạt mà các phi hành gia sử dụng trên Trạm vũ trụ:

 
Khách sạn Marriott có bức tranh rất ấn tượng, đó là bức tranh này... Thoạt nhìn liếc qua thì dễ lầm tưởng đây là bức tranh tầm thường, nhưng quan sát kỹ mới thấy sự độc đáo và sức sáng tạo của tác giả. Vật liệu bức tranh rất đơn giản: giấy, bút chì và mấy cái đinh sắt! Nhưng rất ấn tượng! Vậy mới biết sáng tạo đơn giản mới khó, phức tạp thì dễ! :D



 
HDD82 không muốn đi sâu vào các vấn đề lĩnh vực chuyên môn học hành. Điều tôi muốn chia sẻ đó là để tham gia chương trình này, ngoài kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ thì quan trọng là có đầu óc cởi mở tiếp thu cái mới, và nhất là tôn trọng suy nghĩ của người khác.

Yêu cầu không có gì quá cao siêu!

Nhưng vậy thôi chứ không phải người nào cũng sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến mới, góc nhìn mới, cách làm mới , v.v... một cách tích cực từ những người khác!

Trong cùng một nền văn hóa, mọi người đã rất khác nhau rồi. Huống hồ chương trình này tập hợp nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Nếu không tôn trọng người khác thì xung đột rất dễ xảy ra. Vấn đề là: "Bạn xem xét sự khác biệt trong suy nghĩ, văn hóa v.v... như là điều tốt hay không tốt?"

Thứ hai, tôn trọng người khác nghĩa là thấy mặt tốt, mặt tích cực của mỗi người để từ đó học hỏi. Đừng có thấy mặt xấu của họ để phê phán, chỉ trích hoài. Khi chúng ta thấy ai cũng hay, cũng giỏi hơn mình hết thì lúc nào tâm trạng cũng vui vẻ thoải mái. Còn cứ thấy mặt dở của người ta hoài thì còn học hỏi gì người ta được nữa? Lúc đó sẽ sinh ra chán đời, hay chê bai...



Hội thảo xong ăn cơm, ăn cơm xong hội thảo tiếp...



Không khí học hỏi rất cởi mở. Mọi người đều hăng hái giơ tay thắc mắc với diễn giả. Không có câu hỏi nào bị chê là dở, là vớ vẩn. (Giống như tôi từng là nạn nhân nhiều lần ở VN :D ).

 
Trong số hàng trăm người tham dự, có khoảng 50 người được chọn thuyết trình về dự án mà mình đang làm tại địa phương để chia sẻ trong chương trình. HDD82 may mắn được chọn là một trong số đó. Dự án của tôi chỉ là sự giúp đỡ nhỏ bé cho các bệnh nhân ung thư tại BV Ung thư Đà Nẵng.

Dự án "Một bức tranh - Nhiều hy vọng" sẽ mang các bức tranh được vẽ bởi các sinh viên, cùng sự hỗ trợ tài chính từ các công ty cá nhân, và trang trí tại BV Ung thư Đà Nẵng. Nơi bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ về tinh thần nhiều như thuốc men vậy.



Lý Tiểu Long: "Kiến thức không là chưa đủ, chúng ta phải áp dụng. Ý chí không là chưa đủ, bạn phải hành động."



Có lẽ bạn sẽ thấy HDD82 tôi thích chụp ảnh với các "doanh nhân", "yếu khách"...:D. "Doanh nhân" ở đây là chị dọn phòng khách sạn với 40 năm trong nghề. Chị là người Mỹ nhập cư với vốn tiếng Anh bập bõm nhưng nuôi dạy 03 người con thành đạt. Công việc nặng nhọc và lại thường không được nghỉ cuối tuần. Có điều đáng chú ý là ở Mỹ cha mẹ về hưu vẫn lao động và không ở chung với con cái. Hay nói chính xác hơn là họ tự lập và không thích ở chung. Tôi tặng chị một móc khóa nhỏ làm quà và đề nghị chụp hình chung kỷ niệm. Khỏi phải nói nụ cười của chị rạng rỡ như thế nào... Và từ đó mỗi khi thấy tôi từ xa là chị đã hô lên: "Hello, my friend!".

 
Ngoại trừ Lầu Năm Góc nằm hơi xa Nhà Trắng, còn lại những Bộ ngoại giao, Ngân hàng, Quốc Hội, Văn phòng Phó Tổng thống v.v... đều bố trí nằm gần Nhà Trắng. Bộ ngoại giao Mỹ là một tòa nhà nhìn bên ngoài không có vẻ gì là hiện đại và hoành tráng cả, chỉ khi thấy có các cảnh sát súng ống đầy mình, đeo kính râm đứng canh gác tại mỗi ngã tư là gợi cho người ta cảm giác mình đang đi vào khu vực an ninh gắt gao...

Bà con bắt đầu xếp hàng dài chờ kiểm tra an ninh trước khi vào dự hội nghị tại Bộ ngoại giao Mỹ. Da vàng, da trắng, da đen, da nâu không phân biệt, phải trình Hộ chiếu và qua máy quét an ninh. Nói nghiêm túc vậy thôi chứ các anh cảnh sát Mỹ đứng gác ở đây thỉnh thoảng cũng nở nụ cười khá là thân thiện.



Rồng rắn chờ qua kiểm tra an ninh:



Vào bên trong Bộ ngoại giao:



Hội trường lớn Bộ ngoại giao Mỹ... Cờ xí rợp trời...



Khán phòng điện đóm sáng trưng...



Và như thường lệ bà con đua nhau chụp hình... :)



Ngoại trừ một tên đang nhăn nhó...



Bắt đầu hội thảo!

Sáu vị Giáo sư, mỗi vị phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ tại một khu vực trên thế giới như Châu Mỹ latinh, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á bước lên diễn đàn. Sau khi mỗi vị nêu quan điểm của Chính phủ Mỹ, những người tham gia đặt câu hỏi về các vấn đề vĩ mô toàn cầu như: Vai trò của Mỹ trong giải quyết xung đột trên thế giới, chống đói nghèo, quốc tế hóa v.v... và v.v...

Tất nhiên HDD82 không đi vào vấn đề này vì ngoài chủ đề của topic. Chỉ muốn chia sẻ rằng sự hỏi đáp - thảo luận trực tiếp và thẳng thắn trong các cuộc họp là một phần của văn hóa Mỹ!

 
- Alo? Cho tôi gặp Ngài Tổng thống?
- Tổng thống nghe đây !
- Anh coi như thế nào nhé, tình hình biển Đông căng thẳng rồi đấy!!!
- Anh cứ yên tâm. Để đó em lo...

 
Những vấn đề vĩ mô tầm cỡ thế giới thu hút sự quan tâm của đa số người tham dự, tuy nhiên cũng có một số không cưỡng lại được những vấn đề nhỏ nhặt vi mô như: "Vai trò của Nước Mỹ trong chống lại cơn buồn ngủ của Thế giới?"

Này thì ngủ kiểu Châu Á...



Này thì ngủ kiểu Nga, Trung Đông...



Này thì ngủ kiểu Châu Âu... Trực tiếp luôn! :D



Ây dà... Oải quá!!! Ra ngoài trời hít thở không khí trong lành tí nào...



... Một, hai, ba...



... bốn... Hít thở, hít thở, hít thở...

 
Cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin cũng như hình ảnh về Montana.

Đọc topic này làm mình nhớ đến cuốn chuyện học hồi năm lớp 11 "Montana 1948" của Larry Watson. Cuốn sách viết về bi kịch của một gia đình ở một thị trấn nhỏ thuộc mien Đông Montana dưới cái nhìn của cậu bé 12t David Hayden. Cũng từng cơn gió thốc, các đồng cỏ mênh mông, những người da màu thiểu số...nhưng chuyện xảy ra vào mùa hè nên đọc không thấy vẻ xanh tươi mà xơ xác. Và hình như mẹ của cậu bé đến từ North Dakota, tiểu bang giáp ranh với Montana.
 
Chương trình có sắp xếp cho chúng tôi một buổi ăn trưa gặp gỡ với đại diện Đại sứ quán của các nước có thành viên tham dự. Mỗi bàn ăn là thành viên một nước và đại diện sứ quán nước đó. Đại diện Sứ quán của rất nhiều nước có mặt hỏi han , nói chuyện với công dân nước mình. Trừ Việt Nam là không có ai tới…

Các bạn Thái Lan, Myanmar cười tươi roi rói với các đại diện Sứ quán...



Riêng bàn Việt Nam thì... :) Mấy chị em đành “tự xử”…



Chợt tôi nhìn thấy một bác thợ ảnh già từ đầu tiệc tới giờ cứ đi quanh các bàn tiệc chụp ảnh. Khi mọi người đã ăn uống và chụp hình xong thì bác mới gác máy ảnh xuống và lấy cho mình một dĩa thức ăn. Tôi ngồi xuống làm quen với người đàn ông luống tuổi có gương mặt góc cạnh, đôi mắt sắc lẹm ẩn dưới hàng lông mày bạc... Vâng! Một cựu nhân viên Bộ ngoại giao Mỹ khi về hưu dù sao bề ngoài cũng khác với bình thường. Quan trọng là câu chuyện mà ông chia sẻ với tôi thú vị hơn hàng chục lần những câu chuyện xã giao trong bữa tiệc vốn dĩ hay bắt đầu bằng chữ TÔI "Tôi là ... Tôi đến từ... Tôi làm việc tại... Sở thích tôi là..." chán ngấy.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,431
Bài viết
1,147,148
Members
193,495
Latest member
ad8live
Back
Top