Phong
Chuông gió
Phù điêu mô tả cảnh chiến đấu của quân đội Khmer.
Điêu khắc vũ công.
Đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác một lần nữa chúng tôi lại bị cuốn hút trước vẻ đẹp kì bí của ngôi đền này, xung quanh quang cảnh đổ nát do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, thế nhưng những pho tượng mặt người 4 phía với nụ cười huyền bí ẩn hiện trên môi và không khuôn mặt nào giống khuôn mặt nào vẫn còn khá nguyên vẹn. Đi đến bất cứ đâu trong ngôi đền khi nhìn lên cứ như các bức tượng ấy đang nhìn và cười với chúng tôi vậy. Khi nhìn các tượng ấy chúng tôi cảm thấy thanh thản lạ thường. Nếu như đi vào 1 dịp thường chứ không phải dịp tết âm lịch có lẽ cảm giác sẽ khác hơn nữa, vì sẽ vắng vẻ hơn và du khách sẽ có không gian tĩnh lặng hơn để có thể chiêm nghiệm lại những điều xung quanh cuộc sống của chính mình. Phải mất một thời gian dài nghiên cứu qua các dấu tích lịch sử còn sót lại mới biết được tượng mặt người huyền bí trên các tháp của Bayon là vua Jayavarman VII.
Tượng mặt người bằng đá.
Trong ngôi đền luôn có các nghệ nhân ngồi vẽ các bức tượng mặt người và du khách có thể mua để làm kỉ niệm, cũng có dịch vụ chụp hình với các nhân viên tại đền với giá là 1 usd/1 tấm.
Dịch vụ tại đền Bayon
Chia tay Bayon với vẻ đẹp huyền bí chúng tôi tiếp tục tiến sâu vào để tham quan các phế tích còn lại, điểm đến kế tiếp là đền Baphuon, nằm cách đền Bayon khoảng 1 km. Thả bộ một hồi chúng tôi đã đến được đền Baphuon chỉ tiếc là ngôi đền đang được rào lại để tiếp tục công việc phục chế nên không vào tham quan được. Nghe đâu là cuối năm 2009 đầu năm 2010 công việc phục chế sẽ hoàn tất và ngôi đền này sẽ được mở cửa để tiếp đón du khách tham quan. Đang ngồi trên đường vào đền tiếc ngẩn ngơ vì không tham quan được khi ấy có mấy bé bán quà lưu niệm lại mời chúng tôi mua hàng, phải nói là khách du lịch khi đến tham quan Angkor khá thuận tiện, vì từ các anh lái xe tuk tuk, nhân viên bảo vệ trong các ngôi đền, các hàng quán trong khu Angkor cho đến cả mấy bé bán đồ lưu niệm tất cả đều có thể sử dụng tiếng Anh 1 cách lưu loát. Khi mua hàng của mấy bé này thì nên trả 1/3 giá mà mấy em đưa ra là OK.
Tìm hiếu 1 chút về ngôi đền này chúng tôi biết được đền Baphuon nổi tiếng với tượng Phật nhập niết bàn được chạm khắc trên bức tường đá dài 40m. Ngôi đền được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong và đá đỏ. Phế tích này khi được phát hiện ra các nhà khoa học đã quyết định phục chế bằng cách dỡ ngôi đền ra thành từng mảng, đánh số các viên đá để rồi sau đó sẽ ghép lại thành một cấu trúc vững chắc hơn. Việc phục chế này được ví như “trò chơi ghép hình lớn nhất thế giới”. Công việc được bắt đầu vào năm 1960 nhưng tới 1971 phải dừng lại vì sự cai trị của tập đoàn Pôn Pốt. Việc phục chế phải bỏ giữa chừng đã biến Baphuon trở thành đống đá vụn đổ nát. Sau này khi đất nước được hòa bình công việc phục chế đã được thực hiện trở lại.
Đền Baphuon
Điêu khắc vũ công.
Đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác một lần nữa chúng tôi lại bị cuốn hút trước vẻ đẹp kì bí của ngôi đền này, xung quanh quang cảnh đổ nát do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, thế nhưng những pho tượng mặt người 4 phía với nụ cười huyền bí ẩn hiện trên môi và không khuôn mặt nào giống khuôn mặt nào vẫn còn khá nguyên vẹn. Đi đến bất cứ đâu trong ngôi đền khi nhìn lên cứ như các bức tượng ấy đang nhìn và cười với chúng tôi vậy. Khi nhìn các tượng ấy chúng tôi cảm thấy thanh thản lạ thường. Nếu như đi vào 1 dịp thường chứ không phải dịp tết âm lịch có lẽ cảm giác sẽ khác hơn nữa, vì sẽ vắng vẻ hơn và du khách sẽ có không gian tĩnh lặng hơn để có thể chiêm nghiệm lại những điều xung quanh cuộc sống của chính mình. Phải mất một thời gian dài nghiên cứu qua các dấu tích lịch sử còn sót lại mới biết được tượng mặt người huyền bí trên các tháp của Bayon là vua Jayavarman VII.
Tượng mặt người bằng đá.
Trong ngôi đền luôn có các nghệ nhân ngồi vẽ các bức tượng mặt người và du khách có thể mua để làm kỉ niệm, cũng có dịch vụ chụp hình với các nhân viên tại đền với giá là 1 usd/1 tấm.
Dịch vụ tại đền Bayon
Chia tay Bayon với vẻ đẹp huyền bí chúng tôi tiếp tục tiến sâu vào để tham quan các phế tích còn lại, điểm đến kế tiếp là đền Baphuon, nằm cách đền Bayon khoảng 1 km. Thả bộ một hồi chúng tôi đã đến được đền Baphuon chỉ tiếc là ngôi đền đang được rào lại để tiếp tục công việc phục chế nên không vào tham quan được. Nghe đâu là cuối năm 2009 đầu năm 2010 công việc phục chế sẽ hoàn tất và ngôi đền này sẽ được mở cửa để tiếp đón du khách tham quan. Đang ngồi trên đường vào đền tiếc ngẩn ngơ vì không tham quan được khi ấy có mấy bé bán quà lưu niệm lại mời chúng tôi mua hàng, phải nói là khách du lịch khi đến tham quan Angkor khá thuận tiện, vì từ các anh lái xe tuk tuk, nhân viên bảo vệ trong các ngôi đền, các hàng quán trong khu Angkor cho đến cả mấy bé bán đồ lưu niệm tất cả đều có thể sử dụng tiếng Anh 1 cách lưu loát. Khi mua hàng của mấy bé này thì nên trả 1/3 giá mà mấy em đưa ra là OK.
Tìm hiếu 1 chút về ngôi đền này chúng tôi biết được đền Baphuon nổi tiếng với tượng Phật nhập niết bàn được chạm khắc trên bức tường đá dài 40m. Ngôi đền được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong và đá đỏ. Phế tích này khi được phát hiện ra các nhà khoa học đã quyết định phục chế bằng cách dỡ ngôi đền ra thành từng mảng, đánh số các viên đá để rồi sau đó sẽ ghép lại thành một cấu trúc vững chắc hơn. Việc phục chế này được ví như “trò chơi ghép hình lớn nhất thế giới”. Công việc được bắt đầu vào năm 1960 nhưng tới 1971 phải dừng lại vì sự cai trị của tập đoàn Pôn Pốt. Việc phục chế phải bỏ giữa chừng đã biến Baphuon trở thành đống đá vụn đổ nát. Sau này khi đất nước được hòa bình công việc phục chế đã được thực hiện trở lại.
Đền Baphuon
Last edited: