What's new

30.4.2015 Núi, biển và sa mạc

Dịp nghỉ Lễ 30/4 – 1/5 năm 2015 dài như dây thép, tới 6 ngày. Thực chả kém nghỉ Tết là bao.
Nếu không đi đâu chơi, thì ở nhà đi ra đi vào những 6 ngày cũng chán. Kể ra, những ngày đó đường phố Sài Gòn như rộng hơn một chút, thoáng hơn một chút, vì người ta đi chơi xa khá đông. Nhưng cũng vẫn đông, vì có diễu bình, có bắn pháo hoa, có chặn đường chặn sá, đi phố cũng lười.
Mà đi chơi, thì đi đâu? Những dịp thế này chỗ nào chả đông đúc nghìn nghịt, chỗ nào chả chen lấn xô đẩy, nghĩ đến cảnh đó cũng mệt.
Nửa tính đi đâu đó một vài ngày thay đổi không khí, nửa lười nhác.
Thực ra việc khó khăn nhất của chuyến đi, là việc dắt xe ra khỏi nhà.
Bà La sát có cung đi (chả biết bằng gì) dọc theo một vài đoạn của tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt ngày xưa, đi vào 4/5, về vào 6/5/2015, tức là qua dịp nghỉ lễ mới bắt đầu.
Nhưng đâu phải ai cũng là tỉ phú (thời gian) như La sát, “Hết nghỉ lễ thì phải đi làm chứ” – Lãnh chúa bảo với bà La sát như thế, khi bả rủ y đi đường sắt răng cưa.
Nào ngờ, nghe xong La sát bảo : “Vậy thì đi vòng vèo một cung khác vài ngày, đi về rồi La sát đi răng cưa”. Đúng là tỉ phú, nó phải khác người thường như thế chứ.
Hôm sau, bà La sát vẽ ra một hành trình đi Tà Pứa, vòng lên Đà Lạt, xuôi đèo Ngoạn Mục về Bình Lập gì đó, rồi về lại Sài Gòn, còn đế thêm : “ Đi 29/4, về tới Sài Gòn tầm 2/5 là thứ bảy, nghỉ ngày chủ nhật, đặng thứ hai em đi răng cưa, anh đến chỗ làm mới mà … gato”
Bà La sát - tỉ phú thời gian, có giọng nói … lừa tình qua điện thoại :)) - thường không bỏ lỡ cơ hội đá đểu Lãnh chúa lười, kiểu kiểu như thế.
Thế là cái việc dắt xe ra khỏi cửa có vẻ nhất định sẽ diễn ra rồi.
 
Núi Phụng Hoàng ở Khánh Hải, mặt Đông Nam nhìn ra vịnh Ninh Chữ, chếch lên Bắc là đầm Nại, xa xa phía Nam là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phía Tây nhìn ra một đồng bằng nhỏ hẹp với những cánh đồng lúa, vườn nho.
Đây là một vị trí đắc địa ở Khánh Hải, chùa Trùng Sơn xuất hiện trên núi từ lâu, kèm theo những truyền thuyết về các vị chân tu khai mở nên ngôi chùa. Gần đây, có thêm Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ được xây dựng phía dưới chân núi.
Trước đây, Sát thủ Chuột trong những chuyến rong ruổi đường dài, đã có lần ghé qua thăm viếng nơi đây, đã từng nghỉ nhờ tại nhà chùa, và quen biết với thầy, với nhiều người trong chùa. Nay trở lại cũng như người nhà đi lâu trở về, gặp các chú tiểu hay bà vãi, đều vồn vã chào hỏi.

Ngủ trên chùa, vừa mát mẻ, vừa yên tĩnh trong lành, nên giấc ngủ sâu. Mọi người thức dậy khá sớm, nhưng chúng đa số nằm yên tận hưởng không khí trong lành buổi sáng trên núi.
Sát thủ Chuột hồi tối đã chỉ đường lên đỉnh núi, nên Lãnh chúa ngủ dậy bèn lóc cóc đem máy ảnh tìm đường lên đỉnh núi. Tuy đã biết đường đi, nhưng y vẫn cẩn thận hỏi một chú tiểu, vì thấy phải đi vòng vèo qua các công trình của nhà chùa. Chú tiểu rất vui vẻ chỉ dẫn cặn kẽ, rồi quay sang tiếp tục quét dọn.


attachment.php

Mặt trời bắt đầu lên phía Đông, sau cụm núi Tân An - Khánh Hội.


attachment.php

Mây hồng còn ngái ngủ trên đỉnh núi.


attachment.php

Lưng chừng núi nhìn về phía Đông, sau dãy núi phía trước là Đầm Vua, đồng muối nổi tiếng Ninh Thuận, tiếc là lần này không đủ thời gian để ghé thăm.


attachment.php

Cầu Ninh Chữ bắc qua cửa Khánh Hội - Đầm Nại.


Cầu Ninh Chữ được khởi công vào ngày 17/10/2009 và khánh thành ngày 26/8/2014 nối đường DT702 vào nội ô Phan Rang qua cửa biển Khánh Hội - Đầm Nại. Trước đây, con đường qua đầm Nại chạy vòng qua cầu Tri Thủy, chếch sâu vào phía trong đất liền.


attachment.php

Phía Đông Nam là vịnh Ninh Chữ, khách sạn Saigon Ninh Chữ nằm ngay bờ biển.


attachment.php

Phía Nam là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.


attachment.php

Phía Tây là những cánh đồng nhỏ dưới chân núi.


attachment.php

Phía Bắc nhìn ra đầm Nại.
 
attachment.php

Cầu Tri Thủy bắc qua đầm Nại.


Trước đây, muốn vượt đầm Nại sang đường DT702 thì phải qua cầu Tri Thủy này, cây cầu có từ trước 1975. Sau này có cầu Ninh Chữ bắc qua ngay cửa biển, con đường tắt hơn, tiện lợi hơn. Nhưng với nhiều lớp người, cây cầu Tri Thủy bắc qua đầm Nại vẫn là một hình ảnh khó phai mờ.


attachment.php

Phía Tây Bắc, núi Cà Đú kéo tới sát đầm Nại.


attachment.php

Chếch gần như xuống phía Nam, con đường dẫn thẳng ra biển.


attachment.php


attachment.php

Cửa Khánh Hội trong sớm mai, nơi đầm Nại thông ra biển.


attachment.php

Thành phố Phan Rang phía xa, nơi bờ biển uốn cong cong.


attachment.php

Công viên biển Bình Sơn ở Phan Rang, bên cạnh là resort Long Thuận.

Công viên biển Bình Sơn nơi cuối đường "16 tháng Tư" ở Phan Rang, vốn Lãnh chúa chẳng xa lạ gì, đã từng ở với nó từ khi mới bắt đầu triển khai xây dựng, nên đứng trên đỉnh Phụng Hoàng nhìn lại phía Phan Rang, dễ dàng định vị được ngay.
 
Con đường lên đỉnh cao nhât của núi Phụng Hoàng đi xuyên qua những khoảnh sân, các "tòa ngang dãy dọc" của nhà chùa rồi vòng ra phía sau chùa để lên cao.


attachment.php

Ngôi tháp phía sau chùa.


attachment.php

Con đường lên đỉnh núi vòng phía sau chùa, được lát gạch đỏ...


attachment.php

... và lên cao dần...


attachment.php

... nhìn lại phía vịnh Phan Rang ...


attachment.php

Tượng Bồ Tát trên đỉnh cao nhất của núi Phụng Hoàng nhìn ra vịnh Ninh Chữ.


attachment.php

Toàn cảnh quần thể chùa Trùng Sơn, nhìn từ trên đỉnh cao nhất của núi Phụng Hoàng.
 
attachment.php

Hơi chêch phía Tây Nam đỉnh Phụng Hoàng, có một đỉnh khác thấp hơn một chút, trên đó có dấu vết của một công trình nhân tạo này.


Đứng trên đỉnh cao nhất núi Phụng, phóng tầm mắt nhì về phía Bắc là đầm Nại mện mông, với ngọn núi Đình bên cạnh cầu Tri Thủy, xa xa là quần thể núi Chúa mây phủ đỉnh núi, dưới chân núi Phụng Hoàng, trải ra đến sát đầm Nại là những thửa ruộng khô cằn dưới cái nắng cao điểm mùa khô.


attachment.php

Toàn cảnh đầm Nại. Cầu Tri Thủy bên góc phải, cạnh dãy núi thấp.


attachment.php

Cầu Tri Thủy và một góc đầm Nại.


attachment.php

Những mố trụ neo tàu thuyền trong khu vực tránh bão trong đầm Nại.


attachment.php

Cố tật thích ghi "dấu ấn" của người Việt xuất hiện cả ở nơi đây.
 
Bãi biển trước quán, nước trong xanh như ngọc, nhìn rõ đã ngầm lô nhô dưới đáy cát. Khách xuống tắm bắt đầu đông đúc, bạn Cún muốn xuống tắm, nhưng mẹ bạn đang uống bia tám chuyện dở cơn, chưa sẵn sàng.
Đến lúc má mì chuẩn bị cho việc tắm biển xong, quay sang giục bạn Cún xuống tắm, thì Cún ta dở tính ... cún, vùng vằng không chịu :))
Vốn đã lo đi bôi kem chống nắng nọ kia rất công phu, má mì thấy bạn Cún dở tính cún, bèn nổi cơn La sát lên, ù xọe một hồi. Thế là Cún ... khóc :shrug:
Lãnh chúa với chú Mập thấy anh Cún khóc mãi, cũng sốt ruột. Nó khóc có mỗi một điệu duy nhất, cứ "hu hu hu", tới lui cũng chỉ "hu hu hu" với cung bậc y như nhau. Thỉnh thoảng dỗ vài câu, vẫn không làm âm điệu và nhịp điệu ấy thay đổi chút nào :shrug:
Được chừng nửa tiếng, "đài" vẫn phát đều đặn, má mì nằm luôn xuống ghế, phán "Kệ nó khóc, tui ngủ đây".
Thêm một lúc nữa, có vẻ pin vẫn đầy, loa vẫn phát bản nhạc đều đặn "hu hu hu", tới lượt chú Mập nằm xuống ghế. Lãnh chúa chẳng biết làm sao với cái loa của bạn Cún, bèn ... kệ bạn ấy ngồi đó khóc, y xách máy ảnh nhảy đá ra khu vực phía Bắc đảo, nơi có hai tảng đá trông như bà già ngóng về phía đất liền.

Hình như bệnh chung của mấy đứa trẻ, đứa nào cũng có bài khóc Ư ư ư hoài. Và Cún hình như cũng khóc kiểu này chứ không có hu hu đâu :p. Bọn này có thể ngồi ư ư cả ngày không chán và cũng chả rơi giọt nước mắt nào cả. Lúc đó iem mà ở đó chắc nó ăn :T rồi :))
 
Hình như bệnh chung của mấy đứa trẻ, đứa nào cũng có bài khóc Ư ư ư hoài. Và Cún hình như cũng khóc kiểu này chứ không có hu hu đâu :p. Bọn này có thể ngồi ư ư cả ngày không chán và cũng chả rơi giọt nước mắt nào cả. Lúc đó iem mà ở đó chắc nó ăn :T rồi :))

Cô nghe kỹ thật (c), quả là nó giống ư ư ư hơn, vì như thế nó đơn giản hơn, chúng có thể dễ dàng ... thực hiện hơn là hu hu hu. Với lại bạn Cún bữa đó khóc ... có thấy nước mắt thật =))
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khi Lãnh chúa trở xuống phía dưới, mọi người đã gấp gọn chăn chiếu, sắp xếp hành lý đâu vào đấy, đang vệ sinh cá nhân.
Nhà chù rất hiếu khách, các chú tiểu hay bà vãi già làm việc nếu loanh quanh qua khu vực đó, đều ghé sang trò chuyện vui vẻ.
Chờ gặp thầy để cám ơn, nhưng vãi bảo, thầy thức khuya nên sáng nay dậy hơi muộn, đừng ngại gì.
Thế là Lãnh chúa với Sát thủ Chuột cùng Bé Bự lên chính điện thắp nhang, rồi cả bọn cám ơn, chào từ biệt bà vãi già cùng các chú tiểu.

Chính điện Trùng Sơn Tự rộng rãi, thoáng và mát, nội thất gỗ nhiều. Trong điện, tuy các vách để hở nhiều (nên thoáng và mát) nhưng do đại điện rộng, nên vào sâu bên trong cũng thiếu sáng để chụp ảnh bình thường, mà nháy flat trong chốn tôn nghiêm thì bất tiện, nên không ai chụp ảnh đại điện cả.

Khi cả nhóm xuống gần tới chân núi, ngang qua Ni viện, chỗ có đống gạch, thì gặp mấy phật tử khác dưới núi lên chùa. Có điều chắc họ không ... hoan hỉ, nên dù có tấm bảng nhà chùa để đó, mà chẳng có ai cầm viên gạch nào lên chùa cả :shrug:


attachment.php

Lối lên chùa chếch về phía tay phải nhìn từ dưới lên.


attachment.php

Toàn cảnh chùa Trùng Sơn trên núi và Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ - đỉnh núi bị mái chùa che khuất.


Chỗ gửi xe được thầy can thiệp giúp, nằm gần đối diện với cổng Thiền viện. Ban đầu, do khuya khoắt họ cũng tù chối, nhưng thầy gọi điện xuống, nên xe cũng được dắt vào. Họ cũng chẳng khó khăn gì, căn bản khuya khoắt và khách thì lạ thôi.

Sau khi lấy xe, nai nịt đồ đạc xong xuôi, cả đoàn lên đường nhắm về Phan Rang ăn sáng.
Căn bản lịch trình ngày 2/5 này cũng chưa bàn rốt rẻng. Lãnh chúa phải về SG trong ngày thì chắc rồi, vì có hẹn việc phải làm ở SG. Nhưng đám còn lại, bọn chúng ít nhất lúc đó toàn tỷ phú với triệu phú, có thể vài ngày sau tình hình sẽ thay đổi, chứ lúc đó, chúng vô tư. Vì vậy chúng cũng chả thèm biết tối đó ngủ đâu, biết chỉ tốn bộ nhớ thêm chứ có được gì? (c)
Vấn đề là đi đường nào. Đằng nào cũng đi dần về SG, nhưng đi đường nào? QL1A từ Phan Rang về Phan Thiết thì quá đơn giản, vòng lên núi đổ xuống thì không kịp thời gian cho một vài triệu phú :)), nên nhất trí là theo đường ven biển.

Người hướng dẫn Sát thủ Chuột vào chùa Trùng Sơn, vốn là dân thổ địa khu vực Phan Rang, hôm trước cũng nói là đường ven biển mở thông ra Cà Ná rồi. Vậy thì về Phan Rang ăn sáng rồi tính.


attachment.php

Vị trí chùa Trùng Sơn trong thị trấn Khánh Hải.

Trên bản đồ, thẳng đường Trường Chinh về phía tay phải là dẫn vào cầu Ninh Chữ. Nhưng đáng nhẽ cần quan tâm tới đường Yên Ninh.
Đường Yên Ninh kéo từ Phan Rang (từ góc Hải Thượng Lãn Ông) kéo dọc bờ biển tới thị trấn Khánh Hải. Điểm đặc biệt của con đường này là, nó là đoạn chuyển tiếp của DT701 và DT702.
Đường DT702 từ ngã ba Mỹ Thanh trên QL1A (giáp ranh Ninh Thuận - Khánh Hòa trên QL1A) chạy vòng vèo theo bờ biển qua Bình Hưng, Vĩnh Hy rồi nối vào Yên Ninh ở Khánh Hải.
Đường DT701 - chính là con đường ven biển từ Phan Rang ra Cà Ná trên QL1A - nối vào Yên Ninh tại Phan Rang.
Nhưng, Yên Ninh quan trọng là thế, mà cả bọn ... quên, rời chùa bập vào Trường Chinh là cứ thế theo Trường Chinh phóng về Phan Rang.
 
Bác Tun khéo chống thế ;), em chỉ bảo Cún qua ngủ với chú, còn vế sau bác tự bảo nhé ^^
Chờ đoạn đồi cát Nam Cương, đồi cừu và con đuòng ven biển mới mở ra tới Cà ná.
 
Hồi thứ bảy :
Rời núi Phụng, chỉ sai đường một tẹo
Tới Phan Rang ăn sáng, lại bàn đường



attachment.php

Vị trí chùa Trùng Sơn và Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ trong thị trấn Khánh Hải.


Trước đã nói tới sự đặc biệt của đường Yên Ninh, quan trọng ở chỗ nó là đầu mối để lần ra đường DT701 một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, từ đường trước cổng Thiền viện (hình như là đường Sư Vạn Hạnh) chạy ra, rẽ phải vào đường Trường Chinh rồi cả đám cứ chạy mút chỉ luôn.
Thực ra Lãnh chúa biết (một cách đầy suy diễn) rằng cứ ra Yên Ninh sẽ chắc chắn bám biển, vì ngày trước y có ở công trường công viên biển Bình Sơn, có men theo Yên Ninh ra tới Saigon-Ninh Chữ Hotel. Nhưng lại nghĩ, Sát thủ Chuột từng ngủ chùa từ trước rồi, lại quen thổ ty Phan Rang, chắc phải biết đường dễ nhất. Nên có niềm tin vào bạn đồng hành (c).

Vì thế, thay vì về Phan Rang ở khu vực công viên Bình Sơn, thì cả đám lại cập Phan Rang đoạn phía gần QL1A, gần chợ Phan Rang. Lúc mọi người ăn sáng gần xong thì chú Văn - sau một đêm đi ngủ lang - đã tìm về nhập bọn, thông báo là cô Lục hồi đêm đã bắt được xe về rồi.
Ngồi cafe trong khu phố nhỏ đan nhau như bàn cờ gần chợ Phan Rang, Sát thủ Chuột gọi điện lại cho thổ địa hỏi đường để ra đường ven biển - lúc đó vẫn chưa thèm biết tên nó là DT701. Xác định lại vị trí đang ngồi, để được chỉ đường cho chính xác.
Từ đó, lúc bắt đầu xuất phát, mặc nhiên Sát thủ Chuột là người dẫn đường.
Tuy nhiên, cuối cùng vẫn đi sai đường. Nhưng mà chuyện ấy là chuyện bình thường, như người ta hít thở vậy thôi. Đi lạc đường thì có gì là khác thường đâu chứ?


attachment.php

Đường được chỉ, để nhanh tới DT701 nhất.


Vì nghe loáng thoáng nói qua cầu Đạo Long 1, rồi cây xăng, rồi rẽ trái,... Lãnh chúa buột miệng bảo "Giống đường đi động cát Nam Cương quá"
Chuột hỏi lại luôn trong điện thoại câu đó, và được xác nhận là "đúng rồi".
Nghiệt một điều là qua cầu Đạo Long 1 có 2 ngã 3 gần nhau trên đường Thống Nhất, cả 2 ngã ba đó ... đều có cây xăng. Nên cả đám bỏ qua ngã ba nhỏ, rẽ vào ngã ba lớn hơn phía trước.


attachment.php

Bỏ ngã rẽ đúng để rẽ vào ngã ba đường lớn hơn ở phía trước, thẳng theo "đường lớn" vào đến thôn Phước Hải.


attachment.php


attachment.php

Đường to rộng thế này, yên tâm quá đi chứ.


attachment.php

Dân phơi lúa dọc đường bê tông.


attachment.php

Sát thủ Chuột tự tin chạy đầu. Xa xa thấy đụn cát hồng, càng tin là đi đúng đường.
 
Hồi thứ tám :
Lại sai chút, nên đâm vào động cát
Động viên nhau, cứ nhắm trước mà đi



Đúng ra thì là xã Phước Hải chứ không phải thôn Phước Hải.
Vào tới trung tâm Phước Hải, lòng vòng một hồi, lại chọn đường to nhất mà đi cho nó máu, rồi chạy tới làng chăm Thành Tín (Palei Cuah Patih)

Cộng đồng Chăm ở Việt Nam hiên tại gồm có 3 nhánh, thường được gọi - và bản thân họ cũng hay tự gọi - là : Chăm Bàlamôn, Chăm Bàni, và Chăm Islam.
Trong đó Chăm Bàlamôn ảnh hưởng Ấn giáo, còn hai nhánh kia ảnh hưởng Hồi giáo.

Thực tế, tôn giáo của người Chăm chỉ có thể nói là "ảnh hưởng" của Bàlamôn giáo hay Hồi giáo - chỉ giống, chỉ ảnh hưởng thôi, chứ không hoàn toàn giống, mà đã được biến cải thành của riêng người Chăm.
Giới nghiên cứu chỉ chia làm hai nhánh : Chăm Ahiêr (ảnh hưởng Bàlamôn) và Chăm Awal (ảnh hưởng Hồi giáo).

Người Chăm Ahiêr thờ cúng tổ tiên, xây đền tháp thờ các vị vua thần, các vị anh hùng của họ, còn tục thờ thần Siva (ảnh hưởng Bàlamôn) thì có, nhưng càng về sau càng mờ nhạt.
Người Chăm Awal thờ cúng tổ tiên, xây thánh đường thờ thánh Ala (ảnh hưởng Hồi giáo), nhưng cũng thờ cả một số vị thần của nhánh Chăm Ahiêr (Po Klong Giarai, Po Rome,..)
Duy có nhánh Chăm Islam - tách ra từ Chăm Awal hồi 1967 - là Hồi giáo chính thống, họ từ bỏ tục thờ cúng tổ tiên, và các vị thần linh bản địa Chăm, chỉ thờ duy nhất thánh Ala. Tuy nhiên nhánh Chăm Islam số lượng không nhiều.
Tuy tín ngưỡng tôn giáo khác nhau (dẫn đến một số lễ hội cũng khác nhau), nhưng các nhánh người Chăm nói trên sống khá hòa bình và thân thiện bên nhau.


Palei Thành Tín là một làng Chăm Awal. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu nhiều về người Chăm và văn hóa Chăm, chắc cũng khó phân biệt người Chăm Ahiêr với người Chăm Awal, vì căn bản họ cùng là một dân tộc mà.
Đến Thành Tín thì đường ... hết lớn, các ngã rẽ, đường nào cũng bé như đường nào.
Khó thì bắt đầu hỏi thăm. Người dân ở đây rất cởi mở, họ nhiệt tình nghe (để chỉ), nhưng có lẽ họ không/chưa biết đến "con đường ven biển ra tới Cà Ná" đó, nên mỗi người chỉ một khác.
(Sau, quả thực họ không biết con đường - DT701 - ấy thật, vì sau khi vượt qua cồn cát, tới khá gần con đường mới, mà dân ở đó vẫn chỉ cách ra QL1A để về Cà Ná)
Sau cùng, gặp một anh có vẻ rành rẽ, chỉ vào một con đường bé tí, là đường làng, đường đất, và bảo rằng, cứ theo đường ấy chắc ra được, có điều chính anh ấy cũng bảo "đi đường ấy làm gì, ra Cà Ná thì trở ngược ra QL1A mà đi cho nhanh, cho khỏe"
Thực ra, cũng khó mà giải thích với họ cái lý do muốn ra Cà Ná bằng cái "con đường ven biển mới mở". Họ sẽ không hiểu, và chúng ta cũng khó có thể giải thích.
Vì thế nên sau khi cám ơn anh chỉ đường, cả đám rẽ toạch ngay vào con đường đất bé tí mà theo anh ấy thì "đi đường ấy làm gì cho nhọc".

Mà anh ấy nói không sai, chỉ có điều không những nhọc, mà là rất nhọc.


attachment.php

Con đường cả đoàn đã đi, từ Phước Hải đến Bàu Ngứ.


Nhìn trên Google thì thế, thực ra quãng đường ấy - chắc cũng chỉ chừng 8-10km - chỉ là một con ... đường mòn qua động cát thôi :shrug:
Và chính xác thì đó không phải động cát Nam Cương. Đấy cũng là một điều may mắn, vì nếu là động cát Nam Cương thì khả năng vượt qua được gần như không có, nếu không quay lại thậm chí có thể ... tèo.
Động cát cả nhóm vượt qua, là động cát đỏ Thành Tín, nó nhỏ hơn Nam Cương nhiều.

Theo chỉ dẫn của anh nọ, chui vào con đường đất được một quãng, thấy cũng bình thường, tuy có lóc xóc - đường đất mà, đòi hỏi gì nhiều ở nó - nhưng cũng chẳng thành vấn đề.
Nhưng khi con đường đất xuyên qua hết ngôi làng, thì trước mắt cả bọn ... toàn cát là mênh mông cát. Tuy nhiên, cũng có một thứ có thể gọi là "con đường" - nó như một con đường mòn nhỏ nhiều cát thôi.
Hy vọng là có thể đi, hoặc nếu có khó khăn thì quãng đường cũng ngắn, nên Lãnh chúa - chẳng hiểu sao lúc ấy lại đang đi trên cùng - phi vào luôn.
Nói về cái nhầm nhọt, trước đây Lãnh chúa cũng có nhiều duyên nợ với Phan Rang nói riêng, Ninh Thuận nói chung. Y qua lại Phan Rang cũng nhiều nhiều, nhưng vùng Phước Dân thì đi nhiều hơn, chứ vùng bên này QL1A về phía biển lại chưa có cơ hội đi là bao. Duy nhất một lần lò dò vào Nam Cương, cách đây đủ xa để chỉ "nhớ láng máng" từ đường sá cho tới cảnh vật. Lần đó y cũng phải vượt qua những đoạn đường bị cát phủ lút bánh xe, nhưng những đoạn như thế thường rất ngắn.
Có lẽ vì thế, y không nghĩ nhiều, kéo ga chạy thẳng vào con đường cát nhỏ luôn.


attachment.php

Đại khái đường nó thế này, nhìn có gi ghê gớm đâu mà sợ :(


Nhưng đừng để thị giác đánh lừa. Khi lao vào con đường cát được vài mét, chiếc xe bắt đầu vật bên này, vật bên kia vì bánh sau lún cát, trượt quay tít. Lập tức trở về số 1, hai chân choãng ra, lúc đạp xuống bên phải, lúc đạp xuống bên trái ... chống đổ xe.
Y vất vả vừ dùng mười mấy sức ngựa của cố máy, và 1 sức người của y, vừa kéo (ga) vừa đạp (chân) vượt được vài chục met, qua khúc cong ngoái lại ... không thấy ai phía sau cả =))
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,958
Bài viết
1,157,008
Members
190,295
Latest member
go88linktai
Back
Top