What's new

75 ngày “Con đường lịch sử Việt Nam” 06 – 08/2009

@ hoaxoantrang: cám ơn bác nhé, mình cũng ít post bài trên các diễn đàn nên cũng ko biết. Cám ơn lần nữa vì lời khen của bác ^^.


Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Nhí nhố tí rồi lên đường nào.
DSC02594.jpg



Bùn ngủ quá, thôi để mai pót tiếp vậy!



Giống hôn! (^^)
trendg.jpg
 
Last edited:
Tiếp nào...


Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Từ ngã 3 Đăk Tô, chúng tôi rẽ trái tiếp theo đường Trường Sơn đến với TT. Plây Kần. Đoạn đường ~ 20 km, đến gần Plây Kần qua một con đèo nho nhỏ, nói chung đoạn đường khá tốt.


Vì nằm tại khu vực ngã 3 biên giới VN - Lào - Cam, TT. Plây Kần khá phát triển, có thể nói chỉ sau Tp. Kon Tom. TT. được mệnh danh là TT. Đông Dương này là nơi bắt đầu của con đường QL. 14C huyền thoại, con đường ven biên giới song song với QL.14. Ngoài ra cửa khẩu Bờ Y chỉ cách tt. 20 km theo QL.40 cũng là một tiền đề cho khu vực phát triển.


Đường phố Plây Kần.
DSC02599.jpg



Plây Kần có khá nhiều khách sạn hiện đại nằm dọc theo QL, khu vực trung tâm là chợ, ngã 4 vô cửa khẩu Bờ y. Các bạn có thể mướn ks ngần đấy, tối đi bộ dạo vòng quanh tt. cảm nhận hương vị núi rừng trường sơn, cửa ngõ Tây Nguyên cũng như cảnh tấp nập của một tt. ven biên giới.

Ly cafe ở đây thật đậm đặc. Một buổi tối tháng 05, có dịp ngủ lại đêm ở đây, tôi ngồi chờ cafe chảy hết đúng 45', cafe rất ngon, đậm đà. Với những bác nào thích nhìn cafe chảy, ngồi suy ngẫm chuyện đời thì quả là lý tưởng.



DSC02627.jpg



Chúng tôi dừng chân ở quán cafe cóc ngay tại ngã 4 vô Bờ Y, mua mấy hộp cơm ở chợ Plây Kần, ngồi ăn trưa ngắm người qua lại.


Từ hướng Đăk Tô đi lên, gặp ngã tư lớn, nếu các bạn đi thẳng sẽ ra của khẩu Bờ Y, quẹo trái là đi QL.14C, quẹo phải sẽ tiếp tục QL.14 ra Đăk Glei, Quảng Nam.

Trong bức hình tôi chụp từ hướng QL.14C nhìn ra.
DSC02598.jpg



Nghỉ ngơi chút, chúng tôi theo QL.40 khoảng 20km đến với Cửa Khầu Quốc Tế Bờ Y.


Đường vào cửa khẩu lúc đầu nhỏ, chỉ bằng 1/2 con đường trung tâm của Plây Kần, vô một đoạn đg mở ra khá lớn, vắng bóng xe cộ.

Vắng đến nỗi cứ vô tư chụp hình.
DSC02624.jpg



Khu vực xây dựng nhà tái định cư.
DSC02619.jpg



DSC02620.jpg



Gần tới cửa khẩu, các bạn sẽ gặp một bùng binh ngã 3 lớn, tiếp tục rẽ phải, qua trạm thu phí sẽ đến Bờ Y. Còn nếu đi cập theo bên trái, là ra một điểm khá nổi tiếng: cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương. Vì mấy hôm nay trời đổ mưa, với lại nhìn lên trời mây đen vần vũ, mà đường vào cột mốc là đường đất đỏ, gặp mưa nữa thì tiêu, nên chúng tôi quyết định ko tham quan cột mốc ngã ba biên giới này, chỉ đến Bờ Y thôi, chừa lại để lần sau còn đi nữa chứ!

Bùng binh rẽ phải ra Bờ Y - chỗ cái bảng màu đỏ ấy, theo trái đi cột mốc ngã 3 biên giới.
cuakhauboy.jpg



Các bạn có thể tham khảo bài viết của các bạn trên đây về cột mốc Đông Dương này, khá chi tiết.
 
Last edited:
@ nguyenhoangha và các bạn: Theo mình nghĩ, tất cả những gì thuộc về lịch sử đều đáng được trân trọng. Nhìn một chút về quá khứ để hướng tới hiện tại và tương lai.

Những bình luận, suy nghĩ của mình khi được được chia sẻ đều đứng ở góc độ của một thế hệ đi sau, ko dám nói nhiều về những bậc cha ông, những tiền bối đi trước.

Những vấn đề khác thuộc về các nhà chuyên môn, mình chỉ muốn truyền đạt đến các bạn những cảnh đẹp, những truyền thuyết, những địa danh, cũng như các sự kiện liên quan đến nơi mà mình đã đi qua; để các bạn thấy đất nước mình xinh đẹp biết bao, anh hùng biết mấy, và để khi có ai hỏi bạn là người nước nào, mình được tự hào mà nói rằng: "TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM"


Hy vọng các bạn hiểu và vấn đề này mình xin được kết thúc ở đây!

Chúc các bạn vui và có nhiều chuyến đi hơn nữa!(BB)
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)




Từ ngã 3 trạm thu phí, chúng tôi đi khoảng 5km đến cửa khẩu.


Cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y.
DSC02609.jpg



Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được thành lập và tổ chức hoạt động theo Quyết định 217/2005/QT –TTg. Là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Theo trang web chính của cửa khẩu, Bờ Y có 3 ưu thế để phát triển:

1.Nằm ở ngã 3 biên giới Việt - Lào - Cam.
2.Có đường giao thông thuận lợi.
3.Có tiềm năng kinh tế lớn mạnh, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên khoáng sản và du lịch phong phú,
http://www.byzvietnam.com/index.php?do=mpage&id=169


Chúng tôi vào trong cửa khẩu tham quan chút, sảnh khá rộng, cũng có bán hàng lưu niệm, rượu ngoại - so ra mắc hơn Lao Bảo nhiều.


Vắng lặng.
DSC02612.jpg



Luật!
cuakhauboy1.jpg




Chào đón chúng tôi ko phải những đòan xe tải chở hàng hóa, hay những dòng xe khách , mà là hàng đoàn xe chở gỗ nối đuôi nhay từ Lào qua cửa khẩu về VN!
DSC02614.jpg




Cận cảnh
DSC02618.jpg



Cái vụ gỗ giếc này nói hoài nói mãi quá nhiều trên mạng, đến nỗi báo chí nước ngoài cũng đã lên tiếng, các bạn có thể tìm hiểu thêm. Tiền là tiên là phật, nhỉ

Khu vực này vẫn chưa phát triển, nhiều dự án đang được thiết lập, chỉ có một khu thương mại,cây xăng khá lớn ở đấy; so với Lao Bảo hay Mộc Bài thì hàng hóa khá ít, có vẻ cũ kỹ, giá cả so ra cũng ko rẻ hơn là mấy.



Khu thương mại.
DSC02603.jpg




So ra với những tiềm năng mà trang web của cửa khẩu công bố, Bờ Y vẫn chưa phát triển đúng như mong muốn, có lẽ vẫn đang ở dạng "tiềm ẩn", chờ một cú hích nào đó chăng!
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Rời khỏi Bờ Y, chúng tôi quay lại Plây Kần, nghỉ ngơi một chút rồi khởi hành, chính thức bước vào đường Trường Sơn.


Chuẩn bị nào, thêm lá cờ nữa cho lên tinh thần (^^)
DSC02628.jpg



Tại sao lại là "chính thức", ko phải mấy ngày hôm nay đều đi trên đường Trường Sơn sao? Thưa ko! Đoạn QL.14 từ Ngọc Hồi xuôi vào trong nam này, phải gọi là những dãy núi đồi trọc thì đúng hơn, tất cả đã bị tàn phá gần hết. Chỉ còn lác đác vài nơi có quy hoạch làm vườn quốc gia thì còn giữ lại đc. Cũng may là khu vực này có rừng núi Ngok Linh, rừng cấm quốc gia nên mới có thể còn chút cây xanh, bóng mát.

Nếu muốn thật sự đắm mình vào đường Trường Sơn năm xưa, theo tôi nghĩ chỉ còn từ đoạn Thạnh Mỹ - Quảng Nam lên Khe Sanh - Quảng Trị, tây Trường Sơn đến Phong Nha - Quảng Bình là còn tương đối toàn vẹn nhất.


Hãy xem năm xưa, ông cha ta đã "Bước chân trên dãy Trường Sơn" như thế nào nhé!
[video=youtube;7zPT3rR3HAs]http://www.youtube.com/watch?v=7zPT3rR3HAs[/video]


Dãy núi Trường Sơn

Là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Tiếng Lào gọi nó là Phu Luông.

Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.

Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.

Trường Sơn Bắc kéo dài từ điểm khởi đầu đến đèo Hải Vân - ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng.

Trường Sơn Nam bắt đầu từ dãy núi Ngok Linh - núi Bạch Mã tới cực nam Trung Bộ, cụ thề là Mũi Dinh - Sơn Hải - Ninh Thuận.



Chúng tôi đang đi trên điểm khởi đầu của dải Trường Sơn Nam ấy.


Đường Trường Sơn bây giờ quá đẹp và dễ đi, đâu còn "...xưa, Trường Sơn rừng vắng, núi mù sương..."
DSC02632.jpg



Có nhiều bản đồng bào, mỗi bản có nhà rông văn hóa rất to, dựng trên đồi cao…
DSC02630.jpg



Chúng tôi đã đi "Bên dòng sông Pô Kô"...
DSC02633.jpg



Thỉnh thoảng bắt gặp những bờ kè bằng đá giữ cho đất không trôi xuống mặt đường.
trendg-1.jpg



16h, chúng tôi đến Đăk Glei, một thị trấn yên bình nằm bên thượng nguồn dòng sông Pô Kô.
DSC02649.jpg
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)



Nơi chúng tôi nghỉ đêm nay là nhà trọ Tây Nguyên nằm gần cuối thị trấn.

nhanghitaynguyen.jpg



Trời còn sớm, mấy anh em rủ nhau leo lên ngọn đồi thông đối diện nhà nghỉ, đồi khá dốc, trần trật mãi cũng lên được lưng chừng đồi.


Từ đây ngắm nhìn toàn cảnh Đăk Glei khá đẹp.

canhtrendoi2-1.jpg



Thị trấn nằm trong thung lũng hẹp, chung quanh là đồi Thông, một dòng suối nhỏ chảy qua thị trấn là đầu nguồn của dòng sông Pôco. Đăk Glei điểm tiếp giáp dãy Trường Sơn...

canhtrendoi.jpg



Chúng tôi cũng ra bên bờ suối nhỏ ấy, suối khá cạn chỉ đứng tới đầu gối. Thật ko nghĩ rằng, đây là điểm khởi đầu của con sông Pô Kô hùng vĩ, dòng sông Pô Kô huyền thoại...

suoisaunhanghi.jpg



Anh Trang nhớ lại, thời anh cùng thành Đoàn đi xe đạp vượt Trường Sơn năm xưa...

"Năm 1991 chúng tôi đến Đăk Glei, dự tính nghỉ 1 đêm và đi đến Khâm Đức, nhưng đường đèo Lò Xo lúc lúc đó đã hóa rừng. Chúng tôi phải nghỉ thêm một đêm nữa chờ các bạn thanh niên đi mở đường qua Quảng Nam…Khi tạm biệt các bạn thanh niên tại ranh giới hai tỉnh, chúng tôi cũng không thể đến Khâm Đức trong ngày hôm đó vì phải dẫn bộ đi suốt 40 km, dưới cơn mưa tầm tả, đường lầy lội … một đêm ngủ trong rừng…"

Phong cảnh thật nên thơ, hữu tình quá!. Chúng tôi ngồi đấy ngắm buổi chiều tà. Xa xa, đỉnh Ngok Linh hùng vĩ, như người cha nhìn xuống đàn con nhỏ bé cứ bước đi mãi ko về. Ngok Linh ơi, khi nào con sẽ được đứng bên cạnh Người!...

suoisaunhanghi2.jpg
 
Last edited:
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp theo và hết)


Về nhà trọ, bà chủ nhà tiếp thị sâm Ngọc Linh, cũng chẳng biết thật giả, 3 tr 1 kg sâm tươi, sâm khô khoảng 10 tr. Bây giờ giá của nó lên cao như giá vàng vây!


Đây, hình em nó đây, lúc đầu háo hức lắm, khi xem sao thấy nó giả giả sao ấy!

DSC02650.jpg



Bà chủ cũng tiếp thị bao tử nhím, nghe nói cái này ngâm rượu uống là bổ lắm, cũng chẳng biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ xem thôi, chẳng mua gì!

DSC02651.jpg




Google map ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Bờ Y - Đăk Glei ( 165 km )

[GMAP]<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.0004961f1aff070b417a5&amp;ll=14.718161,107.799408&amp;spn=0.74787,0.471606&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.0004961f1aff070b417a5&amp;ll=14.718161,107.799408&amp;spn=0.74787,0.471606&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">Ngay 05: Kontum - Đăk Glei</a> in a larger map</small>[/GMAP]
 
Last edited:
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km )


Buổi sáng hôm nay chúng tôi sẽ tham quan ngục Đăk Glei (ngục Tố Hữu).


Trả phòng rồi khởi hành nào.
DSC02662.jpg



Bắt đầu vào khu vực đèo Lò Xo.
DSC02659.jpg



Đi khoảng 10 km có đường rẽ vào Ngok Linh, ngọn núi cao nhất miền nam, nơi có sâm Ngok Linh rất nổi tiếng… nơi có ngục Đăk Glei.


Ngã rẽ phải theo TL.673.
DSC02667.jpg



DSC02666.jpg



DSC02664.jpg




Đèo Lò Xo nhìn từ TL.673, con đường nhỏ cắt ngang ở phía trên bức hình chính là đường lên.

30730_1483873176335_1219046193_2351918_968248_n.jpg



30730_1483871216286_1219046193_2351880_345401_n.jpg
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Đường vào vườn Quốc gia Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) là tỉnh lộ 673, bắt đầu từ ngả ba Đăk Tả mạn chân đèo Lò Xo trên đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) rẽ nhánh vào.

Đường cấp 4 miền núi rộng 6 mét, mặt đường thảm nhựa 3,5 mét, dài 39,6 cây số (tính đến trung tâm xã Ngọc Linh) quanh co đèo dốc chập chùng, khánh thành ngày 31-5-2006. Có nhiều đoạn vì kết cấu địa chất địa tầng không thể thảm nhựa được nên phải xử lý bằng bê tông xi măng.

Công trình này được chính phủ Kuweit tài trợ 7.333.000 đôla trong tổng số kinh phí 97,83 tỉ đồng. Phần còn lại là từ vốn đối ứng của Chính phủ.



DSC02673.jpg



30730_1483873216336_1219046193_2351919_5398231_n.jpg



30730_1483871056282_1219046193_2351876_4491853_n.jpg



30730_1483873496343_1219046193_2351924_4993503_n.jpg



Đi một đoạn, chúng tôi gặp một ngã 3 có bảng chỉ dẫn, rẽ trái theo đường đất đỏ vào ngục Tố Hữu, đi thẳng xuống dốc là vào xã Ngok Linh.


30730_1483873296338_1219046193_2351920_1573946_n.jpg



DSC02674.jpg



Xã Ngọc Linh, thuộc vùng núi NgoK Linh được biết đến khá nhiều trong nền văn học nước nhà. Là nơi bảo bọc những văn nghệ sĩ ưu tú để từ đây phát tích ra những tác phẩm nổi tiếng như "Tiếng hát đi đày", "Bài ca chim Chơ-rao", "Bóng cây Kơ-nia"... và cũng là nơi ngã xuống bi tráng của những con người làm nên những trang văn bất hủ, như Nguyễn Mỹ, Ngọc Anh...

Trong đó, "Rừng Xà Nu" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất. Gần nửa thế kỷ qua, truyện ngắn “Rừng xà nu” như một nỗi ám ảnh người đọc, người học (trích giảng ở chương trình Ngữ văn lớp 12). Nó ám ảnh từ cảnh sắc đến con người, từ sức sống đến tinh thần chiến đấu ngoan cường giữa chốn ngàn xanh. Truyện lấy bối cảnh vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum, nơi nhà văn đã từng tham gia hoạt động cách mạng.

http://ficland.info/tin-trong-nuoc/800-ve-lai-rung-xa-nu.html


Với thế điệp trùng núi non hiểm trở, trầm mặc ngàn năm, nên Ngọc Linh ẩn chứa lắm điều nhuốm màu kỳ bí, kiểu... truyện đường rừng!

DSC02685.jpg



Những chuyện kể về các thợ sơn tràng một đi không trở lại, những tốp người tìm trầm, tìm sâm mất tích bí hiểm đến khó tin, những người lạ vào đây mắc phải những căn bệnh vô phương cứu chữa do "ma rừng" hoặc bị Yàng trừng phạt!... Chuyện thung lũng Ngọc Rêu giữa bốn bề vách núi được mệnh danh "Hẻm núi chết" là một ví dụ! Bà con ở đây đã từng chứng kiến và kể lại nhiều vụ máy bay rơi mà không hiểu nguyên do, cũng không bao giờ tìm thấy xác, nhất là vào thời kỳ chiến tranh, kể cả máy bay nước ngoài! Các phi công gọi nơi này bằng cái tên "Vùng xoáy lạ"! Nói theo ngôn ngữ chuyên nghiệp nghề bay thì là vùng gió thăng giáng bất thường, có thể quật rơi máy bay khi bay vào khu vực. Các phi công có kinh nghiệm, khi qua vùng này đều tìm đường bay vòng, tránh xa "Hẻm núi chết".

Cũng nơi đây trên trăm năm trước có chuyện lạ đời: Tên trung úy lính viễn chinh Pháp Mayréna, người gốc đảo Corse đồng hương đại đế Napoléon, đã bằng vào những thủ thuật xảo trá khuất phục bà con bản địa, tự dựng ra một "Vương quốc Xê Đăng" (vùng Đăk Tô, Tu Mơ Rông ngày nay) lấy "Đế hiệu" Marie Đệ nhất, "trị vì" được 2 năm, từ 1896 đến 1898 thì bị Công sứ Quy Nhơn Boulloche theo lệnh Chính phủ Pháp đến giải tán, nhân chuyến hắn trở về mẫu quốc để yêu sách với triều đình Đại Pháp!
http://tavansy.vnweblogs.com/archives/7975/20100622
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,444
Bài viết
1,147,300
Members
193,504
Latest member
niuelifeuit
Back
Top