What's new

Forester-Bạn là ai?

Bác về nhanh đi, không cái tiến bộ khoa học nó len lỏi khắp các vùng sâu, vùng xa rồi. Mình chạy không nhanh bằng nó. Mà không chỉ có cái con lợn tên lửa đâu, cả lúa nương, ngô nương... cũng bị thay bằng lúa lai, ngô lai hết cả rồi =)).

Ví dụ cái ảnh dưới đây cho thấy, ngô lai chỉ để vài tháng là mọt hết trong khi đó ngô bản địa để được cả năm mà chẳng sao (vì ngày sưa chỉ làm một vụ, để ăn quanh năm mà)
Em chả thấy cái ảnh nào? Anh cho 5 xu ảnh ạ.
Đúng là dạo này toàn giống năng suất cao, chịu được sâu bệnh,abczyz ưu điểm, chả giống những giống ngày xưa.
Cơ mà, năm ngoái, anh zai em còn muốn ôn nghèo kể khổ nhờ ông bạn ở Cục Khuyến Nông trung ương mua hộ 1 yến gạo loại gié chiêm, cái loại gạo đỏ đỏ thậm thậm cơm cứng như đá ấy ạ. Lạ thật. Thế nên chưa chắc những thức ngày xưa đã ngon nhỉ, bác không nhà nhỉ!
 
Đi mãi mà chưa tới Chợ Đồn, thôi để em kể sau vì bây giờ đã ở đây mấy hôm nay rồi tự nhiên chả muốn kể làm sao đến được đây. Tranh thủ ra huyện có internet, em kể chuyện đi tắm ở Ba Bể cái vì hè cũng sắp đến rồi.

Ba Bể là hồ nước ngọt trong hệ Caster lớn cỡ nhất nhì thế giới chắc các bác đều biết. Nước ở đây sâu lắm, nghe nói có chỗ sâu đến 70 m. Do hai bên là các vách đá nên nước rất sâu (trừ phía bãi ngô giáp bên Nam Cường-nước đục nên mọi người không tắm).

Theo cầu Bó Lù, đi khoảng một km, qua một cái barier đến ngã ba. Đi thẳng là ra bến hồ, rẽ phải là vào khu headquater của vườn QG Ba Bể. Để đi tắm các bác rẽ xuống bến. Tuy nhiên ở bến không tắm được vì rất bẩn và nhiều gạch mẩu đổ dưới đáy. Tốt nhất là các bác thuê thuyền đi ra đảo Po-gia-mai (tiếng địa phương có nghĩa là đảo bà goá).

Tắm ở đây thì tuyệt cú mèo, nhưng các bác phải biết bơi. Nếu không, phải thuê phao rất sẵn. Thuyền ra đảo 40-50k/lượt không mắc, nước vừa sạch, vừa trong. Mọi người lên đảo thay đồ tắm, và leo lên vách đá nhảy xuống, rất phê. Chú ý khởi động kỹ vì nước hồ sâu và lúc đầu hơi lạnh. Cũng chú ý là đá nhiều chỗ hơi sắc, cần đi dép nếu cần.

sieuthiNHANH200903238113nmu0yzfmnd2197658.jpeg


sieuthiNHANH200903238113mtgxmjrmy23522677_1.jpeg


sieuthiNHANH200903238113njywmmqwmt2473451.jpeg


sieuthiNHANH200903238113mge4y2uwmj2516962.jpeg
 
Last edited:
Lúc bơi vào vách đá, có rất nhiều ốc nhỏ bám vào vách, các bác cần thận không nó ấy cho phát vào chân, tay thì hỏng người. Đi Ba Bể mùa hè, nước ấm. Cái thú tắm hồ này không thể bỏ qua được.

Ba Bể còn nhiều cái mới. Bác nào đi quá 2 năm rồi, lên đi lại ạ. Rất hay, rất hay.

sieuthiNHANH200903238113ndywmmi4n22556731.jpeg


sieuthiNHANH200903238113ywi1otk0md2523368.jpeg


sieuthiNHANH200903238113ytrkodi5m22846478.jpeg


sieuthiNHANH200903238113ngzizge4ng2532459.jpeg


sieuthiNHANH200903238113yme3ndjkym2467628.jpeg


Em tìm được cái link này, bác nào muốn tìm hiểu có thể đọc thêm

http://e-cadao.com/queta/hobabe.htm
 
Last edited:
Cung đường thứ 3: Hà Nội-Chợ Chu-Chợ Đồn

Em lược lại cung đường thứ 3.

Qua thị trấn Sóc Sơn gặp trạm thu vé. Trước đây, nó thu cả xe máy, mãi đến gần đây nó mới bỏ.

sieuthiNHANH200903288613n2i5odc1yj581919.jpeg


Đến cách trung tâm Thái Nguyên 7 km, có đường tránh. Nếu không có việc gì qua thành phố thì đi đường này rất nhanh. Đường mới làm, rất đẹp.

sieuthiNHANH200903288613ndywnmy0mj585519.jpeg


Qua Thái Nguyên, đến địa phận Sơn Cẩm-Phú Lương có đoạn đường làm mãi mới song mà dân bản địa bảo là có ma.

sieuthiNHANH200903288613ztjjy2zinj325959.jpeg


Trên Quốc lộ 3, đến cây số 31, có biển báo rẽ vào tỉnh lộ 254 và cũng là đường đi ATK. Thực ra nói ATK là một vùng rất rộng gồm 3 huyện thuộc 3 tỉnh Định Hoá-Thái Nguyên, Sơn Dương-Tuyên Quang và Chợ Đồn-Bắc Kạn.

sieuthiNHANH200903288613mwfmotg2yj558946.jpeg


Đi lên một đoạn có biển chỉ dẫn đi ATK

sieuthiNHANH200903288613y2i1n2njng820000.jpeg
 
Như em đã nói ở đoạn trên, cái đường 254 này đang sửa một loạt cầu nên hơi khó đi, còn đường thì cơ bản đoạn Cây số 31-Quán Vuông đã chải nhựa đi rất tốt.

sieuthiNHANH200903288613ntc5mdkwod466520.jpeg

Đến Quán Vuông có biển chỉ dẫn rất rõ ràng. Chỉ tiếc bà con nhà mình biến nó thành nơi căng bạt để bán quán cóc và để rất lem luốc. Có khi phải để ý mới thấy.

sieuthiNHANH200903288613odljmjvjzw676683.jpeg

Trên đoạn Chợ Chu-Đèo So cầu đang làm dở...
Cầu Tà Ma

sieuthiNHANH200903288613zje3m2mzyw585182.jpeg

[
IMG]
sieuthiNHANH200903288613mgfmodgxyj564722.jpeg

Cầu Dốc Đỏ

sieuthiNHANH200903288613owjmndq3y2527286.jpeg


sieuthiNHANH200903288613mdyzyzy4mg706233.jpeg
 
Đèo So, phân chia địa phận 2 tình Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đỉnh đèo có cột mốc cây số đồng thời là cột phân chia ranh giới hai tỉnh. Chỉ cần đứng ở cột mốc này, bạn có thể có tấm ảnh chụp địa phận hai tỉnh (hai mặt cột ghi khác nhau).

Sau lưng là Thái Nguyên và khoảng cách đến Quốc lộ 3

sieuthiNHANH200903288613odrhzje5mw1207493.jpeg

Quay lại, sau lưng là Bắc Kạn và khoảng cách đến Bằng Lũng-Chợ Đồn

sieuthiNHANH200903288613owe0yza2mz825351.jpeg
 
Bác Không_gia_đình kể chuyện có duyên quá. Dáng đứng cũng duyên nữa. Cơ mà sau 4 năm ở rừng nếu so sánh ảnh "trước" và "sau" có vẻ bác còn "phố" hơn nhiều nhỉ.

Đọc bài của bác biết được thêm bao nhiêu thứ. Cảm ơn bác nhiều nhiều!
 
Em đang thắc mắc là sao suốt mấy chục km chạy trong Chợ Đồn thì rừng tự nhiên tốt ghê. Qua cái đèo So sang Định hóa thì toàn bạch đàn nhìn chán ốm. Hay BK là quê bác Nông nên giữ được rừng?
 
Em đang thắc mắc là sao suốt mấy chục km chạy trong Chợ Đồn thì rừng tự nhiên tốt ghê. Qua cái đèo So sang Định hóa thì toàn bạch đàn nhìn chán ốm. Hay BK là quê bác Nông nên giữ được rừng?

Nói chung, ở Bắc Kạn chả còn chỗ nào là rừng nguyên sinh, tự nhiên nữa đâu bạn ạ (trừ một ít được khoanh lại trong khu bảo tồn, ví dụ như Kim Hỷ-Na Rì, Nam Xuân Lạc-Chợ Đồn, Vườn Quốc gia Ba Bể-huyện Ba Bể). Dọc hai bên đường bạn thấy toàn rừng tái sinh thôi, trông thì xanh nhưng chẳng có giá trị kinh tế vì toàn các loại cây tạp như: Bồ Đề, Kháo, Vạng, Ba Vì, Da Đen, Hu toàn nhóm 7,8 trở lên...Thậm chí lấy làm củi cũng không đắt vì bà con địa phương chê nó khói, không đượm than.

Còn bên Thái Nguyên, Tuyên Quang tỉnh có chương trình trồng rừng riềng nên người ta chuyển đổi rừng nghèo kiệt thành rừng trồng mà bạn thấy. Tuy nhiên không phải Bạch Đàn đâu. Cái này mình bỏ cũng lâu rồi vì nó ăn hại đất. Chủ yếu bây giờ là Mỡ, Keo lai (Keo tai tượng, Keo lá tràm) làm nguyên liệu gỗ.

Tớ ở rừng lâu, có rất nhiều ảnh phá, đốt rừng (tại BK) lúc nào tiện tớ sẽ trưng ra. Nói thật, bà con mà đói thì cả bác Nông về giàn hàng ngang ra cũng chả giữ được rừng. Mấy hôm nay VTV nó toàn đưa tin lâm tặc lấy nghiến ở Na Rì-Bắc Kạn đấy. Đúng quê hương nhà bác Nông đấy. Cây nghiến trên núi đá hàng trăm tuổi, chúng nó xẻ nhỏ ra làm thớt hết có phí không.

Những đứa foresters như bọn tớ...:(:(
 
Những đứa foresters như bọn tớ...:(:(

Nói chuyện cây gỗ, nhớ hôm trước đọc bài báo online thấy nói tới bộ gỗ lũa của một cây gù hương đường kính gốc tới 7m, cây này sống khoảng 3000-4000 năm, thế kỷ trước bị người Pháp hạ rồi xẻ đem đi.

http://hanoimoi.com.vn/vn/35/201933/

Trong số các cây gỗ to ở mình, tớ cũng chỉ gặp được cây Chò chỉ ngàn năm ở Cúc Phương được coi là to nhất, đường kính gốc khoảng 5m, nhưng là chia làm 2 thân và đo chỗ cách nhau xa nhất.

Tớ muốn hỏi là liệu ở Việt Nam giờ ở đâu còn có thể có cây gỗ to đến như thế không? Không kể đám Siđa trông thì to nhưng toàn là thân phụ, rễ phụ, mà thực ra cũng chỉ vài trăm năm, cỡ nghìn năm khó quá.

Cây Dã hương nghìn năm ở Bắc Giang có phải cũng là Gù hương trong bài trên không, và cây ấy to đến độ nào, tớ chưa đến nên chưa biết.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top