What's new

Forester-Bạn là ai?

Ở lại căn lều trống hoác kia là hai người phụ nữ. Lai thỉnh thoảng có lên và tiếp tế nước hay lương thực. Lai không thể ở lại đây vì còn hai đứa nhỏ dưới bản phải đưa đón học hành hàng ngày. Trong căn lều đã chất quá nửa các bó lúa trên cái sạp nứa, tôi thấy những điều mà mình chưa bao giờ nghĩ tới. Ở đó có một cái can nhựa trắng đã ngả mầu cháo lòng đựng được khoảng 3 lít nước. Đây là tất cả số nước mà hai người đàn bà có trong một ngày vì nơi đây trên núi. Phải đi rất xa mới đến con suối nhỏ như tôi đã tả ở trên để lấy nước mang lên. Trên cái giá tre lạnh tanh là nồi cơm nhỏ còn lại phân nửa. Chắc đây là phần cơm chiều. Như vậy họ chỉ nấu một bữa sáng và ăn cả ngày. Tôi đoán rằng tại họ bận quá, lúa thì đã chín rục cả rồi nên tranh thủ thu hoạch được nhanh từng nào hay từng đó. Tôi thấy có mấy cái bát mẻ và một túi nhỏ ni lông đựng muối. Ngoài ra cũng chả có thêm gì kể cả những thứ tối thiểu như cái màn hay cái chăn để đắp vì ở núi cao, đêm đến nhiệt độ xuống rất thấp. Hay có khi họ đốt lửa sưởi ban đêm?

IMG_0038.jpg

Tôi từng nhiều lần đến nhà Lai và biết dù là ngày mùa họ cũng thường ăn độn cơm ngô. Đó là thứ cháo ninh từ hỗn hợp hạt ngô say và gạo. Mầu trắng của gạo bị lấn át hoàn toàn, bị biến mất bởi mầu vàng của ngô như muốn phơi bày ra một sự thật rằng cái gọi là cơm ngô kia thì thực chất ngô là chính. Hôm nay, có lẽ nồi cơm không độn này là một điều đặc biệt cho người ở lại sâu trong rừng thu hoạch những bông lúa quý giá kia.

IMG_0039.jpg

Trên cái ống đựng đũa, cuộc sống tự cung tự cấp thể hiện ra một cách rõ nét. Chiếc đũa cả to và thô còn nguyên những hạt cơm dính từ sáng hay từ khi nào. Tôi đặc biệt chú ý đến cái muôi đẽo bằng tre. Có lẽ ở đây, bất cứ cái gì mà người dân có thể tự làm được từ nguyên vật liệu địa phương thì họ đều cố gắng làm. Tôi chợt nghĩ rằng cái công ngồi dẽo, vót, chuốt cái công cụ nấu ăn kia có thi còn nhiều tiền hơn cả việc mua một cái muôi nhôm vừa bền vừa dễ rửa.


IMG_0041.jpg

Có thể với nhiều người đi nhiều, thấy nhiều thì cái tiểu tiết muôi tre kia chả là gì, chả đáng gì. Nhưng với tôi, lúc mới lên Bắc Kạn năm 2006, thấy cảnh này cũng suy nghĩ và tâm trạng nhiều lắm. Tôi không muốn so sánh, không muốn ai đang có cuộc sống xung túc phải từ bỏ nó, sống cực khổ để thông cảm với người nghèo nhưng rõ ràng, bà con nơi đây còn vất vả lắm. Bây giờ ngồi viết lại suy nghĩ của mình lúc đó, cảm giác như mình có lỗi vẫn còn đeo đẳng khôn nguôi. Cũng chẳng biết nên dùng lời nào để nói lời cảm thông với gia đình nhà Lai, với bà con ở đây. Lúc đó tôi chỉ biết lặng lẽ quan sát. Nếu để ý kỹ thì còn chụp được rất nhiều bức ảnh để mọi người xem chứ không phải kể lể nhiều lời. Nhưng lúc đó, tôi không còn tâm trí nào mà chụp ảnh:(.
 
Xuống đến thung lũng, toàn ngô là ngô. Người ta như có cảm giác mình đang ở trên một biển ngô, núi cao bao bọc xung quanh khiến mình như có cảm giác đang bay vậy.

Ôi, em mê cái thung lũng ngô này quá! Vậy nếu có dịp nào đó em muốn ghé thăm thung lũng Lủng Trang này thì em phải liên hệ với xã đi cùng à anh homeless?
 
Mời các bác xem cái chuồng trâu. Trông đơn giản thế nhưng không phải hộ nào cũng có vì họ toàn thả rông thôi.

sieuthiNHANH2009051613520nzm4zwnjmw2277419.jpeg



Anh homeless làm em nhớ đến NGO mà em từng cộng tác, họ cũng giúp dân nghèo tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp bằng cách dùng microfinance , anh làm nhiều dự án chắc là rành cái này rồi nhỉ.
Nhưng sau gần 3 tháng bà chủ tịch quay lại thì ôi thôi lớp nào là bò chết do bệnh dịch, bò chết do...không biết bơi; chả là có mưa to, lụt, mùa nước lũ thường thế, dân cứ không chăm bò, bỏ thí, thế là bỏ sông bỏ bể;đến khi bà ta quay lại thì báo cáo bò chết với những nguyên nhân muốn tin hay không thì còn tùy tình hình mà định liệu.
Em đọc mấy bài báo cáo của dân để làm báo cáo lại thì thật không biết nên tin ai, em trích 1 đoạn trong báo cáo mà em nhận nhé:

"Vào đêm 25/10 , là một đêm mưa gió to, lũ lụt ào đến rất nhanh, chuồng bò bị lụt sâu đến 30-40 cm. Nước dâng cao khiến con bò của anh A hoảng hốt, nó tự giẫm lên dây mũi (nose ring) và khiến đầu bỏ bị nhấn chìm dưới nước, bò bị ngộp nước chết. Gia đình không hay biết tình trạng của bò mãi đến sáng hôm sau..."
"Con bò của anh B chống chọi với cơn lũ lụt lớn, chuồng bò ngập đến 0,4m, con bò uống nước bẩn, không hợp vệ sinh, và thiếu ăn (undernourishment)- em không còn giữ bản gốc vì tất cả đã dịch để báo cáo cả rồi, đây là bản em tự dịch lại, buồn cười thì bỏ qua nhé! ^^ , đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc bò bỏ ăn 3 ngày liền và chết..."

Hoan hô anh vì microfinance của anh nhìn cơ bản thì tương đối thành công!

Hôm nay em mới đọc được topic này của anh, em sẽ ngồi đọc cho xong hết rồi đi ngủ.​
 
Các phượt gia, khi chụp ảnh người dân mà hứa gửi ảnh cho họ thì đừng có quên. Điều này tối kỵ vì người sau sẽ không thể chụp tiếp vì dân không tin nữa :T

.

Eo ôi, còn hứa với 3 gia đình người Dao đỏ tại mấy xã Sapa chưa gửi ảnh...! hic..:((
 
Bên trong nhà, trên cái nóc tủ trống hoác và bức vách gỗ, mọi thứ đã sẵn sàng.

sieuthiNHANH2009081923034odywodg5yz97045.jpeg

Hôm em xem nhảy đồng vào mùng 1 Tết âm lịch của người Dao đỏ tại Tả Phìn thì họ cũng cúng trong một gian nhà với các bước hình thờ tương tự như thế này, anh có hiểu hết các điệu nhảy rầm rầm của họ không, và tiếng tụng mà họ vừa nhảy vừa khấn em nghe bảo là tiếng Nho xưa, em cũng không hỏi ai được ...
 
Anh homeless làm em nhớ đến NGO mà em từng cộng tác, họ cũng giúp dân nghèo tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp bằng cách dùng microfinance , anh làm nhiều dự án chắc là rành cái này rồi nhỉ...

....Hoan hô anh vì micro-finance của anh nhìn cơ bản thì tương đối thành công!

Mình có biết micro-finance nhưng ở Bắc Kạn thì chỉ làm về rừng thôi vì mình là Forester. Sau thấy hộ này hoàn cảnh quá, mình làm cái gì họ cũng không theo được nên mấy anh em kiếm cách mua cho con trâu. Con trâu này giờ phát triển tốt rồi, đã kéo được gỗ giúp cho họ có thêm thu nhập.

Còn muốn đi cái thung lũng ngô kia cũng hơi khó chút vì phải xin phép(NT). Mình cũng đã từng dẫn một đoàn Phươt đi, bạn có thể xem thêm cái này.

Mà loanh quanh ở đó còn khối cái hay mà chưa có thời gian để kể tiếp.

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=3863&page=3
 
Em ngồi hý hoáy, đọc được bài của bác, đọc một mạch 3h liền, đọc xong mắt em lồi ra thêm 1 tí. Nhưng mà bõ công, lồi thêm cho thành ốc nhồi cũng được.
Bác viết hay lắm, em thích rừng vì nhà e cũng trên rừng, nay đọc bài bác viết em thấy yêu rừng hơn.
Cảm ơn Bác nhiều lắm ạ !
 
Đọc những trang viết của bác homless man thấy cuốn hút và học được nhiều điều quá. Lối viết mộc mạc, giảndị không trau chuốt nhưng chân thực và đầy ắp thông tin làm cho người đọc dễ cảm nhận về thiên nhiên, vùng đất con người nơi bác đang làm việc, cũng như những tâm tư đầy trách nhiệm của bác, nó làm cho mọi người thêm yêu quý bác hơn, yêu cả những lỗi chính tả khi viết bác hay dùng :D. Sau khi đọc hết 27 trang của topic này cá nhân tôi thấy bác quả là môtn người rất có trách nhiệm, hiểu biết và tâm huyết với nghề nghiệp của mình, một công việc mà đôi khi người ta cố phải tạo nên sự lãng mạn để mà quên đi những nhọc nhằn hàng ngày phải trải qua, và nhất là tôi cảm phục về những trăn trở, những day dứt của bác trước những cảnh đời khốn khó, những gian nan vất vả, những thiệt thòi của đồng bào vùng cao. Bác làm việc đã 4 năm trời ở vùng đất đó, cái đói, cái nghèo, cái gian nan là những thứ hàng ngày bác cứ mỏ mắt ra là thấy, nhưng nó không hề làm bác chai sạn, VÔ CẢM, đó là điều chúng tôi thấy cần phải học bác. Tuần trứoc cậu lái xe cơ quan tôi đi công tác Bắc Cạn có 2 ngày, vào cả chỗ khai thác khoáng sản và hồ Ba Bể, về đã kêu trời là buồn chán và gian khổ. Quà cậu ấy biếu tôi là một ít cá khô ( chắc bắt từ hồ Ba Bể ) bé đúng bằng ngón tay cái, trông giống như cá tép mương, bà con trên đó phơi khô rồi kẹp bằng những thanh tre giống như kẹp chả. Giữa thời dịch heo tai xanh món quà quê đó có khi lại trở thành đặc sản:)). Mong tiếp tục được đọc và trải nghiệm những câu chuyện của bác.
P/S: hình như trên phượt bác có viết bài về đi du học ở Úc có đúng không? nhìn " hàng " thấy tướng mạo phương phi giống hệt nhau.
 
Topic này tôi viết đầu tiên trên Phượt và cũng là Forum đầu tiên mà tôi làm thành viên. Cũng chả biết bắt đầu thế nào nên bạ đâu viết đấy, lúc đang ở chỗ này, lúc lại nhảy sang cái kia, lung tung không đầu không cuối. Sau, rút kinh nghiệm có bố cục lại theo trình tự thời gian và địa bàn. Nói thật với các bạn, tôi mới viết được một phần rất nhỏ và còn thấy những cái đau lòng mà rất ít người thấy, rất ít cán bộ, quan trên thấy. Để từ từ tôi viết tiếp vì như tôi đã kể, cuộc "phượt" này kéo dài những bốn năm, không chỉ phượt trên thực địa mà còn phượt sâu vào thân phận của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi bản...thì có biết bao nhiêu điều có thể kể.

Tôi cũng phải xin lỗi mọi người vì những lỗi chính tả không đáng có. Khi tôi tập trung vào suy nghĩ thì hay viết nhầm tr-ch, d-r-gi...và thường khi viết song tôi không hay kiểm tra lại:T. Nếu có thời gian đọc lại sẽ ít lỗi hơn nhưng lại làm chậm dòng suy nghĩ.

Khi chúng tôi ở trong rừng, trong bản có khi nằm lều, có khi nằm đất, cùng ăn, ở với bà con. Demo mấy cái ảnh để viết tiếp câu chuyện mà tôi biết sẽ rất kén người đọc chứ không vui vẻ như các topics có ảnh đẹp, cảm nhận hay về những chuyến đi của các thành viên khác.

DSC00237.jpg


Các bác có hay thấy bọn trẻ sống như cỏ dại như này không? Được cái chúng rất ít ốm đau bệnh tật.



DSC00269.jpg


IMG_0035.jpg



Một lần vào bản. Sẽ chuyển đến các bác một thiên phóng sự nóng hổi về những chuyến đi gian khổ.
Nếu khéo viết báo cũng kiếm được khối sèng=))



IMG_0064.jpg


Vào đến nơi thì quần áo ướt hết như đái dầm. Áo còn cởi ra hong được chả nhẽ lại cởi nốt cả quần như lũ trẻ.


IMG_0144.jpg


Và cái sự ngủ, tiện đâu ngủ đấy, đâu có nề hà. Zai Hà Nội chính cống đấy​
 
IMG_0064.jpg


Vào đến nơi thì quần áo ướt hết như đái dầm. Áo còn cởi ra hong được chả nhẽ lại cởi nốt cả quần như lũ trẻ


IMG_0144.jpg


Và cái sự ngủ, tiện đâu ngủ đấy, đâu có nề hà. Zai Hà Nội chính cống đấy[/CENTER]
Bác Không gia đình xuống " ba cùng" với dân bản mà béo trắng như Tây, ngực căng tràn sức sống chứng tỏ một điều là bác được đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Cạn rất yêu thương, chăm sóc như người thân nên cơ thể mới tràn đầy nhựa sống như thía. Chúc mừng bác đấy.(beer)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,408
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top