What's new

[Chia sẻ] Khám phá Con đường Tơ Lụa

Đối với tôi Trung Hoa quả là quá rộng lớn và huyền bí, có quá nhiều điều để khám phá và tôi không quyết định nổi mình nên bắt đầu từ đâu. Sau chuyến đi Lệ Giang, chúng tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp đa dạng của vùng đất Vân Nam nằm ngay sát Việt Nam. Chuyến đi tiếp theo được quyết định nhanh chóng, đó là khám phá những kinh đô cổ xưa nhất Trung Quốc: thành Hàm Dương - Lạc Dương - Khai Phong. Chuyến đi tiếp theo đó mà chúng tôi hướng tới là vùng đất huyền bí Tây Tạng. Khi đó nhóm Tibet tháng 5 với 2 thành viên Lệ Giang 1 đã quyết định lên đường vào đầu mùa hạ, thời điểm này thời tiết ở Tây Tạng có lẽ là dễ chịu nhất. Tôi vẫn ôm ấp giấc mộng nhìn thấy Tibet mùa thu với những hàng cây lá vàng rực rỡ, thế nên đã vạch một lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng mùa thu, và nhất quyết chờ đến mùa thu...

Hai cô bạn JanJan và Miuykivn đều là những người bạn có kinh nghiệm backpack, khả năng tổ chức và lên kế hoạch tốt. Nhớ lại hồi ấy, tối nào cả 3 cũng conference đến khuya để lên lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng. Lịch trình đã xong, thậm chí đã contact với các agent để làm permit vào Tây Tạng. Một hôm JanJan tìm được cuốn Con Đường Tơ Lụa của Xa Mộc Kỳ ở Đinh Lễ. Đọc xong cuốn bút ký này JanJan mê mẩn ngợi ca, đến mức tôi và Miuykivn phải lao ra Đinh Lễ vợt lấy những cuốn cuối cùng rồi ngồi trên vỉa hè đọc ngấu nghiến.

Đoạn mở đầu của Con đường Tơ Lụa , Xa Mộc Kỳ đã viết thế này:

"Do đâu mà con đường tơ lụa có sức hấp dẫn như vậy? Những ai đã đi thăm con đường xưa nổi tiếng trong và ngoài nước Trung Quốc đều tự cảm nhận sức hấp dẫn ấy.

Ông Trần Thuấn Thần, người từng đi lại nhiều lần trên con đường tơ lụa đã nói với tôi rằng mỗi lần đi như thế mình lại phát hiện ra những cái mới và hiểu thêm được những điều mới.

Tôi đang dài dòng cho ông biết mấy người bạn của tôi chưa từng đi lần nào cả, ông ngồi yên lắng nghe, rồi cười, nói với vẻ khiêm hòa:

- Ồ thú lắm! Tôi cũng cần phải đi lại. Năm 1978 và 1979, tôi đã phải mất bảy tháng để đi từ Tây An, men theo dấu chân của các đội con buôn đi bằng lạc đà thời cổ đại qua từng trạm, từng trạm để thám hiểm, đi khắp hành lang Hà Tây và xuyên qua ba tuyến đường ở Nam Bắc dãy Thiên Sơn, toàn bộ hành trình phải đến hơn 5000 cây số.

Đối với tôi sự cảm nhận về sức hấp dẫn của con đường tơ lụa, nếu được nói một câu khái quát thì tôi sẽ nói trong cuộc tìm tòi thám hiểm này rằng tôi cảm thấy thích thú vô cùng.

Chỉ nói đến phong cảnh thiên nhiên thôi thì nào núi non, sông ngòi sa mạc, thảo nguyên - chúng luôn luôn biến hóa. Cái bao la khoáng đạt cố nhiên là nét đặc sắc của chúng, nhưng còn núi cao, vực sâu hoặc trong lòng sa mạc thì cảnh sắc kỳ ảo, rực rỡ, tráng lệ khiến người ta không ngớt thán phục. Trên đường đi thường có thể không biết tên địa phương, nhưng ta có cảm tưởng hầu như được xem những bức tranh sơn dầu cổ điển vậy. Cảnh đẹp do chính ta phát hiện và tự nhận ra sự hứng thú đặc biệt của chính mình.

Trên con đường tơ lụa, rải rác đây đó là những tòa cổ thành, những hang thạch động, chúng lóe lên ánh sáng ngọc ngà thần bí của một thời. Cho dù đã có nhiều nhà bác học trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng cũng vẫn chưa làm lộ ra hết bức màn bí mật trong bản thân chúng. Người có lòng cứ việc tìm đến từng chút, từng nơi, còn đối với người đương thời hoặc đối với hậu thế, đó cũng là công việc mang rất nhiều ý nghĩa.

Ngay như lộ tuyến của con đường tơ lụa đến nay vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Phương hường tổng thể của nó thì đã rõ, song truy tầm theo dấu chân của Trương Khiên, Hoắc Khứ Bệnh, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang thì cũng cần phải mất nhiều công sức. Theo dấu chân thám hiểm của cổ nhân, tôi cho rằng ngày xưa việc khai thông giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và phương Tây của những người này là những cống hiến đáng khâm phục...

Tác giả

Tháng Năm năm 1986"


desert20view.jpg
Note: Ảnh sưu tầm trên net
 
Last edited:
Cây cầu bắc qua khu hậu cần bên kia sông:

IMG_2066.jpg


CopyofIMG_1977-2.jpg


Lúc đi qua cầu thấy tớ ôm dây sắt lẩy bẩy dòm xuống lòng sông bẹn Natasha bảo: Bà yên tâm đi, rơi xuống không chết được đâu mà, cùng lắm chỉ...gãy xương thôi =))

IMG_2028.jpg


IMG_2051.jpg


Ai bảo Xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan (c):

IMG_2044.jpg
 
Địa hình vùng này đặc biệt thật. Những bờ sông kia hình như không phải vách đá nguyên, chỉ là đất có lẫn đá, thế mà không bị sụp bờ nhỉ.

Những phong hỏa đài để đốt lửa khi có giặc, và dùng phân chó sói để đốt phải không nhỉ ?
 
Địa hình vùng này đặc biệt thật. Những bờ sông kia hình như không phải vách đá nguyên, chỉ là đất có lẫn đá, thế mà không bị sụp bờ nhỉ.

Những phong hỏa đài để đốt lửa khi có giặc, và dùng phân chó sói để đốt phải không nhỉ ?

Dòng sông này có vẻ được hình thành khi đất nứt ra tạo thành một khe trống rất lớn ở giữa, đất cát và sỏi đá trộn lẫn vào nhau làm cho nó có kết cấu chắc chắn lắm, người ta còn khoét một ngôi nhà ở thành vách sông:

IMG_2050.jpg


Quanh vùng này chỉ toàn là hoang mạc sỏi đá, chả thấy có cây cối động vật gì, chắc không có sói để lấy ...phân đốt đâu :D
 
Quanh vùng này chỉ toàn là hoang mạc sỏi đá, chả thấy có cây cối động vật gì, chắc không có sói để lấy ...phân đốt đâu :D

Hí, theo như đọc thì người ta bảo muốn cột khói trên phong hỏa đài màu đen nhìn rõ, bốc được cao, khói được quyện mà không bị tản theo gió thì dùng phân chó sói. Nếu ở đó không có phân chó sói thì có thể chuyển từ nơi khác đến mà.

Tệ hơn nữa, không có phân chó sói thì thay bằng cái khác vậy. He he.

Mà không biết khu này có phải là nơi mà Mạnh Khương Nữ khóc đổ Trường thành không nhỉ.
 
"Nói chuyện" với bác Chitto, quả thực mở mang đầu óc(beer), tò mò muốn tìm hiểu về việc người ta đốt gì trên Phong Hỏa Đài, và lấy đâu ra nhiều phân chó sói để đốt, Moon google được một chương rất thú vị trong Totem sói đây:

Totem Sói - Chương 21:

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn3n4n4n31n343tq83a3q3m3237n1n1n

Đốt phân sói giống như đốt thảm len, khói bốc lên màu nâu nhạt, không đậm bằng khói củi. Củi cháy đùng đùng, phân sói cũng cháy thành ngọn lửa, cuối cùng tất cả đỏ rực, khói cũng không còn mấy, nói gì khói đen, khói trắng cũng không. Vậy làm gì có “khói sói” khiến người ta sợ mất vía? Làm gì có cột khói đen cuộn cuộn dâng cao đầy ma thuật? Chỉ là đống củi khô thêm vào đó ít thảm len rách, khói bôc lên rất bình thường, mỏng và nhẹ.

.....

Trần Trận ngồi trên “phong hoả đài” suy nghĩ rất lung. Đã bảo khói sói không phải khói của phân sói, vậy thì khói đen cuồn cuộn trên phong hoả đài sao lại gọi là khói soi? “Khói sói”, từ này quả đáng sợ hơn, có tác dụng uy hiếp hơn đàn sói, còn từ “sói” trong “Sói đến đấy” không phải đàn sói thảo nguyên, mà là lá quân kỳ thêu hình đầu sói của kỵ binh Đột Quyết; là những kỵ binh Hung Nô, Tiên Ty, Đột Quyết, Mông Cổ hùng mạnh, mang tính sói của thảo nguyên, noi gương sói, rất thích tự ví mình là sói, ví người Hán là cừu; luôn luôn tự hào về sói mạnh một chọi trăm của mình mà khinh rẻ tính cách nhu nhược như cừu của các dân tộc nông canh. Còn dân tộc nông canh Hoa Hạ cổ đại vẫn coi kỵ binh thảo nguyên là “sói”. Nghĩa ban đầu của “khoi sói” phải là “Khói lửa trên phong hoả đài, là tín hiệu bằng khói lửa cấp báo kỵ binh dân tộc thảo nguyên sùng bái tôtem sói, đã xâm phạm quan nội”. Khói sói và phân sói không hề lien quan.

Cậu chợt nghĩ, có lẽ trên thế giới này chỉ Hán ngữ có cái từ “khói sói”. Trên đời này, chuột sợ mèo nhất, cừu sợ sói nhất. Lấy “khói sói” tượng trưng cho cuộc tiến công đáng sợ nhất của dân tộc thảo nguyên, đã bộc lộ bản chất tính cách cừu tính hoặc gia súc tính của dân tộc Hán.
 
Chuyện nàng Mạnh Khương khóc chồng làm đổ cả Vạn Lý Trường Thành có lẽ chỉ là truyền thuyết, nhưng chuyện nàng Vương Chiêu Quân bị Hán Vũ Đế gả sang Tây Vực cho vua nước Ô Tôn (Tân Cương) là có thực.

Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" (昭君出塞, "Đi đến biên cương") nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" do đó mà có.

Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng, Chiêu Quân được cho là đã cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. Tiếng đàn của Chiêu Quân ở Nhạn Môn Quan trở thành điển tích Hồ Cầm.

Nghe Đổng Đại đàn Hồ già, kèm gửi lời đùa ông cấp sự họ Phòng
Thơ : Lý Kỳ

Xưa Thái Diễm sáng tác khúc Hồ già ( Thái Diễm: Chiêu Quân )
Mỗi lần gảy mười tám bản đàn
Người Hồ rơi lệ ướt cỏ biên thuỳ
Sứ Hán đau lòng nhìn người trở về
Đồn xưa xanh xanh, đài lửa lạnh lùng ( đài lửa: ý Phong Hỏa Đài )
Đại hoang u ám, tuyết trắng tung bay

Trước gẩy dây thương, sau giốc vũ
Bốn bề lá thu lay động xao xuyến
Đổng Đại tử, thông thần minh
Yêu tinh trong rừng thông lén đến nghe
Nhạc chậm rồi nhanh, đều do tay người
Vừa qua đã lại sao hữu tình

Núi hoang muôn loài chim tan rồi lại hợp
Vạn dặm mây bay âm u rồi lại bừng nắng
Chua xót như nhạn non lạc bầy trong đêm
Nức nở như đứa con Hồ khóc khi xa mẹ
Sông chợt lặng sóng
Chim bỗng thôi kêu

Bộ lạc Ô Châu xa nhà
Khói bụi La Sa sinh niềm ai oán
Điệu đàn chuyển sang u uất như gió nổi mưa tuôn
Như gió bay qua rừng, mưa rơi mái ngói
Như suối biếc ào ào đổ ngọn cây
Như con hươu đồng kêu tha thiết chạy dưới nhà
Thành Trường An nối liền vườn Đông Dịch
Ao Phượng Hoàng trước điện Thanh Toả
Ta biết người tài cao thoát vòng danh lợi
Ngày đem mong người ôm đàn tới


Chú thích: Đổng Đình Lan đời Đường nổi danh là đệ nhất cầm nhân, làm môn khách của Phòng Quán. Năm Thiên Bảo thứ năm, Quán được thăng chức, Lý Kỳ làm bài này...

Vương Chiêu Quân: thứ 2 từ trái sang

800px-Tu_dai_My_nhan_TQ-Four_Great_.jpg
 
Last edited:
Thì ra là vậy. Những truyền thuyết bao giờ cũng mang một phần sự thật lịch sử nào đó.

"Quá quan này khúc Chiêu Quân, nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia" (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Về chuyện nàng Vương Chiêu Quân, có nhiều dị bản. Túm lại trong 4 đại mỹ nhân TQ, theo truyền thuyết, ngoại trừ Điêu Thuyền không rõ, còn 3 nàng còn lại đều chết khổ sở đau đớn cả.

Và lại có câu chuyện là 4 nàng, nàng nào cũng có một khuyết tật. Để ngụ ý rằng không có cái gì trên đời này Toàn hảo cả.
 
Hay thật, cảm giác khi nhìn ảnh ngâm thơ thật hoành tráng lại bi ai. Lại phải xắp xếp lịch thôi moon ơi!
 
@TYYT: hì...năm nay thóc cao gạo kém, chờ mãi chả thấy tiền nó rơi vào đầu, thôi từ giờ đến cuối năm ra đường có nhỡ vấp phải tập đô la thì lại đi Hoàng Sơn, hoặc là Lệ Giang mùa thu, lên hồ Lugu thăm các chị em ở Vương quốc nữ nhi vậy :).

-------------------------------------------------

Huyền bích Trường thành ( Thành Treo )

Huyền bích trường thành nằm vắt vẻo trên đỉnh Hắc Sơn, dưới chân thành là một ốc đảo xanh tốt:

IMG_2115.jpg


Nhìn từ xa thành như được treo lên ngang lưng trời, vì vậy nó có tên Thành Treo:

IMG_2076.jpg


Vật liệu xây dựng thành:

IMG_2087.jpg


Đường lên :

IMG_2082.jpg


IMG_2093.jpg


Nhìn xuống khu rừng cây bên dưới:

IMG_2108.jpg


IMG_2091.jpg


IMG_2111.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,873
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top