What's new

[Chia sẻ] Khám phá Con đường Tơ Lụa

Đối với tôi Trung Hoa quả là quá rộng lớn và huyền bí, có quá nhiều điều để khám phá và tôi không quyết định nổi mình nên bắt đầu từ đâu. Sau chuyến đi Lệ Giang, chúng tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp đa dạng của vùng đất Vân Nam nằm ngay sát Việt Nam. Chuyến đi tiếp theo được quyết định nhanh chóng, đó là khám phá những kinh đô cổ xưa nhất Trung Quốc: thành Hàm Dương - Lạc Dương - Khai Phong. Chuyến đi tiếp theo đó mà chúng tôi hướng tới là vùng đất huyền bí Tây Tạng. Khi đó nhóm Tibet tháng 5 với 2 thành viên Lệ Giang 1 đã quyết định lên đường vào đầu mùa hạ, thời điểm này thời tiết ở Tây Tạng có lẽ là dễ chịu nhất. Tôi vẫn ôm ấp giấc mộng nhìn thấy Tibet mùa thu với những hàng cây lá vàng rực rỡ, thế nên đã vạch một lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng mùa thu, và nhất quyết chờ đến mùa thu...

Hai cô bạn JanJan và Miuykivn đều là những người bạn có kinh nghiệm backpack, khả năng tổ chức và lên kế hoạch tốt. Nhớ lại hồi ấy, tối nào cả 3 cũng conference đến khuya để lên lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng. Lịch trình đã xong, thậm chí đã contact với các agent để làm permit vào Tây Tạng. Một hôm JanJan tìm được cuốn Con Đường Tơ Lụa của Xa Mộc Kỳ ở Đinh Lễ. Đọc xong cuốn bút ký này JanJan mê mẩn ngợi ca, đến mức tôi và Miuykivn phải lao ra Đinh Lễ vợt lấy những cuốn cuối cùng rồi ngồi trên vỉa hè đọc ngấu nghiến.

Đoạn mở đầu của Con đường Tơ Lụa , Xa Mộc Kỳ đã viết thế này:

"Do đâu mà con đường tơ lụa có sức hấp dẫn như vậy? Những ai đã đi thăm con đường xưa nổi tiếng trong và ngoài nước Trung Quốc đều tự cảm nhận sức hấp dẫn ấy.

Ông Trần Thuấn Thần, người từng đi lại nhiều lần trên con đường tơ lụa đã nói với tôi rằng mỗi lần đi như thế mình lại phát hiện ra những cái mới và hiểu thêm được những điều mới.

Tôi đang dài dòng cho ông biết mấy người bạn của tôi chưa từng đi lần nào cả, ông ngồi yên lắng nghe, rồi cười, nói với vẻ khiêm hòa:

- Ồ thú lắm! Tôi cũng cần phải đi lại. Năm 1978 và 1979, tôi đã phải mất bảy tháng để đi từ Tây An, men theo dấu chân của các đội con buôn đi bằng lạc đà thời cổ đại qua từng trạm, từng trạm để thám hiểm, đi khắp hành lang Hà Tây và xuyên qua ba tuyến đường ở Nam Bắc dãy Thiên Sơn, toàn bộ hành trình phải đến hơn 5000 cây số.

Đối với tôi sự cảm nhận về sức hấp dẫn của con đường tơ lụa, nếu được nói một câu khái quát thì tôi sẽ nói trong cuộc tìm tòi thám hiểm này rằng tôi cảm thấy thích thú vô cùng.

Chỉ nói đến phong cảnh thiên nhiên thôi thì nào núi non, sông ngòi sa mạc, thảo nguyên - chúng luôn luôn biến hóa. Cái bao la khoáng đạt cố nhiên là nét đặc sắc của chúng, nhưng còn núi cao, vực sâu hoặc trong lòng sa mạc thì cảnh sắc kỳ ảo, rực rỡ, tráng lệ khiến người ta không ngớt thán phục. Trên đường đi thường có thể không biết tên địa phương, nhưng ta có cảm tưởng hầu như được xem những bức tranh sơn dầu cổ điển vậy. Cảnh đẹp do chính ta phát hiện và tự nhận ra sự hứng thú đặc biệt của chính mình.

Trên con đường tơ lụa, rải rác đây đó là những tòa cổ thành, những hang thạch động, chúng lóe lên ánh sáng ngọc ngà thần bí của một thời. Cho dù đã có nhiều nhà bác học trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng cũng vẫn chưa làm lộ ra hết bức màn bí mật trong bản thân chúng. Người có lòng cứ việc tìm đến từng chút, từng nơi, còn đối với người đương thời hoặc đối với hậu thế, đó cũng là công việc mang rất nhiều ý nghĩa.

Ngay như lộ tuyến của con đường tơ lụa đến nay vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Phương hường tổng thể của nó thì đã rõ, song truy tầm theo dấu chân của Trương Khiên, Hoắc Khứ Bệnh, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang thì cũng cần phải mất nhiều công sức. Theo dấu chân thám hiểm của cổ nhân, tôi cho rằng ngày xưa việc khai thông giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và phương Tây của những người này là những cống hiến đáng khâm phục...

Tác giả

Tháng Năm năm 1986"


desert20view.jpg
Note: Ảnh sưu tầm trên net
 
Last edited:
Tớ post rất "tập trung" thế mà bạn Chitto bảo là huyên thuyên, hức...Chắc mấy hôm tới tớ không chăm sóc topic được, trồng ít hoa ở Gia Dụ Quan vào đây cho nó mát mắt cái, khi nào về sẽ post tiếp. Tạm biệt mọi người, chúc cuối tuần vui vẻ (beer), tớ đi Tây Nguyên ...hi hi

IMG_2128.jpg
 
Chitto đeo huân chương có khác, dạo này mềm mại quá thể :D

Likemoon nàng ơi, nàng đi Tây nguyên về nhanh ko chàng Kim Chitto ở nhà nhớ nàng đến chết mất :p
 
Gia Dụ Quan - Hùng quan lớn nhất chính là lòng người...

Dân Tàu rất thích dùng từ Đệ nhất, ở đâu cái gì cũng thấy phong là đệ nhất và Gia Dụ Quan cũng không là ngoại lệ, nó được gắn cho một cái tên hoàng tráng : Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan.

Đứng trước GDQ tớ lấy làm tiếc vì đã không thèm chụp cái mô hình toàn bộ thành GDQ khá đẹp ở ga tàu lúc đến, lúc ấy còn tinh vi chê nó là đồ lởm...nhưng khi đứng ở phía ngoài thành thì mới thấy mình quá nhỏ bé, không làm thế nào để chụp một bức toàn cảnh GDQ được cả.

Gia Dụ Quan được xây dựng vào đời Minh - năm 1372 nên kiến trúc toàn bằng gạch kiên cố chứ không phải bằng đất trộn vỏ thân cây như Ngọc Môn Quan, được bố trí tại nút hẹp nhất của hành lang Hà Tây giữa 2 dãy núi Kỳ Liên và Hắc sơn.

Thành dài 733 mét, cao 11 mét, có 3 lớp : Nội thành gồm khu nhà ở của Tướng Quân và một bộ phận dân chúng ( nếu có :D ), Ngoại thành là khu đóng quân, lớp ngoài cùng là một lớp thành bằng đất để phòng vệ từ xa.

IMG_2181.jpg


Hai đứa bọn tớ thấy khu thành này rộng quá nên thuê 1 cái xe đạp đôi giá đâu 10 tệ, định bụng làm vài vòng xung quanh thành cho nó thỏa, ai ngờ đạp tèn tèn hết có 10p đã tới cổng thành phía trong, chả còn đường nào cho chạy xung quanh nữa. Đang lơ ngơ thì có một chị chạy tới đỡ lấy cái xe đạp, tớ túm chặt lấy cái ghi đông xe quyết không buông, định kiếm thêm tiền trông xe của mình nữa chắc. Đến khi chị ấy buông cho một câu : "Miển phây" hai đứa mới cười ri rí với nhau: Ơ cái từ này chả học tiếng tàu cũng hiểu nhỉ ;)

Lớp thành bằng đất phía ngoài:

IMG_2184.jpg


Cánh cổng thành, tớ lấy tay đo - nó dầy hơn một gang:

IMG_2124.jpg


Một góc thành:

IMG_2163.jpg



Trong thành cũng có nơi phục vụ giải trí: Một rạp hát bội được trang trí rất đẹp:

IMG_2161.jpg


Kiến trúc của các khu nhà trong Nội thành hầu như còn được giữ nguyên vẹn, bao gồm nơi bàn bạc chính sự, nơi giao nhận công văn, đền thờ Quan Vân Trường và Phủ tướng quân:

IMG_2198.jpg


Họ làm những tượng sáp giống đến nỗi khi vừa bước vào phòng tớ giật bắn cả người :D

IMG_2199.jpg


Ở trong thành cũng có triển lãm ảnh của tất cả các Quan ải dọc theo Vạn lý Trường Thành, Ngọc Môn Quan bây giờ chỉ còn là một ụ đất, lại cách Gia Dụ Quan tới 90km thế nên mặc dù bạn Natasha rất lấy làm tiếc nuối nhưng bọn tớ đành bỏ qua để tiết kiệm thời gian.

Viết về GDQ Văn Cầm Hải đã có một bài báo quá xuất sắc ( dù đôi chỗ cũng hơi quá lời nhưng dù sao cũng đi vào lòng người và dễ tiêu hóa hơn Tây Tạng - Giọt Hoa Trong Nắng ).

http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=514

Đoạn mà tớ thích nhất là đối thoại giữa VCH và cô hướng dẫn viên du lịch:

"Chỉ có Gia Dụ Quan là hùng vĩ nhất phải không?
- Không!
- Còn quan ải nào nữa trên sa mạc Gôbi gió bụi này?
- Anh vượt qua sa mạc đến được nơi này mà anh không tự biết điều ấy à? Hùng quan lớn nhất chính là lòng người!- Triệu Mỹ Chi lại mỉm cười rồi đột nhiên khuôn mặt cô bừng lên với những lọn tóc vờn bay theo gió- Con người ai mà chẳng có quan ải để giữ mình trước mọi cám dỗ! Dựng quan ải đã khó, vượt qua quan ải do lòng mình sinh ra lại khó hơn đấy! Vương Chi Hoán hay anh cũng vậy, thực ra đến đây là được sống với nỗi buồn. Không sợ mình buồn thì sợ ai? Không sợ gió bão sa mạc thì sợ gì nữa? Đức Huyền Trang mà buồn như anh nghĩ thì khi ra khỏi đây, Ngài đã quay về cố quốc Đại Đường rồi!

Những lời của Triệu Mỹ Chi làm tôi trở thành một hạt cát bay lên trời. Tôi không ngờ, cái thân hình mảnh dẻ liêu xiêu của cô gái dẫn đường tôi quen ở Đôn Hoàng lại thổi vào tôi những lời mãnh liệt hơn cả gió sa mạc đến vậy"


Tips: Nếu muốn mua đồ lưu niệm thì bạn nên mua ở đây, chỗ này ít khách du lịch nên mọi thứ rẻ hơn Đôn Hoàng, những con lạc đà nhồi bông to nhỏ các kiểu làm rất đẹp và rẻ, chỉ hận một nỗi không thể ôm những con lạc đà loại to về vì đường đi phía trước còn nhiều quá....hik
 
Từ Gia Dụ Quan đến Đôn Hoàng

Chỉ có một buổi sáng ở Gia Dụ Quan, 2h30p lại bắt đầu đi đến Đôn Hoàng. Bắt đầu từ đây đường chạy giữa hoang mạc, chỉ thấy xung quanh một màu bàng bạc của cát, dãy Thiên Sơn màu nâu sậm trập trùng bao bọc xung quanh. Để chống bão cát sa mạc cả một vùng rộng lớn suốt dọc đường đi được rải một lớp đá dăm hoặc sỏi nhỏ. Hai đứa mua vé sớm nên ngồi ở đầu xe, được nhìn thấy con đường thẳng tắp phía trước xuyên sa mạc. Hoàng hôn dần xuống trên những ráng mây màu hồng , bác người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ngồi đằng sau bỗng cất tiếng hát, có điều gì rất lạ khi đang xuyên qua hoang mạc mênh mông trong ánh hoàng hôn với tiếng hát của một người Duy Ngô Nhĩ, tớ không chợp mắt chút nào suốt 5h đồng hồ trên xe, mải mê ngắm những khung cảnh trên đường.. Gần đến Đôn hoàng, bác người Duy Ngô Nhĩ ngồi phía sau xuống xe, đường về nhà bác toàn là đường đất trắng xoá dài tít tắp không một bóng người...

IMG_2216.jpg


7h30 chiều ở Đôn Hoàng vẫn còn sớm như 5h, xuống bến xe hai đứa lại gặp mấy bác cò mồi đưa cho list giá phòng trọ, nhìn thấy cũng rẻ, OK đi xem nào. Hoá ra không đâu xa, nhà trọ ở ngay khu vực cửa bến xe, đây là một khu nhà hoành tráng có 4 tầng, tầng 1 có văn phòng CITS - China International Travel Service ( tiếng anh dán tá lả ở cửa làm mình hí hửng - nhưng đừng mừng vội - No English here !!! ) bên cạnh là phòng bán vé của bến xe, cũng lịch sự lắm.

Đầu tiên check dorm xem nào, dorm có 20 tệ/ng thôi. Lên tầng 3, gặp một dãy phòng như ở bệnh viện, dorm có 4 cái giường sắt cũng của bệnh viện nốt, rải drap trắng toát, đi xem toilet công cộng...chà, đây đúng là hình ảnh toilet khu tập thể 50 năm trước cứ tưởng tiệt chủng trên thế giới rồi...híc...đây đúng là 1 cái... bệnh viện ngày xưa. Thế cho cháu xem phòng twins 80 tệ đi ạ, lại lên 1 tầng nữa, thấy nội thất ổn đấy: điều hoà, TV, phòng tắm, nước nóng...OK rồi. Hê hê...đấy là chết vì cái tội lười vì phòng ấy lâu ngày không có người sử dụng, để lâu bụi khủng khiếp, nó bám vào chăn đệm tất nhiên mình không thấy. Chẹp...ngay đối diện bến xe là khách sạn ...Phi Thiên...nghe tên hoành tráng mà nhìn cũng khá hoành tráng...chắc là sẽ sạch sẽ hơn bên này.

Xuống dưới nhà định vào CITS để hỏi han, thấy đóng cửa về mất rồi. Hai đứa lượn phố tìm quán ăn. Đường phố Đôn Hoàng nhộn nhịp tấp nập hơn Gia Dụ Quan rất nhiều, đèn màu xanh đỏ chăng dọc phố trông rất đẹp. Mỗi tội lạnh quá, tìm đến quán cafe cho dân backpacker thấy LP comment do Tây mở ( chính là John information cafe đấy ), thấy có 2 chú Tây ngồi mình hy vọng nhân viên ở đây nói được tiếng Anh...thế mà ...vẫn không. Cuối cùng hơn 1 ngày ở Đôn Hoàng có thể rút ra kết luận...tiếng Anh ở khắp mọi nơi ...chỉ có điều chả ai nói được mà thôi.... Dù sao cũng được an ủi là nhìn vào đấy còn biết quán ấy bán gì chứ nhiều nơi thì tiếng Anh còn chả có.

Phố phường Đôn Hoàng cũng không có gì thú vị, bợn tớ đi kiếm hàng internet, cũng phải hỏi han lòng vòng mãi mới kiếm được. Internet bên này là một hàng lớn với khoảng 100 máy, search TTVNOL và dantri.com thấy đã có người search rồi, dân box du lịch đã đặt chân đến đây nhiều rồi đây. Kinh nghiệm tìm kiếm hàng internet là đừng bao giờ nói chữ "internet" vì thiên hạ không ai hiểu "internet" là gì, hãy nói..."wảng ba"

DSCN7123.jpg
 
Hang động Mạc Cao

19/08/2007:

Sáng sớm tầm 8h ở trước cửa KS Phi Thiên thường có chuyến bus đi Mạc Cao, nhưng hôm ấy bọn tớ dậy muộn, 9h mới mò ra tới nơi nên phải đi hỏi thăm xem có chuyến xe nào khác không. Các bác taxi chào 100tệ đi và về, nhưng người Đôn Hoàng cũng chất phác, chính những người lái xe taxi ấy lại tận tình chỉ chỗ xe bus cho bọn tớ - xe đỗ ở trong ngõ bên phải KS Đôn Hoàng - giá vé 1 chiều có 8 tệ, xe sẽ chờ bên ngoài cửa khu Mạc Cao, 12h quay lại Đôn Hoàng.

Vé vào cửa các khu du lịch bên TQ thật là nỗi kinh hoàng của bọn tớ, lần này bị chém mất 160 tệ, nếu là người nước ngoài thì là 180 tệ ( 20 tệ cho tour guide ), tớ tất nhiên lựa chọn cái giá 160 tệ thôi. Trước khi đi qua cửa kiểm tra hành lý còn bị bỏ tất cả túi xách, máy ảnh lại chỗ gửi đồ. Tớ đeo cái túi nhỏ đựng tiền và giấy tờ trước người, chỉ sợ nó bắt gửi rồi nhỡ mất giấy tờ, tiền nong gì thì hết đường về quê mẹ. Nhìn vào giá gửi đồ của họ thấy chất ngất các loại máy ảnh to nhỏ...hik...vào đây mà không được chụp ảnh thì vị qué gì nữa...tớ nhét cái máy ảnh nhỏ vào túi quần còn thì nộp cho các bạn máy ảnh to, thấy các bạn cười thỏa mãn rồi còn tha cho tớ được mang cái túi nhỏ theo người nữa...may thế...chỉ sợ không về được quê mẹ.

Vào đến nơi nhìn thấy Mạc Cao thế này, thất hết cả vọng, trông cứ như khu nhà tập thể, cửa nhôm kín mít, trên cửa đánh số như nhà tù ấy:

DSCN7153.jpg



Lúc sau thấy các chị hướng dẫn viên dẫn theo các đoàn khách rồng rắn hết đi ra rồi lại đi vào các hang động: cứ vào thì rút chìa khóa trong một chùm to tướng ra mở, ra lại khóa tịt lại...đành phải đi theo bọn họ vậy, chen bẹp cả ruột chui vào mấy cái hang, thấy giống y nhau, cái nào cũng tượng phật chính giữa, hai bên tượng phật, từ chân tường lên đến nóc nhà hàng nghìn hình phật khác. Trong các hang động còn để chình ình nhiều tấm nhôm kính để ngăn không cho du khách chạm vào tường, tớ nhìn kỹ thấy quá là họ có lý do để làm việc ấy, các bức tranh tương bị vẽ bậy lên, bị vạch đủ các loại tên tây tầu lên, nhiều tượng còn bị bóc mất.

Lượn qua vài hang động, chúng tớ lấy làm thất vọng lắm, thấy cứ như bị móc túi giữa ban ngày, tớ cố vớt vát bằng cách chụp vài kiểu ảnh, tớ cẩn thận tắt flash, chỉnh ISO rồi đứng ở cuối hàng giơ máy ảnh lên chụp, đen đủi một nỗi là tia hồng ngoại từ máy ảnh của tớ lại hắt một vầng màu hồng lên trên tường, đúng chỗ gái tour guide đang chỉ trỏ, thế là gái ấy lập tức cho tớ một bài ....hik hik...chả hiểu gái nói gì nhưng phải xin lỗi gấp và nói: tôi biết rồi, sẽ không chụp nữa...

Nhưng tớ vẫn ấm ức lắm, tốn bao xiền mà vào đây thấy vô vị thế này thì không được, đúng lúc ấy gặp một đoàn Tây có tour guide thế là bọn tớ liền đi theo, từ lúc ấy mới thấy Mạc Cao thực sự có ý nghĩa. Đi theo nhóm Tây đồng nghĩa với việc được xem ít hang động hơn hội TQ nhiều, nhưng đây là những hang động tinh túy nhất trong dãy hang động có tới 200-300 hang này.

Được nghe giải thích về niên đại, ý nghĩa các bức tranh tường, những bức nào màu săc từ 2000 năm nay vẫn original. HÌnh này thể hiện cảnh trên thiên đường, hình các tiên nữ - hay còn gọi là Phi Thiên nhỏ bé bay lượn. Đặc biệt ở một số hang động những bức tượng giao thoa của văn hóa Đông Tây, dấu ấn các thời kỳ : Đường, Tùy, Bắc Chu trên những bức tượng trong cùng một hang động. Phải nói là khá choáng ngợp vì sự mềm mại, sống động và duyên dáng đẹp đẽ của những pho tượng. Màu sắc cũng vô cùng sắc sảo và chân thật.

Có bức tranh tường vẽ khuôn mặt phật được gọi là Mona Lisa của Mạc Cao, quả thật càng nhìn càng giống. Có những bức tranh thể hiện hình ảnh cung tần mỹ nữ đời Đường, nếu hình vẽ là sự thật thì 1000 năm trước phụ nữ Trung Hoa phục sức vô cùng đẹp đẽ và văn hóa thời Đường vô cùng phát triển.

Đây là chỗ duy nhất được chụp thoải mái :shrug::

DSCN7149.jpg


Trong một hang động lớn có bức tượng Phật cao tầm 15-20 mét, có khoảng 3 tượng phật lớn như vậy ở Đôn Hoàng, bức tượng ở chính diện được che chắn bằng mái màu đỏ mà chúng ta tưởng là mái một ngôi chùa, các bức tượng khác cũng được che chắn rất kỹ. Có một đôi bạn trẻ vừa sờ tay lên gờ nổi của bức tranh tường, mặc dù trong hang lúc ấy rất đông người và tối vì chỉ có ánh sáng thiên nhiên thôi nhưng anh chàng Tour guide đã nhìn thấy nhảy bổ đến xạc ra một bài khá gay gắt. Tớ đứng bên cạnh mà cũng toát hết cả mồ hôi hột, tớ nghĩ có nhất thiết phải "hung dữ" thế không, chỉ cần nói "đừng có làm như thế" là được rồi. Đi thăm quan mà thế này thì thật là ..căng thẳng.

Tớ nói chung vẫn lén lút chụp được vài bức hình, phải nhìn trước ngó sau, xem các anh chị tour guide đi lại như mắc cửi có ở đấy không,rồi thì cứ vài mét lại thấy một anh bảo vệ trang bị đến tận răng, chụp được vài tấm là cả một kỳ công, chứ không chụp lại thì đi Mạc Cao về chẳng khác gì chưa đi. Ra bên ngoài cổng là một cửa hàng lớn bán băng đĩa, sách, postcard...tớ và Natasha đành phải bấm bụng mua ít postcard và một đĩa VCD con đường tơ lụa chứ không thì phí cả chuyến đi.

Các bạn ngắm tạm Mạc Cao thế này vậy:

DSCN7125-1.jpg


DSCN7137-1.jpg


Bên ngoài Mạc Cao:

DSCN7163.jpg


Chắc dãy hang động này chả còn gì nữa nên các bạn không trát xi măng ốp đá bên ngoài rồi khóa cửa lại, và vì thế tớ lại thấy chỗ này đẹp...

DSCN7165.jpg


Tips: Phải đi theo đoàn có guide tiếng Anh thì chuyến đi mới có ý nghĩa, mang theo một đèn pin nhỏ vì các hang động khá rộng và không dùng các thiết bị điện, sợ nhiệt độ làm hỏng mất tranh tường :). Mua VCD, DVD ở đây nhớ đòi cho xem trước vì cái tớ mua về chất lượng quay rất tồi, nhưng tệ cái là bọn này lại không cho xem trước, he he...có cách là mua cái đắt tiền may ra chất lượng nó cũng đi đôi với giá tiền...chứ bọn tớ ham rẻ nên về xem một lần rồi vứt xó.

Hình ảnh sưu tầm trên net:

119365.jpg


image009.jpg
 
Last edited:
.... Kinh nghiệm tìm kiếm hàng internet là đừng bao giờ nói chữ "internet" vì thiên hạ không ai hiểu "internet" là gì, hãy nói..."wảng ba"

Em cũng đến chết với cái trò nói Internet mà ko ai hiểu. Nên giờ cứ vào khách sạn là có câu "Wỏ yào shang wảng" = Tôi muốn lên mạng :D. Nói đúng câu đấy thì các bạn ấy sẽ đon đả tìm cable cho mình hoặc chỉ mình ra chỗ có thể "shang wảng" được.

Đi với tour guide TQ, họ nói mình ko hiểu gì nên đã làm giảm rất rất nhiều giá trị khi đến thăm những địa danh tại TQ. Cứ kiếm được đoàn nào có guide tiếng Anh là lại thấy ngon lành ngay vì có họ giải thích, dẫn dắt mình đến với những câu chuyện, hình ảnh liên quan. :).
 
Đồi Cát Hát và Hồ Nguyệt Nha Tuyền - P.I

@Langoc: vô cùng thông cảm với em :)

------------------------------------------------------------------

Mingsha Shan ( Singing Sand Dune ) có nghĩa là Đồi Cát Hát, một cái tên nghe thật hấp dẫn, thử đến Mingsha để xem gió hát vi vu qua những đồi cát như thế nào nào.

http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=7&news_id=342

" Ở Trung Quốc, trên cao nguyên sa mạc Ngạc Nhĩ Đa Tư thuộc khu tự trị Nội Mông có một đồ cát hát thần kỳ mê hồn.

Tại đảo Britain, đảo Haoai; tại bở biển phía Tây Nam châu Mỹ; ở sa mạc Gôbi của Mông Cổ và một số vùng sa mạc ở Ả Rập Xêút... đều có hiện tượng đặc biệt này. Ở Liên Xô cũ có bán đảo và bãi nông Kônxki, bãi biển Bega, hồ Began cũng đều có những hiện tượng “cát kêu vang”.

Người xưa thì cho rằng đó là do quỷ thần tác quái, hoặc do quỷ sứ nơi địa ngục thét gào, hoặc là do tiên cá ca hát trên bãi cát để dụ dỗ các thủy thủ. Cũng có người cho rằng đó là tiếng chuông chùa dưới âm giục giã sư sãi đi cầu nguyện.

Mãi về sau người ta phát hiện thấy loại âm thanh êm tai đó chỉ được phát ra lúc gió nhẹ nắng đẹp, hoặc lúc gió bay cát nhảy, từ những hạt cát thạch anh đường kính từ 0,3 đến 0,5 li, và nếu hạt cát càng khô tiếng kêu càng to. Còn những khi ẩm ướt, ngày mưa hay mùa đông thì những hạt cát đó thường câm lặng.

Các nhà khoa học có nhiều giả thuyết và giải thích khác nhau. Một nhà khoa học cho rằng, âm thanh là do những hạt cát mang điện phát ra. Hạt cát cọ xát vào nhau và chúng mang tĩnh điện, khi có ngoại lực tác động chúng va đập vào nhau và xảy ra hiện tượng phóng điện vì vậy mà phát ra âm thanh.

Một quan điểm khác thì cho rằng, dưới đồi cát có một lớp cát ẩm, khi đồi cát xảy ra sụt đổ, do lớp cát có sự trôi dạt thành hình sóng trên bề mặt, lớp bề mặt lại truyền chấn động xuống lớp cát ẩm ướt, lớp cát ẩm ướt sinh ra một loại chấn động giống như nhạc khí, từ đó phát ra âm thanh.

Còn có quan điểm cho rằng, giữa những hạt cát có khe hở, không khí chuyển động trong đó tạo thành những bầu cộng hưởng âm thanh. Khi đồi cát sụt đổ, không khí ở trong đó ra ra vào vào, dẫn đến ự chấn động của không khí, từ đó mà phát ra âm thanh.

Vẫn còn quan điểm dùng lý luận về nhiệt độ lên xuống và hình thức vận động khác nhau của đồi cát để giải thích sự kỳ diệu đó của thiên nhiên.

Tuy nhiên, dù cho biết bao nhà khoa học vắt óc uy nghĩ thì cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân sát thực nào."


-------------------------------------------------------------------

Đi Mạc Cao về bọn tớ lại tiếp tục bắt taxi đến Mingsha Shan, lúc ấy là 2h chiều giờ Bắc Kinh, tức là 12h trưa giờ Tân Cương. Tầm ấy mà lên đồi cát thì thật là crazy nhưng cũng chả làm thể nào được, bọn tớ phải vắt chân lên cổ cho kịp lịch trình không một kẽ hở :(

Cổng vào Mingsha Shan:

DSCN7170-1.jpg


Vé vào cửa là 120 tệ, vào bên trong bất kỳ một dịch vụ nào cũng phải trả tiền, tỷ như đôi ủng bằng vải bố màu cam để đi trên cát : 10 tệ, cưỡi lạc đà : 60 tệ, đi xe điện từ ngoài vào hồ Nguyệt Nha Tuyền: 10 tệ, đi xe zip - loại xe đi trên cát thì chả biết là bao nhiêu nữa.

Những đôi ủng màu cam :

DSCN7183-2.jpg



Những đoàn lạc đà bắt đầu khởi hành:


DSCN7171-2.jpg


Bạn Natasha đang tác nghiệp:


DSCN7209-1.jpg



DSCN7237-2.jpg



Còn tớ đứng chờ dưới bóng cây Kơ Nia:

DSCN7227.jpg


DSCN7254.jpg


DSCN7279.jpg
 
Last edited:
cong nhan la chi Mun va chi Natasha đi kinh thật. hôm trước em cũng đc chị Natasha chỉ cho xem ảnh. bái phục :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,937
Bài viết
1,176,652
Members
192,180
Latest member
VuanNoHu
Back
Top