What's new

Kinh nghiệm xin VISA ÚC

Status
Not open for further replies.
@ all: Không cần phải viết nhiều vậy đâu, đại ý viết như vầy nè:
Day 6 : XX-July
Stay: http://www.cheaperthanhotels.com.au/Australia/Sydney/Y-Hotel-City-South-Sydney/
Visit: BLUE MOUNTAIN – KOALA PARK
• Blue Mountain
• Three Sisters Rock

• Wildlife Park
Day 7 : XX-July
Flight to Brisbane by IQ 812 (12:30- 13:55) (Jetstar Airlines)
Stay: http://www.agoda.com/pacific_ocean_and_australia/australia/brisbane/river_terrace_motel.html
Visit: Have a look around city

Chúc các bạn lấy được visa nhé.
 
Thiệt tình mà nói không biết sắp tới công đoạn nộp xin Visa ngoài nhánh Travel Plan mới mọc sẽ mọc thêm gì nữa đây. Gần nhất có lẽ là Business Plan. Business Plan có lẽ cực kỳ quan trọng hơn cả Travel Plan vì Business Plan sẽ mang lại công ăn việc làm và tiền của cho dần Úc, dân Mỹ vì lúc này kinh tế trì trệ công ăn việc làm cần hơn bao giờ hết.
Nếu các bạn muốn vẽ nhân viên di trú hay sứ quán các nước các bạn vẽ theo cách này hay hơn, chất hơn và hoành tráng hơn. Tôi không có máu viết văn như nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nê xin nếu không tôi sẽ viết ra cuốn sách ngàn lẻ một truyện cười ra nước mắt chỉ có ở mình thôi trong đó có truyện đi nộp visa ở đây

Các bạn có thấy hai tuyển thủ đánh bóng bàn bao giờ chưa họ đưa bóng qua lại như đùa, đôi khi có thể nhắm mắt nữa
Minh họa này tạm cho biết nhân viên sứ quán cũng thế mỗi này làm cả chục đơn, mỗi tuần là bao nhiêu đơn? Năm này tháng nọ
Họ làm tới mức gọi là phát chán lên, theo tôi đoán nhìn vào đơn "có lẽ" là biết người như thế nào rồi nếu như tôi cũng làm công việc của họ. Thậm chí có người nói được tiếng việt nhưng giả bộ ngây ngô
Vậy thì cẩn thận đừng coi họ là những con cừu ngây ngô
Đó là lý do tại sao nhiều người làm rất đơn giản lại được nhận những người càng cố ra vẻ thành thật dù không biết là có phải hay không lại bị loại. Đừng nghĩ là họ làm theo cảm hứng nhé để làm việc tới cỡ đó theo tôi nghĩ không có chỗ cho những người làm việc cảm hứng đâu
Vậy thì cứ theo đúng câu này đi
Honesty is the best policy
 
Thiệt tình mà nói không biết sắp tới công đoạn nộp xin Visa ngoài nhánh Travel Plan mới mọc sẽ mọc thêm gì nữa đây. Gần nhất có lẽ là Business Plan. Business Plan có lẽ cực kỳ quan trọng hơn cả Travel Plan vì Business Plan sẽ mang lại công ăn việc làm và tiền của cho dần Úc, dân Mỹ vì lúc này kinh tế trì trệ công ăn việc làm cần hơn bao giờ hết.
Nếu các bạn muốn vẽ nhân viên di trú hay sứ quán các nước các bạn vẽ theo cách này hay hơn, chất hơn và hoành tráng hơn. Tôi không có máu viết văn như nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nê xin nếu không tôi sẽ viết ra cuốn sách ngàn lẻ một truyện cười ra nước mắt chỉ có ở mình thôi trong đó có truyện đi nộp visa ở đây

Các bạn có thấy hai tuyển thủ đánh bóng bàn bao giờ chưa họ đưa bóng qua lại như đùa, đôi khi có thể nhắm mắt nữa
Minh họa này tạm cho biết nhân viên sứ quán cũng thế mỗi này làm cả chục đơn, mỗi tuần là bao nhiêu đơn? Năm này tháng nọ
Họ làm tới mức gọi là phát chán lên, theo tôi đoán nhìn vào đơn "có lẽ" là biết người như thế nào rồi nếu như tôi cũng làm công việc của họ. Thậm chí có người nói được tiếng việt nhưng giả bộ ngây ngô
Vậy thì cẩn thận đừng coi họ là những con cừu ngây ngô
Đó là lý do tại sao nhiều người làm rất đơn giản lại được nhận những người càng cố ra vẻ thành thật dù không biết là có phải hay không lại bị loại. Đừng nghĩ là họ làm theo cảm hứng nhé để làm việc tới cỡ đó theo tôi nghĩ không có chỗ cho những người làm việc cảm hứng đâu
Vậy thì cứ theo đúng câu này đi
Honesty is the best policy

Bạn có những kinh nghiệm của riêng b, còn mọi người cũng có những điều đó của riêng mình, ở đây ai ai cũng chỉ muốn học hỏi thêm những điều bản thân chưa biết, hỏi về Travel Plan ko có nghĩa sẽ giống nhau. Bản thân mình cũng như mọi người ở đây muốn bộ hồ sơ của mình hoàn thiện hơn, ko có nghĩa là ko thành thật với những gì mình có. Còn lại cám ơn vì b đem ra những lời khuyên từ kinh nghiệm của mình.
 
May mắn là tôi không phải đi qua các giai đoạn này như các bạn nhưng nếu tôi trong trường hợp như các bạn thì tôi đơn giản chỉ làm như vầy thôi

1. Giai đoạn nộp đơn
- Chỉ nộp những gì họ yêu cầu cho đầy và đủ thôi (cái gì không họ không cần thì đừng thêm vào cho tốn tiền, tốn công)
- Giấy tờ cần dịch thuật thì nhờ chỗ tin cậy dịch cho chuẩn và chính xác
- Để vào phong bì sạch sẽ
2. Giai đoạn đi phỏng vấn
- Tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay cẩn thận (nữ móng tay không cần sơn vẽ mầu mè cầu vồng bảy mầu)
- Đánh răng súc miệng sạch sẽ (có lỡ ăn rún riêu, mắm tôm, mắm ruốc, nhai trầu, làm một bi thuốc lào súc miệng vài lần rồi nhai một viên kẹo gum hay bạc hà dùm), soi gương xem có bựa còn dính chân răng không? Tôi chưa thử ăn thịt chó dính kẽ răng ba ngày còn .... Hà vào thằng bên cạnh xem nó có nhăn mặt không nhưng xin đừng bạn nhé. Tây nó kị nói chuyện với ai .... mồm lắm. )
- Nước hoa - tối kị càng ngày càng có nhiều người dị ứng với nước hoa nhất là người nước ngoài. Với lại xử dụng nước hoa rẻ tiền hoặc không đúng cách họ "nghĩ lầm" về bạn. Tốt nhất vẫn là sạch sẽ
- Các chị các bà đừng liếc mắt đong đưa với nhân viên nghĩ rằng sẽ thân thiện hơn. Hollywood phim ảnh khác nhưng ở đời làm việc thì có qui tắc của làm việc và nhất là làm việc cho chính phủ
- Ăn mặc - Nữ: Áo dài có cái đẹp của nó nhưng nếu mỏng quá lộ cả nội y thì nên tránh. Nếu mặc váy thì váy nên dài chấm đầu gối tại sao lại như vậy thì nhiều năm kinh nghiệm với các hãng phương tây váy ngắn hơn đầu gối hay xắn cao ngang đùi thì chỉ có ở ngoài đời, hay phim trường thôi còn ở chỗ việc làm hay đi phỏng vấn thì 10 cô rớt hết 9 rưỡi. Đó là luật thành văn ở xứ sở phương tây rồi tin hay không thì tùy bạn. Nữ trang - tránh vòng này vòng nọ lắc này lắc nọ bên này đi phỏng vấn họ cũng kị lắm thế thôi
Nam: ăn mặc gọn ghẽ, tóc tai sạch sẽ nếu có cà-ra-vát thì đeo vào nhưng chọn mầu cho trang nhã tí, xứ nóng áo ngắn tay cũng chẳng sao nếu được áo dài tay hay áo trắng thì tốt hơn. Đừng đeo đồng hồ to đùng hay nhẫn bự tổ chảng như các bố già Ý
- Nói năng - trả lời thẳng vào câu hỏi, rõ ràng, lịch sự đừng sợ hay khúm núm hay vẽ voi họ cũng là người như mình thôi
- Học một tí tiếng Anh nếu khả năng và hoàn cảnh cho phép, ai cũng thích người khác nói được thứ tiếng mẹ đẻ mình
- Nếu bạn nghĩ bạn chưa đủ tiêu chuẩn nhưng bạn vẫn muốn thử chỉ cần đơn giản cho họ biết ước muốn của bạn được đến thăm xứ họ, học hỏi và biết thêm về văn hóa hay ẩm thực. Bạn không cần phải nói bạn không đủ điều kiện vì chỉ có họ biết bạn đủ hay không nhưng bạn cần cho họ biết rõ ràng ước muốn của bạn. Nếu tôi là họ và bạn không đến nỗi quá tệ dưới tiêu chuẩn cho visa tôi biết bạn có thiện ý muốn đi du lich học hỏi tôi sẽ không quá khắt khe loại hồ sơ bạn đâu trừ khi hôm đó tôi bị táo bón

Thế thôi, nếu bạn đậu phỏng vấn thì chúc bạn lên đường vui vẻ ngửng đầu lên và hãnh diện mình sống thật với chính mình, đi du lịch chứ có phải đi ăn xin đâu phải không
Tới nước sở tại rồi thì tôn trọng luật pháp của họ . Không biết thì hỏi họ cho rõ ràng đừng làm bậy làm ẩu họ sẽ tôn trọng bạn lắm và những điều bạn làm như vậy thì sẽ dễ cho những người đi sau hơn và không chừng 5 năm nữa chẳng ai làm khó mình biết đâu chừng
 
Dear các bạn có kinh nghiệm xin visa.

Mấy hôm nay Shachou nghiền ngẫm mãi cái trang này để xin VISA Úc xem thế nào?

Tớ có nguyên bộ hồ sơ xin visa Thụy Điển, do lúc dịch có tiện tay dịch luôn 2-3 bản nhưng bị từ chối vì lý do hồ sơ bị một lỗi dịch sai ko đáng cộng thêm độc thân, ko con cái nên hơi có tí run khi xin visa Úc.

Tớ định đi cuối tháng 9, sẽ lên lịch trình phác thảo trong tuần này.

Có mấy câu hỏi nhờ bạn nào mới xin dịp gần đây cho tớ biết với.

1. Hồ sơ ngoài Hà Nội bắt buộc phải nộp qua IOM (tổ chức di dân quốc tế) hay vẫn có thể nộp trực tiếp qua Đại sứ quán?
Việc lấy cuộc hẹn với Đại sứ quán thông qua tổng đài hay qua email?

2. Các bạn lấy thời gian gần đây có cần booking khách sạn, bảo hiểm du lịch và booking vé máy bay không?


Chân thành cảm ơn và mong tin trả lời của các bạn.

Tớ dự định đi 21/9 thì 16/8 mới appy hồ sơ có muộn quá không?
 
Bạn có những kinh nghiệm của riêng b, còn mọi người cũng có những điều đó của riêng mình, ở đây ai ai cũng chỉ muốn học hỏi thêm những điều bản thân chưa biết, hỏi về Travel Plan ko có nghĩa sẽ giống nhau. Bản thân mình cũng như mọi người ở đây muốn bộ hồ sơ của mình hoàn thiện hơn, ko có nghĩa là ko thành thật với những gì mình có. Còn lại cám ơn vì b đem ra những lời khuyên từ kinh nghiệm của mình.

Kinh nghiệm của ai cũng đáng quý hết, bạn à. Mình không biết là bạn đã travel qua bao nhiêu nước, đã từng xin visa bao nhiêu lần. nhưng không biết bạn cobie5e61t rằng pasport Việt Nam là một trong những loại passport khó xin được visa nhất trên thế giới không và hằng năm, có rất nhiều quy định được thay đổi theo hướng khó hơn đối với những người sử dụng passport VN để xin visa du lịch không, VD: đòi hỏi nhiều loại giấy tờ hơn, khó khăn hơn khi đối chiếu giấy tờ... Bạn nên biết rằng luật pháp các nước phương Tây dựa trên sự thành thật (honesty) và họ luôn có phương châm "thà giết lầm còn hơn bỏ sót". Mình chỉ có một lời khuyên như thế này: các bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để đảm bảo khả năng pass visa cao nhất.

Úc là một trong những nước xét visa du lịch khó nhất. Mức độ khó khăn dựa trên bảng ranking passport, (http://www.doyouneedvisa.com/ranking/). Cho nên, các bạn phải rất thành thực khi khai báo hồ sơ visa. Nhớ rằng, khi người ta yên cầu bạn bổ sung giấy tờ, có nghĩa là họ đang muốn đánh giá mức độ thành thực của bạn. Nếu bạn thỏa mãn yêu cầu của họ, nghĩa là bạn đang giúp mình và những người xin visa sau này.
 
Dear các bạn có kinh nghiệm xin visa.

Mấy hôm nay Shachou nghiền ngẫm mãi cái trang này để xin VISA Úc xem thế nào?

Tớ có nguyên bộ hồ sơ xin visa Thụy Điển, do lúc dịch có tiện tay dịch luôn 2-3 bản nhưng bị từ chối vì lý do hồ sơ bị một lỗi dịch sai ko đáng cộng thêm độc thân, ko con cái nên hơi có tí run khi xin visa Úc.

Tớ định đi cuối tháng 9, sẽ lên lịch trình phác thảo trong tuần này.

Có mấy câu hỏi nhờ bạn nào mới xin dịp gần đây cho tớ biết với.

1. Hồ sơ ngoài Hà Nội bắt buộc phải nộp qua IOM (tổ chức di dân quốc tế) hay vẫn có thể nộp trực tiếp qua Đại sứ quán?
Việc lấy cuộc hẹn với Đại sứ quán thông qua tổng đài hay qua email?

2. Các bạn lấy thời gian gần đây có cần booking khách sạn, bảo hiểm du lịch và booking vé máy bay không?


Chân thành cảm ơn và mong tin trả lời của các bạn.

Tớ dự định đi 21/9 thì 16/8 mới appy hồ sơ có muộn quá không?

EM xin có vài ý kiến như sau. bác không cần qua lo lắng về vấn đề đã bị từ chối khi xin visa Thụy Điển. Trừ khi nào phần Observations trong passport của bác có ghi chú gì đó hoặc bác đã từng vi phạm luật Nhập cư của Úc thì mới lo lắng. Nếu không bị rơi vào 2 trường hợp trên thì bác cứ thỏa mái mà nộp hồ sơ thôi.

Hồ sơ xin visa Úc không nhất thiết phài nộp qua IOM. Bác có thể chọn lựa nộp tại Đại sứ quán Úc ở Hà Nội ( phải đặt lịch hẹn trước nếu không họ sẽ không cho vào) hoặc nộp tại IOM (không cần đặt lịch hẹn trước). Cái nào cũng có cái lợi và cái hại của nó. Nộp tại Đại sứ quán, bác sẽ không phải tốn phí nộp hồ sơ nhưng sẽ chờ lâu hơn. Trong khí đó, bác nộp qua IOM thì sẽ mất phí nộp hồ sơ (khoảng vài trăm ngàn đồng) nhưng bác không phải đặt lịch hẹn, muốn nộp lúc nào cũng được. Bác có thể tham khảo thêm ở link này http://www.vietnam.embassy.gov.au/hnoivietnamese/DIACGenInfVn0911.html

Trong travel plan của bác phải có thông tin chi tiết booking hotel, booking vé máy bay ( hoặc mua vé luôn càng tốt). về phần bảo hiểm du lịch thì nó không bắt buộc bác phải mua nhưng nó khuyến khích nên mua. Trong trường hợp có chuyện xảy ra thì bác còn có bảo hiểm trả tiền. Khí bác điền form visa ( form 48R), bác nhìn vào phần Health Insurance sẽ rõ. Theo ý kiến của em thì bác nên mua bảo hiểm du lịch mức thập nhất là OK ( cẩn tắc vô áy náy ).

Cuối cùng bác nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt. Vì hồ sơ phải tốn thời gian để xem xét nên nếu bác nộp trễ thì sẽ ảnh hướng đến hành trình du lịch của bác.

cám ơn bác đã theo dõi.
 
@ bác pentax: thật ra Buiness plan ở Úc có lâu lắm rồi, bác ơi. Nó là chương trình di dân và định cư theo dạng làm chủ một doanh nghiệp ở Úc, nhưng mà nó đòi hỏi cao lắm bác ạ. Rất ít người ở VN có thể đáp ứng được các yêu cầu của dạng visa này.Hơn nữa, nếu bác không có kinh nghiệm làm kinh tế ở các nước tư bản thì chỉ có " từ chết đến bị thương" mà thôi. Em rất đồng ý với bác "honesty is the best way" .

@katie: Bạn cứ gọi điện thoại cho một đại lý vé máy bay hoặc đến trực tiếp một phòng vé của hãng máy bay nào đó và hỏi thăm về ticket của chuyến bay mà bạn muốn đến Úc. Sau khi cung cấp một số thông tin thì họ sẽ in ra một cái booking air ticket cho bạn. Bạn có thể deal trực tiếp với nhân viên về thời hạn xuất vé và trả tiền ( cái này tùy theo hãng nên phải hỏi trước cho chắc ăn).
 
Last edited:
1. Hồ sơ ngoài Hà Nội bắt buộc phải nộp qua IOM (tổ chức di dân quốc tế) hay vẫn có thể nộp trực tiếp qua Đại sứ quán?

Nộp trực tiếp vẫn được nhưng phải chờ lâu hơn là nộp qua IOM. Lệ phí IOM thu khoảng 500K và họ sẽ ngó qua hồ sơ dùm bạn, nếu thiếu sẽ nhắc bạn bổ sung, cũng như sắp xếp gọn gàng thứ tự hơn cho bạn khi nộp vào Đại sứ quán.

2. Các bạn lấy thời gian gần đây có cần booking khách sạn, bảo hiểm du lịch và booking vé máy bay không?

Tuy họ kg yêu cầu nhưng bạn nên book vé máy bay & mua bảo hiểm du lịch (thương lượng với đại lý là chỉ thanh toán khi có visa, ngược lại thì kg phải trả tiền). Khách sạn thì kg cần book, chỉ cần ghi địa chỉ khách sạn dự kiến ở khi đến Úc trong travel plan.

Tớ dự định đi 21/9 thì 16/8 mới appy hồ sơ có muộn quá không?

Họ khuyến cáo nên nộp hồ sơ trước 08 tuần so với ngày dự định khởi hành, mặc dù thực tế chỉ khoảng 2-3 tuần (trung bình, có bạn có visa chỉ sau mấy ngày) là có kết quả.
 
Họ khuyến cáo nên nộp hồ sơ trước 08 tuần so với ngày dự định khởi hành, mặc dù thực tế chỉ khoảng 2-3 tuần (trung bình, có bạn có visa chỉ sau mấy ngày) là có kết quả.

Cái này cũng hên xui lắm bác ơi. Tùy thuộc vào hồ sơ của bác, có đầy đủ hay không. Nếu đầy đủ và sạch sẽ thì nhanh lắm. Em cũng từng xin một lần, tính từ lúc nộp vào đến lúc nhận visa là 3 ngày( thứ 2 nộp, thứ 5 có thông báo visa).
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,657
Bài viết
1,154,589
Members
190,156
Latest member
phathaioqan1
Back
Top