What's new

Lâng lâng bước chân Tibet

Tôi đã về quê nhà yêu dấu sau những ngày bước chân như không chạm đất, tâm trí miên man lơ lửng giữa không gian của mặt đất và bầu trời, thân xác giống như một cái bị thịt nặng trĩu bừng bừng từng mạch máu và choáng váng từng bước từng bước lần về phía trước:

Tây Tạng
Phía trước là bầu trời...
 
Hay lắm bạn ơi , mình cũng lâng lâng như bạn nhưng không đủ tịnh tâm và trong sáng để có những khoảnh khắc bồng bềnh như bạn . viết tiếp di nhé
 
Cả tuần bận rộn với chuyện trần gian nhuốm mùi trần tục nên chẳng có tâm trạng để viết về miền an lạc...:((
 
Suối nước nóng ở đâu?

Một dãy nhà hệt như khu vực hồ bơi của thập niên 80, nghĩa là có một cái hồ bơi vuông vuông, không có hệ thống lọc nước, xung quanh hồ bơi có vài tán dù che mấy bộ bàn ghế nhựa trắng nhàu nhĩ, sàn lát gạch chống trượt, trải thảm nhựa xanh xanh và có một hành lang ướt nước dẫn vào khu vực thay quần áo.

Trời khá lạnh, mức độ run bần bật khi không có quần áo.

Bộ đồ bơi dĩ nhiên là không thể giúp đỡ gì trong việc chống rét.

Chết thì chết, tôi phóng ùm xuống hồ...
 
Mặc kệ nước hồ bơi đục nhờ nhờ, mặc kệ chả thấy chỗ nào giống suối, kệ luôn cả lớp không khí lạnh... tôi chìm vào làn nước ấm áp trong một cảm giác cực kỳ khoan khoái, mọi thứ mệt mỏi và cơn nhức đầu biến hẳn, tác dụng của làn nước ấm này thật kỳ diệu. Tôi nhẹ nhàng bơi trong hồ, tay chân cử động thoải mái, nhớ lại trạng thái từng bước từng bước lần mới vừa nãy mà kinh hãi.

Tỉnh táo rồi tôi mới có dịp nghĩ đến... suối.

Suối nước nóng à?

Ở gần đây thôi, băng qua khỏi đoạn núi này là thấy ngay. Thiệt là dễ ẹt há! Các bạn Tung quở thiệt là chu đáo, các bạn lo lắng cho các du khách không đủ sức lần bước qua dãy núi nên đã đào vách đục núi dẫn nước suối về tận cái chuôm be bé xinh xinh này để phục vụ đấy, tận tâm vô biên, chỉ xin đâu có hơn trăm rưỡi tệ thì phải. Cảm động, cảm động!

Thôi thì cứ ráng hưởng thụ nước nóng thiên nhiên Tạng cùng với vô số những thứ nhờ nhờ nhờn nhợt lả lướt đầy hồ mà mình tin là không phải khoáng chất thiên nhiên, mà đích thị là sản phẩm nhân tạo sản sinh qua các đợt... kỳ cọ.
 
Last edited:
Sau khi trạng thái sức khỏe đã khá hẳn, chắc chắn là do nước suối nóng :LL , tôi nghe nói là phía bên kia còn có nhiều hồ tắm khác nữa.

Hy vọng một lần nữa dâng lên, biết đâu ...ở chỗ đấy hay hơn chỗ này. Thế là tôi anh dũng trồi người lên khỏi mặt nước ấm áp, nghiến răng bước khỏi hồ trong gió lạnh ( tôi tự phục mình lắm về cái sự vụ can đảm... đứng lên). Đi thẳng vào khu nhà được chỉ, tôi nhìn thấy một dãy gồm nhiều cái hồ nho nhỏ, thâm thấp trên mặt sàn trải thảm nhựa xanh nhìn y như mấy cái hồ nuôi cá chờ bán ở mấy khu chuyên bán hải sản. Bọn này cho mình làm tiên cá thật rồi!

Trong mỗi hồ lềnh bềnh khá nhiều các loại lá to to nhỏ nhỏ đều có cả, lá không xanh mà có màu như bã trà chín nhừ, được ghi chú cẩn thận bằng những tấm bảng nhỏ gắn trên tường: thảo dược.
 
Thử up vài tấm ảnh minh họa cho các bạn xem chơi, nhưng chắc cái khoản hình ảnh không hợp với mình nên album chả có ảnh nào add vào được, thôi để hôm nào mình lại có hứng thú cái vụ ảnh ọt này thì sẽ lại cố gắng tìm cách nhét ảnh vào, bây giờ các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng cho nó ... thâm ảo nhé!
* còn nếu cứ nhứt định phải...ảnh cơ thì xem tạm trên fb của lão lão vậy!(NT)
 
Last edited:
Thiệt là quí hiếm quá, không những tắm nước suối thiên nhiên mà còn được ngâm tẩm ướp bằng thảo dược nữa, hưởng thụ này thật như đức ông!

Cơ mà cái loại ngâm tẩm có tính chất công cộng thế này thật là vượt tầm mơ ước! Một lần nữa tôi lại vận dụng đến dũng khí, can đảm thò chân xuống một cái ao con đục lờ, chứa đầy thứ được gọi rất văn hoa là thảo dược. Nhưng than ôi! nếu chỉ nhúng chân vào thì làm sao chịu nổi cái lạnh hiu hiu vờn trên da thịt... ùm một phát nữa, tôi đành phải làm cá ướp thảo dược hơn là người cóng bên hồ.

Biết nói làm sao về cái thể loại hưởng thụ độc nhất vô nhị này! haizza...!
 
Kể chuyện hưởng thụ đầy trần tục vầy rồi làm sao trở về cõi thành kính của các chư thiên được nhỉ?!

Thôi để tôi kể thêm một loại trần tục nữa cho nó liền mạch vậy...

Chuyện cái " xỉ xầu chen" (W.C) nơi Tibet

Tôi biết tình trạng những cái W.C của Tung quở thì nó thường hay không được ...như ý, cho dù là ở những khu có hẳn bảng hiệu phong 5 sao cho toilet ( vụ này chắc chỉ có ở Tung quở), nhưng những cái xỉ xầu chen công cộng có thu tiền ở Tibet thì thật là ngoài sức tưởng tượng.

Đầu tiên là ruồi, như một binh đoàn đậu xanh mọc cánh, sẵn sàng chào đón khi bạn bước vào. Kế tiếp là mùi... lâu năm, nguyên thủy, không dọn rửa
... tiếp nữa là hiện trạng toàn vẹn của người đi trước để lại do không có nước dội hay là quên dội nước (!)...

... tôi cũng tự hỏi: sống ở những nơi heo hút như thế này, họ lấy nước từ đâu?
 
Potala cung

Mục tiêu chính của chuyến đi: vào Potala, cung điện huyền thoại kỳ bí. Potala đầy bí ẩn qua các trang sách kiểu như Mật mã Tây tạng, những mô tả hư hư thật thật về Phật sống, những huyền thoại về dòng sông ngầm thăm thẳm chảy dưới tầng sâu cung điện...

Potala đã sừng sững trước mắt tôi trong vẻ ngoài uy nghi đường bệ trên đỉnh cao.

Cung điện hai màu trắng đỏ tương phản ngời lên trong ánh nắng phô trọn vẻ huy hoàng bất kể thời gian.

Người Tạng chắc thích xây dựng trên đỉnh đồi đỉnh núi, ở cái nơi oxy thì thiếu, sức khỏe thì yếu mà cứ phải trèo lên, trèo lên... những bậc thang kéo dài như bất tận thì quả là một loại thử thách đáng kể.

Lần lượt từng bước, lên một bậc rồi thêm một bậc, ngước nhìn POTALA vẫn cao vòi vọi, đường lên tưởng chừng đến cõi chư thiên.
 
POTALA CUNG

Tôi đi ba bước ngừng một bước, cũng buộc phải " thành kính" cứ như tam quỳ cửu khấu vậy, nguyên nhân là thở không nổi, quả tim đập như trống ngũ liên ( lúc này chưa tìm được giải pháp chống sốc độ cao nên nó thế), mắt đen môi tím mũi phì phò...

Vừa đi vừa ngẫm... thế quái nào mà cao thế, cao mãi thế này... đi chừng nào tới? rồi lại cũng ngẫm tiếp... cao thế nó mới thể hiện quyền uy xứng tầm Phật sống chứ lị, có phải chỗ dành cho cái thứ phàm trần như mình ở đâu, nay nhờ thay thời đổi đại mới có dịp cho kẻ trần tục như mình vào nghiêng ngó, còn không biết phúc!

Thế là bước nọ lần tiếp bước kia... cuối cùng rồi cũng đến. Bước vào khoảng sân chữ nhật, cuối sân là 2 chiếc cầu thang gỗ đặt song song dẫn lên một khung cửa hẹp, phía ngoài che lấp bới một bức màn dày rủ xuống từ trần cửa.

Cửa vào bên trong cung điện đây rồi!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,246
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top