What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
@chitto:
Mấy năm trước tôi được đọc những post của bác trên diễn đàn nguoihanoi.net. Nội dung thật uyên thâm và chững chạc. Tôi quê gốc ở một làng ngoại thành gần một đầu ô ( nói theo kiểu cũ ) và có may mắn được sinh ra , lớn lên, học hành, làm việc cho tới khi hưu vẫn tại Hà nội. Nói vậy để thấy HN với tôi là một trời kỷ niệm, thân thiết tới nhường nào và với tâm thế đó tôi đọc các post của bác về Hà nội. Tôi ngạc nhiên về kiến thức và sự kỳ khu sưu tập, so sánh ảnh của bác. Trước đây tôi ngắm nghía, suy nghĩ về những năm đã qua của HN qua cuốn sách của cụ giáo đáng kính Nguyễn Văn Uẩn đã xuất bản. Nhưng quả thật vẫn phải nói lại tôi ngạc nhiên vì sự sinh động trong các post của bác. Thật đáng tiếc khi trang nguoihanoi.net vì lý do nào đó hơn năm nay không thể truy cập được. Tôi quá vui mừng được anh em chỉ cho trang phượt này để xem lại những post của bác. Mong được đọc thêm những bài của bác về HN, nhất là về các phố. Chúc bác sức khỏe và may mắn.
 
Re: 1900

Tàu điện, tiếng leng keng của tàu điện đã đi vào thẳm sâu của rất nhiều người, và dù những chuyến tàu cuối cùng đã dừng lại cách đây hai mươi năm, nhưng tiếng chuông đó dường như vẫn còn lại trong tâm khảm những thế hệ đã qua tuổi thanh niên.

Tàu điện, một điều gì đó vừa tiếc nuối, vừa có chút xót xa. Nói đến tàu điện, là nói đến hoài niệm quá khứ...

Năm 1900, tuyến đường tàu điện đầu tiên được lắp, chạy từ Bờ Hồ chỗ phía Bắc bây giờ, chạy theo Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, qua trước chợ Đồng Xuân, qua Hàng Giấy, Quán Thánh đến Thuỵ Khuê, là nơi có nhà máy đóng và sửa chữa toa tàu. Đến năm 1907 tuyến này được kéo dài đến Bưởi.

Năm 1901, mở tuyến Bờ Hồ theo Tràng Thi đến Cửa Nam, vòng cạnh Văn Miếu rồi theo Hàng Bột xuống đến ấp Thái Hà; đến năm 1915 tuyến này được kéo dài đến Hà Đông. Năm 1906, lắp tuyến từ Bờ Hồ theo đường Hàng Bài, Phố Huế, Bạch Mai đến chợ Mơ; và tuyến Bờ Hồ - Cầu Giấy. Năm 1929 lắp tuyến từ Yên Phụ đến ngã tư Kim Liên...

Cuối năm 1991, tiếng leng keng cuối cùng đã tắt. Nhiều năm sau vẫn còn dấu của những tuyến đường ray, nhưng giờ đây thì không còn thấy được nữa.....

Doc doan nay thay mat cay cay. Hoi nho em o Thuy Khue va Ha Dong. Cam on bac Chitto.
 
Re: 1900

Doc doan nay thay mat cay cay. Hoi nho em o Thuy Khue va Ha Dong. Cam on bac Chitto.
Cảm ơn bác Chitto rất nhiều, buổi chiều nay đọc một mạch 43 trang của bác, thật khâm phục!!! Lại nhớ tuổi thơ ngày nào, nhảy tàu điện Ô Chợ Dừa-Bờ Hồ, xem công múa ở vườn hoa Chí Linh, học Cung thiếu nhi nhưng lang thang Bờ Hồ là chính...Xin phép được dẫn link topic của bác lên Facebook. Cảm ơn bác một lần nữa!!!
 
Re: Những dấu xưa

Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi, dời đô liền cho xây 8 ngôi chùa ở quê mình tại Cổ Pháp, và hàng loạt chùa ở Thăng Long. Trong suốt đời Lý, những ngôi chùa lớn được dựng lên, song sử sách ghi lại đến hàng chục chùa. Thế nhưng vết tích của các ngôi chùa đó còn lại đến nay không nhiều.

Ngôi chùa cổ nhất của đất Thăng Long là chùa Khai Quốc dựng từ thời Lý Nam Đế, 500 năm trước Lý Thái Tổ, ngoài bãi sông Hồng, cho nên thực tế là ngoài vòng thành Thăng Long. Mãi đến đời Lê mới dời vào vị trí cung Thuý Hoa, là hòn đảo giữa hồ Tây, và đổi là Trấn Quốc

Chùa Chân Giáo dựng năm 1024 là ngôi chùa lớn, gắn liền với sự kiện bi thảm là vua Lý Huệ Tông phải thắt cổ tự tử tại đây khi bị Trần Thủ Độ ép, chấm dứt nhà Lý. Dấu tích không còn gì, chỉ ngờ rằng nằm tại khu phía đường Đội Cấn.

Chùa Diên Hựu với đài Liên Hoa (được gọi là chùa Một Cột) đã quá nổi tiếng, dựng đời Lý Thái Tông năm 1049, ngay bên cạnh Hoàng thành. Vị trí chính xác vẫn không xê dịch, chỉ có chùa xưa không còn gì. Cái chùa Một Cột hiện nay dựng lại năm 1955 tại vị trí chùa cũ.

Chùa Báo Thiên dựng năm 1057, mà tên chính xác là Sùng Khánh Báo Thiên, ngôi Quốc tự lớn nhất trong triều Lý - Trần, với ngọn bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên được coi là công trình đồ sộ và cao nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam, đã đi vào huyền thoại. Ngày nay đó là vị trí nơi khu vực đặt Nhà thờ Lớn.

Chùa Hoè Nhai nằm gần bến sông, đến nay vẫn còn nguyên. Đây cũng là dấu tích của Đông Bộ Đầu với chiến thắng lịch sử triều Trần.

Chùa Láng gắn liền với Từ Đạo Hạnh, dựng thời Lý Anh Tông, ngày nay vẫn là ngôi chùa rất đẹp, đặc biệt là giữ nguyên được khuôn viên chùa rộng vào bậc nhất Hà Nội.

Chỉ riêng trong triều Lý Thái Tổ, tại Thăng Long đã dựng lên các chùa: Hưng Thiên, Vạn Tuế, Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ, Chân Giáo, Đại Giáo. Ngày nay chẳng ngôi nào còn dấu tích.

33446653.jpg

Nghiên cứu của bạn rất công phu , cám ơn bạn đã dành thời gian và tâm huyết để viết topic này .
Mình đã có một thời gian dài sống và làm việc ở Hà Nội ( 1993-1996) , tuy nhiên đến khi đọc được bài viết của bạn mình mới nhận ra là đã bỏ lở cơ hội để hiểu biết về Thăng Long - Hà Nội .
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top