chipchina
Phượt thủ
Xe của chúng tôi không hỏng, nhưng xe của bạn đường là vợ chồng người Cơ Tu đang trên đường về Tà Ri bị hỏng. Xe mất phanh, 2 bạn ngã nhào. Chúng tôi tụm lại hỏi han và sửa xe cho các bạn - những người không biết nói tiếng Kinh.
Họ hiểu và chỉ làm theo bọn sửa xe bất đắc dĩ này. Trên vỉa đường họ ngã toàn đá sỏi, ấy thế mà dù đi tông, chân các bạn vẫn không sao. Thiết nghĩ, nếu là bọn thành phố, da bủng beo, dẵm phải gai mùng tơi cũng khóc như chúng tôi, nếu ngã sẽ thế nào.
Nước da của người Cơ Tu ấy phải chăng được tôi theo thời gian, trở nên chai sần và rắn rỏi.
Bên đường, một lũ cả Kinh cả đồng bào túm tụm lại sửa phanh cho nhau.
Tôi rút máy ra quay phim, được mấy phút lại lăn ra ngủ. Tôi cứ dựa lưng vào vách núi mà ngủ, rồi tỉnh dậy, lại quay phim. Như một kẻ ngốc nghếch...
Trời đã về chiều, chúng tôi vẫn chưa đi được về biên giới, nơi theo lời kể có truyền thuyết bùa yêu. Sửa xe xong, chào bạn đồng hành, chúng tôi tất tả bỏ đi, để lại câu hỏi ngọng nghịu " bao nhiêu tiền" và ánh mắt lạ lùng của họ.
Con đường đất hiện ra, dài tít tắp.
Tôi đã nghĩ rằng, Tây Giang lần đầu tiên và cuối cùng trong mắt tôi là những con đường đất màu đỏ, bụi mù mịt. Cho đến bây giờ, hình ảnh về con đường ấy vẫn lưu lại, phảng phất trong cái đầu gần như rỗng tuếch sau chuyến đi của tôi. Không có bình minh hay hoàng hôn nào hết, chúng tôi chở chân máy ảnh theo rồi lại chở về. Và xế của tôi, cũng chở tôi đến rồi về hệt như cái chân máy ấy.
Bùa yêu bỗng nhiên là thứ vụn vỡ.
Buổi chiều ấy, cả lũ loanh quanh trong một bản ngang dốc. Bọn con trai túm tụm lại đùa vui cùng mấy cô gái Cơ Tu. Họ ngã giá chiếc vòng trên tay cô gái, hóng hớt chuyện làm bùa và nghe chuyện một anh thành phố, lên biên giới, dính bùa, về nhà rồi lại quay lên.
Người Cơ Tu chẳng tiếc gì một câu mời mọc, chẳng ngại ngần giữ chân chúng tôi nếu muốn ngủ lại trong nhà. Chúng tôi cũng chẳng tiếc gì những nụ cười. Mọi thứ được cho đi và nhận lại, đủ đầy.
Rồi 3 chiếc xe lại nối đuôi nhau, sóng sánh chạy qua con suối lòng toàn đá sỏi, chiếc xe của tôi chỉ chực ngã.
Con đường chạy về biên giới có chiếc cầu tre đã bị lũ cuốn phăng, và con đường qua suối là lựa chọn duy nhất của người trong vùng. Nếu không may mùa nước lên, họ sẽ bị cô lập, trong bùn lầy và núi rừng của họ.
Họ hiểu và chỉ làm theo bọn sửa xe bất đắc dĩ này. Trên vỉa đường họ ngã toàn đá sỏi, ấy thế mà dù đi tông, chân các bạn vẫn không sao. Thiết nghĩ, nếu là bọn thành phố, da bủng beo, dẵm phải gai mùng tơi cũng khóc như chúng tôi, nếu ngã sẽ thế nào.
Nước da của người Cơ Tu ấy phải chăng được tôi theo thời gian, trở nên chai sần và rắn rỏi.

Bên đường, một lũ cả Kinh cả đồng bào túm tụm lại sửa phanh cho nhau.
Tôi rút máy ra quay phim, được mấy phút lại lăn ra ngủ. Tôi cứ dựa lưng vào vách núi mà ngủ, rồi tỉnh dậy, lại quay phim. Như một kẻ ngốc nghếch...
Trời đã về chiều, chúng tôi vẫn chưa đi được về biên giới, nơi theo lời kể có truyền thuyết bùa yêu. Sửa xe xong, chào bạn đồng hành, chúng tôi tất tả bỏ đi, để lại câu hỏi ngọng nghịu " bao nhiêu tiền" và ánh mắt lạ lùng của họ.
Con đường đất hiện ra, dài tít tắp.

Tôi đã nghĩ rằng, Tây Giang lần đầu tiên và cuối cùng trong mắt tôi là những con đường đất màu đỏ, bụi mù mịt. Cho đến bây giờ, hình ảnh về con đường ấy vẫn lưu lại, phảng phất trong cái đầu gần như rỗng tuếch sau chuyến đi của tôi. Không có bình minh hay hoàng hôn nào hết, chúng tôi chở chân máy ảnh theo rồi lại chở về. Và xế của tôi, cũng chở tôi đến rồi về hệt như cái chân máy ấy.
Bùa yêu bỗng nhiên là thứ vụn vỡ.
Buổi chiều ấy, cả lũ loanh quanh trong một bản ngang dốc. Bọn con trai túm tụm lại đùa vui cùng mấy cô gái Cơ Tu. Họ ngã giá chiếc vòng trên tay cô gái, hóng hớt chuyện làm bùa và nghe chuyện một anh thành phố, lên biên giới, dính bùa, về nhà rồi lại quay lên.
Người Cơ Tu chẳng tiếc gì một câu mời mọc, chẳng ngại ngần giữ chân chúng tôi nếu muốn ngủ lại trong nhà. Chúng tôi cũng chẳng tiếc gì những nụ cười. Mọi thứ được cho đi và nhận lại, đủ đầy.
Rồi 3 chiếc xe lại nối đuôi nhau, sóng sánh chạy qua con suối lòng toàn đá sỏi, chiếc xe của tôi chỉ chực ngã.
Con đường chạy về biên giới có chiếc cầu tre đã bị lũ cuốn phăng, và con đường qua suối là lựa chọn duy nhất của người trong vùng. Nếu không may mùa nước lên, họ sẽ bị cô lập, trong bùn lầy và núi rừng của họ.
Last edited: