Úc và Tân Tây Lan kỉ niệm Ngày ANZAC (Australian-Newzealand Army Corps) vào ngày 25 tháng 4 hàng năm để tưởng nhớ những thành viên của Quân đội Úc và Tân Tây Lan đổ bộ vào Gallipoli của Thổ Nhĩ Kì trong Thế chiến I, từ ngày 25.04.1915 đến 9.01.1916. Trong đó, A.I.F (Australian Imperial Force) tham chiến tại đây trong khuôn khổ Liên quân Anh.
Trong khuôn viên của Đài tưởng niệm có bức tượng đồng mô tả hai người lính bên cạnh con lừa.
Bức tượng “Simpson and his Donkey” để tưởng nhớ chiến công của những người lính cứu thương trong Thế chiến thứ nhất, tại trận chiến ở Bán đảo Gallipoli-Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bức tượng là John Simpson Kirkpatrick, một thợ đốt than trên tàu tại Melbourne (vốn được sinh ra ở phía bắc nước Anh), người đã ghi tên vào Đội cấp cứu chiến trường số 3, người đã liên tục vận chuyển thương binh xuống các thung lũng và tiếp cận gần như tất cả các chiến tuyến của đạo quân Anzac.
Trong thung lũng có rất nhiều lừa, đã được đưa lên bờ cùng với quân đội để phục vụ cho việc vận chuyển nước nhưng đã không được sử dụng. Simpson đã nhận ra rằng cách thuận tiện nhất là sử dụng lừa để vận chuyển những người bị thương ở chân. Do đó, anh đã bắt một con và hàng ngày cũng như đêm, chuyển thương binh từ trên đỉnh thung lũng xuống. Hình ảnh của anh, với vòng tay đỡ người bị thương, cùng chú lừa tìm đường lần xuống thung lũng đã trở lên nổi tiếng trong đội quân Anzac. Mọi người gọi anh là "Scotty" hay "Murphy" và con lừa là "Duffy".
Mảnh bom và đạn bắn tỉa không làm anh dừng bước. Và những người cứu thương nhận ra giá trị từ cách làm của anh nên đã cho anh tiếp tục công việc này như là một đơn vị độc lập. Anh cùng con lừa tập kết tại trại la (mule camp) của đội quân Ấn bên cạnh thung lũng. Để tăng hiệu quả, anh dùng thêm một con nữa.
Công việc của anh tiếp tục cho đến khi quân Phổ tấn công quân Anzac dữ dội hơn ngày 19.05.1915. Anh thường được gọi đi ăn sáng tại một trạm bảo vệ nguồn nước bên cạnh cái giếng trong thung lũng. Sáng đó, bữa sáng chưa có nhưng anh nói một cách vui vẻ “đừng bận tâm, hãy cho tôi một bữa tối ngon khi tôi trở về”. Và anh đã không bao giờ trở về.
Khi đang chuyển 2 thương binh về, một mảnh đạn của trái đạn nổ đã xuyên trúng tim anh và một lần nữa làm bị thương các thương binh. Sự dũng cảm âm thầm đó là một trong những tính cách của người lính tải thương.
Trong ảnh là những người lính tải thương tại trận chiến Gallipoli (ảnh sưu tầm)
Bức tượng đồng để tưởng nhớ Simpson và những chiến công của anh.