What's new

Myanmar - Chuyến đi về miền quá khứ

ngothimaichi

Phượt thủ
Kỷ niệm chuyến đi từ 27/4/2013 đến 5/5/2013 với những người bạn dễ thương của tôi

Tôi thích gọi Myanmar là Miến Điện hơn.

Ấn tượng đầu tiên về Miến Điện đối với tôi là vào năm 2006, khi đó tôi làm ở một Công ty gỗ, và có bộ phận thường hay qua Miến để mua gỗ teak. Khi họ kể về đất nước này, tôi cảm giác đó là nơi thật là u ám với những đàn quạ đen bay đầy phố, đường sá vắng vẻ do giới nghiêm, bạo loạn xảy ra liên tục. Một đất nước thật khác biệt y hệt như xứ sở của những phù thủy trong truyện cổ tích. Và lúc đó tôi không hề có một ý định nào đến thăm đất nước đen tối này.

Ấn tượng này kéo dài cho đến khi tôi xem Mê kông ký sự. Mọi thứ thật khác biệt so với những gì tôi đã mường tượng. Một đất nước với nền văn hóa đặc sắc và sự sùng đạo Phật đến đáng ngạc nhiên. Và thế là Miến Điện là một nơi tôi đặt mục tiêu phải đến trong đời. Đến để được thấy chùa vàng Shwegadon lộng lẫy, thấy vĩ đại đền đài trên miền đất nóng Bagan, thấy cuộc sống sông nước giữa miền sơn cước Inle. Đến để được thấy longi trước khi nó bị thay thế bằng quần jean, thấy những vệt thanaka trên má những người dân hồn hậu trước khi mỹ phẩm tràn vào, thấy người ta chèo thuyền bằng một chân trên hồ Inle trước khi canô hay thuyền máy rầm rập trên hồ.

Những ngày chuẩn bị đi, ở Miến Điện xuất hiện vài cuộc bạo loạn chết người xảy ra từ những va chạm của tín đồ Phật giáo và Hồi giáo. Gia đình cũng không muốn cho tôi đi nhưng cũng không thể cấm cản. Tôi thì chẳng sợ gì vì tận đáy lòng tôi có một niềm tin sâu sắc về sự hiền lành nơi đất Phật. Thế là cứ quảy ba lô lên vai, thế là đi.

5 ngày không phải là thời gian dài để có thể tìm hiểu sâu sắc một nền văn hóa, nhưng cũng tạm đủ để được thấy những gì mình muốn thấy. Một chuyến đi thật sự để lại rất nhiều cảm xúc. Khi du lịch đến 1 nơi xa xôi nào đó, tôi thường có hai thứ cảm xúc xuất hiện song hành: cảm xúc “lần đầu tiên” và cảm xúc “lần cuối cùng” vì biết rằng còn có quá nhiều nơi để mình đi tới nên gần như sẽ chẳng biết bao giờ mình trở lại nơi này. Với Miến Điện, điều này cũng không ngoại lệ. Nhưng bên cạnh đó tôi còn cảm giác “tiếc nuối” vì quá yêu mến nơi đây. Uh, thì cũng chẳng biết khi nào quay trở lại…

IMG_2396.JPG
 
Last edited:
Yangon rực rỡ chùa vàng

Khi tôi nói đi Miến Điện, mẹ bảo đi chi tới một nước nghèo khổ nhỏ bé như thế. Và mẹ ngạc nhiên khi tôi nói Miến Địên có diện tích gấp đôi nước mình và đã từng là một đế quốc lẫy lừng trong quá khứ. Quá khứ vàng son đã qua đi gần một ngàn năm, hiện giờ thật sự Miến Điện là một nước nghèo trong khu vực sau mấy mươi năm bất ổn về chính trị và những cuộc nội chiến liên miên. Một thời gian dài đất nước nằm dưới sự cai trị của chính quyền quân sự (đã giải thể vào 30.03 năm nay).

Yangon là thủ đô cũ của Miến Điện nằm ở ngã ba sông Yangon và Bago. Hiện tại thủ đô đã được dời tới Naypyidaw thuộc Madalay. Trong suy nghĩ của tôi thì Miến Điện là một nước nghèo, nhưng khi tới Yangon, nhìn đường phố thì đôi khi tôi có cảm giác chưa hẳn nơi đây nghèo hơn Sài Gòn hay Hà Nội. Yangon có khoảng 6tr dân. Đường phố nhỏ nhưng sạch sẽ và nhiều cây xanh nên cảm giác rất thông thoáng. Chính quyền cấm xe máy lưu thông ở đây nên phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe ô tô đối với người giàu, xe buýt đối với người nghèo. Và xe buýt ở đây rất cũ kỹ, xe chen chút người, nhìn thôi đã muốn ngộp thở.

Đường sá

IMG_1557.JPG


Xe bus

IMG_1629.JPG


Ở Yangon chỉ có một buổi chiều tối trước khi đi Bagan, nên chúng tôi chỉ kịp đi thăm một số nơi. Đi chợ ở Yangon (giống như chợ Bến Thành của mình). Đi ngang Đại Sứ quán Việt Nam, đi ngang nhà bà Aung San Suu Kyi, đi thăm ngôi chùa Chauk Htat Gyi nổi tiếng với bức tượng Phật nằm khổng lồ và ngồi chờ hoàng hôn xuống ở chùa vàng Shwedagon.

Tượng Phật ở chùa Chauk Htat Gyi

IMG_1616.JPG


Bán trầu cau têm sẵn

IMG_1599.JPG


Bán hoa trên hè phố

IMG_1549.JPG


Một đất nước nghèo nhưng có quá nhiều vàng. Khắp Yangon ở nơi đâu cũng có thể thấy những tòa tháp vàng rực rỡ trong ánh nắng chói chang. Có nơi vàng ít, có nơi vàng nhiều, và nơi nhiều nhất là ngôi chùa Shwedagon. Tháp chính ở Shwedagon được dát 16 tấn vàng và trên đỉnh tháp là một viên đá quý lớn. Chưa bao giờ tôi được ở gần nhiều vàng bạc đá quý đến như vậy. Mặt trời dần rơi xuống, những ngọn tháp vàng cũng biến đổi màu sắc theo từng khoảnh khắc. Shwedagon là một cụm chùa tháp với 1 chùa lớn ở giữa và gần 70 ngôi chùa nhỏ hơn ở xung quanh. Khuôn viên chùa nằm trên một ngọn đồi thấp, rộng rãi và thoáng đãng, trong sân có một cây bồ đề rất lớn, tương truyền đây là cây bồ đề được trồng từ một nhánh ghép của cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Có một liên tưởng vui vui thế này, nếu ở các nước khác, buổi chiều tối cuối tuần người ta đổ xô đi xem phim, ăn uống, mua sắm, nhậu nhẹt thì ở đây buổi chiều tối cuối tuần dân chúng kéo nhau vào chùa. Họ mang theo những bó hồng tươi thắm, những vòng hoa lài thơm ngát và ngồi cầu nguyện rất thành tâm. Khi ngồi, chân của bạn phải xếp về phía sau, nếu vô ý ngồi mà hai chân hướng về phía tháp là có người tới nhắc nhở ngay. Mà cũng không hẳn ai vào đây cũng để cầu nguyện, tôi thấy trong sân chùa có nhiều đôi trai gái ngồi tâm tình. Đạo đời hòa quyện vậy!

Gốc bồ đề

IMG_1647.JPG


Tắm Phật

IMG_1664.JPG
 
Last edited:
Quét chùa

IMG_1658.JPG


Hoàng hôn

IMG_1648.JPG


Khi màn đêm buông xuống

IMG_1721.JPG


Chỉ thăm 2 chùa ở Yangon là Chauk Htat Gyi và Shwedagon tôi cũng đủ nhận thấy lòng mộ đạo của người dân Miến Điện. Ở nơi này chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân vào chùa ngồi cầu nguyện một cách thành tâm và lặng lẽ. Khi nhìn hình ảnh này, tôi nghĩ là với họ vào thời điểm ấy chỉ có Phật bên cạnh, mọi thế sự xung quanh dường như không còn nữa. Và tôi cũng đôi lần bắt gặp những nhà sư khắc khổ ngồi thiền định y hệt như những pho tượng La hán, có hơn 1 lần tôi giật mình vì không biết đó là tượng hay là người thật.

IMG_1611.JPG


IMG_1610.JPG
 
Last edited:
Ở Yangon chỉ một đêm, chúng tôi chọn ở tại guest house Ocean Pearl ngay khu trung tâm với giá khoảng 25usd/phòng triple, gần chùa Sule. Phòng ốc nhỏ và khá sạch sẽ. Khách sạn book giúp vé máy bay 2 chặng nội địa để đi Bagan và Heho. Chúng tôi cũng thuê 1 chiếc xe để tham quan Yangon nửa ngày giá khoảng 70USD. Bác tài kiêm hướng dẫn viên có cái tên Thein Toe rất là khó nhớ nên tôi cứ gọi là Te Tua cho tiện. Bác Te Tua rất ư là dễ thương và đẹp trai. Vì đẹp trai nên trong đoàn cũng có em buông lời chọc ghẹo, mới biết là bác đã có cháu ngoại rồi. Thế là gọi là Grandpa luôn! Buổi trưa, bác Te Tua dắt chúng tôi đi ăn ở 1 quán ăn bình dân. Trước khi đi tôi đã chuẩn bị tâm lý là đồ ăn xứ này rất là khó ăn (nên khấp khởi trong dạ là đi về thế nào cũng giảm được vài ký lô) nhưng thực tế là đồ ăn khẩu vị khá dễ ăn, tuy nhiên không có món nào là đặc sắc kể cả món Mohinga là món “quốc hồn quốc túy”. Đây là bữa ăn đầu tiên trên đất Myanmar, món phá lấu chua khá ngon, giá thì rất vừa phải.

Mr Te Tua
b.jpg


Bữa ăn đầu tiên

a.jpg


Ở xứ nghèo này, thì việc có 1 chiếc Toyota và có con đi du học nước ngoài là rất khá giả rồi, thế mà bác Te Tua này rất ư dễ thương ở chỗ là ăn uống thiệt tình khi mời ăn cùng, không màu mè hoa lá hẹ gì hết. Khi chúng tôi ăn không hết đồ ăn, bác ấy thành thật “đưa tui ăn hết cho”, hihi. Có lẽ là đạo Phật không cho bỏ đồ ăn thừa.

Khi tìm hiểu thông tin trước khi đi, tôi nghe nói Miến Điện rất khó khăn về thông tin liên lạc, nhất là điện thoại di động vì sim và cước rất mắc. Thế mà thực tế thì tôi thấy họ dùng điện thoại di động khá nhiều. Bác Te Tua ở Yangon thì xài Samsung Galaxy. Chàng Min Thu ở Bagan thì xài Iphone. Vị sư thầy này cũng đang tập xài điện thoại nè.

c.jpg
 
Đi đến 1 thành phố lạ, có một thứ tôi thường hay chú ý, đó là kiến trúc. Kiến trúc nhà cửa ở đây không có gì độc đáo. Nhưng do đất rộng người thưa nên nhà cửa có đất rộng rãi. Những con đường nhỏ trong Yangon yên tĩnh và khá dễ thương. Cũng như người Campuchia hay Thailand, dân Miến cũng thích màu sắc sặc sỡ nên thường hay bắt gặp những ngôi nhà sơn màu tím rịm và viền màu hồng. Đến Inle, tôi còn gặp thêm nhà màu xanh lá cây, màu xanh dương đậm, màu đỏ, màu vàng đủ cả. Đất rộng gấp đôi Việt Nam, dân bằng phân nửa Việt Nam nhưng nghe nói rằng giá nhà cửa ở Yangon trong vài năm trở lại đây cũng trở nên rất mắc so với trước kia, giống như thời điểm những năm 90 khi có cơn sốt đất ở nước ta vậy. Và có một số kiến trúc còn lại từ thời còn là thuộc địa Anh.

Chung cư cũ kỹ

IMG_1537.JPG


IMG_1544.JPG


Tòa nhà còn lại từ thời thuộc địa Anh

IMG_2726.JPG


Tòa thị chính

IMG_2736.JPG


Quãng trường

IMG_2739.JPG


IMG_2733.JPG


Chùa Sule

IMG_2737.JPG
 
Last edited:
Ảnh đẹp bạn ah. Một số ảnh bạn nên down kích thước xuống (ví dụ: 800 x 600) để đỡ mất góc.
 
Mình cũng mới đi về, vẩn còn suy nghĩ mãi về việc " bị ̣" ông chủ cánh đồng hoa Hướng dương vác cây " rượt ".

Trên đường từ hồ Inlay về Bagan đi ngang cánh đồng Hướng dương rất đẹp, mấy tay phó nháy kêu bác Tài dừng xe để xuống chụp hình. nguyên đoàn quân nhà Phượt 26 người tràn vào cánh đồng nhưng gặp phải cái mương nước nên chỉ có cánh mày râu và một vài mem nữ hy sinh vì nghệ thuật mới vượt qua được. phần còn lại đứng bên bờ xuýt xoa . Đang say sưa nhiếp ảnh thì từ xa có một Lão nông vác cái cây chạy về hướng mình cả bọn hoảng hồn tháo lui . tới khi hoàn hồn lại thì mới biết là ông Lão vác cây ra bắt cầu cho mấy mem nữ còn đứng bên kia bờ đi qua .
Nghĩ hoài sao người mình khác họ quá !
 
mình cũng có ghé cánh đồng hướng dương đó chộp hình, mà hổng có bị ai vác cây ra, hihi. Thật sự mình rất cảm động về con người Myanmar, hồn hậu và dễ thương quá chừng ^^
 
BAGAN - LÒNG TA LÀ NHỮNG THÀNH QUÁCH CŨ

Yangon là cửa ngõ của Miến Điện đối với thế giới. Dù không hào nhoáng, phù hoa như những thành phố lớn khác trong khu vực nhưng Yangon vẫn có nét tráng lệ huy hoàng riêng của mình. Chỉ ở Yangon một buổi chiều, một buổi tối và vài giờ đồng hồ trong buổi sáng ngày về nhưng hình ảnh những ngôi chùa vàng rực rỡ trong ánh nắng mùa hè vẫn để lại trong chúng tôi ấn tượng sâu sắc. Khó có thể tìm thấy một buổi chiều nào tâm tưởng bình an hơn buổi chiều ngồi ngắm hoàng hôn ở Shwedagon hôm ấy. Một buổi chiều ngồi bệt trên nền đá mát lạnh, không suy nghĩ gì về quá khứ hay tương lai, chỉ thấy lòng ấm áp khi xung quanh mình là những gương mặt xa lạ nhưng hiền hòa thành tâm hướng Phật. Giá trị của những ngôi chùa vàng không phải ở vàng bạc đá quý, mà chính là giá trị tinh thần của một dân tộc hun đúc nên từ hàng trăm năm trước.

Gần 5h sáng, chúng tôi rời Yangon đi Bagan. Tôi đã rất ngỡ ngàng khi đến ga nội địa của Yangon. Ga quốc tế Yangon tuy khá nhỏ nhưng vẫn tươm tất, nhưng ga nội địa thì hoàn toàn khác hẳn. Nhìn những hình ảnh này khó có thể tưởng tượng rằng đó là một “airport”, còn thua xa bến xe buýt của mình. Vì đất Miến Điện quá rộng, khoảng cách giữa các địa điểm nổi tiếng quá xa nhau nên máy bay là lựa chọn tối ưu khi thời gian cho chuyến đi là không nhiều. Tuy nhiên giá vé các chặng bay nội địa ở Yangon là không hề rẻ chút nào. Giá vé cho tuyến bay từ Yangon – Bagan – Heho là 186usd, mắc hơn giá vé khứ hồi Sài Gòn – Bangkok hay Bangkok – Yangon của Asia Air. Trong Mê kong ký sự tôi đã được thấy những “xe buýt bay” ở Miến Điện. Máy bay bay ở tầm thấp, đến mỗi thành phố lại dừng rước khách, trả khách rồi bay tiếp, liên tục thế cho tới trạm cuối cùng. Nói thật lòng trước khi đi tôi sợ nhất là 2 chặng bay nội địa này trong 6 chuyến bay. Chẳng biết máy bay thuộc loại gì, có an toàn không. Tới nơi ngó cái sân bay thì nỗi sợ hãi càng tăng lên gấp bội. Vì giá vé máy bay mắc nên hầu như chỉ có khách du lịch lựa chọn phương tiện này. Tôi cũng có thấy một ít khách nội địa, và chắc chắn đều là những người Miến giàu có (chỉ nhìn là đoán ra ngay căn cứ vào lượng vàng bạc đá quý họ đeo trên người và phong thái rất sang trọng). Giờ boarding cũng chẳng giống như trên vé, thấy đủ người là cho boarding và bay. Máy bay nhỏ khoảng 80-100 người, các cô tiếp viên xinh đẹp và tận tình làm mình yên lòng một chút. Nhưng sau khi bay hai chặng này thì kết luận một điều là chẳng có gì phải phiền lòng về máy bay nội địa của Miến cả ngoài giá cả!

Chỉ sau khoảng 45 phút bay, máy bay đáp xuống sân bay Bagan. Tới đây lại càng thấy nghèo nàn hơn nữa. Thật không thể tưởng tượng là việc vận chuyển hành lý lại dung sức người! Mỗi nhân viên đẩy, mang, vác 2-3 va li. Tôi không hiểu tại sao không trang bị một xe nhỏ để vận chuyển hành lý? Điều đó đâu có khó khăn tốn kém gì. Hay là họ muốn sử dụng sức người để người dân có việc làm chăng?

Sân bay Bagan

IMG_1725.JPG


Vác hành lý từ máy bay vào

IMG_1726.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,442
Bài viết
1,147,287
Members
193,504
Latest member
niuelifeuit
Back
Top