What's new

Sài Gòn - Hà Giang: Chuyện trên đường.

Đến đây bạn sẽ được giới thiệu các điểm tham quan là đình làng, đền thờ Bố Cái Đại Vương, các ngôi nhà đã được xếp hạng, dân làng có vẻ hãnh diện với danh xưng "ngôi làng của hai vua" nhưng theo mình Đường Lâm duyên dáng ở những con đường làng phủ rơm và các ngôi nhà bình dị.

Cổng làng với ao sen đang độ ngay phía trước.








Bạn nói đúng với ý mình, đành rằng người dân rất hảnh diện với danh xưng ngôi làng hai vua, nhưng cái quyến rũ mình lại là những ngôi nhà bịnh dị và con đường làng phủ đầy rơm. Rất mê hoặc, rất quyến rũ, rất dân dã.
 
15/ Ngày 16: Nghĩa Lộ -Than Uyên.

Sáng sớm ra trời đã mưa, nấn ná một lúc đến khoảng 6 giờ mình lên đường thì trời tạnh hẳn. Đoạn đầu mọi chuyện suôn sẻ, thỉnh thoảng chỉ vài mét đường bị hỏng. Tuy sương mù vẫn dày đặc đến đoạn vào Gia Hội.

Sương vẫn dày đặc trên đường đi dù mưa đã dứt.
















Đường vẫn còn sũng nước do cơn mưa lúc sáng.




Phụ huynh mang ghế đi dự lễ tổng kết ở Gia Hội.










 
Last edited:
Trên đường đến Tú Lệ.
















Cũng có vài đoạn thế này nhưng chưa nhằm nhò, tất cả còn ở phía trước.










Vẫn là những đoạn đường quanh co uốn lượn đẹp mắt của vùng núi Tây Bắc.




 








Qua Gia Hội một đỗi đã xuất hiện nhiều thửa ruộng bậc thang rất đẹp nhưng trời đầy mây và sương mù. Mình nổi máu tham tính tới Mù Căng Chải, nơi vừa được phong là thắng cảnh quốc gia với những mẫu ruộng bậc thang huyền thoại cũng là lúc nắng lên sẽ chụp luôn một thể, nhân tiện ghé vào La Pán Tẩn, Chế Cu Nha xem thử nhưng ôm mình bảo cứ chụp trước vài tấm làm vốn đi đã vì cũng không lường trước được điều gì với thời tiết thất thường nơi đây vào mùa này, theo phương châm “ chuyện hôm nay chớ để ngày mai”.

Kiếm vài tấm làm vốn khéo trời mưa thì hỏng.
















 
Chốc chốc lại dừng xe bất chấp mây đen đe dọa.










Nấn ná trước khi đi.









Mà cũng phải thôi, ai mà không vậy trước phong cảnh nơi đây.











 
Nhưng rồi cũng phải tiếp tục đoạn đường phía trước.







Đến Tú Lệ ghé vào ăn sáng, ôm mình đòi ăn xôi vì nói Tú Lệ nổi tiếng xôi ngon; mình lại thích cái gì nóng nóng một chút trong tiết trời se lạnh. Đơn giản thôi, ăn bún trước rồi mua xôi mang theo. Xôi Tú Lệ thì đúng là dẽo nhưng hình như lại tính giá dành cho du khách mất rồi.








Một trong hai điều trông chờ trong hành trình ngày hôm nay chính là đèo Khau Phạ. Theo “giấy tờ” thi đèo Chấu, Khau Phạ, Vách Kim là 3 ngọn đèo liền kề nhau nhưng thực tế thật khó phân biệt mà cả 3 như hòa làm một. Khi mình vào đèo Khau Phạ một chút thì trời lại mưa.

Đèo Khau Phạ.




Vào đèo Khau Phạ thì cũng là địa phận Mù Căng Chải.




Trích từ Wiki

Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có v.v. ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m (mình thấy có nơi lại ghi những 2.000m, cũng tính đo thử nhưng hôm đó mưa cứ xối xả nên thôi) so với mực nước biển.
Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời.
Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H'Mông, Thái.

Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang chín vàng nương. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác.
Vượt qua vùng đèo heo hút gió và mịt mùng sương phủ, lên lên cao gần năm chục kilômet nữa mới thấy thị trấn Mù Căng Chải. Từ thị trấn Mù Cang Chải đi tiếp chừng 40 kilômet đường núi nữa là sang đất Than Uyên (Lai Châu), hoặc theo chân những cô gái H'Mông đi ít nhất thêm chục kilômet nữa mới tìm đến được những bản làng người H'Mông sinh sống.
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào. Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu.Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.
 
Những tấm ảnh cuối trước khi “gác máy”.

Mặt đèo Khau Phạ trở xấu, mưa bắt đầu nhỏ hạt cùng sương mù càng lúc lại thêm dày.



















Thế rồi trời đổ mưa, mưa to kết hợp với mây và sương mù dầy đặc cùng lúc mặt đèo trở nên xấu, xấu đến mức mà một con đường nhựa có thể xấu. Tất cả các xe đều bật đèn để có thể nhận thấy nhau khi chỉ còn cách xa chừng vài mét. Cứ như vậy cùng chiếc xe gắn máy tải gần 200Kg mình dò dẫm đi với tốc độ không hơn đi bộ là bao, chỉ nhìn thấy mặt đường là đi, thỉnh thoảng lại trượt bánh khi cán phải đá, cho đến gần hết con đèo, không nhận thức được đèo dốc hay lài, cong hay thẳng còn chiều dài chắc đã được cộng thêm theo sự trông chờ kết thúc dưới cơn mưa. Với phần lớn cảm tình dành cho con đèo đã đánh mất cùng với cái ướt át lạnh giá, căng thẳng những nỗi lo mình suýt "phán" con đèo nằm trong "Tứ đại đỉnh đèo" lại chẳng có một khúc cua tay áo. Nếu lỡ mình có viết sai nghĩ cũng sẽ được bỏ qua vì với thời tiết như vậy mình có thấy gì đâu mà mong viết đúng.
 
Còn đoạn trích ở trên mình chỉ vừa đọc vào lúc cuối ngày. Nguyên tắc của mình là hạn chế đọc quá nhiều bài viết về các địa danh cũng như điểm tham quan trước khi đến để có thể có những nhận xét, suy nghĩ thật sự của mình như một người lần đầu đặt chân. Cách này có cái dở là nhiều khi bỏ mất những điều hay cần khám phá; lại nữa trong lúc viết bài mình cũng không sử dụng nhiều tư liệu từ kho kiến thức khổng lồ là internet với mục đích giữ đúng tính chất bài viết như tên ban đầu, đó chỉ là những suy nghĩ vụng vặt, những ký ức cá nhân và những mẫu chuyện trên đường. Việc tham khảo nếu có chỉ nhằm không cung cấp những thông tin quá sai lạc, chủ quan trên tinh thần nếu cần tham khảo thật sự chắc chắn không ai dùng thông tin từ bài viết của mình mà nó chỉ truyền cho các bạn, những người cùng sở thích đi đây đó những thông tin tối thiểu của người đi trước, cùng ham mê thực hiện những chuyến đi. Trong phần còn lại mình sẽ tiếp tục sử dụng hai đoạn trích về những ngọn đèo danh tiếng, đó là những thông tin rất hay mình đọc sau chuyến đi nghĩ là các bạn cũng sẽ thích.

Nhân nói đến "Tứ Đại đỉnh đèo" mình nhớ trong diễn đàn mình hoặc đâu đó mình đã đọc qua một bạn đã có comment đại ý là gọi Tứ đại đỉnh đèo nghe rất chướng tai vì nửa Việt nửa Hán Việt mà nên gọi là "Tứ đại quan" ( "Tứ đại hùng quan" thì hơn chứ) hoặc "Bốn đèo lớn". Mình không đồng tình với ý kiến này ở chỗ: Thứ nhất, sau hàng ngàn năm bị đô hộ tiếng Hán Việt tràn ngập trong ngôn ngữ của chúng ta, hầu hết các từ ghép không là từ láy của chúng ta là từ Hán Việt và hầu hết các câu chúng ta đang sử dụng hàng ngày đều có từ Hán Việt, muốn dùng từ thuần Việt ngay trong ngôn ngữ đời thường đã là chuyện không tưởng. Thứ hai, chữ "quan" trong tiếng Hán Việt không có nghĩa là đèo mà là cửa hoặc ải, nhiều người nhầm lẫn điều này có lẽ do danh xưng "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" mà vua Lê Thánh Tôn dùng để chỉ cửa đèo Hải vân, trên cửa đèo này mặt nhìn về phía Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" và mặt hướng về Bắc ghi "Hải Vân Quan" , chữ quan ở đây là chỉ cửa đèo chứ không phải con đèo. Đèo là một từ thuần Việt và không có từ Hán Việt cho từ này. Nếu chịu khó tra từ điển Việt Hán, sẽ thấy rằng chữ đèo trong tiếng Hán hoàn toàn khác với chữ quan nghĩa là cửa hay ải.

Tiện thể nói về một nhầm lẫn khá phổ biến trong chúng ta khi dùng cụm từ "lang bạt kỳ hồ" với ngụ ý "phiêu bạt giang hồ" thực ra đây là câu đầu của một bài ca dao trong Kinh Thi mà câu tiếp theo là "Tái chí kỳ vỹ" nhằm diễn tả một tình thế tiến thoái lưỡng nan chứ hoàn toàn không như nhiều người vẫn sử dụng.

Đến gần cuối đèo thì đường đỡ xấu và mưa cũng ngớt dần, nhờ vậy mà mình cũng "vớt vát" được vài tấm ảnh, về xem lại thời gian thì mình đã lần mò dưới mưa chỉ vài phút nữa là tròn một tiếng.

Ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải.


















 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,446
Bài viết
1,147,339
Members
193,507
Latest member
bj88usukcom
Back
Top