What's new

[Chia sẻ] Tiền Giang-miền sông nước

Mình là dân Long An , định vài ngày nữa đi tiền trạm ở Cái Bè trước để biết những phong cảnh , vườn trái cây , đường xá ... trước khi dẫn bạn gái từ Đà Lạt xuống chơi , lỡ hứa với nàng rồi ... mới đầu định dẫn nàng về mấy 4 Cồn chơi nhưng lần trước đi giống như những gì bạn danngoc đã mô tả nên rút kinh nghiệm ... ai đời HDV nói cho đi vườn trái cây mà dắt vào nhà đem ra mấy miếng xoài , mận , khóm ngồi ăn rồi coi đó là đã vào vườn trái cây . Nãn , còn đi Cồn Thới Sơn thì thấy cũng bình thường không có gì hấp dẫn , nên lần này quyết định đi Cái Bè , xong qua Bến TRe chơi . Nhưng cũng cảm ơn bạn danngoc đã giới thiệu những điểm tham quan ở Cái Bè trước để vài ngày nữa mình đi được rút ngắn thời gian tìm kiếm.
 
@Danngoc: bạn đã là "Phượt gia" thì chắc đã đi nhiều lắm rồi, nhưng nhiều bao nhiêu cho đủ? Có lẽ bạn đã đến miền Tây lần đầu tiên trong một tour du lịch, và chỉ đi qua TP. Mỹ Tho và H. Cái Bè. Một vài địa phương, một vài con người và một vài tác phẩm thì không thể đại diện cho toàn cục. Phần đông những người không biết miền Tây thì lại nghĩ miền Tây đâu đâu cũng vậy, ruộng lúa, đường nông thôn hay kênh rạch? Tôi không bao giờ đôi co với họ, bởi chỉ có người đi mới là người cảm nhận sâu sắc nhất. Được đi là cơ hội của mỗi phượt tử, bạn không đi thì aẽ không bao giờ biết, và đã tự từ chối quyền "phượt" của mình. Mong bạn tiếp tục chia xẽ những chuyến đi. Nếu bạn xem lại và sửa một chỗ chưa chính xác thì topic này sẽ giá trị hơn và sẽ là một kỉ niệm đẹp của bạn.

p/s: cái film CĐBT hay thì cũng có hay, nhưng chỉ là một vài mảnh đời, vậy mà tới giờ ai cũng mang nó ra để mường tượt tới miền Tây :)) Công nghệ điện ảnh chả tới đâu, nhưng công nghệ PR thì số 1.

Bác à, tui biết mình không có khả năng viết cho chuẩn chu, nhưng không vì thế mà bác chụp mũ tui là kênh kiệu như vậy. Chín người mười ý, bởi vậy tui chẳng buồn bạn Dandiscover hiểu nhầm, nhưng tui phản đối suy nghĩ bảo thủ không muốn phê phán những gì chưa chuẩn của xứ sở mình. Vì thế tui luôn viết bài với nội dung "đi nhiều nữa, cởi mở hơn nữa, vô tư hơn nữa" và "Đả đảo bảo thủ, tự do tư tưởng muôn năm!". Nếu bác suy luận câu viết của tui mà cho tui hợm hĩnh là kẻ đi nhiều biết nhiều thì thật đáng tiếc lắm đấy. Tui càng đi nhiều thì càng thấy kiến thức hạn hẹp, bài viết của tui cũng có nội dung ấy mà?!! Thôi mà bác là mod, hy vọng bác lớn tuổi nên điềm tĩnh mà hiểu tui thôi. Nói nặng nhau vậy, tui hỏng thích.

Bài tui viết có chỗ nào nói CĐBT là chuẩn để tui nhận xét về miền tây đâu hè? Nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng, cho đến này đây là bộ phim giàu hỉnh ảnh sinh động và hiện thực nhất về miền tây của chúng ta (mặc dù như tui đã viết thì thực tế miền tây không phải hoàn toàn như suy nghĩ của tác giả) nên tui lấy làm ví dụ về một cách nhận xét về miền tây thôi. Bác có suy nghĩ gì về điều này không? Chẳng phải tui đang cố gắng để mọi người hiểu thêm về miền tây sao?
 
P/S: trí thức tiểu tư sản ở đây, có nghĩa là ngồi một chỗ tưởng tượng tùm lum, thiếu thực tế khách quan :Dam Thiếu thực tế khách quan cũng có thể là có kinh nghiệm địa phương như tác giả CĐBT, nhưng lại không hiểu nơi khác ra sao nên lại suy tưởng tùm lum, hay do hysteria, hay do mặc cảm Freud mà phóng tác hehehe

@danngoc: đi miền Tây, lại đi bằng Tour mà lại phán rằng tác giả của Cánh đồng bất tận là "trí thức tiểu tư sản, ngồi một chỗ tưởng tượng tùm lum". Quả thiệt là gan của bạn lớn quá, lớn lắm!

Những gì bạn thấy, bạn cảm, bạn nhận trên đây mới chỉ là một bề nổi, lớp váng bên trên cùng của miền Tây mà thôi.

Hy vọng rằng có một ngày bạn tới với miền Tây không phải bằng tour, không phải với vai trò của một người khách du lịch, bạn sẽ cảm một miền Tây khác: dữ dội, khốc liệt, nghèo khổ hơn nhiều, nhưng chứa chan tình cảm của người miền Tây, và dĩ nhiên cũng không tránh khỏi va chạm với: côn đồ, lừa đảo, rượu chè... ở đâu cũng có cả.

P/S: À mà phim "Cánh đồng bất tận" khác với truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" lắm à nha! Từ bộ phim "uỷ mị ướt át kiểu Đài Loan" rồi quay sang kết luận nhà văn viết truyện là tiểu tư sản trí thức, hic..hic.. hổng biết bạn hiểu sự khác nhau giữa: nhà văn, biên kịch, kịch bản, đạo diễn?
 
Em có đi tour đâu bác? Mà bác là dân miền tây mà cũng đồng cảm với NNT thì chưa đúng chất miền tây rồi. Dân miền tây là cái bác tài dùng chân lái thuyền giữa sông kia kìa, là người nông dân thích làm mướn nhưng tự do hơn là làm địa chủ mà phải gắn chặt với ruộng kia, miền tây là những người đi xe khach cùng em, không quen không biết nhưng bắt chuyện thật nhẹ nhàng vui vẻ... miền tây là nhẹ dạ, vô tư, đơn giản nhưng cũng sâu sắc như cụ Sơn Nam. Em nhứt định không chịu cái cô NNT viết truyện ngắn muốn mô tả miền tây đầy đau khổ, bất công, bởi vì dù có như vậy thật thì dân miền tây cũng chấp nhận một cách giản dị. Trí thức TTS là thế.
 
IMG_2579.jpg

Trang trí bên trong quả là tuyệt tác, kết hợp Đông-Tây.


IMG_2582.jpg

Bàn trang điểm và tranh trang trí trên tường chắc phải do tay nghệ nhân, chứ thợ vẽ ngày nay không thể khóe tay đến vậy được. Đến cái đầu cửa giả cũng có motif riêng, tuy Tây nhưng vẫn hài hòa với phần chạm khắc gỗ kiểu ta bên gian trong. Tuy gạch vữa nay đã có phần mục nát, nhưng sắc màu vẽ trên tường vẫn tươi mới.


IMG_2584.jpg



IMG_2588.jpg

Motif trên gỗ không cứng nhắc cũ kỹ, mà có chỗ tây hóa nhiều: ví dụ như chỗ này - chi tiết cái quả mướp đắng (khổ qua) là khá độc đáo.


IMG_2584.jpg

Cách thức chạm lộng tinh vi ở chỗ: nếu như chạm lộng như ngày nay chỉ có thể xem là 2D (2 chiều, trên mặt phẳng) thì chạm lộng thời ấy là chạm-lộng-đục-trổ, tức là một điêu khắc 3D rất kỳ công, đều tăm tắp, tỷ lệ đường nét rất chuẩn mực, đẹp mắt. Cẩn xá cừ cũng vậy: thợ chọn từng miếng xà cừ với màu sắc hình dáng phù hợp để gắn lên rất sâu, chắc chắn chứ không dán bừa như ngày nay.


IMG_2589.jpg



IMG_2590.jpg

Tủ sách bên trong với các sách về giải phẫu, bách khoa ngành y, các loài nấm, thực vật học v.v. chứng tỏ trong nhà có người học nghề y.
 
IMG_2591.jpg



IMG_2607.jpg



IMG_2608.jpg

Thật đáng tiếc, kết cấu gỗ nhiều chỗ đã bị mối xông, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất chóng hỏng. Với khí hậu như ở miền tây, mối là một hiểm họa cho nhà cổ, nhưng hiểm họa con người cũng đáng kể: nhiều nhà cổ đã bị gỡ bán sạch sẽ. Ở Nhật, các chuyên gia cho hay người Nhật cổ thường lót các tấm chì dưới đế cột để chống mối xông - mối không cắn thủng nổi miếng chì. Nhưng cách này thật khó áp dụng ở Việt Nam.


IMG_2623.jpg

Một chỗ mối xông khác


IMG_2616.jpg



IMG_2627.jpg

Bác chủ nhà
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,466
Bài viết
1,153,091
Members
190,100
Latest member
dabongxoilac365tv
Back
Top