1. Với pháo đài Rotterdam về thiết kế, sau đi thăm thêm bảo tàng Balla Lompoa thì có vẻ cách bố trí quy hoạch của người Hà Lan ở đây vẫn có sự kết nối với lối kiến trúc sắp xếp của người Gowa. Các tòa nhà chủ yếu là các khối hộp phẳng lì, cửa số cao và nhỏ, cửa ra vào cũng cao và hẹp, không hoa văn họa tiết, nét đặc trưng nhất có lẽ chỉ là các mái nhà rất dài cao vút chiếm quá nửa chiều cao của cả tòa nhà. Điều này sẽ phần nào được lý giải khi đi thăm những ngôi nhà mái thuyền độc đáo của làng Tana Toraja có tên gọi là tongkonan. Chả hiểu sao nhìn kiến trúc này tớ thấy có sự liên quan với những ngôi nhà rông ở Tây Nguyên :shrug:

Bao quanh pháo đài cổ là bức tường được xây dựng bằng đá nguyên khối chỉ còn lại một vài góc nguyên vẹn, nội thất bên trong chủ yếu bằng gỗ được lau li láng bóng. Dãy nhà chính nằm phía tay trái từ cổng vào pháo đài chỉ có mô hình toàn cảnh của Makassar, của pháo đài cũ, một số bức tranh gần giống với hình thức sơn mài kể truyền thuyết những nhân vật quan trọng đối với lịch sử hình thành phát triển của Makassar. Đi lòng vòng sẽ có đoạn leo lên trên bờ tường của pháo đài, nói chung là với sự tò mò 1 chút thì thăm thú khu vực này cũng chả có gì khó.
Đứng phía trên tường thành có thể nhìn thấy biển đủ thấy vị trí đắc địa của pháo đài

Dãy nhà bên phải là nơi trưng bày các đồ dùng vật dụng của người dân bản điạ thời xưa, cả những công cụ và hình tượng của phong tục chôn cất ma chay - một phong tục rất tiêu biểu và mang nét văn hóa đặc trưng rõ rệt ở đây.
Đồ trang sức, vương miện và kiếm của hoàng tộc

Trang phục truyền thống trong những dịp quan trọng và cưới hỏi, những bức tượng khắc gỗ chân dung của người chết sẽ được đặt ở mộ của người đó trên các vách đá.

Những tượng gỗ có tên gọi là Tau tau này rất đắt, theo như bạn hướng dẫn nói thì tỉ giá quy đổi tương đương hơn 20 triệu đồng nhà mình 1 cái, càng to càng đắt. Và đối với người dân ở đây, cuộc sống sau khi chết vô cùng quan trọng, có khi còn quan trọng hơn cả khi sống nên nghe các phong tục cũng như quan niệm của người dân qua bạn hướng dẫn thì dường như họ sống cả 1 đời chỉ để chuẩn bị cho cái chết.
Để vào được nhà trưng bày này lại phải mất 1 lần vé nữa nhưng đã vào thì cứ tìm hiểu cả đi ạ. Phía sau dãy này có 1 hồ nước nhỏ và giếng cổ đã khô cạn. Do nắng và tâm lý không tích cực lắm sau khi bị thu tiền hướng dẫn nên tớ chả để ý bạn kia giới thiệu gì.
Lí do là thế này, bọn tớ lơ ngơ nên lúc vừa qua cửa gặp ngay 1 bạn hướng dẫn tưởng của ban quản lý khu pháo đài hóa ra không phải. Tuy độ cảnh giác cao nhưng bạn ấy rất bài bản biết cách chỉ dẫn kiểu định hướng chứ không ép uổng và bọn tớ cũng tặc lưỡi đi theo vì nghĩ sẽ tip tùy tâm. Ấy vậy mà bị bạn ấy hét giá cao ngất, phải ngậm ngùi trả đới, hức. Tuy nhiên cũng tranh thủ nhờ bạn ấy mối lái cho vụ xe cộ sau này nên đành an ủi nhau: thôi thì bọn mình làm chuột bạch. Chỉ dẫn đi chuyện trò 1 vòng mà bạn ấy "chém đẹp" của bọn tớ 400 rupiah mặt lạnh te và đây là chân dung của bạn ấy để mọi người có gặp thì nên có thỏa thuận hỏi kỹ trước
