What's new

Châu Á trong bàn tay

Myanmar xứ sở của hạnh phúc

10659314_10152743422241622_4094768836218452932_n.jpg

Sau nhiều ngày ở Myanmar, cảm xúc về cảnh vật và con người cứ dào dạt nhưng tôi vẫn không tìm ra một tính từ gì để miêu tả. Cái gì đó khác lạ với những gì tôi đã từng chứng kiến ở nơi khác, những gì mà nơi khác không có nhưng không thể gọi thành tên.

Đó là một buổi sáng mưa nhè nhẹ, thị trấn Nyaungshwe xanh mướt dưới cơn mưa kéo dài từ khuya. (Thật ra những cái tên ở Myanmar rất khó đọc và khó nhớ, hoặc ít ra với tôi). Khi che dù đi ra bến đò để đi hồ Inle, tôi đi với ông. Người đàn ông đen đúa mặc chiếc áo sơ mi sờn và cái longyi cũng không mới hơn. Trên đường, nhiều người nhìn tôi cười và vẫy chào. Chắc vì họ nhìn là biết tôi là khách du lịch, hoặc đi với người đàn ông này thì chắc chắn là khách du lịch. Tôi cũng vẫy tay chào và cười hết cỡ, thân thiện luôn có ích khi đi du lịch. Rồi ông nói: Người Myanmar nghèo, nhưng họ luôn hạnh phúc! Tôi đứng khựng lại, chắc chắn hai từ Hạnh Phúc chính là những gì tôi tìm kiếm để miêu tả về nơi này. Từ người lái xe taxi, người nài ngựa, cô gái bán hàng, cô chủ khách sạn hay những cô bé dọn phòng. Tôi luôn thấy họ cười đùa vui vẻ. Nhiều câu hỏi tích tắc xuất hiện trong đầu chỉ liên quan đến Nghèo và Hạnh Phúc. Có thể sao?

Ừ, có thể.

Tôi vẫn luôn tự trào rằng mình đủ ăn đủ mặc, muốn mua cái này cái kia trong khả năng thì không phải đắn đo nhiều, tuy không phải giàu có như ai nhưng cũng đủ gọi là hạnh phúc. Có nghĩa là chữ hạnh phúc luôn chạy sau những giá trị vật chất, giống như là một sự thật không bao giờ thay đổi được. Vậy mà buổi sáng hôm đó, trên con đường sình lầy đỏ hoạch, một người đàn ông nghèo làm nghề chèo thuyền đưa khách đi hồ Inle định nghĩa cho tôi về hạnh phúc. Trong câu nói của ông, không có tí gì AQ cả. Cái nghèo và hạnh phúc dường như đứng ở hai con đường khác nhau, không liên quan gì nhau. Câu nói mà ý rằng dù nghèo hay giàu có, hạnh phúc không phải là hệ quả của bất kỳ một hành động hay trạng thái nào trước đó. Hạnh phúc là hạnh phúc, thế thôi!

Như cậu bé đưa tôi đi hồ Inle. Thuyền chạy cả ngày, ghé chỗ này đến chỗ kia. Tôi bước ra thì cậu bé đã nổ máy chờ sẵn. Nụ cười thì cứ hiền, nhưng tuyệt nhiên im lặng. Cái im lặng như mặt hồ Inle phẳng lặng trong buổi chiều. Cậu cứ im lặng, tẩn mẩn tỉ mỉ làm việc của mình, không có cái nhìn khó chịu nào khi tôi chẳng mua gì cả từ những cửa hàng bán hàng lưu niệm ven hồ (như kiểu những người dắt khách du lịch). Cũng như không bao giờ xen bất cứ thứ gì vào câu chuyện của tôi và bạn bè. Dường như trên cái thuyền đó, chỉ có chúng tôi, còn cậu và cái thuyền chỉ là phương tiện để đưa chúng tôi đi tham quan nơi này. Vậy chứ cậu hiểu hết những gì tôi nói, thông minh sắp xếp lịch trình chu đáo, trả lời gãy gọn khi tôi hỏi về cái gì đó. Còn lại thì không lên tiếng nữa. Khi tôi muốn về hơi trễ để ngắm hoàng hôn trên hồ thì cậu cho thuyền dừng giữa hồ, thuyền trôi lờ lững mà tôi hiểu rằng nếu lấy ra vài lý do thì chúng tôi phải về sớm hơn, cậu được nghỉ ngơi sớm hơn. Nhưng không. Thuyền vẫn trôi lờ lững giữa hồ, mặc những đợt sóng đánh vào do những thuyền khác băng băng đi ngang. Hay như cơn mưa từ xa kéo tới, tôi bảo thôi về, thì cậu tăng tốc. Chỉ là cái gật đầu, và cậu lại tẩn mẩn tỉ mỉ tập trung vào công việc của mình, không có cảm xúc nào trên khuôn mặt. Nếu tâm hồn như mặt hồ phẳng lặng này thì đã là hạnh phúc còn gì…

Hay là cô gái bán đồ lưu niệm trong một ngôi chùa. Khi tôi đến, cô chỉ tôi đường đi qua một cái đồi vọng cảnh. Từ trên đó, nhìn toàn cảnh ngôi chùa hoặc cảnh Bagan hiện ra đẹp đẽ. Cô chỉ đứng im lặng đó, khi khách cần thì cô sẽ chụp hình dùm. Vậy thôi. Nhưng khi tôi đưa tiền để cảm ơn thì cô không nhận. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Họ làm công việc này vì cái gì? Tại sao họ không nhận tiền? Tôi hỏi tại sao? Thì cô bảo là cô không phải đưa tôi qua đây vì tiền đâu, nên cô không nhận. Nhưng mà cô có một cái tiệm bán đồ lưu niệm, nếu tôi thích cái gì thì mua dùm cô ấy, không thì tôi không sao cả. Không sao cả, cái từ mà tôi cảm thấy an tâm vô cùng khi đi du lịch. Có thể tôi mua vài món, có thể tôi không mua gì cả. Nhưng cô gái ấy vẫn ngày ngày đưa những người khách sang đồi vọng cảnh nhưng không lấy đồng tiền nào từ du khách. Cô đứng im lặng một góc, không chèo kéo, không kể lể, không bắt ép, cứ cười hiền như thế. Tôi cứ mong cô cứ cười hiền như thế, trong cái ngôi chùa cổ ngàn năm. Nụ cười của cô cứ hiền như thế, khi cô lắc đầu nhận tiền từ người lạ…

Tiền, quan trọng thật đấy. Nhưng ở Myanmar này, có những thứ quan trọng hơn tiền. Hạnh phúc. Vâng. Con người không phải làm tất cả vì tiền. Nhưng họ luôn cười vui vẻ, hơn một tuần ở đó, đi khắp mọi nơi, tôi chẳng nghe một người lớn tiếng với một người…

Chị chủ khách sạn im im lén lút đưa cái tab Galaxy lên, chụp hình tôi. Tôi bảo chị chụp hả, để em cười cho chị chụp. Chị vui quá, bảo là chị chụp để lưu lại những người khách dễ thương đã đến khách sạn của chị. Rồi tôi kéo Tiha với Lele đến gần, hai cô bé dọn phòng hay cười bẽn lẽn đứng thấp hơn tôi cả một cái đầu, nước da ngăm đen ngại ngùng. Chị trắng trẻo so với người dân ở đây, phong cách đài các kiểu tiểu thư con nhà giàu, tay cầm tab Galaxy của Samsung bấm bấm, tiếng Anh của chị bay như gió. Nhưng vừa lúc nãy, chị làm tôi giật mình vì lời chị nói. Thể là tôi nói Hiền (bạn tôi) đưa tiền thêm cho chị, vì chị cho chúng tôi check in sớm hơn giờ quy định những 10 tiếng đồng hồ, check out lại trễ do đợi xe đò, mà trước khi check out còn tắm táp một chập tốn bao nhiêu là nước. Myanmar đã nghèo, tôi không muốn mình còn sang đây ăn cùng ăn tận bất cứ cái gì. Tôi chỉ nghĩ đơn giản lắm, mình xài thì phải trả tiền cho người ta, điện nước thức ăn dọn phòng có cái gì không phải là tiền. Chị hỏi là cái gì, chúng tôi giải thích là tụi em đến sớm, rồi đi trễ, nhưng vấn đề không phải là tiền, mà là tụi em muốn cảm ơn chị và hai bé đã rất tốt với tụi em trong thời gian ở đây. Chị không nhận. Chị nói là chị không điều đó vì tiền, nên tụi em đừng lo nghĩ gì. Nếu tụi em muốn cảm ơn, thì giới thiệu thêm nhiều khách Việt Nam đến ở khách sạn của chị là chị cảm ơn nhiều rồi. Nhưng chúng tôi xác định phải trả số tiền đó, nên cho hai bé dọn phòng thì hai em nhất quyết không nhận, từ chối bằng mọi cách. Nhưng khi không nhận những tờ giấy bạc đó, đôi mắt chị và hai em vẫn trong veo, không một chút gợn nào. Vậy đó, dù là bà chủ hay hai cô bé làm công, tiền không phải là những gì họ phải làm mọi cách để có nó. Tôi không biết, có thể là tôi luôn chọc họ cười, luôn khen họ làm đồ ăn ngon, xức thanaka đẹp, và dành thời gian trò chuyện tìm hiểu về họ. Và giữa những câu chuyện vui vẻ và tiền, họ chọn cái thứ nhất, dù những đồng tiền đó họ xứng đáng để nhận.

Tôi hỏi nhỏ Tiha, sao em không nhận tiền, đó là anh cảm ơn bọn em mà. Tiha hồn nhiên nói: Em đi làm có lương rồi, mà anh nói chuyện rất vui, điều đó còn quan trọng hơn tiền. Mà chút nữa anh đi rồi, sau này đừng có quên tụi em nha. À nếu lần sau anh đến, anh lấy xe máy em mà đi, đừng có đi thuê xe tốn tiền.
Tôi xúc động quá, hứa là sẽ không bao giờ quên hai em. Và chắc chắn là trong trí nhớ kém cỏi này, hai cái tên sẽ được ghi cẩn thận. Dù chỉ là những người đi ngang đường, nhưng có những thứ sẽ mãi mãi lưu dấu. Khi chúng tôi rời đi, chị chủ khách sạn, Liha và Lele đứng trước khách sạn, mắt nhìn theo chiếc xe buýt đưa chúng tôi đi khỏi Bagan. Trước khi quẹo phải vào con đường ra bến xe, tôi vẫn còn nhìn thấy những cánh tay vẫy…

Trên đời này, nếu còn có thể thì ai cũng sẽ thức dậy buổi sáng, đi làm đến buổi chiều. Trong những buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều thậm chí là buổi tối trước khi đi ngủ, tôi vẫn hay nghe tiếng than vãn thì thầm của nhiều người, trong đó có tôi nữa. Rằng cuộc sống này khó khăn quá, khổ ải trần ai làm sao. Nhưng khi nhớ về ánh mắt an nhiên, khuôn mặt điềm tĩnh đến kỳ lạ của những con người Myanmar tôi gặp, thì nếu được, tôi sẽ chọn cách đó. Có nghĩa là vẫn cứ an nhiên để đối diện với một vấn đề. Mỗi con người, dù là ai cũng có thể dạy ta những bài học hay. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi được dạy rằng Hạnh Phúc đứng hoàn toàn độc lập với Nghèo hay Tiền Bạc. Những con người lam lũ đó, tôi vẫn thấy nụ cười hiền lành bình an và nét mặt hạnh phúc của họ khi nhớ về những ngày lang thang trên xứ sở kỳ lạ. Myanmar, xứ sở củahạnh phúc, nơi mà ai ai cũng mang trong mình gen hạnh phúc…
10703760_10152743422696622_1696525258498137478_n.jpg
 
Luang Prabang - Nơi thời gian ngừng lại


Mỗi buổi sáng, khi giọt sương cuối cùng chưa rơi khỏi vạt cỏ bên vệ đường, tôi đã rón rén thức dậy, ăn mặc chỉnh tề rồi bước ra khỏi chỗ homestay. Con đường đi ngang qua ngôi chùa cổ Xieng Thong rì rầm tiếng cầu kinh. Đến đầu con đường của khu phố cổ, mua thức ăn gồm có xôi, chuối, bánh ngọt... rồi quỳ xuống. Như bao con người khác, người Lào có, khách du lịch có, trong mắt ai cũng ánh lên niềm an lạc khó tả. Rạng sáng, ngay khi ánh sáng ngày mới rọi lên con đường dát đá thì những nhà sư xuất hiện. Nếu ai đã từng đến hoặc biết đến Luang Prabang, thì đó là hình ảnh đẹp nhất của nơi này: những nhà sư đi khất thực vào mỗi buổi sáng...

Tôi và nhiều người nữa, choàng lên người tấm khăn màu cam sọc đỏ, quỳ bên vệ đường, thành kính dâng lên đoàn nhà sư khất thực những thức ăn đã chuẩn bị sẵn. Hàng người cứ kéo dài, dài mãi đến hàng trăm nhà sư trong bộ áo tu màu cam sậm. Càng về cuối là những chú tiểu nhỏ tuổi hơn, nhưng bước đi đã chậm rãi và an nhiên. Trong giây phút dâng thức ăn này, tôi xúc động thực sự. Thế giới bên ngoài kia dường như không tồn tại, bon chen đố kỵ ngoài kia dường như không tồn tại. Trong cái giây phút linh thiêng đó, chỉ có sự bình an như bao trùm lấy không gian và thời gian. Và cứ như thế, mỗi buổi sáng, các nhà sư cứ nối hàng dài, trật tự, yên lặng tuyệt đối, đi qua khu phố cổ, đi qua những con đường có những ngôi chùa hàng trăm tuổi. Hàng dài màu cam đậm ấy sẽ mất hút khi mặt trời lên và buổi sáng bắt đầu thì mọi người đứng dậy, lục tục dọn dẹp và trở về để làm công việc của họ.

Đó là Luang Prabang, tôi gọi đây là nơi thời gian ngừng lại. Tìm đâu ra một thiên đường bình dị mà lặng yên giữa bồn bề cuộc sống như thế này? Tôi không có câu trả lời cho đến khi tôi bước lên đỉnh núi Phú Sĩ, ngồi im lặng như tượng đá nhìn mặt trời lặn xuống đỉnh núi phía xa. Tôi không có câu trả lời cho đến khi đang đi giữa chợ đêm chợt cúp điện và tất cả chìm vào bóng tối trong sự im lặng. Khi điện bật lên thì mọi người lại tiếp tục làm công việc của họ như thể khi cúp điện thì họ cũng đứng hình trong một bộ phim giả tưởng. Không có ai hét lên, không có tiếng cười hô hố, không có tiếng con nít, không có tiếng càu nhàu... Hoàn toàn không. Thậm chí khi hỏi giá thì họ cũng nhẹ nhàng lấy máy tính bấm giá trên đó, cười nhẹ nhàng. Không mua thì thôi, cũng là nụ cười nhẹ nhàng. Nụ cười là cái gì đó thân thuộc. Tiếng động trở thành một cái gì đó xa lạ trong cuộc sống của người dân ở đây. Họ im lặng, họ tôn kính Phật và họ thánh thiện.

Cô chủ nhà khoảng ngoài 50 tuổi có khuôn mặt đẹp và nhân hậu. Cô có đứa con gái học cấp 2 và đứa con trai lớn thay cô quản lý cái nhà nghỉ. Bữa đó tôi hỏi cô làm sao để thuê xe máy hoặc xe đạp chạy quanh Luang Prabang. Cô không nói được tiếng Anh, con bé gái thì cũng vậy mà thằng anh lớn nói tốt lại đi đâu mất. Thế là tôi lấy tay vặn vặn ụn ụn như kiểu vặn ga xe máy. Cô lắc đầu. Tôi chỉ xuống phố, cô gật đầu, ý là dưới phố sẽ có người cho tôi thuê xe. Rồi tôi lấy hai chân đạp đạp như đang đạp xe đạp. Mặt cô sáng rỡ, gật đầu liên tục. Cô nói gì đó với con bé nhỏ, con bé chạy bay vào nhà dắt ra chiếc xe đạp mini màu hồng. Tôi hỏi bao nhiêu tiền bằng cách vẽ một dấu hỏi lên không khí? Cô lắc đầu và cười nhẹ nhàng, ý cô là miễn phí. Con bé chỉ tôi cách khoá xe lại khi ra đường, chúc tôi một ngày tốt lành rồi chạy lại giúp mẹ lột măng.

Chiếc xe đạp màu hồng đã giúp tôi lang thang những ngày ở Luang Prabang, trên những con đường mà tôi biết rằng đi bộ rồi sẽ mỏi. Luang Prabang không lớn, nên đạp vài vòng đã hết. Nhưng tôi không biết chán, cứ đạp qua đạp lại, ghé chợ mua vài món đồ handmade, đi vào con đường nho nhỏ có ngôi trường học sinh líu ríu, ghé vào chùa hay bảo tàng, vào quán cà phê quen bên bờ sông... Không có âm thanh nào đọng lại trong những ngày ở đây, ngoài tiếng kinh kệ rì rầm vào những buổi sáng sớm, những buổi trưa, những buổi chiều chạng vạng hay buổi tối tĩnh mịch....

(còn tiếp)
1374232_10151987486891622_1852995191_n.jpg

1377029_10151987488251622_1961903382_n.jpg

972745_10151968591141622_2122960126_n.jpg

1373609_10151968334256622_1229420810_n.jpg

972743_10151965349066622_1361736418_n.jpg

1375946_10151963176451622_529700289_n.jpg

1379195_10151969840116622_420636064_n.jpg
 
"Cũng giống như một bé gái ở Việt Nam đều phải thuộc nằm lòng bài ca nếu ra đường một mình sẽ bị bắt cóc, hiếp dâm, mẹ vắng nhà mà mở cửa sẽ bị lừa gạt, ăn trộm, không được tin người lạ… Bài học vỡ lòng của trẻ con sẽ theo chúng đến lớn, quan trọng là chúng được dạy những gì mà thôi…" ----> nghĩa là Việt Nam, xét về tổng thể, k an toàn bạn ha.?
 
Không an toàn hay không lại theo cách nghĩ của từng người nữa. Suy nghĩ tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến hành động của mình. Nhưng so với nhiều nước thì thanh niên Việt Nam mình cảnh giác nhiều hơn, và đương nhiên, cũng sợ nhiều hơn...

"Cũng giống như một bé gái ở Việt Nam đều phải thuộc nằm lòng bài ca nếu ra đường một mình sẽ bị bắt cóc, hiếp dâm, mẹ vắng nhà mà mở cửa sẽ bị lừa gạt, ăn trộm, không được tin người lạ… Bài học vỡ lòng của trẻ con sẽ theo chúng đến lớn, quan trọng là chúng được dạy những gì mà thôi…" ----> nghĩa là Việt Nam, xét về tổng thể, k an toàn bạn ha.?
 
Đúng kiểu khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn em à. Người dân Myanmar chưa được tiếp cận nhiều với thế giới hiện đại nên còn hồn nhiên chân chất lắm. Nơi đó, em nên đến 1 lần để xem anh viết có đúng ko nhé.

Bài viết của anh thật nhiều cảm xúc. Tình cảm của người dân đáng quý và thân thương quá! <3
 
MYANMAR - XỨ SỞ CỦA HẠNH PHÚC (P.1)


Sau nhiều ngày ở Myanmar, cảm xúc về cảnh vật và con người cứ dào dạt nhưng tôi vẫn không tìm ra một tính từ gì để miêu tả. Cái gì đó khác lạ với những gì tôi đã từng chứng kiến ở nơi khác, những gì mà nơi khác không có nhưng không thể gọi thành tên.

Đó là một buổi sáng mưa nhè nhẹ, thị trấn Nyaungshwe xanh mướt dưới cơn mưa kéo dài từ khuya. (Thật ra những cái tên ở Myanmar rất khó đọc và khó nhớ, hoặc ít ra với tôi). Khi che dù đi ra bến đò để đi hồ Inle, tôi đi với ông. Người đàn ông đen đúa mặc chiếc áo sơ mi sờn và cái longyi cũng không mới hơn. Trên đường, nhiều người nhìn tôi cười và vẫy chào. Chắc vì họ nhìn là biết tôi là khách du lịch, hoặc đi với người đàn ông này thì chắc chắn là khách du lịch. Tôi cũng vẫy tay chào và cười hết cỡ, thân thiện luôn có ích khi đi du lịch. Rồi ông nói: Người Myanmar nghèo, nhưng họ luôn hạnh phúc! Tôi đứng khựng lại, chắc chắn hai từ Hạnh Phúc chính là những gì tôi tìm kiếm để miêu tả về nơi này. Từ người lái xe taxi, người nài ngựa, cô gái bán hàng, cô chủ khách sạn hay những cô bé dọn phòng. Tôi luôn thấy họ cười đùa vui vẻ. Nhiều câu hỏi tích tắc xuất hiện trong đầu chỉ liên quan đến Nghèo và Hạnh Phúc. Có thể sao?

Ừ, có thể.

Tôi vẫn luôn tự trào rằng mình đủ ăn đủ mặc, muốn mua cái này cái kia trong khả năng thì không phải đắn đo nhiều, tuy không phải giàu có như ai nhưng cũng đủ gọi là hạnh phúc. Có nghĩa là chữ hạnh phúc luôn chạy sau những giá trị vật chất, giống như là một sự thật không bao giờ thay đổi được. Vậy mà buổi sáng hôm đó, trên con đường sình lầy đỏ hoạch, một người đàn ông nghèo làm nghề chèo thuyền đưa khách đi hồ Inle định nghĩa cho tôi về hạnh phúc. Trong câu nói của ông, không có tí gì AQ cả. Cái nghèo và hạnh phúc dường như đứng ở hai con đường khác nhau, không liên quan gì nhau. Câu nói mà ý rằng dù nghèo hay giàu có, hạnh phúc không phải là hệ quả của bất kỳ một hành động hay trạng thái nào trước đó. Hạnh phúc là hạnh phúc, thế thôi!

Như cậu bé đưa tôi đi hồ Inle. Thuyền chạy cả ngày, ghé chỗ này đến chỗ kia. Tôi bước ra thì cậu bé đã nổ máy chờ sẵn. Nụ cười thì cứ hiền, nhưng tuyệt nhiên im lặng. Cái im lặng như mặt hồ Inle phẳng lặng trong buổi chiều. Cậu cứ im lặng, tẩn mẩn tỉ mỉ làm việc của mình, không có cái nhìn khó chịu nào khi tôi chẳng mua gì cả từ những cửa hàng bán hàng lưu niệm ven hồ (như kiểu những người dắt khách du lịch). Cũng như không bao giờ xen bất cứ thứ gì vào câu chuyện của tôi và bạn bè. Dường như trên cái thuyền đó, chỉ có chúng tôi, còn cậu và cái thuyền chỉ là phương tiện để đưa chúng tôi đi tham quan nơi này. Vậy chứ cậu hiểu hết những gì tôi nói, thông minh sắp xếp lịch trình chu đáo, trả lời gãy gọn khi tôi hỏi về cái gì đó. Còn lại thì không lên tiếng nữa. Khi tôi muốn về hơi trễ để ngắm hoàng hôn trên hồ thì cậu cho thuyền dừng giữa hồ, thuyền trôi lờ lững mà tôi hiểu rằng nếu lấy ra vài lý do thì chúng tôi phải về sớm hơn, cậu được nghỉ ngơi sớm hơn. Nhưng không. Thuyền vẫn trôi lờ lững giữa hồ, mặc những đợt sóng đánh vào do những thuyền khác băng băng đi ngang. Hay như cơn mưa từ xa kéo tới, tôi bảo thôi về, thì cậu tăng tốc. Chỉ là cái gật đầu, và cậu lại tẩn mẩn tỉ mỉ tập trung vào công việc của mình, không có cảm xúc nào trên khuôn mặt. Nếu tâm hồn như mặt hồ phẳng lặng này thì đã là hạnh phúc còn gì…

10635922_10152703049911622_8038842699375081162_n.jpg

10606068_10152703756796622_8426638976248773308_n.jpg

10702228_10152703758711622_6549706556942930651_n.jpg

148782_10152703760426622_3604304270213607866_n.jpg

10710582_10152703764361622_3398402281834921257_n.jpg

10269373_10152703770191622_6411277374457764874_n.jpg

10171153_10152703762631622_6846446947382200342_n.jpg


(còn tiếp)
 
Last edited:
Tôi có hẹn với mùa đông

Những năm gần đây, không hiểu duyên số đưa đẩy thế nào mà năm nào tôi cũng dính mùa đông. Hai năm trước là mùa đông Châu Âu như ước ao, một năm trước là hai tháng húp trọn mùa đông Mỹ. Năm nay định bụng không đi đâu. Vậy mà những ngày cuối năm Âm lịch lại dính cái mùa đông Trung Quốc này. May là cuối cùng đổi ko đi Thượng Hải nữa. Nếu không, chắc lạnh chết. Ốm yếu mà, đâu có dám ra gió.

Hỏi tôi có thích mùa đông không ư? Không! Chắc chắn là không. Đối với người ốm nhom ốm nhách, chẳng phải họ sợ lạnh nhất còn gì. Người mập thì họ chịu lạnh tốt hơn. Như thằng bạn mập nói: Trời ơi, em ở đó chắc em thích lắm. Vâng, ước gì được chia cái lạnh này cho người nào thích nó. Còn tôi chỉ muốn la làng lên: Trời ơi lạnh gì mà lạnh quá ai mà chịu cho nổi.

Nghe tiêu đề Tôi có hẹn với mùa đông cũng có vẻ lãng mạn quá nhỉ. Hình như có bộ phim Tôi có hẹn với cương thi hay sao ấy. Không nhớ rõ nữa. Nhưng cái hẹn của tôi không phải là hẹn trước, mà toàn là duyên số đưa đẩy nó tới. Hai năm trước tại sao là mùa đông ư? Vì giá máy bay rẻ và thời cơ đến không thể trì hoãn nữa sẽ làm mất đi ý chí. Một năm trước thì định bụng đi coi cây thông giáng sinh ở New York cơ. Kinh lắm. Phải cây thông ở NY mới chịu. Chứ cây thông ở chỗ khác nó không phải là thông Giáng sinh đâu, nó chỉ là cát bụi thôi. Nói vậy chứ thực ra là đặt ra một mục tiêu để mà phấn đấu, để mà sống vì, và để mà thấy mình còn có một con đường. Rồi trải qua hai tháng ở đó. Bờ Đông đã lạnh thấy xương của NY, Philadelphia, Washington DC, Boston... thì bờ Tây Cali cũng nổi gió. Có buổi sáng Kim ra mở cốp xe, chai nước trong xe đóng thành một cục đá cứng ngắc. Hay giữa đêm lang thang ở Los Angeles thì gió thổi vào đầu nhức như búa bổ.

Vậy mà bữa hổm than với bạn bên Mỹ, ủa sao tự nhiên nhớ cái lạnh thấm vào da ghê bây. Nhớ mặc tám chục lớp áo xống, chân mang vớ tay đeo găng mà cái lạnh vẫn len lỏi vào trong. Nhớ là run lập cập mỗi lần cởi đồ ra tắm, nước phía trên thì nóng hổi nhưng xuống chân đã lạnh thôi rồi. Cái nhớ nhung nó kỳ cục lắm. Không phải cái gì vui vẻ ngọt ngào mới nhớ đâu. Đôi khi, có những nỗi đau, mà lúc trải qua nhất định không bao giờ muốn có lại. Nhưng chỉ cần trong một luồng suy nghĩ nào đó, thì lại nhớ da diết cảm giác đó. Người ta gọi đó là nỗi đau ngọt ngào, hay là nỗi nhớ dịu êm cũng được. Mà nhớ rồi để đó, nói thôi hẹn năm sau nha. Chứ năm nay lu bu chuyện này chuyện kia quá.

Vậy mà suýt thoát. Cũng gần hết đông rồi còn gì. Cũng như không có dự tính gì cho những chuyến đi xa. Cho đến sát nách mới xin visa rồi bay luôn. Nhanh như điện. Rút kinh nghiệm những lần trước, nên lần này không dấn thân vào vùng lạnh. Ban đầu máu cũng lên não, tính book Thượng Hải hoặc Bắc Kinh rồi, vì giá cũng rẻ. Nhưng cuối cùng lại thôi, đi nhanh về còn ăn đám cưới Bidu. Nên chấp nhận Quảng Châu để lo chuyện công việc là chính. Nhìn phần mềm thời tiết thì ổn định ở mức 16-18 độ. Vậy là ổn. Nhưng cũng chuẩn bị kỹ lắm, áo xống chống lạnh mang theo cả vali to huỵch. Găng vớ không thiếu món nào. Định bụng là mang theo dự phòng thế thôi, chứ ko đến nỗi nào.

Ờ mà không đến nỗi nào thật. Bữa mới qua đi gặp khách hàng, ngồi ăn mà nóng quá không lẽ lột cái áo vest ra thì mang nhục nên ngồi chịu trận. Kiểu này tiêu rồi, mang cho cả đống giống quỷ. Nên hôm sau ăn mặc phong phanh tung tăng dạo phố. Đang đi giữa đường hỏi thằng bạn, mày có thấy hôm nay lạnh hơn hôm qua không hay tao bị bệnh rồi ta? Thằng bạn nói là hôm nay giảm hơn hôm qua vài độ. Vài độ của nó là làm tôi phải co ro cút rút rồi tìm cách chuồn về khách sạn mặc thêm áo. Rồi như hôm nay nè, cả ngày dao động 14 độ. Giữa đêm còn 10 độ, rồi bày đặt tài lanh mưa lâm râm nữa. Hồi này 12h đêm đi ăn McDonalds vì hơi đói, lúc đi về chạy muốn sút quần. Có thằng kia đang đi ngược chiều nhìn tôi lom lom, chắc tưởng thằng quỷ nào từ trong trại mới ra vì giữa đêm sao nó chạy rồi thở phì phì thấy ghê vậy. Kệ mày, tao không chạy thì tao chết à?

Người ta bảo xứ nóng hóng xứ lạnh. Mà lạnh quá thì làm cái gì cũng bất tiện. Đến cả việc đi toilet cũng lạnh đít gần chết. Hay vô tình giẫm chân xuống sàn nhà cũng tê tái tâm hồn. Hay lột đồ đi tắm mà tưởng đi hành quyết. Hay đang đi bộ giữa đường, một cơn gió vô tình lãng mạn thổi qua cũng muốn chửi thề bà mẹ mày gió. Cực lắm, chịu không nổi luôn. Nhưng cực nhất là chuyện quần áo. Đi vô trung tâm trương mại, nhà hàng hay siêu thị có máy sưởi, nóng quá cởi ra bớt vài lớp. Ra đường lạnh quá tròng vô. Đi chút lại vô quán ăn, nóng qua cởi ra bớt, ra đường lại tròng vô tám lớp. Tôi nghi ngờ rằng những người dân ở xứ lạnh dành một nữa thời gian của đời người chỉ để cởi đồ ra mặc đồ vô.

Đó. Kể tội mùa đông là kể hoài không hết. Nhưng có những khi lại nhớ da diết cái cảm giác ngồi một mình trong một quán cà phê nào đó, đọc hết trang sách cuối cùng. Hay cầm ly Starbucks nóng hổi đi bộ trên phố, vừa đi vừa xuýt xoa không ngừng. Hay rít dài những làn khói mỏng manh rồi phả ra theo hơi lạnh lan tỏa vào không khí. Hay đút tay vào túi áo lạnh của người khác. Ngộ lắm, áo mình thì lạnh nhưng áo người thì ấm. Hay đơn giản chỉ là ngồi tĩnh lặng một mình giữa công viên, nhìn người ta đi qua đi lại. Tôi đôi khi hay nhớ những điều không có nghĩa gì cả. Cứ bập bềnh trôi, cứ hư vô lãng đãng như thế. Rồi vô tình hay cố ý không biết nữa, mỗi năm, cứ đến khi trời Sài Gòn trở nên dịu dàng bởi cái se se, thì tôi lại lên đường, chìm đắm ở một thành phố xa lạ nào đó. Mỗi ngày, tôi lên facebook chửi bới nó. Lạnh gần chết mà. Nhưng thiếu nó thì dường như là một nỗi nhớ không tên...

Mùa đông Quảng Châu. Cũng là những ngày đi bộ năm phút đến trạm tàu điện ngầm, đi 5 trạm đến Bắc Kinh Lộ hay là đến các công viên, chợ, ngõ ngách của thành phố trong cái co ro cuối năm. Nếu hỏi có khách gì những nơi khác không thì thật sự là không. Chỉ khác nhau ở điểm đến, còn lại thì tôi thấy y như nhau cả. Vì đó là cách tôi cảm nhận cái thế giới này chứ không phải cách thế giới đang ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi. Giải thích thế nào nhỉ? Nếu về phương diện cá nhân, thì tôi chỉ cần hít thở cái lạnh nồng nàn này cho một mùa đông đang đến, và cố gắng tách biệt những cảm xúc khác khi tôi chấp nhận một sự thật rằng tôi "đang ở Trung Quốc". Cái đó tôi sẽ viết vào một dịp khác, với một tâm trạng khác và một góc nhìn khác.

Còn bây giờ, tôi chỉ muốn nói rằng tôi có hẹn với mùa đông. ít nhất ba mùa đã qua rồi. Còn địa điểm hẹn hò chỉ là cái cớ mà thôi... Không biết năm sau, năm sau nữa tôi sẽ ở đâu nhỉ?

1488295_10152984807461622_2760535654541996777_n.jpg

10956050_10152984807286622_152780645748298057_n.jpg

10933984_10152984807521622_7222564854324286632_n.jpg

10952397_10152984808731622_6413707947871371648_n.jpg

10385363_10152984807176622_6370177837310846225_n.jpg

1012984_10152984807371622_2570280614716385896_n.jpg

10959640_10152994414436622_2072734423853883394_n.jpg

10384116_10152994416171622_1662270974537087169_n.jpg

10458158_10152994416586622_7080463811838781601_n.jpg


10978641_10152985163026622_1522800661925280504_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,421
Bài viết
1,147,042
Members
193,481
Latest member
hot51apkme04
Back
Top