nguyenhuytam
Phượt thủ
Myanmar xứ sở của hạnh phúc
Sau nhiều ngày ở Myanmar, cảm xúc về cảnh vật và con người cứ dào dạt nhưng tôi vẫn không tìm ra một tính từ gì để miêu tả. Cái gì đó khác lạ với những gì tôi đã từng chứng kiến ở nơi khác, những gì mà nơi khác không có nhưng không thể gọi thành tên.
Đó là một buổi sáng mưa nhè nhẹ, thị trấn Nyaungshwe xanh mướt dưới cơn mưa kéo dài từ khuya. (Thật ra những cái tên ở Myanmar rất khó đọc và khó nhớ, hoặc ít ra với tôi). Khi che dù đi ra bến đò để đi hồ Inle, tôi đi với ông. Người đàn ông đen đúa mặc chiếc áo sơ mi sờn và cái longyi cũng không mới hơn. Trên đường, nhiều người nhìn tôi cười và vẫy chào. Chắc vì họ nhìn là biết tôi là khách du lịch, hoặc đi với người đàn ông này thì chắc chắn là khách du lịch. Tôi cũng vẫy tay chào và cười hết cỡ, thân thiện luôn có ích khi đi du lịch. Rồi ông nói: Người Myanmar nghèo, nhưng họ luôn hạnh phúc! Tôi đứng khựng lại, chắc chắn hai từ Hạnh Phúc chính là những gì tôi tìm kiếm để miêu tả về nơi này. Từ người lái xe taxi, người nài ngựa, cô gái bán hàng, cô chủ khách sạn hay những cô bé dọn phòng. Tôi luôn thấy họ cười đùa vui vẻ. Nhiều câu hỏi tích tắc xuất hiện trong đầu chỉ liên quan đến Nghèo và Hạnh Phúc. Có thể sao?
Ừ, có thể.
Tôi vẫn luôn tự trào rằng mình đủ ăn đủ mặc, muốn mua cái này cái kia trong khả năng thì không phải đắn đo nhiều, tuy không phải giàu có như ai nhưng cũng đủ gọi là hạnh phúc. Có nghĩa là chữ hạnh phúc luôn chạy sau những giá trị vật chất, giống như là một sự thật không bao giờ thay đổi được. Vậy mà buổi sáng hôm đó, trên con đường sình lầy đỏ hoạch, một người đàn ông nghèo làm nghề chèo thuyền đưa khách đi hồ Inle định nghĩa cho tôi về hạnh phúc. Trong câu nói của ông, không có tí gì AQ cả. Cái nghèo và hạnh phúc dường như đứng ở hai con đường khác nhau, không liên quan gì nhau. Câu nói mà ý rằng dù nghèo hay giàu có, hạnh phúc không phải là hệ quả của bất kỳ một hành động hay trạng thái nào trước đó. Hạnh phúc là hạnh phúc, thế thôi!
Như cậu bé đưa tôi đi hồ Inle. Thuyền chạy cả ngày, ghé chỗ này đến chỗ kia. Tôi bước ra thì cậu bé đã nổ máy chờ sẵn. Nụ cười thì cứ hiền, nhưng tuyệt nhiên im lặng. Cái im lặng như mặt hồ Inle phẳng lặng trong buổi chiều. Cậu cứ im lặng, tẩn mẩn tỉ mỉ làm việc của mình, không có cái nhìn khó chịu nào khi tôi chẳng mua gì cả từ những cửa hàng bán hàng lưu niệm ven hồ (như kiểu những người dắt khách du lịch). Cũng như không bao giờ xen bất cứ thứ gì vào câu chuyện của tôi và bạn bè. Dường như trên cái thuyền đó, chỉ có chúng tôi, còn cậu và cái thuyền chỉ là phương tiện để đưa chúng tôi đi tham quan nơi này. Vậy chứ cậu hiểu hết những gì tôi nói, thông minh sắp xếp lịch trình chu đáo, trả lời gãy gọn khi tôi hỏi về cái gì đó. Còn lại thì không lên tiếng nữa. Khi tôi muốn về hơi trễ để ngắm hoàng hôn trên hồ thì cậu cho thuyền dừng giữa hồ, thuyền trôi lờ lững mà tôi hiểu rằng nếu lấy ra vài lý do thì chúng tôi phải về sớm hơn, cậu được nghỉ ngơi sớm hơn. Nhưng không. Thuyền vẫn trôi lờ lững giữa hồ, mặc những đợt sóng đánh vào do những thuyền khác băng băng đi ngang. Hay như cơn mưa từ xa kéo tới, tôi bảo thôi về, thì cậu tăng tốc. Chỉ là cái gật đầu, và cậu lại tẩn mẩn tỉ mỉ tập trung vào công việc của mình, không có cảm xúc nào trên khuôn mặt. Nếu tâm hồn như mặt hồ phẳng lặng này thì đã là hạnh phúc còn gì…
Hay là cô gái bán đồ lưu niệm trong một ngôi chùa. Khi tôi đến, cô chỉ tôi đường đi qua một cái đồi vọng cảnh. Từ trên đó, nhìn toàn cảnh ngôi chùa hoặc cảnh Bagan hiện ra đẹp đẽ. Cô chỉ đứng im lặng đó, khi khách cần thì cô sẽ chụp hình dùm. Vậy thôi. Nhưng khi tôi đưa tiền để cảm ơn thì cô không nhận. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Họ làm công việc này vì cái gì? Tại sao họ không nhận tiền? Tôi hỏi tại sao? Thì cô bảo là cô không phải đưa tôi qua đây vì tiền đâu, nên cô không nhận. Nhưng mà cô có một cái tiệm bán đồ lưu niệm, nếu tôi thích cái gì thì mua dùm cô ấy, không thì tôi không sao cả. Không sao cả, cái từ mà tôi cảm thấy an tâm vô cùng khi đi du lịch. Có thể tôi mua vài món, có thể tôi không mua gì cả. Nhưng cô gái ấy vẫn ngày ngày đưa những người khách sang đồi vọng cảnh nhưng không lấy đồng tiền nào từ du khách. Cô đứng im lặng một góc, không chèo kéo, không kể lể, không bắt ép, cứ cười hiền như thế. Tôi cứ mong cô cứ cười hiền như thế, trong cái ngôi chùa cổ ngàn năm. Nụ cười của cô cứ hiền như thế, khi cô lắc đầu nhận tiền từ người lạ…
Tiền, quan trọng thật đấy. Nhưng ở Myanmar này, có những thứ quan trọng hơn tiền. Hạnh phúc. Vâng. Con người không phải làm tất cả vì tiền. Nhưng họ luôn cười vui vẻ, hơn một tuần ở đó, đi khắp mọi nơi, tôi chẳng nghe một người lớn tiếng với một người…
Chị chủ khách sạn im im lén lút đưa cái tab Galaxy lên, chụp hình tôi. Tôi bảo chị chụp hả, để em cười cho chị chụp. Chị vui quá, bảo là chị chụp để lưu lại những người khách dễ thương đã đến khách sạn của chị. Rồi tôi kéo Tiha với Lele đến gần, hai cô bé dọn phòng hay cười bẽn lẽn đứng thấp hơn tôi cả một cái đầu, nước da ngăm đen ngại ngùng. Chị trắng trẻo so với người dân ở đây, phong cách đài các kiểu tiểu thư con nhà giàu, tay cầm tab Galaxy của Samsung bấm bấm, tiếng Anh của chị bay như gió. Nhưng vừa lúc nãy, chị làm tôi giật mình vì lời chị nói. Thể là tôi nói Hiền (bạn tôi) đưa tiền thêm cho chị, vì chị cho chúng tôi check in sớm hơn giờ quy định những 10 tiếng đồng hồ, check out lại trễ do đợi xe đò, mà trước khi check out còn tắm táp một chập tốn bao nhiêu là nước. Myanmar đã nghèo, tôi không muốn mình còn sang đây ăn cùng ăn tận bất cứ cái gì. Tôi chỉ nghĩ đơn giản lắm, mình xài thì phải trả tiền cho người ta, điện nước thức ăn dọn phòng có cái gì không phải là tiền. Chị hỏi là cái gì, chúng tôi giải thích là tụi em đến sớm, rồi đi trễ, nhưng vấn đề không phải là tiền, mà là tụi em muốn cảm ơn chị và hai bé đã rất tốt với tụi em trong thời gian ở đây. Chị không nhận. Chị nói là chị không điều đó vì tiền, nên tụi em đừng lo nghĩ gì. Nếu tụi em muốn cảm ơn, thì giới thiệu thêm nhiều khách Việt Nam đến ở khách sạn của chị là chị cảm ơn nhiều rồi. Nhưng chúng tôi xác định phải trả số tiền đó, nên cho hai bé dọn phòng thì hai em nhất quyết không nhận, từ chối bằng mọi cách. Nhưng khi không nhận những tờ giấy bạc đó, đôi mắt chị và hai em vẫn trong veo, không một chút gợn nào. Vậy đó, dù là bà chủ hay hai cô bé làm công, tiền không phải là những gì họ phải làm mọi cách để có nó. Tôi không biết, có thể là tôi luôn chọc họ cười, luôn khen họ làm đồ ăn ngon, xức thanaka đẹp, và dành thời gian trò chuyện tìm hiểu về họ. Và giữa những câu chuyện vui vẻ và tiền, họ chọn cái thứ nhất, dù những đồng tiền đó họ xứng đáng để nhận.
Tôi hỏi nhỏ Tiha, sao em không nhận tiền, đó là anh cảm ơn bọn em mà. Tiha hồn nhiên nói: Em đi làm có lương rồi, mà anh nói chuyện rất vui, điều đó còn quan trọng hơn tiền. Mà chút nữa anh đi rồi, sau này đừng có quên tụi em nha. À nếu lần sau anh đến, anh lấy xe máy em mà đi, đừng có đi thuê xe tốn tiền.
Tôi xúc động quá, hứa là sẽ không bao giờ quên hai em. Và chắc chắn là trong trí nhớ kém cỏi này, hai cái tên sẽ được ghi cẩn thận. Dù chỉ là những người đi ngang đường, nhưng có những thứ sẽ mãi mãi lưu dấu. Khi chúng tôi rời đi, chị chủ khách sạn, Liha và Lele đứng trước khách sạn, mắt nhìn theo chiếc xe buýt đưa chúng tôi đi khỏi Bagan. Trước khi quẹo phải vào con đường ra bến xe, tôi vẫn còn nhìn thấy những cánh tay vẫy…
Trên đời này, nếu còn có thể thì ai cũng sẽ thức dậy buổi sáng, đi làm đến buổi chiều. Trong những buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều thậm chí là buổi tối trước khi đi ngủ, tôi vẫn hay nghe tiếng than vãn thì thầm của nhiều người, trong đó có tôi nữa. Rằng cuộc sống này khó khăn quá, khổ ải trần ai làm sao. Nhưng khi nhớ về ánh mắt an nhiên, khuôn mặt điềm tĩnh đến kỳ lạ của những con người Myanmar tôi gặp, thì nếu được, tôi sẽ chọn cách đó. Có nghĩa là vẫn cứ an nhiên để đối diện với một vấn đề. Mỗi con người, dù là ai cũng có thể dạy ta những bài học hay. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi được dạy rằng Hạnh Phúc đứng hoàn toàn độc lập với Nghèo hay Tiền Bạc. Những con người lam lũ đó, tôi vẫn thấy nụ cười hiền lành bình an và nét mặt hạnh phúc của họ khi nhớ về những ngày lang thang trên xứ sở kỳ lạ. Myanmar, xứ sở củahạnh phúc, nơi mà ai ai cũng mang trong mình gen hạnh phúc…

Sau nhiều ngày ở Myanmar, cảm xúc về cảnh vật và con người cứ dào dạt nhưng tôi vẫn không tìm ra một tính từ gì để miêu tả. Cái gì đó khác lạ với những gì tôi đã từng chứng kiến ở nơi khác, những gì mà nơi khác không có nhưng không thể gọi thành tên.
Đó là một buổi sáng mưa nhè nhẹ, thị trấn Nyaungshwe xanh mướt dưới cơn mưa kéo dài từ khuya. (Thật ra những cái tên ở Myanmar rất khó đọc và khó nhớ, hoặc ít ra với tôi). Khi che dù đi ra bến đò để đi hồ Inle, tôi đi với ông. Người đàn ông đen đúa mặc chiếc áo sơ mi sờn và cái longyi cũng không mới hơn. Trên đường, nhiều người nhìn tôi cười và vẫy chào. Chắc vì họ nhìn là biết tôi là khách du lịch, hoặc đi với người đàn ông này thì chắc chắn là khách du lịch. Tôi cũng vẫy tay chào và cười hết cỡ, thân thiện luôn có ích khi đi du lịch. Rồi ông nói: Người Myanmar nghèo, nhưng họ luôn hạnh phúc! Tôi đứng khựng lại, chắc chắn hai từ Hạnh Phúc chính là những gì tôi tìm kiếm để miêu tả về nơi này. Từ người lái xe taxi, người nài ngựa, cô gái bán hàng, cô chủ khách sạn hay những cô bé dọn phòng. Tôi luôn thấy họ cười đùa vui vẻ. Nhiều câu hỏi tích tắc xuất hiện trong đầu chỉ liên quan đến Nghèo và Hạnh Phúc. Có thể sao?
Ừ, có thể.
Tôi vẫn luôn tự trào rằng mình đủ ăn đủ mặc, muốn mua cái này cái kia trong khả năng thì không phải đắn đo nhiều, tuy không phải giàu có như ai nhưng cũng đủ gọi là hạnh phúc. Có nghĩa là chữ hạnh phúc luôn chạy sau những giá trị vật chất, giống như là một sự thật không bao giờ thay đổi được. Vậy mà buổi sáng hôm đó, trên con đường sình lầy đỏ hoạch, một người đàn ông nghèo làm nghề chèo thuyền đưa khách đi hồ Inle định nghĩa cho tôi về hạnh phúc. Trong câu nói của ông, không có tí gì AQ cả. Cái nghèo và hạnh phúc dường như đứng ở hai con đường khác nhau, không liên quan gì nhau. Câu nói mà ý rằng dù nghèo hay giàu có, hạnh phúc không phải là hệ quả của bất kỳ một hành động hay trạng thái nào trước đó. Hạnh phúc là hạnh phúc, thế thôi!
Như cậu bé đưa tôi đi hồ Inle. Thuyền chạy cả ngày, ghé chỗ này đến chỗ kia. Tôi bước ra thì cậu bé đã nổ máy chờ sẵn. Nụ cười thì cứ hiền, nhưng tuyệt nhiên im lặng. Cái im lặng như mặt hồ Inle phẳng lặng trong buổi chiều. Cậu cứ im lặng, tẩn mẩn tỉ mỉ làm việc của mình, không có cái nhìn khó chịu nào khi tôi chẳng mua gì cả từ những cửa hàng bán hàng lưu niệm ven hồ (như kiểu những người dắt khách du lịch). Cũng như không bao giờ xen bất cứ thứ gì vào câu chuyện của tôi và bạn bè. Dường như trên cái thuyền đó, chỉ có chúng tôi, còn cậu và cái thuyền chỉ là phương tiện để đưa chúng tôi đi tham quan nơi này. Vậy chứ cậu hiểu hết những gì tôi nói, thông minh sắp xếp lịch trình chu đáo, trả lời gãy gọn khi tôi hỏi về cái gì đó. Còn lại thì không lên tiếng nữa. Khi tôi muốn về hơi trễ để ngắm hoàng hôn trên hồ thì cậu cho thuyền dừng giữa hồ, thuyền trôi lờ lững mà tôi hiểu rằng nếu lấy ra vài lý do thì chúng tôi phải về sớm hơn, cậu được nghỉ ngơi sớm hơn. Nhưng không. Thuyền vẫn trôi lờ lững giữa hồ, mặc những đợt sóng đánh vào do những thuyền khác băng băng đi ngang. Hay như cơn mưa từ xa kéo tới, tôi bảo thôi về, thì cậu tăng tốc. Chỉ là cái gật đầu, và cậu lại tẩn mẩn tỉ mỉ tập trung vào công việc của mình, không có cảm xúc nào trên khuôn mặt. Nếu tâm hồn như mặt hồ phẳng lặng này thì đã là hạnh phúc còn gì…
Hay là cô gái bán đồ lưu niệm trong một ngôi chùa. Khi tôi đến, cô chỉ tôi đường đi qua một cái đồi vọng cảnh. Từ trên đó, nhìn toàn cảnh ngôi chùa hoặc cảnh Bagan hiện ra đẹp đẽ. Cô chỉ đứng im lặng đó, khi khách cần thì cô sẽ chụp hình dùm. Vậy thôi. Nhưng khi tôi đưa tiền để cảm ơn thì cô không nhận. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Họ làm công việc này vì cái gì? Tại sao họ không nhận tiền? Tôi hỏi tại sao? Thì cô bảo là cô không phải đưa tôi qua đây vì tiền đâu, nên cô không nhận. Nhưng mà cô có một cái tiệm bán đồ lưu niệm, nếu tôi thích cái gì thì mua dùm cô ấy, không thì tôi không sao cả. Không sao cả, cái từ mà tôi cảm thấy an tâm vô cùng khi đi du lịch. Có thể tôi mua vài món, có thể tôi không mua gì cả. Nhưng cô gái ấy vẫn ngày ngày đưa những người khách sang đồi vọng cảnh nhưng không lấy đồng tiền nào từ du khách. Cô đứng im lặng một góc, không chèo kéo, không kể lể, không bắt ép, cứ cười hiền như thế. Tôi cứ mong cô cứ cười hiền như thế, trong cái ngôi chùa cổ ngàn năm. Nụ cười của cô cứ hiền như thế, khi cô lắc đầu nhận tiền từ người lạ…
Tiền, quan trọng thật đấy. Nhưng ở Myanmar này, có những thứ quan trọng hơn tiền. Hạnh phúc. Vâng. Con người không phải làm tất cả vì tiền. Nhưng họ luôn cười vui vẻ, hơn một tuần ở đó, đi khắp mọi nơi, tôi chẳng nghe một người lớn tiếng với một người…
Chị chủ khách sạn im im lén lút đưa cái tab Galaxy lên, chụp hình tôi. Tôi bảo chị chụp hả, để em cười cho chị chụp. Chị vui quá, bảo là chị chụp để lưu lại những người khách dễ thương đã đến khách sạn của chị. Rồi tôi kéo Tiha với Lele đến gần, hai cô bé dọn phòng hay cười bẽn lẽn đứng thấp hơn tôi cả một cái đầu, nước da ngăm đen ngại ngùng. Chị trắng trẻo so với người dân ở đây, phong cách đài các kiểu tiểu thư con nhà giàu, tay cầm tab Galaxy của Samsung bấm bấm, tiếng Anh của chị bay như gió. Nhưng vừa lúc nãy, chị làm tôi giật mình vì lời chị nói. Thể là tôi nói Hiền (bạn tôi) đưa tiền thêm cho chị, vì chị cho chúng tôi check in sớm hơn giờ quy định những 10 tiếng đồng hồ, check out lại trễ do đợi xe đò, mà trước khi check out còn tắm táp một chập tốn bao nhiêu là nước. Myanmar đã nghèo, tôi không muốn mình còn sang đây ăn cùng ăn tận bất cứ cái gì. Tôi chỉ nghĩ đơn giản lắm, mình xài thì phải trả tiền cho người ta, điện nước thức ăn dọn phòng có cái gì không phải là tiền. Chị hỏi là cái gì, chúng tôi giải thích là tụi em đến sớm, rồi đi trễ, nhưng vấn đề không phải là tiền, mà là tụi em muốn cảm ơn chị và hai bé đã rất tốt với tụi em trong thời gian ở đây. Chị không nhận. Chị nói là chị không điều đó vì tiền, nên tụi em đừng lo nghĩ gì. Nếu tụi em muốn cảm ơn, thì giới thiệu thêm nhiều khách Việt Nam đến ở khách sạn của chị là chị cảm ơn nhiều rồi. Nhưng chúng tôi xác định phải trả số tiền đó, nên cho hai bé dọn phòng thì hai em nhất quyết không nhận, từ chối bằng mọi cách. Nhưng khi không nhận những tờ giấy bạc đó, đôi mắt chị và hai em vẫn trong veo, không một chút gợn nào. Vậy đó, dù là bà chủ hay hai cô bé làm công, tiền không phải là những gì họ phải làm mọi cách để có nó. Tôi không biết, có thể là tôi luôn chọc họ cười, luôn khen họ làm đồ ăn ngon, xức thanaka đẹp, và dành thời gian trò chuyện tìm hiểu về họ. Và giữa những câu chuyện vui vẻ và tiền, họ chọn cái thứ nhất, dù những đồng tiền đó họ xứng đáng để nhận.
Tôi hỏi nhỏ Tiha, sao em không nhận tiền, đó là anh cảm ơn bọn em mà. Tiha hồn nhiên nói: Em đi làm có lương rồi, mà anh nói chuyện rất vui, điều đó còn quan trọng hơn tiền. Mà chút nữa anh đi rồi, sau này đừng có quên tụi em nha. À nếu lần sau anh đến, anh lấy xe máy em mà đi, đừng có đi thuê xe tốn tiền.
Tôi xúc động quá, hứa là sẽ không bao giờ quên hai em. Và chắc chắn là trong trí nhớ kém cỏi này, hai cái tên sẽ được ghi cẩn thận. Dù chỉ là những người đi ngang đường, nhưng có những thứ sẽ mãi mãi lưu dấu. Khi chúng tôi rời đi, chị chủ khách sạn, Liha và Lele đứng trước khách sạn, mắt nhìn theo chiếc xe buýt đưa chúng tôi đi khỏi Bagan. Trước khi quẹo phải vào con đường ra bến xe, tôi vẫn còn nhìn thấy những cánh tay vẫy…
Trên đời này, nếu còn có thể thì ai cũng sẽ thức dậy buổi sáng, đi làm đến buổi chiều. Trong những buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều thậm chí là buổi tối trước khi đi ngủ, tôi vẫn hay nghe tiếng than vãn thì thầm của nhiều người, trong đó có tôi nữa. Rằng cuộc sống này khó khăn quá, khổ ải trần ai làm sao. Nhưng khi nhớ về ánh mắt an nhiên, khuôn mặt điềm tĩnh đến kỳ lạ của những con người Myanmar tôi gặp, thì nếu được, tôi sẽ chọn cách đó. Có nghĩa là vẫn cứ an nhiên để đối diện với một vấn đề. Mỗi con người, dù là ai cũng có thể dạy ta những bài học hay. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi được dạy rằng Hạnh Phúc đứng hoàn toàn độc lập với Nghèo hay Tiền Bạc. Những con người lam lũ đó, tôi vẫn thấy nụ cười hiền lành bình an và nét mặt hạnh phúc của họ khi nhớ về những ngày lang thang trên xứ sở kỳ lạ. Myanmar, xứ sở củahạnh phúc, nơi mà ai ai cũng mang trong mình gen hạnh phúc…
