What's new

America, miền đất hứa và ...

Sau những lần mò mẫm trên mạng và hỏi thăm mấy kẻ đã tới Mỹ, hắn quyết định tìm đến một đại lý bán vé máy bay để hỏi cho ra nhẽ. Hắn đã gặp may khi nhân viên bán vé là một kẻ đồng hương Hà nội, không những thế lại còn là một cô gái xinh xắn, dễ thương (tuy hơi nặng ký) ;). Cô vui vẻ đề nghị hắn ra "đầu bài", nói rõ những yêu cầu về thời gian địa điểm muốn tới.

- Ta phải đến San Diego vào tháng 7. Nhân đó ta muốn thử vận may ở Las Vegas, "gặp gỡ" cộng đồng người Việt ở quận Cam, đến Seattle thăm gia đình một người bạn quý, qua Washington DC "gặp tổng thống Mỹ" và "phỏng vấn" Nữ thần Tự do ở New York. Ngoài ra ta còn muốn đến Châu Âu và Châu Á theo vé "around the world ticket" rẻ nhất với thời gian tối đa ở mỗi nơi không quá 4 ngày, tổng chuyến du hành gói gọn trong 3,4 tuần.

Cô gái "tốc ký" trên computer những điều hắn nói rồi mỉm cười:
- Các điều kiện của ông đưa ra sẽ được thỏa mãn sau một ngày. Ông cho em số điện thoại và email.
Thấy hắn trố mắt ngạc nhiên, cô liền giải thích:
- Lúc này đông khách nên em không có nhiều thời gian giúp ông, khi rảnh, em sẽ search và sẽ báo ông rõ giá vé và các tuyến bay hợp lý nhất.
Làm sao hắn có thể bực bội trước lời nói dịu dàng và có vẻ chân thật của cô bán vé xinh đẹp kia cơ chứ.

Không phải đợi đến hôm sau, ngay chiều đó hắn nhận được fax với 3 phương án được "đệ trình". Hắn chọn bay tuyến Melbourne - Los Angeles- (Seattle- Washington DC) -New York - Zurich – London - Paris - Zurich - Tokyo - Melbourne bởi giá vé rẻ nhất. Sở dĩ hắn đi nhiều nơi một lần vì nào phải đời người ai cũng có nhiều lần …phượt? Hộ chiếu Australia miễn cho hắn cái khoản lệ phí visa khi đến các nước. Trả tiền vé bằng thẻ gold plus miễn cho hắn tiền mua bảo hiểm cả chuyến đi. Bây giờ chỉ còn (chuyện nhỏ) đặt hotels và đặt thuê car nữa thôi.

Thật không ngờ thuê car ở Los Angeles lại rẻ đến thế. 8 ngày, Toyota đời 2007 hết có $140. Tay lái nghìch và thuận với hắn không thành vấn đề. Từ Los Angeles, hắn sẽ lái xe đi Las Vegas, rồi đến San Diego, sang thăm Mexico, tạt qua đến Little Saigon và quay về Los Angeles để bay đi Seattle.

Bọn tư bản đang giẫy chết, chúng mày "liệu hồn" với ông. Ông sẽ đến tận hang ổ, thủ đô của mấy “thằng” to đầu nhất (Washington DC- London - Paris –Tokyo) xem bọn mày "ngắc ngoải" ra sao. Chờ đấy. Nhá!:))
 
Vẫn nhớ vài năm trước, có em sinh viên hỏi tôi, nếu có tiền đi du lịch tôi sẽ đi nước nào? Khi đó tôi đã trả lời cô ngay tắp lự, rằng tôi sẽ quay lại St. Petersburg, cố đô của nước Nga, nơi tôi đã học tập mấy năm trời để thăm lại chốn cũ người xưa, nơi mối tình đầu của tôi nảy nở và bền vững đến tận nay...

Ấy vậy mà khi có khả năng, ý nghĩ tìm về với dĩ vãng thơ mộng của tuổi thanh xuân đã tạm nhường chỗ cho những vùng đất khác. Chúng tôi quyết định tự thưởng " tháng trăng mật sau nhiều năm cưới" bằng một chuyến du lịch vòng quanh thế giới, sẽ đặt chân tới thủ đô của 3 nước đã từng có những ảnh hưởng lớn trong lịch sử Việt nam cận đại: Mỹ, Pháp, Nhật.

Mấy hôm trước, Melbourne sương mù dầy đặc khiến bao chuyến bay phải cất cánh chậm hàng giờ đồng hồ. May mắn thay, chúng tôi bay vào một sáng mùa đông đẹp trời, nắng chói chang và không một gợn mây. Máy bay cất cánh vào 10h25 sáng 12 tháng bẩy trong tiết trời giá lạnh. Với bản tính "nhanh nhẹn" của người Việt, ngay khi được phép tháo dây an toàn, chúng tôi đã kịp chuyển sang vị trí ngồi mới, mỗi người an toạ trên hai ghế đàng hoàng bởi chuyến bay thẳng sang Los Angeles này vắng khách.

Sau 14 giờ bay liên tục theo hướng Đông Bắc, chiếc Boeing 767 của hãng hàng không Qantas hạ cánh xuống sân bay Los Angeles lúc 7h30 , cũng vẫn vào sáng ... 12/7. 14 tiếng bay liền tù tỳ là một khoảng thời gian chả ngắn chút nào, nhất là đối với một kẻ khó ngủ như tôi.
Sân bay Los Angeles nhìn từ trên cao và trên sơ đồ thật lớn, nhưng quang cảnh thì không có gì đặc biệt cả. (không phải tôi chụp)

IMG_1700.jpg


Chỉ có thái độ của mọi nhân viên tại sân bay là đáng nhớ. Ai cũng có bộ mặt của người vui vẻ và thái độ thân thiện như đối với người quen thân. Mỉm cười chào, mềm mỏng yêu cầu lấy vân tay, nhanh chóng điều chỉnh máy chụp hình, cộp dấu, chúc chuyến thăm nước Mỹ tốt đẹp. Xong khâu thủ tục nhập cảnh trong 5 phút. Đang lúng túng xếp vali lên xe đẩy, bỗng đâu xuất hiện một anh đen lực lưỡng đến trợ giúp và lại kèm thêm lời chúc may mắn. Đẩy xe qua cửa hải quan, không soi cũng chẳng khám xét, nhân viên công lực gật đầu cho qua.

Đang ngơ ngác tìm nơi hỏi cách thức về Hotel thì đã có một chị mặc áo có dòng chữ information xăm xăm bước đến hỏi về đâu rồi. Thấy du khách có vẻ thuộc loại "ngu lâu, chậm hiểu", chị sốt sắng dẫn đến tận bến chờ xe shuttle và bàn giao cho nhân viên điều hành xe ở đó. Theo tiếng alô alố của anh này, ít phút sau một chiếc shuttle trờ tới, người lái xe xuống mở cửa hậu, xếp hành lý lên rồi hỏi địa chỉ khách cấn tới. Tiện có tờ book hotel tôi liền đưa luôn cho anh ta. Chả biêt anh bấm vào máy định vị lúc nào mà tiếng chỉ dẫn chốc chốc lại vang lên. Đường về trung tâm thành phố có tới 5 làn xe, xe nối nhau chạy không ngớt với tốc độ khá cao. Qua ô cửa kính, tôi thấy những giải mây xám lờ lững trôi trên bầu trời thành phố, chả lẽ đó là mây bụi? 30 phút cho một chặng đường hơn hai chục km mà chỉ tốn có 30$. Rẻ!

Giữa hai thành phố, độ lệch múi giờ lên tới 17, vậy mà điều này không mấy ảnh hưởng tới nhịp sinh học của kẻ du hành quyết một phen lang thang trên miền đất hứa. Nhận phòng xong là 2 đứa lao ra đường phố xem người, ngắm cảnh và ... ăn uống, tất nhiên. Đến Los Angeles, khách du lịch dĩ nhiên tìm đến Hollywood. (Chưa phải ảnh do tôi chụp)

IMG_1713.jpg


The walk of fame chính là con đường này đây.

IMG_1749.jpg


Trước cứ tưởng chỉ có các ngôi sao điện ảnh mới được để tên trên hè phố, hoá ra có cả ca sỹ. Tìm được tên người mình ngưỡng mộ cũng không khó lắm.

IMG_1710.jpg


Năm trước, Los Angeles có 25,4 triệu lượt khách du lịch tới thăm, đứng hạng nhì trên toàn nước Mỹ, chỉ sau Las Vegas (38,9 triệu) và trên Ne­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­w York (23,9 triệu). Sau Los ( theo cách gọi của người Việt tại đây) tôi đã đến Las Vegas và Ne­­­­­w York. Tôi là du khách thứ bao nhiêu của năm này?
 
Cụ làm ơn cho cả quả chi phí chi tiết nữa thì thật tuyệt.

Chắc cụ lên đời cái citizenship của cụ rồi chứ ạ? Không thì đi bằng ngần kia chỗ, riêng cái visa application cũng đã thấy mệt cho các bạn cộng như em. Có khi chán, không muốn đi nữa.

Chờ thêm thông tin của cụ.
 
Last edited by a moderator:
Gần một tháng trời du hành đến những thành phố vào loại lớn nhất thế giới đã vèo qua. Hàng vạn km đã bay, hàng ngàn km vi vu bên tay lái, hàng trăm tấm ảnh phong cảnh đã chụp, hàng chục con người quen thân hay chưa từng biết đã cùng trò chuyện, bao món ăn của các dân tộc khác nhau đã thưởng thức...
Tất cả đã trở thành kỷ ức, thành kỷ niệm đẹp đẽ mà không phải ai cũng dễ có được trong cuộc đời ngắn ngủi của kiếp người phù du, trong một thế giới đã trở thành nhỏ bé nhờ những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và tiến hoá văn minh của loài người.
Lòng dặn lòng sẽ ngồi gõ lại những ký ức "trên từng cây số", ấy vậy mà thời gian cứ trôi, những chuyến đi khác đã thực hiện, những miền đất mới đang ấp ủ sẽ tới, song kỷ niệm vẫn nằm trong đầu. Thật lỗi hẹn với bạn đọc gần xa và cũng đáng xấu hổ vỡi những phượt thủ khác đã cất công chia sẻ với 'bàn dân thiên hạ'.
Thôi thì... đọc tạm nhé!


Một thoáng Seattle

Máy bay hạ cánh xuống sân bay Seattle trong một chiều mưa ảm đạm. Lẽ ra giữa mùa hè Seattle phải chói chang nắng vì đã có hẳn 6, 7 tháng mưa đằng đẵng từ tháng 1 tới tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 12 rồi, vậy mà vào giữa quãng thời gian khô nhất trong năm, trong cái ngày trung tuần tháng 7 này, mây đen vẫn trùm kín bầu trời. Chả trách thành phố này còn có tên gọi là "thành phố mưa".

Ra đón tôi là một thanh niên thuộc thế hệ 7x “đời giữa”. Trông anh hệt như dân thể thao thứ thiệt với mái đầu húi cua trong bộ đồ áo phông, quần sóoc, tất trắng, giầy thể thao. Cái tên Quang Dũng của anh tôi đã nghe thấy cách nay nhiều năm, đôi khi tôi có trao đổi với anh dăm dòng qua email hoặc trò chuyện ít phút qua điện thoại; ảnh của anh tôi cũng đã thấy nhưng gặp mặt đúng là lần đầu. Thế nhưng điều đó chả ảnh hưởng gì đến tình cảm giữa chúng tôi. Chúng tôi bắt tay nhau rồi ôm nhau thật chặt, ấm áp tình người.

Dũng muốn lái xe đưa chúng tôi lòng vòng quanh thành phố, song phần vì trời đang mưa, phần vì những ngày qua vi vu mấy ngàn km sau tay lái nên chúng tôi muốn về ngay nhà anh để chén một bữa cơm thuần tuý Việt nam và nghỉ ngơi. Hệt như mấy thành phố ở Mỹ mà tôi đã qua, xa lộ luôn kín đầy xe nối đuôi chạy với tốc độ cao ở cả hai chiều xuôi ngược mà mỗi bên đều có tới 3, 4 thậm chí 5, 6 làn xe chạy. Hệ thống giao thông của đất nước này chắc chắn tốt nhất thế giới.

Vừa lái xe Dũng vừa chỉ cho tôi các địa danh nổi tiếng của Seattle. Đây là công xưởng mênh mông của hãng máy bay và công nghiệp quốc phòng Boing, kia là thủ phủ của Microsoft; còn ngôi nhà của tỷ phú Bill Gates chỉ thấy thấp thoáng sau hàng cây xanh, phía xa xa bên kia hồ Washington rộng lớn.

Trụ sở Công ty mà Dũng đang làm cũng nằm kế bên đường cao tốc Bắc Nam của thành phố. Nếu không vào giờ cao điểm, từ nhà lái xe đến công ty chỉ hết khoảng 40 phút; nhưng hàng ngày đi làm, Dũng không lái xe mà thường đi bằng xe bus vì xe bus có tuyến đường riêng, đi mất khoảng gần một giờ, không sợ bị kẹt xe. Dũng giải thích: “ dân cư thành phố tăng nhanh, các ngành công nghiệp phát triển mạnh nhưng giao thông chưa đáp ứng kịp.” Tôi nhìn thấy đó đây những tuyến đường mới đang được xây dựng khẩn trương, trong đó có tuyến đường sắt một ray ứng dụng công nghệ cao đang gần hoàn tất.

Thành phố Seattle được xây dựng trên những quả đồi lớn, nhỏ nên đường phố thường quanh co, uốn lượn lên dốc xuống đồi. Hai bên đường, xen giữa những khu dân cư, nhiều chỗ vẫn đang còn là những cánh rừng xanh bạt ngàn. Dũng lái xe rẽ vào một con đường nhỏ và leo dốc liên tục. Anh dừng xe trước một ngôi nhà hai tầng xinh xắn toạ lạc ngay trên đỉnh đồi. Xung quanh nhà, những cây thông cổ thụ cao vút rì rào ca hát. Như muốn chiều khách, trời đã ngớt hẳn mưa để lộ ra những mảng trời xanh thẳm.

Daoock08005.jpg


Cửa sổ trên tầng hai bật mở, Thanh, vợ anh, một phụ nữ trông trẻ hơn rất nhiều so với tuổi gần 30 của mình xuất hiện bên cửa sổ nhoẻn miệng cười chào chúng tôi. Bên chị, hai thằng cu con cũng hớn hở hét toáng lên chào khách.

Như nhiều cô gái sinh ra trong những gia đình công chức tại Hà Nội, Thanh học xong Đại học rồi kiếm được chỗ làm trong một công sở ngay tại Thủ đô. Cô cảm thấy hài lòng vì cô yêu thích công việc được làm, được người yêu và bố mẹ yêu chiều. Với cô, mọi chuyện đều tốt đẹp. Thật hạnh phúc khi người ta yêu và được yêu. Song Dũng của cô nghĩ xa hơn. Anh cố công săn lùng học bổng và trời đã không phụ mong ước của anh.

Họ cưới nhau và cùng lên đường đến miền đất hứa. Những báo cáo khoa học của Dũng tai mấy hội nghị quốc tế đã được giới học giả đánh giá cao. Khi còn chưa bảo vệ luận án Tiến sỹ, anh đã được mấy nơi chèo kéo mời đến làm. Họ gửi thư giới thiệu công ty, mô tả công việc sẽ bố trí cho anh và cả mức lương hứa hẹn sẽ trả. Có nơi còn gửi cả vé máy bay mời anh đến thăm công ty... America - miền đất hứa - là vậy. Một khi anh cố gắng vươn lên và trở thành người có năng lực, chính các công ty sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau để giành quyền "bóc lột" anh với những điều khoản phải điều đình, thương lượng với kẻ "bị bóc lột".

Anh lần lượt bảo vệ thành công luận án thạc sỹ và tiến sỹ. Chị lần lượt "cho ra lò" hai thằng cu kháu khỉnh thông minh. Và họ quyết định chọn Seattle làm điểm dừng chân. Nhớ hồi ở Liên Xô cũ, người ta thường có ước mơ: " Một vợ, hai con, ba buồng, bốn bánh"; dĩ nhiên ba buồng là một căn hộ chung cư và bốn bánh chỉ là một chiếc xe con hạng xoàng. Còn với Dũng - Thanh, chuyện đó "nhỏ như con thỏ". Họ đã mua nhà và tậu xe cùng những vật dụng thiết yếu khác.

Bữa cơm mong đợi cuối cùng cũng đã được dọn ra : Cá nhồi nấm thịt hấp, cá rán sốt cà chua, rau muống xào, canh mồng tơi nấu với tôm nõn, đậu phụ rán... Không món nào thuộc hàng đặc sản nhưng mùi vị, mầu sắc thật hấp dẫn chứng tỏ sự khéo léo của chủ nhà. Thanh đã tiến những bước dài, từ một cô gái quen được chiều chuộng chị đã trở thành một phụ nữ đảm đang, chuẩn bị hẳn một "bom" bia Heineken 5 lít để thết khách. Vừa ăn vừa nhâm nhi bia lạnh, cả chủ lẫn khách lan man đủ mọi chuyện xưa nay và chuyện bọn trẻ.

Dũng - Thanh cho biết, tại đây, những đứa con của họ đi học không phải đóng học phí hay bất cứ một khoản tiền "xây dựng trường lớp" nào. Như nhiều đứa trẻ khác, hàng ngày xe của trường sẽ đến tận nhà đưa đón học sinh. Chúng vui vẻ đến trường, hoàn toàn không bị áp lực của điểm số vì phương châm giáo dục bậc tiểu học là "học mà chơi, chơi mà học", nhiều trường không chấm điểm đánh giá kết quả học tập và không so sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác. Sĩ số học sinh mỗi lớp được quy định phải dưới 24 đã bảo đảm cho thầy cô giáo hiểu rõ mức độ học tập của từng học sinh so với chuần, trên cơ sở đó giúp bọn trẻ phát triển theo khả năng của chính chúng và những yêu cầu cần đạt được.

Tương lai tốt đẹp hẳn là điều không phải nghi ngờ đối với những công dân Mỹ gốc Việt tý hon này. Tuy nhiên tôi cũng nhận ra ngay lối dậy con theo truyền thống Việt Nam với những quyền uy của bố mẹ có thể làm cho trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời nhưng cũng dễ biến chúng trở nên sống khép kín, nhút nhát không hồn nhiên thoải mái như những bạn “ tây” con. Liệu Dũng - Thanh có thấy rõ những hạn chế đó và có đủ bản lĩnh cùng tri thức cần thiết để dạy trẻ theo kiểu Tây hay không?

Trùng băn khoăn với bố mẹ Thanh, tôi muốn biết Thanh có dự tính gì trong tương lai gần? cô cho rằng khi bọn trẻ con cứng cáp hơn, cô cũng sẽ cắp sách tới trường đại học. Nước Mỹ không cấm đoán ai thực hiện uớc mơ của mình miễn là họ có ý chí, có nghị lực và biết ước mơ.

Những ngày hè các thành phố phương Bắc vào đêm rất muộn. Giống như bầu trời St Petersburg hè năm nào xa lắc xa lơ, đồng hồ chỉ 9 giờ tối mà ánh mặt trời vẫn còn nhuộm đỏ những ngọn thông. Chả buồn ngắm trời mây vì hơi mệt nên sau bữa ăn, tôi đi ngủ luôn. Đêm Nước Mỹ ru tôi vào giấc mơ.
 
Cảm nhận Trung hoa

Trung hoa vài cảm nhận

Cứ nghĩ với dăm tiếng Tàu bập bẹ, 'phái đoàn' sẽ gặp nhiều nan giải khi chu du Trung quốc. Thế nhưng, chuyến du hành đã "thành công rực rỡ". 7 ngày 6 đêm 'lang thang' đất Tàu không gặp bất cứ một sự cố nào.

Hành trình sang Thượng hải rồi đến khách sạn rất thuận tiện. Máy bay vắng, hành khách chỉ đạt gần nửa nên ai cũng ngồi 2 ghế cho thoải mái. Tạm biệt những nụ cười của các tiếp viên hàng không, cả nhà 'vấp' ngay phải những bộ mặt khó đăm đăm của nhân viên hải quan và của cả tài xế taxi... Chả lẽ dân TQ ít tươi tỉnh hơn dân ta? (chả bù khi đến Cămpuchia thấy hầu như ai cũng tươi cười, kể cả rất nhiều người tàn tật gặp trên đường phố.)

Không ngờ thành phố này sạch đến như thế. Từ sân bay vào, đường phố rộng thoáng tưởng chừng như không có đến một hạt bụi. Nhưng càng đến gần, hệt như từng thấy khi đến Los Angeles, những đám mây xám xịt mờ ảo bao phủ khắp thành phố. Môi trường trong lành như ở Melbourne hẳn là điều mơ ước không bao giờ có đối với người dân ở đây?
Đúng như trong sách hướng dẫn du lịch đã chỉ dẫn, đi taxi từ sân bay đến khách sạn hết 165 tệ (25$), so với Kuala Lumper chưa bằng 1/2.

Trái với 'đe dọa' trên mạng, nhân viên khách sạn (kể cả người đẩy hành lý) đều nói tiếng Anh khá tốt; và quan trọng hơn, đã thấy lại những nụ cười thân thiện mến khách. Nghỉ ngơi ít phút, cả bọn kéo nhau ra đường, đi chưa được vài trăm mét đã phải quay về khách sạn đi thêm tất, mặc thêm áo bởi khi chiều buông, nhiệt độ xuống khá nhanh. Theo sách LP chỉ dẫn, cả hội mò đến một quán ăn với những món đặc trưng Thượng hải. Công nhận ngon. Không những thế, chỗ ngồi đẹp. Và hơn nữa, rẻ; kể cả đồ uống mà chưa hết 100$ . Ở Hà nội và Sài gòn, chắc chắn không thể có những quán ăn ngon, rẻ, đẹp như thế. Khi tối đến, nhiệt độ chỉ còn trên 5 độ, đi dạo quanh trung tâm thành phố, ai cũng xuýt xoa kêu lạnh. May mà không ai mệt ốm. Sau một đêm tĩnh dưỡng, cẩn thận vận trang phục ấm áp hơn, 'bè lũ 4 tên' lại tiếp tục lao ra 'bát phố'...

Bắc kinh không 'hoành tráng' bằng Thượng hải; thậm trí sân bay quốc tế cũng không hào nhoáng bằng nhà ga xe lửa. Đằng sau những phố chính với nhiều làn xe con bóng lộn nhộn nhịp ngày/ đêm, chỉ cần đi thêm dăm trăm mét là có thể bắt gặp những căn nhà nhỏ thấp, những quán xá nhếch nhác, rác, và 'kinh hoàng' hơn, người vừa đi vừa khạc nhổ ra đường không hề hiếm... Ngay cả khi xếp hàng gửi túi để vào lăng bác Mao vẫn bị chen lấn, xô đẩy (vào 'thăm' bác miễn phí nhưng gửi túi tốn 10 tệ, máy ảnh 8 tệ. Bac Mao có chăn phủ từ bụng trở xuống nhưng nhìn cứ như là không có chân)

Đến thăm phố cổ thấy "Tây ba lô" nườm nượp như ở Mã mây (Hà nội) hay Phạm Ngũ Lão (Sài gòn). Đúng là đến cho biết chứ làm sao khoái bằng lúc dạo bước trên những con hẻm nhỏ lát đá ở Paris, ghếch mắt ngắm những tòa nhà cổ kính; bù lại, book được xe chở đi Trường thành khá rẻ. Cả bọn đều thành 'hảo hán' khi leo bao bậc để lên một đỉnh núi của bức trường thành nổi tiếng. Phong cảnh núi non hùng vĩ tuyệt đẹp đã xua bớt cảm giác 'ăn' phải quả lừa khi chỉ toàn nhìn thấy những vết xi măng hàn gắn các phiến đá: thật khó phân rõ, đoạn trường thành này là trùng tu hay ... mới xây trong thế kỷ 20?

Trung quốc tiến nhanh về kinh tế nhưng đời sống văn minh hẳn còn tốn bộn thời gian (vài thập kỷ?) mới (may ra) bắt kịp các nước đã phát triển.

Còn Việt nam mình? À há. Hổng nói chuyện chính trị nhe!...
 
Lần trước đến Paris vào giữa mùa hè, nắng vàng rực rỡ rọi chiếu mỗi bước chân du hành.
Lần này đến Paris sẽ vào giữa mùa thu. Mùa thu châu Âu cũng rực rỡ sắc vàng trên khắp các nẻo đường, nhưng là màu vàng của lá.

Paris có quá nhiều công viên, vườn hoa và ngay cả đường phố cũng rất nhiều cây xanh nên ta có thể ngắm cảnh "mùa thu vàng" ở bất cứ đâu. Chả cần đi đâu xa, ngay tại nội thành có thể đến vườn Luxembourg, vườn Tuileries, vườn bách thảo Jardin des plantes. Nếu còn thời gian, ta sẽ ra ngoại thành thăm thú công viên Parc de Sceaux, rừng Boulogne, rừng Vincennes...

1. Đặt vé máy bay qua Sunrise Travel không đâu rẻ hơn, có hơn 1900AuD.
Không những thế, còn được 'mách nước': muốn chơi vài ngày tại VN cả lượt đi lẫn lượt về đều được.
Ơ thế á? Thế thì tội gì mà không thăm cha mẹ nhỉ, lượt về nhé:
Mel - saigon - Paris
Paris - Han - Mel

2. Việc thứ hai phải làm là đặt khách sạn, cứ trung tâm city mà 'chơi'; đắt tý nhưng mà tiện đi lại, tiện thăm thú các bảo tàng và đêm đi dạo cũng ... sướng. Du lịch là cứ phải thoải con gà mái, phỏng ạ?
Best Western Hôtel Au Trocadéro
3 Av Raymond Poincaré - 75116 Paris
Tél: 01 47 27 33 30
bản đồ http://www.hotelautrocadero.eu/situation.php

3. Tìm đường từ sân bay về ks: điền vài từ 'loằng ngoằng' vào trang này là 'ra vấn đề' ngay thôi
http://www.transport-idf.fr/frontal?con ... age=expire

Từ sân bay CDG 30km, phương tiện công cộng: thời gian(chưa tính ngó nghiệng) 1h05

De AEROPORT CDG 2 TGV - Tremblay-en-France; Prendre RER B SOLO
»En direction de GARE DE ROBINSON Jusqu’à CHATELET LES HALLES - Paris

Chuyển tầu: 1, De CHATELET LES HALLES - Paris; Prendre RER A ZEBU
»En direction de GARE DE ST GERMAIN EN LAYE Jusqu’à AUBER - Paris

chuyển tầu: 2. De Havre-Caumartin - Paris; Prendre METRO ligne 9
»En direction de Pont de Sèvres Jusqu’à Trocadéro - Paris
Bản đồ Metro:
http://www.paris-tourist-information.co ... ro-map.pdf
Bản đồ RER, từ Sân bay về city
http://www.paris-tourist-information.co ... er-map.pdf
Quà cáp nhiều, hành lý nặng, có lẽ đi taxi cho nó ...lành chăng?

4. Xem gì = phương tiện gì? Chà 'cái bọn thực dân Pháp khốn kiếp' này cũng thông minh phết, sắp sẵn cả kế hoạch cho bọn 'lang thang', tội gì không tham khảo nhỉ?
http://www.francetravelplanner.com/go/p ... index.html

5. Cứ phải in sẵn mấy 'cẩm nang' này 'giắt lưng đã:
Mua vé đi sông Seine
Paris sightseeing cruise on the river Seine. Welcome to the Bateaux Vedettes du Pont-Neuf website. Discover some of the most beautiful monuments of Paris, such as the Eiffel Tour, the Louvre or the Notre-Dame Cathedral on a Seine river cruise with commentary.
http://www.vedettesdupontneuf.com/circuit.htm
- mua vé này cũng rất chi là vô cùng tiện lợi:
Paris Pass - Save on sightseeing in Paris, Save on sightseeing in Paris
http://www.parispass.com/paris-transport/index.html

6. Chỉ cần in trang này là đủ thông tin về Paris rùi, nếu thích điểm nào, cứ việc bấm link là ...xong
http://vi.wikipedia.org/wiki/Paris

Túm lại, lịch trình sẽ là:
30/9, 10h35, "đôi uyên ương" sẽ rời Melbourne (nhưng 7h hoặc sớm hơn đã phải khởi hành rồi vì công đoàn ngành bay đang tổ chức đình công qui mô lớn từ sáng nay). 16h30 đến TP HCM, một bạn đến thăm ông chú, còn bạn kia đi chỉnh trang sắc đẹp. Sau khoảng 1h30' cả hai sẽ gặp nhau đi ăn tối với bạn bè 1h30' và trở lại sân bay trước chuyến bay 22h30 Sài gòn - Paris .

1/10, 8h tới Paris, nhận hành lý, đi taxi về ks chắc cũng phải 10h? Gửi hành lý,đi chơi luôn.
Chiều thu Paris rực rỡ sắc vàng, "đi bên em giữa lòng thành phố mến yêu", còn gì lãng mạn hơn, phỏng ạ?
Từ ks đi bộ đến tháp Eiffel, Arc de Triomphe ( Khải Hoàn môn) có hơn 10'.
Chiều tối 1/10 Đi thuyền trên sông Sein ngắm "kinh thành ánh sáng" qua tháp Effel, Nhà thờ đức bà, cầu Alexande, bảo tàng Louvres, Hotel de Ville... Nhớ Nguyên Sa từng viết những câu thơ tình:
Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?

Ngày 2/10: cung điện Versailles cuối tuần có thêm biểu diễn nhạc nước, nhưng cực đông, Chả biết bạn kia có dậy sớm để đi sớm được không đây? Chắc là được vì khi Pháp 6h sáng thì Úc đã là 2h chiều...

Ngày 3/10: thăm Bảo tàng Louvre. Buổi tối dắt tay nhau đi ngắm phố phường, đến Opera garnier chẳng hạn

Ngày 4/10: Ngắm mùa thu nước Pháp qua Vườn Tuileries, Vườn Luxembourg, Đồi Montmartre, nhà thờ Sacre Coeure, St Germain, Quận Latin, Nhà Victor Hugo

Ngày 5/10: Cùng đến bảo tàng d’Orsay, Nhà thờ Đức bà.
6/10: Shopping ( ngắm nghía là chính thui ạ), Champ Elysee, Quảng trường Concorde

7-8-9/10: Rời Paris đi Montpellier
Thuê xe du hành các thành phố phía Nam, ven bờ Địa Trung Hải:
Marseille- cảng lớn nhất và rất lâu đời, Toulon, Cannes- TP liên hoan phim, Nice, Monaco- thành phố du lịch sát Italia.

10-11/10 Và "có hai người yêu nhau":
không thể không tới Barcelona
để "được tính" đã du lịch Tây ba nha.
( eo ôi, thơ hay thế)

Thật là
chưa bay lòng đã lâng lâng
đến nơi không rõ (nhảy) 'tâng tâng' thế nào?

Ai đó đã viết: "cuộc đời là những chuyến đi". Câu này thực ra không chỉ nên hiểu 'những chuyến đi' hàm nghĩa 'lên đường', 'trên từng cây số'... Nhưng topic này viết về du lịch, nên mạn phép 'gói ghém' trong phạm vi các chuyến đi mà thôi.

Những chuyến đi dù được chuẩn bị kỹ càng vẫn không thể tránh khỏi những trục trặc, có khi do mình- có lúc tại... người. Nhưng tất cả đều trở thành những kỷ niệm vui. Ví dụ như chuyến đi từ Paris tới Montperllier chẳng hạn. Bạn đã đặt vé tàu cao tốc cho hành trình 900km với 3 giờ tầu chạy này từ trước để kiếm vé rẻ =1/3. Bạn thuê taxi fi đến ga với một đống hành lý, bạn vui vẻ cho 1 thanh niên (trung đông?) 2eur vì anh ta đã chờ bạn với 1 xe đẩy, giúp bạn xếp valy rồi đẩy giúp bạn vào sân ga. Nhưng than ôi, bạn nghĩ sao khi thấy các bảng hiệu chỉ có 1 thông báo ngắn gọn: mọi chuyến tàu đi mọi ngả trong ngày bị hoãn ...vô thời hạn và sân ga đông nghịt hành khách?
Các nhân viên hỏa xa được 'tung ra' nhiều điểm trong ga, nhã nhặn trả lời mọi thắc mắc với cùng 1 'điệp khúc' "chúng tôi không thể biết khi nào các chuyến tàu sẽ rời ga, vé sẽ được hoàn trả nếu khách yêu cầu". Giời ạ, 'đầu kia' đã đặt khách sạn, đã thue car, dễ mà trả vé để đi chuyến khác?
Hỏi ra mới biết nguyên nhân... lãng xẹt: đêm hôm trước 1 hành khách đánh 1 nhân viên, đình công nổ ra đòi tăng cường biện pháp an ninh. Thôi thì đành vào quán ngồi, vừa ăn vừa 'khấn' đã. Ấy vậy mà may, chưa ăn xong đã thấy loa eo éo báo đoàn tàu đi Montperllier sắp khởi hành. trả vội tiền, tức tốc đẩy hành lý, quăng vội vào toa tầu xong cũng ... vừa kịp tàu lăn bánh. Rủi may cứ song trùng như thế, bố ai biết mà lần.


Không ngờ 2011 lại là một năm có quá nhiều những chuyến đi:
- Tại Australia, 3 lần Canberra - Sydney.
- 4 lần MEL-HAN+ MEL-SGN
- Quốc tế : Singapore, France, Italy, Spain, Monaco, Switzerland và Malaysia, China.
Có lẽ hầu hết chúng ta, ai cũng có mong ước được đi đây đi đó. Nếu ở Việt nam, chắc nhiều người mong được đi khăp đất nước như tôi từng tới: đến Hạ long- Nha trang- Đà lạt hay Ải nam quan - Mũi Cà mau- Tây nguyên- đồng bằng sông Cửu long. Và chắc chắn, rất nhiều người ao ước được tìm hiểu về văn hóa của nhiều dân tộc thông qua những chuyến du lịch hay học tập, công tác .

Ước mơ mãi mãi vẫn chỉ là mong ước nếu như ta không thực sự đặt kế hoạch cho những dự định của mình và nhất là, không 'lèn chặt ví'. Tôi đã có dịp đến hầu hết các tỉnh thành trên đất nước Việt nam thân yêu và tôi cũng đã đặt chân lên nhiều nước thuộc 4 châu lục.

Mới đây, tôi gặp lại một người bạn cùng học hồi phổ thông. Anh cho hay gia đình anh có 4 năm sống ở Nam Phi. Những câu chuyện hấp dẫn mà anh kể về đất nước đó đã góp phần hình thành trong tôi một dự định "nhỏ": du lịch Nam Phi!.
Tôi chưa biết đến thời điểm nào sẽ thực hiện dự định này vì Nga đã nằm trong 'kế hoạch', dù nơi này tôi đã từng đến học tập .

Như những chuyến du lịch trước, tôi sẽ phải tìm đọc một số bài viết về vùng đất mình sẽ đến. Thật may là với "cụ" Google, tôi đã có ngay những thông tin cần thiết

http://ngoisao.net/News/Choi-gi/2010/06/3B9D01DE/
 
Bài viết của anh rất hay, mong chờ những bài tiếp theo của anh :)

Ôi, thế á? Cám ơn nhé. Thế thì phải 'đáp lễ' luôn thôi. Cảm xúc khi đến đất nước 'mặt trời mọc' nhé.

Japan, những người quen và ...lạ

1. Thật không ngờ tại Tokyo, tôi lại có được một cuộc gặp gỡ thú vị với ông N. Suzuki, nguyên Tổng giám đốc đầu tiên của Văn phòng Tập đoàn tư bản Marubeni tại Việt nam. Ông gọi điện hẹn gặp tôi lúc 6 giờ chiều khiến tôi phải huỷ bỏ lịch trình trước đó. Cuộc hội ngộ thoạt tiên diễn ra tại phòng khách của khách sạn Ochanomizu, nơi tôi tự tìm và đặt qua mạng; sau đó ông mời chúng tôi đến một quán ăn (mà ông giới thiệu là 'thuần Nhật') tại khu trung tâm thương mại sầm uất Ginza. Không bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về Nhật bản, tôi đã đưa ra một loạt câu hỏi và được ông Suzuki trả lời khá thân tình.

- Theo tôi biết, tập đoàn Marubeni thâm nhập thị trường Việt nam rất sớm, điều gì khiến các ông có được quyết định đó?
- Đầu những năm 90, một nhân viên của chúng tôi đến công cán tại Quảng ninh. Anh này nhận thấy tiềm năng làm ăn tại Việt nam rất lớn nên đã báo về hãng. Lúc đó tôi đang ở Mỹ nên được giao trách nhiệm tìm hiểu thái độ của người Mỹ về việc này. Đang thời kỳ cấm vận với Việt nam nên dĩ nhiên họ phản đối. Họ chưa vào được Việt nam nên không muốn kẻ khác đi trước họ. Tuy vậy, khi trở về Nhật tôi vẫn được hãng cử ngay sang Việt nam làm Tổng đại diện. Kinh nghiệm mấy năm làm việc ở Bungaria (XHCN) trước đó có lẽ cũng giúp tôi ít nhiều.

Những ngày đầu đến Hà nội tôi gặp rất nhiều khó khăn như tìm hiểu thị trường, tìm kiếm địa điểm thuê đặt trụ sở, thuê nhân viên người Việt. Nhiều thủ tục hành chính rườm rà tưởng chừng không qua nổi. Nhưng tiềm năng của Việt nam quả là rất lớn, ví dụ như việc chọn nhân viên chẳng hạn. Chúng tôi đã xem xét trên 600 hồ sơ đều khá tốt để chọn ra 4 nhân viên và những người này đã chứng tỏ năng lực của mình rất tốt, có người nay đã trở tổng thành giám đốc một chi nhánh của hãng.

- Công việc làm ăn, buôn bán của Marubeni tại Việt nam ra sao, thưa ông?
- Marubeni đã đầu tư vào một loạt công trình lớn tại Việt nam và làm ăn, buôn bán với Việt nam rất hiệu quả. Từ sau năm 1991, Marubeni thành lập 6 công ty vào các lĩnh vực viễn thông, dệt may, hoá chất, thực phẩm,kinh doanh cao ốc Sun Wah Tower. Marubeni trúng thầu nhiều dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy nhiệt điện Na Dương. Marubeni tham gia xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp và Hải Phòng.
Marubeni là đối tác của các doanh nghiệp VN về xuất khẩu than, hải sản, nông sản, cà phê sang Nhật Bản...

- Mở trụ sở tại Hà nội và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, làm việc hai nhiệm kỳ liên tiếp tại Việt nam, ông có cảm nhận gì về con người Việt nam, đặc biệt là giới trẻ?
- Tôi thấy người Việt nam rất thông minh, nhanh nhạy và giầu tình cảm. Tuy nhiên, giới trẻ chưa được đào tạo đầy đủ dù họ có bằng cấp và ham học hỏi. Để họ làm được việc, chúng tôi phải hầu như đào tạo lại họ qua những khóa học tại Việt nam hay tại Nhật hay qua chính các công việc cụ thể.

- Được biết các công ty Nhật luôn tạo được mối quan hệ gắn bó giữa người làm thuê và chủ nhân, ông có kinh nghiệm gì trong việc này?
- Bí quyết của tôi cũng bình thường thôi. Để tạo sự gần gũi với nhân viên, những khi có dịp, tôi thường kể về những thất bại của tôi trong công việc. Dĩ nhiên tôi cũng luôn quan tâm đến đến đời sống nhân viên, tạo ra những khoản tiền thưởng ngoài lương (vì thuế thu nhập tại VN khi đó khá cao). Tôi không bao giờ quên chúc mừng họ nhân dịp sinh nhật hay chia sẻ những tin tức vui hoặc không vui của họ.

- Sau 1945, nền kinh tế Nhật bản phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Các sản phẩm "made in Japan" thường có chất lượng cao. Theo ông, tại sao người Nhật làm được kỳ tích đó?
- Tôi sinh ra vào năm chiến tranh bùng nổ và thuộc thế hệ lớn lên sau chiến tranh. Chúng tôi nhận thức một cách sâu săc rằng chỉ có học tập và làm việc cần mẫn mới giúp cho đất nước phát triển. Trong cuộc đời tôi, nhiều thời gian tôi làm việc tới 20 giờ mỗi ngày và cho đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy vui, thấy tự hào về những năm tháng làm việc quên mình đó. Không chỉ có vậy, chúng tôi luôn đặt ra những yêu cầu cao và quyết đạt được chúng.
Lớp trẻ bây giờ đã khác trước, họ vẫn lao động miệt mài nhưng cũng biết vui chơi, giải trí và chi tiêu thoải mái. Chính mức tiêu thụ cao cũng là một trong những động lực khiến kinh tế phát triển.
...
...
- Xin cám ơn ông. Rất mong có dịp gặp lại ông tại Hà nội.

2. Chia tay ông Suzuki, tôi quyết định lang thang phố xá. Đêm Tokyo rực sáng. Người ta vẫn nói Paris là kinh thành ánh sáng, nhưng tôi thấy về đêm, Paris thua New York về ánh đèn và mầu sắc, còn Tokyo lại rực rỡ hơn cả Times Square của New York.

12 giờ đêm phố xá vẫn đông nghịt người đi lại. Tất cả các thành phố lớn mà tôi từng qua như New York, London, Paris hay Las Vegas, San Diego, Washingotn DC đều có cuộc sống tấp nập về đêm ở một vài khu trung tâm. Song khác với Paris, London, New York, nơi dân tình tứ xứ đổ về với đủ các sắc tộc trắng vàng, đen đỏ, ở đây tôi hoà vào dòng người cùng da vàng tóc đen như mình và không mấy khi bắt gặp những mái tóc vàng.

Đường phố sạch bong cho dù rất khó tìm thấy những thùng đựng rác đặt trên hè phố. Các cô gái Nhật trang điểm kỹ lưỡng, ăn mặc kín đáo nhưng sang trọng và đẹp đẽ, không áo trễ cổ,hở vai; váy dài dưới gối và liếc qua cũng đủ biết là đắt tiền. Tỷ lệ nhìn thấy những gương mặt xinh đẹp rất cao. Các chàng trai thường mặc trịnh trọng, giày đen bóng loáng, nhiều người thắt calavat nghiêm chỉnh khi dạo phố.

Tôi ít nhìn thấy các đôi trai gái đi với nhau mà thường đi thành nhóm cùng giới, cùng độ tuổi. Họ cười nói vui vẻ nhưng không ồn ào; tuy vậy, nhiều khi vẫn thấy những bộ mặt ngái ngủ, những dáng vẻ mệt mỏi đến độ bơ phờ... Ở một góc phố nọ, tôi nhận ra những cô gái "đứng đường" qua trang phục mát mẻ và ánh nhìn "mời chào" của họ. Cách đó không xa là mấy thanh niên tuấn tú bôi son trát phấn nhởn nhơ đi lại, chả biết họ chờ đón hay tìm kiếm "bạn" trai hay "bạn" gái? Qua một quán game, tò mò ghé vào, tôi ngạc nhiên đầy thú vị khi thấy không chỉ các bạn trẻ ngồi chơi mà còn có những mái đầu tóc bạc và cả những phụ nữ trung tuổi nữa. Tự hỏi, gia đình họ đâu?

Tôi đã đọc ở đâu đó viết rằng mức độ tự tử ở Nhật, mà đặc biệt là giới trẻ, thuộc vào hạng cao nhất thế giới. Tại sao ở một nơi có mức sống cao, khoa học kỹ thuật phát triển và được ứng dụng rất nhanh vào cuộc sống lại xảy ra những sự bế tắc để có những con người phải tự tìm đến cái chết? Phải chăng là do cường độ làm việc quá căng thẳng, do tâm trạng không hài lòng về bản thân khi mà lòng tự tôn quá đáng bị tổn thương, hay là do cuộc sống gia đình không còn đầm ấm, gần gũi như xưa?... Thật tiếc là không hỏi ông Suzuki về chuyện này.

Chúng tôi trở về khách sạn bằng tầu điện ngầm. Hệ thống giao thông ngầm của Tokyo khá hoàn hảo, tầu chạy chính xác theo bảng giờ tầu và có nhiều tuyến tầu đan xen nhau nên rất thuận tiện cho hành khách đi lại. Chả bù cho London, tìm thấy bảng giờ tầu ở ga là chuyện viễn tưởng; tầu chậm hàng phút, hàng giờ, thậm chí ngưng hẳn là chuyện thường ngày. Phòng tiếp tân của khách sạn đèn vẫn sáng trưng. Có đến 3 nhân viên đứng trực tiếp khách. Họ niềm nở chào, lễ phép đưa chìa khóa và lại cúi đầu thật thấp để chào. Người Nhật có vẻ hơi thừa nhân lực và nghi lễ hơi cổ lỗ.

3. ...
 
3. 10 ngày chu du trên đất nước "mặt trời mọc" trôi qua nhanh chóng. Khác với Mỹ có hệ thống đường bộ hoàn hảo, đường sắt cao tốc chắc chắn là sự chọn lựa duy nhất đúng cho những du khách thích tìm hiểu nước Nhật. Chính xác đến từng phút, an toàn, chỗ ngồi rộng rãi, tàu chạy êm ru và lại còn được ngắm cảnh nữa thì việc gì phải đi máy bay từ thành phố này sang thành phố khác trong khi giá vé lại rẻ hơn và thời gian không chênh nhiều do không phải check in check out nhiêu khê? Trong chuyến đi Nhật vừa qua, chúng tôi đã đếnTokyo, Nagoya, Kyoto, Osaka, Hirosima, Fukuoka... Những kỷ niệm trên đất Nhật thật đẹp, nhất là với những người dân. Tại Tokyo, ông N. Suzuki đã đến khách sạn dẫn chúng tôi đi chơi và mời ăn tối tại một quán ăn thuần Nhật ( tạm ví kiểu như Chả cá Lã vọng). Ông Suzuki rất muốn nối lại liên hệ với vài nhân viên cũ của ông ở Marubeni Hà nội, không biết khi trở vế Hà nội, chúng tôi có thể giúp ông ấy được hay không bởi thời gian ông và tôi rời Hànội cũng đã trên 1 giáp?

Đến cố đô Kyoto, thành phố của gần 2000 ngôi chùa và đền thờ, chúng tôi tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Chùa Vàng, đền Toji, biểu tượng của Kyoto...

Tại một ngôi chùa cổ, nơi có rất ít khách du lịch tìm đến và dân bản điạ cũng lác đá, chúng tôi có duyên làm quen với một cậu người Nhật. Tôi tự hỏi, tại sao anh chàng này đến đây và có lẽ ngược lại, anh ta cũng có câu hỏi như thế về chúng tôi chăng? Khi biết chúng tôi mong muốn 'tham quan' cảnh sống của người Nhật, cậu này nhiệt tình lấy mobi ra 'hót' một hồi rồi vui vẻ dẫn chúng tôi đến thăm nhà một người bạn ở gần đó. Ngôi nhà tuyệt đẹp, vườn được chăm sóc, tỉa tót kỹ lưỡng...

Cậu ấy và bạn gái nhận lời mời đi ăn cơm tối nhưng lại chủ động gọi các món Nhật đặc trưng và cuối bữa lại 'tranh phần' thanh toán. Cô bạn gái từng du học Canada rất ý nhị và tinh tế. Qua trò chuyện và ứng xử, chúng tôi có chung nhận xét, đó là một người tử tế, hiểu biết, lịch sự và ở tầm văn hóa cao bởi chỉ có vậy mới cắt nghĩa được tại sao giám đốc một công ty 32 tuổi lại có thể tiếp 2 khách du lịch "ất ơ" 2 tiếng buổi trưa và 3 tiếng buổi tối. Chắc những thanh niên Nhật như cậu này không phải là hiếm trong một xã hội phát triển nhưng vẫn "đậm đà bản sắc dân tộc".

Niềm vui khi đi du lịch chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần khi ta hiểu biết thêm về văn hóa ở xứ sở ta đến thông qua những con người cụ thể.

4. Và tất nhiên sự tử tế cần đáp lại cũng bằng sự tử tế. Nếu ai hỏi tôi về dấu ấn sâu đậm nhất qua chuyến du lịch Nhật vừa rồi, tôi sẽ trả lời không chút lưỡng lự: đó là Yuzo, một chàng trai Nhật, giám đốc một công ty IT, mà tôi tình cờ gặp gỡ tại Kyoto và nghiễm nhiên đã trở thành bạn tôi. Chỉ sau hai lần trò chuyện - 2 tiếng vào buổi trưa và 3 tiếng vào buổi tối - chúng tôi đã trao đổi email với nhau và kết quả là Yuzo sẽ đặt chân đến Hà nội và Sài gòn trong những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 này.

Dear Yuzo and Hiromi
We very happy to meet with you two.
Thank you very much for your intreresting conversation and dinner.
All the best. D&C

Dear D...
Thank you for having dinner with us ! We are very happy.
If you need some help in Japan, please call me.
Have a good holiday !
Yuzo and Hiromi

Dear Yuzo,
I have arranged for you to be picked up at the Hanoi airport on the 29 of July. The driver and my sister will wait you outside international gates with your name ( YUZO ) in an A4 paper.
The plane will land at 13.30 (Hanoi) but check out will normally take about one hour.
From the airport to central Hanoi is approximately a one hour drive, so you will be in Hanoi at about 15h30
You must come back to the airport one and a half hours before your flight to Paris (18h00)
This means you have approximately 1.5 hours in Hanoi.
My family phone in Hanoi: (844)3...
Add : No 9 ... Str. Hoan Kiem, Hanoi.
My sister' mob: 0903 ...
Have a good trip and hope to see you will Australia.
D

Dear D...
Thank you very much for arrangiment for me.
And I'm so sorry about my ignorance that the distance from Airport to City is too far.
As you know, usually immigration proceeding takes about one hour. But I'll have only one baggage, so maybe little bit faster than usual.
I'm very happy to meet your sister. I'm looking forward to finding your sister's A4 paper outside international gates.

Thanks.
Yuzo

Dear Yuzo
Greetings from Hanoi!
I am D..'s sister. I will be very happy to meet you and give you a quick look of Hanoi tomorrow.
I have asked my friend who is working at the airport to helping you for the immigration proceeding and she will ask for permission for you to go out. Usually you can not visit the city without a registration with some tourist tour and there they have only a day tour !
I will be there at 13h30 with your name in an A4 paper.
Well, I just came back from Japan and already looking forward to be back there soon!
Good trip !
TS

Dear TS
Thank you for your (& your friend's) great support for me.
It's like VIP tour !
I'm looking forward to meeting you tomorrow.
Yuzo

"... Cau Nhat rat happy vi duoc don tiep chu dao va dua di du cac noi trong 3 tieng. May bay xuong som, cau ta khong co do dac gi nen 13g45 da ra. Hai me con di don va dua ve nha uong nuoc, chup anh. Sau do di don bac Huyen, luot qua Van mieu Quoc Tu Giam, di an pho Vuong o Ngo Thi Nham, ra Nha hat lon, qua Bo Ho , len Hang Gai mua qua o Tan My, qua Hoa Lo chup anh va ra san bay! The la cung du het danh lam thang canh, an va mua sam!
Cau chang duoc tang 1 clavat , 2 me con goi tu toi qua, den luc mua khan an va tui o Tan My minh cung tra tien vi khong dang bao nhieu, bao cau ay la qua cho ban gai. Cau ta cung rat can than, tang qua cho ca nha, qua xinh xan, tham my cao. Cau nay rat de men . Nguoi tre tuoi nhu cau ta bay gio o Nhat it lam. Em co noi lan sau may den HN thi phai o lai lau hon, coi day nhu gia dinh. Cau ta cam dong lam, cam on roi rit. Em cung bao cac anh chi tao cung nhan duoc su cham soc dac biet cua may o Nhat. Vua roi bac H goi dien noi la da check in. Nhu vay la moi viec tot dep ca..."

"...Cách đây 2 năm anh có làm việc với một đoàn khách Nhật, trực tiếp là ông Trưởng phòng thí nghiệm Hóa Học của hãng Nippon . Rút ra nhận xét : Cẩn trọng và đặc biệt là hết sức chu đáo , tinh tế và vì thế nên nhiều khi câu nệ, áo quần trịnh trọng , chào nhau thì cúi thật thấp ....đấy là một nền văn hóa lớn !
Hôm qua đi chơi với Yuzo chuyện trò thì nhiều , cũng may là hiểu nhau cả . Một tình tiết vui :
Cậu áy hỏi rằng ở VN người ta có sinh nhiều con không ? Ở Nhật trai ngoài 30 , gái ngoài 25 mói tính đến chuyên lập gia đình . Trả lời : Mức sống càng cao càng sinh it trẻ con - có một vài ví dụ thực tế - anh nói thêm : dân số Nhật đang giảm vì bọn con gái không thích sinh ra trẻ con , người ta đã tính rằng sau 500 năm nữa cả nước Nhật chỉ còn có 18 người ! Cả hai cười một trận thật thoải mái , chưa thân nhau cũng hóa thành thân , khi từ biệt ôm nhau như nhưng ngời bạn lâu ngày ! Thế là vui !
Cuộc sống cần nhiều thứ , có một thứ nếu thiếu thì chắc là chán lắm , là sự ấm áp của tình bạn . Anh có được vài giờ tiếp thêm bạn mới , thế cũng là thư giãn , thoải mái lắm rồi . Vì thế anh cũng muốn cảm ơn Cô , Cậu..."


"Dear TS, H

I'm at the Airport of Paris for going to Casablanca.
Thank you for your Special Hanoi Trip, though you ware very very busy. And thank you for nice PHO and fine tie.
above all, I'm so happy to meet your family and get your family's hearty hospitality..."
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,679
Bài viết
1,154,700
Members
190,157
Latest member
ngoisaotravel
Back
Top